[Funland] Quảng Bình xưa

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,895
Động cơ
1,126,545 Mã lực
MiG-17 (7).jpg

Phi công Lê Xuân Dị và phi công Nguyễn Văn Bảy (B)
MiG-17 (7b).png
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,895
Động cơ
1,126,545 Mã lực
Để chuẩn bị cho công tác chỉ huy trận đánh, một loạt các kíp chỉ huy đã được triển khai. Sở Chỉ huy Đồng Hới do Trung đoàn phó Lưu Huy Chao chỉ huy, Sở Chỉ huy tại sân bay Khe Gát do Chính ủy Hoàng Đức Lộc và Trung đoàn phó Cao Thanh Tịnh chủ trì. Phó Tư lệnh Binh chủng Không quân Nguyễn Phúc Trạch đích thân chỉ huy tại Sở Chỉ huy tiền phuơng ở Quảng Bình.
Ngày 19-4-1972, theo tin tức tình báo, các tàu chiến Mỹ đã dâng lên cao và áp sát bờ, trong đó có bốn chiếc chỉ cách cửa Nhật Lệ 16km, các lực lượng liên quan được lệnh vào cấp, chuẩn bị sẵn sàng tại sân bay dã chiến Khe Gát - Quảng Bình, Sở Chỉ huy Binh chủng Không quân lệnh biên đội Lê Xuân Dị - Nguyễn Văn Bảy (B) sẵn sàng cất cánh.
Lúc 15 giờ 49 phút, lệnh mở ra đa, 15 giờ 55 phút đài ra đa C-43 phát hiện mục tiêu. Lúc 16 giờ, biên đội Dị - Bảy vào cấp một, ngay sau đó, lúc 16 giờ 05, biên đội cất cánh.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,895
Động cơ
1,126,545 Mã lực
MiG-17 (10).png

Dấu vết sân bay Khe Gát xưa, nay là một khúc của đường Hồ Chí Minh ở Xuân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình (dưới chân đèo Đá Đẽo)
MiG-17 (11).png
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,895
Động cơ
1,126,545 Mã lực
Sau khi cất cánh, biên đội giữ im lặng bay theo hướng bay đã chuẩn bị trước, đường bay đi ngay bên trái cao điểm 280, với độ cao 200m, tốc độ 600km/h. Vào lúc 16 giờ 13 phút, số 1 Dị báo cáo phát hiện mục tiêu, anh nhìn thấy rõ hai vệt nước trắng kéo sau hai chiếc tàu đang chạy trên biển phía đông cửa Nhật Lệ 16 km. Theo phương án đã thống nhất trong biên đội, số 2 Bảy (B) kéo dãn cự ly để bảo đảm an toàn khi vào công kích, do thời tiết mù rất khó phát hiện mục tiêu. Anh tiếp tục giữ độ cao và bay thêm ra biển.
Trong khi đó, phi công Dỵ, bám theo hai vệt nước, hạ xuống độ cao 50m, chọn chiếc đi sau để tiến vào công kích. Anh bật tăng lực, đặt điểm ngắm ở giữa tàu, với tốc độ 800km/h, độ cao 50m, anh đã cắt hai trái bom loại 250kg theo đúng kỹ thuật ném “thia lia” trúng giữa thân tàu. Đài chỉ huy bổ trợ gần khu vực bờ biển nghe thấy tiếng nổ đanh, ngay sau đó thấy cột khói màu da cam bốc lên khoảng 20-30m chùm lên phủ kín con tàu, sau đó do trời mù, từ đài quan sát không nhìn thấy con tàu nữa.
Theo tin tình báo, đây là tàu Khu trục hộ tống USS Higbee (DD-806). Chiếc hộ tống hạm này đã bị thương nặng, dàn pháo trên boong tàu bị phá hủy. Số 1 Lê Xuân Dị sau đó được dẫn về hạ cánh tại sân bay Khe Gát an toàn lúc 16 giờ 18 phút.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,895
Động cơ
1,126,545 Mã lực
Trong khi đó, số 2 Nguyễn Văn Bảy (B) tiếp tục vòng trái tìm kiếm mục tiêu, đến tận đông bắc Cửa Dinh vẫn chưa thấy mục tiêu, anh quyết định bay ra biển thêm một phút thì phát hiện hai chiếc tàu khác. Do phát hiện ở cự ly quá gần, anh không tiến vào công kích được mà bay lướt trên đầu toàn bộ đội hình tàu chiến Mỹ, sau đó anh vòng lại 180 độ, chọn chiếc thứ hai để tiến vào công kích. Anh bật tăng lực, đạt tốc độ 800km/h , giữ bay bằng ở độ cao 50m, điểm ngắm ở 1/3 thân tàu phía sau và cắt bom. Từ đài bổ trợ nghe thấy tiếng nổ lớn và cột khói trùm lên thân tàu. Chiếc MiG-17 của Nguyễn Văn Bảy (B), sau khi tấn công đội hình tàu chiến Mỹ, quay về sân bay hạ cánh an toàn tại sân bay Khe Gát lúc 16 giờ 21 phút.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,895
Động cơ
1,126,545 Mã lực
Đại tá phi công Lê Xuân Dị kể lại: "Ngày 19/4/1972 tôi và Nguyễn Văn Bảy B được giao nhiệm vụ trực ban chiến đấu, từ 9 giờ 30 phút, các trạm ra - đa quan sát đã phát hiện các tốp tàu địch ở xa ngoài khơi. Các sở chỉ huy không quân và hải quân, các đài bổ trợ, trạm quan sát liên tục theo dõi, bám sát các hoạt động của địch. Đến 15 giờ, một tốp 4 chiếc tàu địch đã vào đến Đông Lý Hòa 15km, một tốp 3 chiếc ở Đông Quảng Trạch 18km. Đặc biệt, 1 tốp 2 chiếc đã tới Đông Nhật Lệ 7km, các tàu chiến của Hạm đội 7 nã pháo vào thị xã Đồng Hới. Cấp trên nhận định đây là thời cơ thuận lợi để tiến công địch.
Lúc 16 giờ 5 phút, tôi và Nguyễn Văn Bảy B được lệnh xuất kích, mỗi chiếc máy bay mang 2 quả bom dưới cánh. Chúng tôi bay đến cửa sông Gianh thì bị sương mù cản trở tầm nhìn. Chúng tôi được dẫn bay chếch về bên trái điểm cao 280, cách bờ biển Quảng Bình 10km rồi vòng phải liên lạc trực tiếp với sở chỉ huy Đồng Hới. Sau khi vượt qua cửa Lý Hòa, chúng tôi giữ độ cao 500m trên mặt biển, tốc độ 800km/h và tập trung quan sát tìm mục tiêu. Cách khoảng 10 đến 12km, biên đội nhìn thấy hai vệt sáng trắng di chuyển trên mặt biển xanh, xác định đó là 2 chiếc tàu địch đang chạy. Tôi thông báo cho sở chỉ huy đã phát hiện mục tiêu và xin phép công kích. "Cho phép công kích!" - lệnh của cấp trên vừa dứt, tôi chỉnh lại đuờng ngắm rồi cắt bom, cả hai quả bom nổ sát thân tàu. Vòng máy bay về, tôi còn nhìn rõ cột nước vọt lên cao.
Sau loạt bom đó địch phát hiện bị tấn công, chúng phóng tên lửa và báo động toàn Hạm đội 7. Vì giãn cách đội hình hơi xa nên Nguyễn Văn Bảy B không quan sát được tôi, Bảy tiếp tục bay vòng ra phía biển. Khi bay qua cửa Dinh, phát hiện 2 tàu địch phía dưới Nguyễn Văn Bảy B lập tức vòng lại công kích. Cách mục tiêu 750m, anh báo cáo về sở chỉ huy và cắt bom. Đúng vào lúc Bảy vừa cắt bom chúng tôi mới liên lạc được với nhau. Sau đó, biên đội được dẫn về hạ cánh xuống sân bay Gát lúc 16 giờ 22 phút
".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,895
Động cơ
1,126,545 Mã lực
Chỉ 10 phút sau, các máy bay F-4 đã ào ào bay vào đánh phá ác liệt sân bay Đồng Hới và Vinh. Phải ba ngày sau, Không quân Mỹ mới phát hiện ra sân bay Gát để đánh phá, hai chiếc MiG-17 tuy đã được cất giấu trong hẻm núi, nhưng một chiếc vẫn bị đánh hỏng, chiếc còn lại, sau khi sửa chữa đã được phi công Lê Hồng Điệp cất cánh bay về sân bay căn cứ.
Trận không-đối-biển ngày 19-4, trong vòng 17 phút, với bốn quả bom loại 250kg, biên đội Dị - Bảy đã đánh hỏng nặng một tàu Khu trục và đánh bị thương một tàu Tuần dương hạm của Mỹ và trở về an toàn.
Đây là trận đầu tiên và duy nhất Không quân nhân dân Việt Nam dùng MiG-17 tấn công chiến hạm của Hải quân Mỹ. Tuy mới chỉ đánh bị thương 2 chiến hạm Mỹ, nhưng chiến thắng này có ý nghĩa rất quan trọng, buộc Hải quân Mỹ không dám đưa tàu đến gần bờ biển khu 4 để đánh phá trục giao thông chiến lược và phóng tên lửa phòng không Talos khi MiG xuất hiện. Đó là các điều kiện rất tốt cho hoạt động của tuyến giao thông cũng như cho hoạt động của MiG tại khu vực. Đồng thời, chiến công ngày 19-4-1972 của MiG-17 cũng chứng minh các phi công Việt Nam có thể làm chủ kỹ thuật, phát huy cao nhất tính năng của máy bay MiG, dũng cảm sáng tạo trong cách đánh, không chỉ dùng máy bay MiG lập công trong không chiến mà còn có thể tấn công các mục tiêu mặt đất, mặt nước theo nhiệm vụ đựơc giao”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,895
Động cơ
1,126,545 Mã lực
Ngày 20 tháng 4 năm 1972, Hãng AP đưa tin: "Khoảng 6 giờ tàu USS Higbee cùng liên đội đảm nhiệm của Hạm đội 7 hoạt động ở vùng biển tình Quảng Bình, Bắc Việt Nam. USS Higbee là khu trực hạm vừa được Tổng thống Nixon tuyên dương vì đã vào gần vùng biển Hải Phòng cứu các phi công Mỹ bị bắn rơi ngày 16 tháng 4 năm 1972. Chiếc Higpee đang pháo kích thì Mig bay tới... 2 quả bom đánh trúng tàu, boong sau của hạm đội bốc cháy, một đoạn lớn của hông bị phá toang, ụ súng chứa đầy đạn nổ tung, tiếng la hét, kêu cứu thất thanh, quang cảnh thật buồn thảm, các khẩu pháp lớn vỡ toác như cái loa kèn. Cuộc tấn công này thật nghiêm trọng vì đây là lần đầu tiên Bắc Việt Nam dùng MiG tấn công Hạm đội 7 của Mỹ. Tin về cuộc tấn công này được loan truyền nhanh chóng trong Quốc hội Mỹ giữa lúc các nghị sỹ Mỹ đang tranh cãi về những bất đồng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,895
Động cơ
1,126,545 Mã lực
MiG-17 (1).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,895
Động cơ
1,126,545 Mã lực
MiG-17 (3).jpg
MiG-17 (4).jpg
MiG-17 (5).jpg
MiG-17 (6).jpg

MiG-17 số hiệu 2019 do Lê Xuân Dị lái ném bom tuần dương hạm Mỹ USS Okahoma City ngày 19-4-1972 ở vùng biển Lý Hoà (Quảng Bình)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,895
Động cơ
1,126,545 Mã lực
USS Higbee (DD-806) (2_1).jpg

MiG-17 số hiệu 2047 do Nguyễn Văn Bảy (B) lái ném bom khu trục hạm Mỹ Higbee ngày 19-4-1972 ở vùng biển Lý Hoà (Quảng Bình)
USS Higbee (DD-806) (2_2).jpg
USS Higbee (DD-806) (2_2_).jpg
USS Higbee (DD-806) (2_3).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,895
Động cơ
1,126,545 Mã lực
USS Higbee (DD-806) (2_5).jpg

MiG-17 số hiệu 2047 do Nguyễn Văn Bảy (B) lái ném bom khu trục hạm Mỹ Higbee ngày 19-4-1972 ở vùng biển Lý Hoà (Quảng Bình)
USS Higbee (DD-806) (2_6).jpg
USS Higbee (DD-806) (2_7).jpg
USS Higbee (DD-806) (2_9).jpg

USS Higbee (DD-806) trúng bom, bị hư hai

USS Higbee (DD-806) (2_12).jpg

5-1972 – USS Higbee đang được sửa chữa tại Căn cứ Hải quân Subic (Philippines) sau khi bị trúng bom
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,895
Động cơ
1,126,545 Mã lực
Quảng Bình (2_10a).jpg

1932 – Cổng An Nam tức là Hoành Sơn Quan do vua Minh Mạng cho xây năm 1833 trên đèo Ngang. Ảnh: Dégremont
Quảng Bình (2_10b).jpg

1932 – Cổng An Nam tức là Hoành Sơn Quan do vua Minh Mạng cho xây năm 1833 trên đèo Ngang. Ảnh: Dégremont
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,895
Động cơ
1,126,545 Mã lực
Viet Nam 1965_9_21 (3).jpg

"O du kích nhỏ" là bức ảnh đen trắng khổ dọc của nhà báo Phan Thoan (nguyên phóng viên Báo Hà Tĩnh) chụp hôm 21-9-1965
"O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế! To gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu!".

Hai nhân vật trong bức ảnh là nữ du kích Nguyễn Thị Kim Lai (ngày đó 17 tuổi, trú xã Phú Phong, Hương Khê, Hà Tĩnh) và phi công Mỹ William Andrew Robinson (22 tuổi).
Năm 1967, bức ảnh được đưa lên tem thư của Bưu điện Việt Nam nhân dịp máy bay thứ 2.000 của Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc. Con tem này đã được gửi đi 167 nước, gồm cả Mỹ. Con tem này do Cuba in và tặng Việt Nam. Tem in đẹp lắm, mặt sau có bôi sẵn hồ để dán, ngày đó được coi là tiên tiến. Tem có hai mệnh gia: 6 xu (để gửi trong nội tỉnh) và 12 xu để gửi toàn quốc (lúc đó là miền Bắc)
Tem (12).jpg

Sáng 20/9/1965, hàng chục máy bay Mỹ thả bom xuống cây cầu thuộc xã Lộc Yên, một chiếc F-105D bị trúng đạn bốc cháy, phi công nhảy dù xuống vùng núi Hương Khê. Nhận tín hiệu ứng cứu, ba trực thăng HH-43 của Mỹ đến yểm trợ, song một chiếc bị quân dân Hà Tĩnh bắn hạ, bốc cháy. Ba phi công tiếp tục bung dù xuống núi.
9 giờ sang hôm sau, 21/9/1965, khi đang cùng dân quân tìm kiếm phi công Mỹ tại cánh rừng ở xã Hương Trà, bà phát hiện ở hốc đá cách mình khoảng vài mét có tiếng động. Tiến lại gần, bà thấy một phi công đang ngồi co ro, vẻ sợ hãi. Sau ba phát súng chỉ thiên của nữ du kích, anh ta giơ tay đầu hàng. Vài ngày sau, những phi công còn lại cũng bị bắt.
"Lúc ấy tôi cao 1,5m, nặng 37kg. William Andrew Robinson cao 2,2m, nặng 120kg. Tôi là người phát hiện đầu tiên, cũng nhỏ nhất trong tiểu đội, nên mọi người đã để tôi cầm súng giải phi công Mỹ về huyện. Trên đường về, nhà báo Phan Thoan đã chụp lại khoảnh khắc này", bà Lai nhớ lại.
Sau sự kiện bắt sống phi công Mỹ, bà Lai chuyển vào chiến đấu ở Quảng Trị. Năm 1968, trong giờ nghỉ giải lao, người anh cùng tham gia chiến đấu đưa cho bà xem một tem thư. Nhận ra cô du kích trong tem là mình, bà Lai thốt lên "Ảnh này chụp em, anh đừng nói ra nhé, họ cười" và cất đi làm kỷ niệm.
Nhà báo Phan Thoan kể, ngày đó ông là phóng viên chiến trường, được giao nhiệm vụ bám sát địa bàn huyện Hương Khê. Khi nhận tin dân quân bắt được giặc lái Mỹ, ông đạp xe hơn 10km, tới chụp bức ảnh trên. Bức ảnh sau đó được đăng trên nhiều tờ báo trong nước và quốc tế.
Ngày bức ảnh lên tem, bà Lai thành nổi tiếng. Nhiều đoàn công tác tìm tới nơi bà đang phục vụ chiến đấu để trò chuyện, phỏng vấn lấy tư liệu. Một số nhà báo nước ngoài do không tìm được bà Lai, cho rằng bức ảnh bị dàn dựng. Sau này khi có đài quốc tế làm phim về bà, họ mới tin.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,895
Động cơ
1,126,545 Mã lực
Việt Nam 1965_4_28 (3).jpg

28-4-1965 – Tàu chiến Bắc Việt Nam bị đánh chìm và cháy trên sông Rào Nan, cách Đồng Hới 20 km về phía bắc, sau cuộc không kích của máy bay của tàu sân bay USS MIDWAY, ngày 28 tháng 4 năm 1965. Lưu ý bóng của máy bay trinh sát RF-8
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,895
Động cơ
1,126,545 Mã lực
Việt Nam 1967_1 (35).jpg

Nhà thờ Tam Toà, Đồng Hới bị bom Mỹ ném trúng
Việt Nam 1967_1 (36).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,895
Động cơ
1,126,545 Mã lực
Việt Nam 1967_5_5 (7).jpg

6-1967 – dân quân Đồng Hới, Quảng Bình gài mìn dọc bờ biển, đề phòng quân đội Mỹ và Nam Việt Nam đổ bộ tấn công. Ảnh do phóng viên hăng Nihon Denpa News, Ltd. (Nhặt) chụp
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,895
Động cơ
1,126,545 Mã lực
z                              1.jpg

Cầu và cửa thành Đồng Hới, thập niên 1920
z                              2.jpg

Nhà thờ Đồng Hới thập niên 1920
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top