[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

Ellacos

Xe tăng
Biển số
OF-197246
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
1,028
Động cơ
335,990 Mã lực
cơ mà bọn Iraq đánh đấm dở thật,hàng thì được bơm, mà bọn nó bị lùa như vịt, tí là bỏ chạy , ko có tình thần chiến đấu, gặp các bố nhà ta vừa lì vừa liều có mà đi sạch :-L
Bọn IS cứ phải đạn phóng loạt thì mới thịt được ;))
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
IS cho lính nhà ta sang oánh có khi lại thắng to ợ, bọn du kích có trò " ngụ binh ư nông " , ban ngày dân & đôi khi làm lính. Mấy cu một răng chục ngàn lính nhát cáy sợ vài trăm chú hồi giáo cực đoan không sợ chết. Thầy Mèo dạy mạng sống là quan trọng nên lính chạy nhanh hơn thú đuổi.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Đám J20 vưỡn phải xài cái động cơ tẹt khói của Nga loại dùng cho mig29 ?. Pac thọt nhà Mèo oánh ngon con hổ giấy này, cỡ s300 như nhà ta Tung Của khóc tiếng Mán.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc không dựa Nga khi phát triển máy bay VTOL?
(Vũ khí) - Theo tạp chí Kanwa, Trung Quốc đang phát triển loại máy bay có khả năng cất và hạ cánh thẳng đứng (VTOL) cho cả mục đích dân sự và quân sự.
Theo nguồn tin này, Trung Quốc được đã bắt đầu phát triển công nghệ cất/hạ cánh thẳng đứng (VTOL) trong hơn một thập kỉ qua. Tuy nhiên, phải 15-20 năm tới, nước này mới có thể hoàn thiện loại máy bay công nghệ trên.

Kanwa cho biết, trong chương trình máy bay VTOL này, Trung Quốc đã không tìm sợ hỗ trợ hay hợp tác cùng phát triển công nghệ máy bay VTOL với Nga. Trong khi cơ hội hợp tác giữa hai nước trong tương lai vẫn còn rộng mở.

Khả năng này là khó bởi vì Trung Quốc từ lâu vẫn luôn tự mình phát triển dự án vũ khí quan trọng như vậy, còn Nga dường như không sẵn sàng chuyển giao công nghệ đó cho nước bạn, Kanwa dẫn nguồn tin thân cận cho biết.

Dù không công khai nhờ cậy Nga, tuy nhiên sự thật Trung Quốc có hợp tác với Nga để phát triển máy bay công nghệ VTOL hay không lại là chuyện khác, tạp chí quốc phòng này nhận định.

Nhận định của Kanwa là hoàn toàn có cơ sở bởi từ trước đến nay, trong nhiều chương trình quốc phòng trọng điểm được Trung Quốc thực hiện đều có bóng dáng của Nga.


Tiêm kích J-20.
Chiến hạm

Trong lĩnh vực chế tạo chiến hạm, Nga đã công khai giúp đỡ Trung Quốc phát triển Type 054A. Thông tin này được truyền thông Nga và Trung Quốc cho biết, theo đó Bắc Kinh đã được Nga giúp đỡ trong quá trình phát triển và đóng mới các tàu chiến Type 054 cũng như các biến thể của nó Type 054A đang được Hải quân Trung Quốc sử dụng.

Quá trình thiết kế và phát triển tàu chiến Type 054A diễn ra khá nhanh từ thiết kế ban đầu vào năm 2009 cho đến khi được đưa vào sản xuất chỉ nhất 3 năm, khoảng thời gian phát triển của Type 054A nhanh hơn bất cứ loại tàu chiến nào từng được Trung Quốc chế tạo.

Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ quá trình phát triển của Type 054A diễn ra nhanh như vậy là để phục vụ cho các hoạt động tranh chấp lãnh thổ trên biển của chính quyền Trung Quốc, đặc biệt Trung Quốc đã nhận được sự giúp đỡ về công nghệ từ các chuyên gia Nga.

Hiện, số lượng tàu chiến Type 054A có trong biên chế của Hải quân Trung Quốc nhiều hơn bất cứ loại tàu chiến nào mà nước này đang sử dụng.

Tính đến đầu năm 2014, Hải quân Trung Quốc đã đưa vào trang bị 15 chiếc Type 054A và đang tiến hành đóng mới 5 chiếc khác tại các nhà máy đóng tàu Hoàng Phố ở Quảng Châu và Hudong-Zhonghua ở Thượng Hải. Bên cạnh đó, Type 054A còn được trang bị hệ thống vũ khí và hệ thống tác chiến điện tử tốt hơn các vượt trội hơn các tàu chiến khác.


Chiến hạm Type 054A.
Tiêm kích

Trong lĩnh vực Không quân, truyền thông quóc tế đã nhiều lần úp mở về chuyện Nga giúp đỡ Trung Quốc phát triển tiêm kích thế hệ 5 J-20. Theo các chuyên gia quân sự, chiếc chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 - J-20 của Trung Quốc có thể có nguồn gốc từ chiếc máy bay tàng hình Mikoyan 1.44 của Nga

Một nguồn tin đáng tin cậy trong ngành công nghiệp quốc phòng của Nga cho rằng, sự giống nhau giữa máy bay J-20 của Trung Quốc với máy bay Mikoyan 1.44 của Nga cho thấy, nhiều khả năng công nghệ sản xuất máy bay tàng hình Mikoyan của Nga đã được các nhà thiết kế vũ khí Trung Quốc ứng dụng thành công.

"Có vẻ như Trung Quốc đã được tiếp cận với các tài liệu liên quan đến dự án sản xuất máy bay tàng hình Mikoyan. Đây là dự án đã bị Bộ Quốc phòng Nga loại bỏ trong cuộc đấu thầu phát triển chiến đấu cơ tàng hình tối tân", nguồn tin trên cho biết. Không rõ là sự chuyển giao công nghệ máy bay tàng hình giữa Nga và Trung Quốc có đi theo con đường hợp pháp hay không.

Theo nhận định của các nhà phân tích, việc Nga giúp đỡ Trung Quốc phát triển máy bay tàng hình là nhằm để Moscow có thể kiểm soát được năng lực quốc phòng ngày càng tăng của nước láng giềng phương Đông.

Không chỉ được Nga giúp đỡ “hợp pháp”, trong nhiều chương trình quốc phòng tối quan trọng của Trung Quốc từng bị Nga lên án, Bắc Kinh cũng đã “ngấm ngầm” sao chép công nghệ của Nga.

Vì vậy, việc Trung Quốc âm thầm phát triển máy bay VTOL được Kanwa cho rằng nhiều khả năng nước này đã nhận được sự hẫu thuẫn từ phía Nga về công nghệ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc quyết mua Su-35 kèm radar Irbis-E dù chê tơi tả
(Vũ khí) - Trung Quốc đã được thỏa mãn khi nhận được cái gật đầu từ Nga đồng ý bán 24 chiếc tiêm kích Su-35 kèm theo radar thụ động PESA Irbis-E.
Thông tin này được hãng thông tấn Sputnik dẫn lời ông Yury Bely, Viện nghiên cứu khoa học chế tạo máy móc Tikhomirov Nga (Viện NIIP) cho biết.

Dù trải qua nhiều năm đàm phán mới nhận được sự đồng ý của Nga khi kèm theo Su-35 là radar Irbis-E, tuy nhiên Trung Quốc từng hết lời chê bai hệ thống radar này của Nga và cho rằng Trung Quốc mua Su-35 không phải vì công nghệ radar tối tân mà là vì động cơ 117S và nhằm duy trì quan hệ chiến lược với Nga.

Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin quân sự Triung Quốc cho biết: “Khoảng cách tìm kiếm mục tiêu trên không của hệ thống radar Irbis-E trên Su-35 mà công ty Nga công bố đạt 400km, nhưng đây chỉ là số liệu đối với máy bay chiến đấu cũ, còn với thế hệ mới chỉ dừng lại ở mức 150-200, đối với máy bay thế hệ 3 và 4 có thể chỉ trong vòng 100km.

Radar Irbis-E trên thực tế vẫn thuộc radar mạng pha thụ động (PESA), cho nên tiêu chuẩn kỹ thuật không cao, ưu điểm chỉ là khoảng cách tìm kiếm không chính xác đặc biệt xa. Nhưng “mắt nhìn xa” như vậy cũng có đặc điểm nhìn gần kém, trong thực chiến rất dễ trở thành lỗ hổng chết người”, Tân Hoa Xã nhận định.


Tiêm kích Su-35.
Cũng theo hãng thông tấn này, trong Su-35 vẫn dùng radar PESA thì các tiêm kích J-10B của nước này đã trang bị radar mạng pha chủ động AESA tiên tiến.

Ngoài ra, Su-35 còn được trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST) OLS-35 có thể theo dõi được 4 tín hiệu hồng ngoại băng tần khác nhau, khoảng cách tìm kiếm tối đa vài chục km.

Khoảng cách đo của máy đo xa laser là 20 km (mục tiêu trên không) và 30 km (mục tiêu mặt đất). Tuy nhiên, Tân Hoa Xã cho rằng, những tính năng của hệ thống này cũng gần giống với hệ thống cùng loại mà Trung Quốc nghiên cứu.

Vậy rốt cuộc, Trung Quốc mua Su-35 vì cái gì?

Đối kháng hiệu quả với F-22

Dự kiến, trong năm 2020, máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Trung Quốc mới có thể hình thành sức chiến đấu hiệu quả. Trong khoảng thời gian 6 năm trở lại đây, sự kỳ vọng máy bay J-10 và J-11 của Trung Quốc có thể đối kháng được với F-22 của Không quân Mỹ thực sự là khó khăn, vì vậy cần phải có một máy bay chiến đấu tạm thời để bổ sung sức mạnh. Mà khả năng sản xuất máy bay chiến đấu trong nước không thể đáp ứng nhu cầu của Không quân Trung Quốc.

Phương tiện truyền thông cho rằng, số lượng máy bay J-10 và J-11B sản xuất trong nước của Trung Quốc không đến 48 chiếc, cộng với nhu cầu của J-15 và J-16, cho nên mỗi năm số lượng máy bay mới mà nước này chế tạo có hạn, cần phải nhập khẩu máy bay chiến đấu từ Nga.

Động cơ kiểm soát véc tơ lực đẩy “hấp dẫn”

Động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy AL-41F (hay còn gọi là 117S) do công ty NPO Saturn thiết kế, sản xuất trang bị cho các mẫu tiêm kích Su-35 và Su PAK FA T-50.

AL-41F cung cấp cung cấp lực đẩy thô 86,3kN, lên đến 142,2kN nếu sử dụng buồng đốt 2 lần. Với 2 động cơ AL-41F, Su-35S có thể đạt tốc độ tới 2.390km/h, độ cao tới 18km.

Điểm đặc biệt nhất trên động cơ này là tích hợp hệ thống kiểm soát véc tơ lực đẩy tiên tiến đem lại khả năng cơ động cực cao trong không chiến cho máy bay.

“Động cơ là một trong những phần quan trọng của máy bay chiến đấu, việc bảo trì nó sẽ ảnh hưởng tương đối lớn đến khả năng tác chiến của máy bay. Mà tuổi thọ sử dụng của động cơ AL-41F (hay gọi là 117S) là 4.000 giờ, gấp 2 lần trở lên so với động cơ cùng loại”, Tân Hoa Xã cho biết.

Ngoài ra, thông qua nhập khẩu Su-35, Trung Quốc có thể lấy được công nghệ động cơ AL-41F của Nga để phát triển động cơ nội địa WS-15 tích hợp cho máy bay chiến đấu thế hệ 4-5 của nước này.

Bên cạnh các yếu tố về mặt kĩ thuật, Tân Hoa Xã đánh giá rằng, các hợp đồng vũ khí lớn có thể giúp Trung Quốc duy trì tốt mối quan hệ chiến lược với Nga.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Vạch mặt lực lượng chống ngầm của Hải quân Trung Quốc
Cập nhật lúc: 06:30 16/08/2015 (GMT+7)

TIN LIÊN QUAN

Tàu chiến Trung Quốc lần đầu vào cảng Novorossiysk Nga
Trung Quốc thử hàng loạt vũ khí mới ở Biển Đông

Lực lượng chống ngầm của Trung Quốc chỉ đáp ứng yêu cầu bảo vệ các cụm chiến hạm, các căn cứ hải quân ven biển và hải đảo.
Là lực lượng hải quân lớn thứ 2 trên thế giới, nhưng những thông tin về lực lượng chống ngầm của Trung Quốc rất hiếm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Truyền thông thế giới dự đoán Trung Quốc đang phát triển hệ thống chống ngầm tương tự như hệ thống chống ngầm IUSS (Integrated Undersea Surveillance System) của Mỹ triển khai trên vùng nước biển Nhật Bản, nhưng hầu như không có tài liệu kiểm chứng cụ thể.
Lực lượng Hải quân Trung Quốc không có trong biên chế các chiến hạm chuyên chống ngầm, ngoại trừ một số lượng rất lớn các tàu tuần tiễu hạng nhẹ, có nhiệm vụ tuần tra kiểm soát các vùng nước ven bờ và chống ngầm.
Tổng số xuồng tuần tiễu có 95 chiếc kiểu "Hải Nam", 22 chiếc "Hải Ju", 2 chiếc "Hải Qi", 17 chiếc "Thượng Hải-3" và 98 chiếc "Thượng Hải-2." Vũ khí ngầm cơ bản của các xuồng tuần tiễu chủ yếu là bom chìm (khoảng 24.310 quả bom chìm phản lực và bom chìm), số lượng bom chìm khoảng 2.500 quả. Xuồng tuần tiễu có nhiệm vụ chống ngầm các khu vực ven biển, vùng nước quanh các căn cứ quân sự Hải quân.
Trên biển lớn, tiềm lực chống ngầm của hải quân PLA là các loại vũ khí chống ngầm và đài sonar trinh sát, tìm kiếm tàu ngầm trang bị cho các tàu khu trục và khinh hạm. Đài sonar hiện đại nhất là tổ hợp sonar "DUBV-23" (phiên bản Trung Quốc là "SJD-8/9"). Đây là tổ hợp sonar trung tần do Pháp sản xuất được lắp trên tàu khu trục “Chu Hải” năm 1991. Tổ hợp sonar chống ngầm có khả năng phát hiện, xác định và theo dõi tàu ngầm ở chế độ chủ động – thụ động, khoảng cách phát hiện mục tiêu đến 20 km.
Tổ hợp sonar "DUBV-23" được lắp cho các khu trục hạm khu trục hạm lớp Lữ Đại, lớp Lự Hộ - 052, Lữ Hải- 051, Lữ Châu 051C, các tàu Quảng Châu, Lan Châu, Thẩm Dương thuộc lớp tàu 052C Lương II, hai chiếc khinh hạm dự án 054. Số lượng tàu trang bị "DUBV-23" chiếm khoảng 15,6% khu trục hạm.
Tổ hợp "DUBV-43" phao kéo được trang bị cho hai khu trục hạm lớp Lữ Hộ, khu trục hạm Chu Hải, và một khu trục hạm lớp Lữ Đại. 4 khu trục hạm "Sovremennyi" nhập khẩu từ Nga được lắp đặt tổ hợp sonar "Platina MS-E" tầm xa phát hiện tàu ngầm từ 10 – 15 km.
Tổng số các tàu có sonar là 14 khu trục hạm và 2 khinh hạm, chiếm 21% tổng số khu trục hạm của Trung Quốc. 15 khu trục hạm còn lại và 46 khinh hạm được lắp sonar phiên bản cũ từ năm 1950 "EH-5" của Liên Xô chiếm 61% và "S-07H" Trung Quốc chiếm 18%.

Khu trục hạm "Sovremennyi"
Không quân chống ngầm hạm đội của Trung Quốc chủ chốt là các máy bay trực thăng. Có 14 khu trục hạm và 17 khinh hạm có sàn đỗ trực thăng, chiếm khoảng 40% tổng số tàu khu trục. Ba loại trực thăng chống ngầm được sử dụng là "Z-9А, -С", "Ка-28" và "Z-8". "Z-9А" là trực thăng của Pháp AS 565 "Panther" lắp đặt thiết bị dò tìm "Thomson" ngư lôi chống ngầm "244S" của Ý. Tiếp theo Trung Quốc sản xuất "Z-9С" theo lisence trực thăng AS 365N "Dauphin II" của Pháp, mang tên lửa hoặc ngư lôi chống ngầm.
Trực thăng đa nhiệm "Ка-28"là máy bay chống ngầm thuộc biên chế của các khu trục hạm dự án 956E và 956EМ. Đến năm 2006 Hải quân PLA có 11 chiếc Ka-28. Tổng số trực thăng chống ngầm có 42 chiếc bao gồm 19 chiếc "Z-9А, -С" và 4 chiếc "Ка-28" trên tàu khu trục, 19 chiếc "Z-9А,-С" trên khinh hạm.

Trực thăng chống ngầm Z-9C Trung Quốc.
Lực lượng không quân tuần biển – chống ngầm hải quân PLA có 4 chiếc thủy phi cơ "SH-5", 8 chiếc máy bay tuần biển "Y-8X" và 23 máy bay trực thăng "Z-8" và "SA 321Ja "Super Frelon" của Pháp. Máy bay tuần biển "Y-8X" là phiên bản An – 12 bán kính hoạt động 5620 km, trang bị hệ thống trinh sát hồng ngoại và vũ khí chống ngầm (bom chìm, ngư lôi). Trực thăng Z-8 có tầm bay khoảng 830 km, thời gian hoạt động liên tục là 2,5 h. Theo nhiều nguồn tin, Hải quân PLA đang muốn mua thêm 15 máy bay chống ngầm lưỡng cư "Бе-200" nhằm tăng cường khả năng chống ngầm trên biển lớn.
Ngày 7/7/2015, Nhật báo Trung Quốc dẫn lời các chuyên gia quân sự cho biết, nước này đã phát triển và đưa vào biên chế dòng máy bay tuần tra chống ngầm hiện đại, giúp tăng cường đáng kể khả năng tác chiến của hải quân. Đó là máy bay trinh sát chống ngầm 4 động cơ Gaoxin-6, được bàn giao cho Hạm đội Bắc Hải, 3 năm sau khi nguyên mẫu của dòng máy bay này lần đầu được công bố vào cuối năm 2011. Gaoxin-6, có 10 thành viên phi hành đoàn, tầm xa hoạt động 6.000km, thời gian bay liên tục hơn 8 giờ. Máy bay có hình dáng bên ngoài tương tự P-3 Orion của Mỹ, nhưng chất lượng còn có khoảng cách rất lớn.

Máy bay chống ngầm Gaoxin-6
Lực lượng chống ngầm mạnh nhất của Trung Quốc là các tàu ngầm được trang bị các đài sonar và ngư lôi chống ngầm. Hiện nay, các đài sonar trang bị cho tàu ngầm là đài sonar "Eledon" của Pháp, nhập khẩu năm 1976. Đài có anten "TSM 2233" bao gồm anten thụ động xác định khoảng cách "DUUX-5" "Fenelone" và anten chủ động "Velox M5/M7".
Khoảng cách phát hiện tàu ngầm từ 20 – 30 km phía trước. Sonar "Eledon" lắp trên các tàu ngầm nguyên tử lớp Xia, Hán và tàu ngầm diesel lớp Minh, riêng tàu ngầm lớp Minh còn lắp thêm các anten bên sườn "DUUX-2" tầm hoạt động là 1200 m.
Trên các tàu ngầm diesel dự án 877 và 636 lớp Kilo được trang bị sonar "CIM-400E - EM", khả năng phát hiện mục tiêu tàu ngầm trên khoảng cách 16 km, xác định và dẫn bắn 2 mục tiêu, theo dõi 12 mục tiêu.
Vũ khí chống ngầm hiện đại chủ yếu của Hải quân Trung Quốc là ngư lôi chống ngầm các loại, bao gồm có ngư lôi Yu – 4A cỡ đạn 533m , Tect – 71, Yu – 7, A-244 cỡ đạn 324 dành cho không quân chống ngầm. Các ngư lôi đều có thể hoạt động ở độ sâu từ 5 – 400m. Trung Quốc còn sở hữu tên lửa chống ngầm 91RE1 thuộc tổ hợp Club- N.

Ngư lôi chống ngầm A 244 của Ý.
Trên các khu trục hạm và khinh hạm lắp các tổ hợp phóng bom chìm phản lực 12 ống phóng "FQF-2500" 213-mm, cơ số đạn 120. Các khu trục hạm nhập khẩu từ Nga lắp đặt tổ hợp 6 ống phóng 305-mm "РBU-1000", cơ số đạn 48.
Lực lượng chống ngầm hải quân PLA thực tế chỉ đáp ứng yêu cầu bảo vệ các cụm chiến hạm và các vùng nước, các căn cứ hải quân ven biển và hải đảo. Với vũ khí trang bị chống ngầm hiện có, Hải quân Trung Quốc chưa đủ tiềm lực để thống trị các vùng nước lớn như biển Đông và biển Hoa Đông.
Nhưng với việc đưa máy bay chống ngầm Gaoxin-6 vào biên chế trong lực lượng hải quân, đồng thời với việc bồi đắp và củng cố các đảo nhân tạo thành các căn cứ quân sự có đường băng, hải quân Trung Quốc đã tiến một bước khá dài trong việc làm "trong suốt" biển Đông, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.
 

Tuan furniture

Xe máy
Biển số
OF-378621
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
99
Động cơ
246,090 Mã lực
Website
noithatthongminh.org
công nhận bọn Tàu khựa nó cũng giỏi thật, từ thượng vàng hạ cám cái gì cũng làm được
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tập trận Nga-Trung bộc lộ điểm yếu của hải quân Trung Quốc
6:21 PM, 25/08/2015, Views: 2157 | By Nhân Vũ


VietnamDefence - Cuộc tập trận Nga-Trung ở Viễn Đông bắt đầu tuần trước và kéo dài đến cuối tuần này là cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử quan hệ hai nước. Tuy nhiên, cuộc tập trận này cần cho Bắc Kinh hơn nhiều cho Moskva. Hải quân Trung Quốc vẫn là cái bia bắn to đùng!


Người Nga đánh giá: hải quân Trung Quốc vẫn là cái bia bắn to đùng!
Dù Washington lo ngại về sự gia tăng sức mạnh hải quân Trung Quốc, nhưng thực tế hải quân nước này vẫn yếu, lạc hậu và phụ thuộc nhiều vào Nga.

Vấn đề chủ yếu của hải quân Trung Quốc là họ đóng tàu không xuất phát từ nhiệm vụ quân sự mà từ nhiệm vụ chính trị. ************* Trung Quốc đặt ra nhiệm vụ này mà trong cách hiểu của người châu Âu thì nó là: cần xây dựng một hạm đội viễn dương. Nhưng nhiệm vụ kỹ thuật thì lại không có, chẳng hề có thông tin đầu vào chính xác nào.

Người ta chỉ trù tính rằng, Trung Quốc sau 20 năm nữa cần có 3 cụm hải quân có khả năng cạnh tranh với các nước láng giềng để giành quyền khống chế tại ba vùng tranh chấp là quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bán đảo Triều Tiên và quần đảo Senkaku.

Cho đến gần đây, Trung Quốc vẫn hoàn toàn không có hải quân có thể coi là đáng kể. Mà ngay cả hiện giờ, hải quân Trung Quốc khó khăn lắm cũng chỉ hướng tới kiểm soát vùng biển ven bờ mà để làm việc đó, họ đã đóng những tàu chiến hiện đang tham gia tập trận với các chiến hạm Nga. Ngay từ đầu, chúng đã lỗi thời và không có mảy may cơ hội sống sót trong một trận hải chiến hiện đại, điều đó là hiển nhiên nếu xét đến sự lạc hậu công nghệ toàn diện của Trung Quốc hầu như trong tất cả các lĩnh vực quân sự.

Chương trình hải quân Trung Quốc chẳng qua là một thứ được tôn sùng hơn là một căn cứ để Mỹ đấu tranh để tiếp tục tăng ngân sách quân sự. Đi thì cứ đi, nhưng chẳng biết đi đâu, nhưng hãy làm ra 3 cụm hải quân viễn dương sau 10 năm nữa.

Ba cụm tàu sân bay có khả năng hoạt động viễn dương là một triển vọng rất xa xôi. Giai đoạn tiếp theo là xây dựng một hạm đội tiến ra khỏi vùng ven bờ và chỉ sau đó mới có thể nói về việc hình thành một hạm đội viễn dương như một nhiệm vụ chiến lược. Đồng minh duy nhất của Trung Quốc trên con đường dài lâu này là nước Nga. Nga đang cung cấp cho Trung Quốc chính những con tàu mà họ có thể làm chủ được, kể cả là theo trình độ của nhân lực. Vì thế mà có cuộc tập trận ở Viễn Đông, nơi mà tàu tuần dương Varyag của Nga và các đơn vị có sức chiến đấu nhất của hải quân Trung Quốc được sử dụng.

Một vấn đề khác là phương hướng phát triển hải quân Trung Quốc hoàn toàn khác Hải quân Nga. Bắc Kinh thuần túy đi theo con đường số lượng nên họ sẵn sàng mua các hệ thống và hạm tàu của Nga, kể cả ở cấu hình hạng hai miễn là thực hiện được ý tưởng mở rộng hải quân. Đó là những phí tổn tâm lý: không giải quyết vấn đề trang bị công nghệ mà mù quáng thực hiện quyết định của đảng trước hết mở rộng hạm đội biển gần, sau đó là hạm đội viễn dương.

Về con số thì có vẻ thật đáng sợ. Nhưng những tiếng la hét hoảng loạn về vấn đề này ở Washington liên quan đến các vấn đề đối nội hơn là đánh giá thực chất hạm đội Trung Quốc và chương trình “đổi mới” của nó. Bởi vì đây là sự gia tăng vật lý các trang thiết bị đã lạc hậu sẵn và không có khả năng đối đầu công khai với các hạm đội tiên tiến hơn, hơn là đổ mới. Ngay cả hạm đội phòng vệ Nhật vốn bị bó buộc về pháp lý cũng mạnh hơn nhiều hải quân Trung Quốc về mặt công nghệ. Đó là chưa nói đến chuyện Trung Quốc đơn giản là không có sự yểm trợ đường không nào, mà họ chỉ mới nghĩ đến chứ chưa bắt đầu vì Trung Quốc còn chưa có ngay cả chương trình bảo vệ bờ biển bằng không quân. Cũng phải nói rằng, việc hình thành các cụm tàu sân bay chỉ dự định thực hiện ở thời kỳ “hình thành hạm đội viễn dương” vốn chẳng hề được xác định về thời gian và thời hạn hình thành khả năng bảo vệ trên biển.

Tóm lại, hiện tại nếu không có sự chi viện của hạm đội Nga, hải quân Trung Quốc chỉ là một cái bia bắn to đùng chứ không phải là một yếu tố chiến lược của trò chơi thế giới. Hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, kể cả đội tàu ngầm nguyên tử cũng đang ở tình trạng trứng nước. Không hề có bằng chứng vững chắc nào cho thấy, vài tàu ngầm Trung Quốc có khả năng tấn công chính xác. Có lẽ dĩ nhiên là có, nhưng xét đến quy mô đối kháng tàu ngầm, thì không ai có thể chắc chắn được.

Chẳng hạn, Ấn Độ đang đi theo con đường khác. Họ vạch ra rõ ràng các nhiệm vụ đề xây dựng hệ thống hạm đội mới cho phù hợp. Thủy quân lục chiến phát triển dựa trên kinh nghiệm các cuộc chiến tranh đã qua, ví dụ khi mà chỉ việc có các xe tăng bơi Liên Xô đã cho phép Ấn Độ nhanh chóng vượt qua thung lũng sông ằng và chiếm giữ Bangladesh. Còn cụm hải quân Ấn Độ ở quy mô viễn dương được hình thành chính là từ nhiệm vụ chiến lược kiểm soát toàn bộ vùng biển Ấn Độ Dương, trong đó có khả năng đối phó với các căn cứ Mỹ, trước hết là Diego Garcia trong cuộc tranh chấp liên quan đến các khu vực thềm lục địa có dầu.

Trung Quốc không đặt ra những nhiệm vụ cụ thể như thế. Có thể tùy ý khâm phục nền văn hóa Trung Hoa, nhưng nó chưa lần nào trong lịch sử ngàn năm của mình đưa đất nước này đến những thắng lợi mà là trái lại. Nga sẵn sàng giúp những gì có thể, nhưng đây là nhiệm vụ nặng nề đối với Nga bởi vì hạm đội Trung Quốc không phải là người trợ thủ mà là gánh nặng. Ngay cả hiện nay thì Hạm đội Thái Bình Dương cũng mạnh hơn không biết bao nhiêu những ý tưởng táo bạo nhất của Bắc Kinh về việc xây dựng một hệ thống hải quân biển gần, chứ chưa nói đến một hệ thống viễn dương. Bởi vậy, những câu chuyện về sự phát triển của hạm đội Trung Quốc trước hết là liên quan đến nỗi sợ hãi muôn thuở của người Mỹ, hay trái lại là liên quan đến “sự ái mộ Trung Quốc” thời gian gần đây, khi mà quan niệm về trình độ công nghệ của công nghiệp Trung Quốc bị lệ thuộc vào cảm tưởng từ hàng tiêu dùng rẻ tiền Trung Quốc.

Tàu tuần dương không phải là bộ quần áo thể thao. Nó còn phải bơi, phải bắn, còn con người thì cần phải biết điều khiển nó. Đáng buồn là đến nay Trung Quốc vẫn gặp khó với điều đó. Nên dù có giúp họ đến bao nhiêu thì Nga vẫn có thể chỉ nhận được hiệu ứng Ai Cập và Syria trong những năm 1970, khi mà chính những mệnh lệnh của lãnh đạo (chủ yếu là của cơ quan đảng) thực tế đã không hề được hiện thực hóa trong cuộc sống vì bất khả thi về mặt kỹ thuật.


Nguồn: vz, 24.8.2015.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tìm hiểu vũ khí mới của Trung Quốc tại cuộc duyệt binh 3/9
9:30 PM, 22/08/2015, Views: 2226 | By Bảo Chương


VietnamDefence - Bắc Kinh phô trương vũ khí mới trong cuộc duyệt binh 3/9/2015 có sự tham gia của gần 12.000 quân, 700 đơn vị binh khí kỹ thuật ở Bắc Kinh. Một số mẫu vũ khí sẽ được trình diễn tại cuộc duyệt binh đã được tiết lộ một cách không chính thức. Những vũ khí mới chủ yếu trong số đó là gì?


Gần 12.000 quân và 500 phương tiện kỹ thuật sẽ đi qua quảng trường Thiên An Môn ngày 3/9 ở Bắc Kinh trong đội hình duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng trong chiến tranh kháng Nhật (thế giới coi ngày 3/9 cũng là ngày kết thúc Thế chiến II), phó trưởng ban tổ chức duyệt binh Qu Rui thông báo hôm 21/8/2015.

“Hơn 500 đơn vị phương tiện kỹ thuật thuộc gần 40 loại và khoảng 200 máy bay thuộc 20 loại sẽ được giới thiệu trong cuộc duyệt binh”, Qu Rui thông báo và tiết lộ 84% số trang bị này sẽ được giới thiệu lần đầu tiên.

Ngoài ra, theo ông Qu Rui, hơn 10 nước, trong đó có Nga và Kazakhstan cũng quyết định gửi các đoàn quân sự tham gia duyệt binh. Về phía Nga, tham gia duyệt binh sẽ là một phân đội của Trung đoàn cảnh vệ độc lập Preobrazhensky 154.

Tháng 6/2015, ông Qu Rui tuyên bố rằng, ngày 3/9, Bắc Kinh sẽ giới thiệu lần đầu tiên “khá nhiều” phương tiện kỹ thuật mới sản xuất trong nướ“Việc phô diễn vũ khí trang bị là truyền thống ở tất cả các cuộc duyệt binh ở bất kỳ nước nào. Tại cuộc duyệt binh này sẽ giới thiệu vũ khí trang bị nội địa đang có trong trang bị của Trung Quốc. Cụ thế, đó là các mẫu vũ khí trang bị trang bị cho lục, không, hải quân và Lực lượng pháo binh 2 của quân giải phóng”, Qu Rui nói.

Tổng biên tập tạp chí “Xuất khẩu vũ khí” (Nga) Igor Korotchenko cho rằng, “Bất kỳ những sự kiện có tính tượng trưng nào cũng được giành cho vai trò ý nghĩa và chính trị quan trọng đặc biệt. Tôi cho rằng, chúng ta sẽ thấy toàn bộ sức mạnh của quân đội Trung Quốc hiện đại và sự sẵn sàng của nó bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia. Và cần phải hiểu rằng, quảng trường Thiên An Môn là quảng trường lớn nhất thế giới, vì vậy, các khối diễu binh sẽ rất ấn tượng. Thông thường, Trung Quốc phô diễn điều đó rất mạnh và mau lẹ”.

Tên lửa

Trung Quốc chưa tiết lộ cụ thể những gì họ sẽ phô diễn. Ông Korotchenko đánh giá, ở mỗi phân khúc, Trung Quốc đều có nhiều sản phẩm mới. Trung Quốc đang tiến bộ nhanh trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

Theo nhà nghiên cứu cao cấp Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, chuyên gia của Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Vasily Kashin thì các vũ khí mới chủ yếu của Trung Quốc sẽ là các hệ thống tên lửa tối tân.

“Chắc chắn, đó có thể liên quan đến các hệ thống vũ khí tên lửa mới, cụ thể là một số loại tên lửa hành trình và đường đạn tầm trung, và có thể cả một số mẫu tên lửa đường đạn xuyên lục địa đơn lẻ. Đây sẽ là màn trưng bày các vũ khí trang bị trước đây chưa được phô bày chính thức, nhưng đã được biết đến qua các bức ảnh riêng lẻ, nhưng sẽ có cái gì đó chưa ai từng nhìn thấy”, ông Kashin nói.

“Đông Phong 16 (DF-16) và Đông Phong 26 (DF-26) là hai tên lửa người ta đã biết đến qua các bức ảnh đơn lẻ. Đã biết rằng, chúng đã có mặt trong trang bị, nhưng không ai chính thức trưng bày chúng ra.

Có một loại tên lửa hành trình siêu âm mới, có thể là YJ-18 mà một bệ phóng mặt đất mới cho nó cũng đã có. Có lẽ biến thể mới của tên lửa đường đạn xuyên lục địa DF-31 cũng sẽ được trưng ra, có lẽ có cả những phương tiện phòng không mới nào đó”, ông Kashin nêu ví dụ.

Tên lửa tầm trung DF-26C dùng để tấn công các loại mục tiêu ở tầm đến 3.500-4.000 km. Khi có tin về vũ khí này, các nhà phân tích Mỹ đã tỏ ra lo lắng vì tầm bay của tên lửa này cho phép tấn công một số căn cứ quân sự Mỹ.

Tên lửa chống hạm YJ-18 là một biến thể của hệ thống Сlub của Nga. Tính năng của tên lửa này chưa được đề cập trên báo chí công khai.

Máy bay
Về máy bay, có thể dự báo Trung Quốc sẽ trưng diễn J-16 và có lẽ cả biến thế mới nhất của J-11 là J-11D. “Họ có thể giới thiệu cả một trong hai loại máy bay thế hệ 5 đang thiết kế là J-31”, ông Kashin nói.

“Có lẽ họ sẽ trưng diễn máy bay ném bom H-6 ở biến thể mới nhất H-6K có khả năng mang tên lửa hành trình. Các mẫu quen thuộc hơn là J-7, J-11 sẽ được giới thiệu với số lượng khá lớn”, Tổng biên tập tạp chí Arsenal Otechestva, ông Viktor Murakhovsky nói.

Năm 1992, Trung Quốc trở thành nước đầu tiên trừ các nước trên không gian hậu Xô-viết mua sắm tiêm kích Su-27 của Nga. Năm 1995-1996, Trung Quốc đã nhận được giấy phép sản xuất Su-27SK bằng các bộ linh kiện Nga với tên gọi nội địa là J-11. Nhưng vào đầu những năm 2000, Trung Quốc đã thay thế được tất cả các linh kiện nhập khẩu bằng đồ nội địa và bắt tay vào tự sản xuất máy bay này.

Biến thể J-11D thực hiện chuyến bay đầu tiên vào mùa xuân năm 2015. J-11D trang bị trạm radar mạng pha chủ động, hệ thống tiếp dầu trên không, tên lửa không đối không tầm trung PL-10.

J-16 được chế tạo dựa trên máy bay J-11BS vốn là mẫu sao chép Su-27UB của Nga.

Tăng-thiết giáp và pháo binh
Liên quan đến tăng-thiết giáp, theo ông Viktor Murakhovsky, tại cuộc diễu binh sẽ giới thiệu xe tăng Type-99А2, vốn là biến thể xe tăng tối tân nhất trong quân đội Trung Quốc hiện nay. “Xe chiến đấu bộ binh dành cho lính thủy đánh bộ ZBD-05 sẽ được giới thiệu. Nó đã tham gia cuộc thi đấu hải quân Caspian Derby-2015, nơi lính thủy đánh bộ có đua tranh, và cho thấy sự vượt trội dưới nước so với BTR-82 của Nga. Họ đã đạt tốc độ 23-25 km/h trên xe này. Nhưng trên bộ, về sức cơ động và tốc độ, họ vẫn thua BTR của Nga”, ông Murakhovsky nói.

Ông cho biết thêm: “Có lẽ họ sẽ giới thiệu dòng các hệ thống rocket phóng loạt của mình. Trên hướng này, họ đã tiến khá xa. Hơn nữa, khác với hệ thống Liên Xô/Nga với 3 cỡ đạn rocket phóng loạt là 122, 220 và 300 mm, họ còn phát triển 3 cỡ đạn nữa. Vì thế mà dòng này khá nhiều mẫu. Về tầm bắn, hệ thống rocket phóng loạt cỡ lớn vượt xa tầm bắn của Smerch của Nga”.

“Họ có thể giới thiệu cả các hệ thống phòng không của mình. Quả thực là họ đã đạt được một số thành công trong việc sao chép S-300 của Nga và Crotale của Pháp, nhưng chế tạo cái gì đó tiên tiến của mình thì họ chưa làm được mấy. Bởi vậy, họ đã xếp hàng mua S-400 của Nga”, ông Murakhovsky kết luận.


Nguồn: vz, 21.8.2015.
 

Tuan furniture

Xe máy
Biển số
OF-378621
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
99
Động cơ
246,090 Mã lực
Website
noithatthongminh.org
Nga dù có chơi với TQ nhưng cũng chỉ ở mức độ, vẫn luôn dè trừng nhau, nhưng vì nhiều mục đích nên vẫn chung chiến tuyến chứ chẳng phải phải thân thiết gì cả
 

TONGIA

Xe lừa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
39,931
Động cơ
876,332 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Đơn vị bạn sẽ trụ được bao lâu nếu gặp phải đội quân này, 1 phút, 5 phút nay 10 phút?

 
Thông tin thớt
Đang tải
Top