[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

Tài Nữ

Xe buýt
Biển số
OF-68546
Ngày cấp bằng
17/7/10
Số km
603
Động cơ
437,140 Mã lực
Tuổi
40
mấy anh bộ đội Trung Quốc chả có anh nào đẹp trai.




 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,785
Động cơ
369,006 Mã lực
Toàn đồ nhái, thằng Tầu nó không chịu sáng tạo, chỉ giỏi bắt nạt các nước nhỏ hàng xóm, càng thấy em càng căm thù!x-(
 

thuandx

Xe hơi
Biển số
OF-327544
Ngày cấp bằng
18/7/14
Số km
149
Động cơ
286,390 Mã lực
Website
kidandmomshop.com
nó nhái nhưng cũng biết phát triển sáng tạo thêm mừ.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
“Trảm” xong Từ Tài Hậu, ông Tập thăng cấp hàng chục tướng
(Bình luận quân sự) - Ngay sau khi “trảm” Từ Tài Hậu, Chủ tịch Tập đã thăng hàm cho hàng chục tướng lĩnh PLA, làm dấy lên những đồn đoán về sự củng cố quyền lực.

Tập Cận Bình thăng hàm cho hàng loạt tướng lĩnh
Chỉ trong đầu tháng 7, ông Tập đã ký quyết định phong hàm cho 4 thượng tướng, 8 trung tướng và 18 Thiếu tướng. Hầu hết các tướng này đều nắm vị trí trọng yếu trong quân đội Trung Quốc hiện nay, bao gồm cả chỉ huy các đại quân khu, các hạm đội hải quân. Cơ bản, trong số này đều là tướng lĩnh thân cận của Tập Cận Bình.
Ngày 11-07, tại lễ đường Bát Nhất ở thủ đô Bắc Kinh, quân ủy Trung ương Trung Quốc đã long trọng tổ chức nghi lễ trao quân hàm Thượng tướng cho 4 sỹ quan cấp cao của PLA. Đích thân chủ tịch quân ủy Trung ương Trung Quốc - Tập Cận Bình tới dự và trao quân hàm cho số tướng lĩnh này.
Trong số tướng lĩnh được phong hàm cấp tướng đợt này, có 4 người được thăng hàm Thượng tướng- cấp hàm cao nhất hiện nay của quân đội Trung Quốc. Bao gồm, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Thích Kiến Quốc, Tư lệnh quân khu Thẩm Dương Vương Giáo Thành, Chính ủy quân khu Thẩm Dương Chử Ích Dân và Chính ủy quân khu Quảng Châu Ngụy Lượng. Tiểu sử các tướng này như sau:
Phó tổng tham mưu trưởng PLA Thích Kiến Quốc: Sinh tháng 08-1952, ngừời tỉnh Sơn Đông, nhập ngũ năm 1970 tính đến nay đã 44 năm tuổi quân. Nhận quân hàm thiếu tướng hồi tháng 07-2002, Trung tướng 07-2010 và Thượng tướng vào tháng 07-2014.
Sau khi “trảm” Từ Tài Hậu, ông Tập đã thăng hàm cho hàng loạt tướng lĩnh​
Tư lệnh quân khu Thẩm Dương Vương Giáo Thành, ông này sinh năm 1952, ngừời tỉnh An Huy, nhập ngũ năm 1969 (45 năm tuổi quân). Tháng 07-2000 thăng quân hàm Thiếu thướng, tháng 07-2009 nhận quân hàm Trung tướng và tháng 07-2014 là quân hàm Thượng tướng.
Chính ủy quân khu Thẩm Dương Chử Ích Dân: Sinh năm 1953, ngừời tỉnh Giang Tô, đảm nhận chức vụ chính ủy quân khu Thẩm Dương từ tháng 12-2010. Nhận quân hàm thiếu thướng vào tháng 07-2003, Trung tướng tháng 07-2008 và thượng tướng vào tháng 07-2014.
Chính ủy quân khu Quảng Châu Ngụy Lượng: Sinh tháng 2-1953, ngừời tỉnh Giang Tô, đảm nhận chức vụ chính ủy quân khu Quảng Châu từ tháng 10.2012. Ông này được thăng quân hàm Thiếu thướng vào tháng 07.2003, đến tháng 07.2008 nhận quân hàm Trung tướng, tháng 07-2014 thì nhận quân hàm Thượng tướng.
Tiếp đó, ngày 13-07, quân khu Quảng Châu cũng đã tổ chức lễ thăng hàm cấp tướng cho 10 sỹ quan, trong đó 7 người nhận quân hàm Thiếu tướng, 3 người nhận quân hàm Trung tướng gồm Phó tư lệnh quân khu Trần Chiếu Hải, phó chính ủy quân khu Dương Ngọc Văn và chủ nhiệm chính trị quân khu Châu Vi Dân.
Chính ủy quân khu Thẩm Dương Chử Ích Dân nhận quân hàm Thượng tướng​
Trước đó ngày 04.07 quân khu Nam Kinh đã long trọng tổ chức lễ phong hàm cấp tướng cho 14 sỹ quan. Trong đó 11 ngừời được phong hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng, 3 ngừời còn lại từ Thiếu tướng lên Trung tướng, gồm 2 phó tư lệnh quân khu Nam Kinh Tưởng Mô Tường và Vưu Hải Đào cùng phó chính ủy quân khu Nam Kinh Vương Bình.
Ngày 10-07, Hải quân Trung Quốc cũng đã tổ chức nghi lễ phong hàm Trung tướng cho Phó tư lệnh lực lượng Hải quân Trung Quốc Đinh Nghị và phó Chính ủy quân khu Nam Kinh kiêm Chính ủy hạm đội Đông Hải Vương Hoa Dũng.
Được biết, đợt thăng quân hàm cho hàng loạt tướng lĩnh vừa qua của ông Tập Cận Bình, được đưa ra sau quyết định gây chấn động là “trảm” Thượng tướng Từ Tài Hậu - nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, từng là thành viên của Ủy ban Trung ương **** Cộng Sản Trung Quốc các nhiệm kỳ 15, 16 và 17 đồng thời là ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc giai đoạn từ 2007 đến 2012.
Một quan chức quân đội về hưu nhận định: “Thượng tướng Từ là con hổ lớn nhất trong quân đội. Nếu Chủ tịch Tập muốn xây dựng uy tín của mình trong quân đội thì phải triệt hạ được con hổ này nhằm thực hiện cam kết diệt cả hổ lẫn ruồi (tức cả quan lớn lẫn quan nhỏ tham nhũng) mà ông đưa ra trong cuộc chiến chống tham nhũng”.
Tướng Từ Tài Hậu (phải) và cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hi Lai nay đều đã bị hạ bệ​
Xây dựng “Tư tưởng Tập Cận Bình”, củng cố địa vị lãnh tụ
Giới chuyên gia phân tích quân sự cho rằng, việc hạ bệ hàng loạt quan chức cao cấp chính quyền và kỷ luật nhiều tướng lĩnh quân đội, cùng với việc phong tướng ồ ạt lần này là động thái cho thấy vị Chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ "thay máu" cho quân đội, nhằm củng cố vững chắc quyền lực của mình.
Điều này không phải không có cơ sở khi tờ Quân giải phóng Trung Quốc hôm 19-4 đã dành trọn 2 trang báo để đăng các bài phát biểu của 17 viên tướng, giữ chức vụ cấp Phó Chính ủy và Phó Tư lệnh các cơ quan đầu mối trong quân đội (quân hàm từ Thiếu tướng trở lên), tuyên bố trung thành với Chủ tịch Quân ủy trung ương Tập Cận Bình.
Đây là lần thứ 3, trong vòng 6 tuần, các tướng Trung Quốc đồng loạt cam kết trung thành với Chủ tịch Tập Cận Bình một cách công khai trên các phương tiện truyền thông chính thức của **** và Quân đội nước này. Trước đó, 36 tướng lĩnh cấp cao hơn đã có những cam kết tương tự vào ngày 7/3 và 2/4.
Điều dễ nhận thấy nhất trong các bài báo là, tất cả tướng lĩnh của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tuyên bố “sẽ học tập chăm chỉ và thực hiện Tư tưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình về quốc phòng và chiến lược quân sự”. Điều này cho thấy, ông Tập đã quyết tâm xây dựng hình ảnh một lãnh tụ, có sức mạnh chi phối quân đội, tương tự như những gì Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình… đã làm trước đây.
Phó tổng tham mưu trưởng PLA Thích Kiến Quốc nhận quân hàm Thượng tướng​
Đây là lần đầu tiên rất nhiều sĩ quan cao cấp đã tuyên bố trung thành với một Chủ tịch Quân ủy trung ương, kể từ khi Trung Quốc cải cách mở cửa vào cuối những năm 1970. Đây là một tín hiệu không bình thường, thể hiện rằng quân đội Trung Quốc đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về niềm tin, cần phải có những động thái trấn an về tư tưởng.
Được biết, các tướng lĩnh Trung Quốc viết “quyết tâm thư” này sau khi đã tham dự 3 khóa học, mỗi khóa 6 ngày về “Tư tưởng quân sự Tập Cận Bình” tại đại học Quốc phòng. Đặc biệt, khóa học cuối từ ngày 8-13/4 có chủ đề về việc làm thế nào xây dựng một quân đội mạnh, biết đánh và biết đánh thắng để thực hiện "giấc mơ Trung Hoa".
Các nhà phân tích cho rằng, “chiến dịch cam kết” vừa qua đã cho thấy ông Tập phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng cả trong nước và quốc tế, cần phải củng cố lòng trung thành của các sĩ quan quân đội cấp cao. Các cam kết trung thành đặc biệt của các tướng lĩnh cao cấp sẽ giúp ông Tập nâng cao tinh thần của các sĩ quan trung cấp và binh lính Trung Quốc.
Sau khi đã “xử” hàng loạt quan chức quân đội cao cấp như Từ Tài Hậu, Cốc Tuấn Sơn…, ông Tập nhận thấy rằng không thể loại bỏ tất cả các cán bộ tham nhũng liên quan đến mua bán chức vụ, quân hàm trong quân đội. Một là, ông vẫn cần các nhà lãnh đạo quân sự để đào tạo binh lính, hai là nếu “trảm” hàng loạt có thể sẽ dẫn tới khủng hoảng toàn diện trong quân đội, có thể làm xuất hiện các biến cố khó lường.
Ông Tập Cận Bình sẽ khiến quân đội Trung Quốc thấm nhuần những Tư tưởng quân sự của mình​
Vì vậy, Tập Cận Bình một mặt áp dụng những động thái trấn an tinh thần, mua chuộc lòng người, thể hiện “tư thái của một lãnh tụ” khi đưa ra tín hiệu không tiếp tục truy cứu những thành phần đang nắm ghế do mua bán mà có. Vì thế, mới xuất hiện những bài xã luận, trong đó đăng tải thông điệp của hàng loạt tướng lĩnh sẵn sàng cam kết lòng trung thành với Chủ tịch Tập.
Mặt khác, ông Tập lần lượt thăng chức, thăng cấp cho những “đàn em thân tín”, lần lượt nắm giữ những cương vị chủ chốt trong quân đội để có đủ công cụ trấn áp trong giai đoạn trước mắt và dần dần hạ bệ những thành phần này, củng cố địa vị và quyền lực của mình trong tương lai.
Tháng trước, Quân ủy trung ương Trung Quốc đã chỉ thị cho tất cả các đơn vị trong quân đội treo hình 5 lãnh đạo hàng đầu từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình trong các phòng họp của đơn vị, đồng thời treo các khẩu hiệu quan trọng, thể hiện những Tư tưởng chỉ đạo chủ yếu của các vị lãnh đạo quốc gia qua từng thời kỳ.
Điều này càng chứng tỏ ông Tập sẽ duy trì các hoạt động tuyên truyền để quân đội nước này thấm nhuần tư tưởng quân sự của mình, tương tự như như những gì các bậc tiền bối Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình…, đã làm, để ngày càng nắm chắc quân đội, củng cố địa vị Lãnh đạo tuyệt đối trong ****, Nhà nước và Quân đội.
 

tienphong75

Xe tải
Biển số
OF-131391
Ngày cấp bằng
18/2/12
Số km
380
Động cơ
376,505 Mã lực
Lại đi vào vết xe đổ của đế quốc nhật thế chiến 2 mà thôi.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Hải quân Mỹ: "Trung Quốc do thám cuộc tập trận RIMPAC 2014"

Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ ngày 19/7 cho biết TQ đã điều một tàu do thám không được mời đến vùng biển quốc tế ngoài khơi đảo Hawaii dù nước này đang tham gia cuộc tập trận RIMPAC.


Lần đầu tiên Trung Quốc có mặt tại cuộc tập trận chung mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC). Giới chức tại Bắc Kinh và Washington xem đây là bằng chứng của việc cải thiện quan hệ quân sự, bất chấp tranh cãi leo thang liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ ở châu Á.
Nhưng sự hiện diện của tàu do thám Trung Quốc nói trên, vốn có thể theo dõi tín hiệu điện tử và thông tin liên lạc của các tàu khác, đã làm tăng thêm căng thẳng giữa hai bên.
“Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đang theo dõi một tàu do thám của Trung Quốc hoạt động tại khu vực gần Hawaii bên ngoài vùng biển của Mỹ”, Thượng úy Darryn James, phát ngôn viên trưởng của Hạm đội Thái Bình Dương, nói trong một thông báo.
“Chiếc tàu không vào vùng biển Mỹ và đang tuân thủ luật pháp quốc tế liên quan đến tự do hàng hải”, ông nói với báo The Wall Street Journal. “Chiếc tàu không phá vỡ RIMPAC và chúng tôi không nghĩ nó làm như thế”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các hoạt động của tàu hải quân nước này bên ngoài hải phận của các nước khác tuân theo luật pháp và tập quán quốc tế.
“Trung Quốc tôn trọng quyền mà các nước duyên hải được hưởng theo luật quốc tế, và hy vọng các nước liên quan tôn trọng quyền mà các tàu Trung Quốc được hưởng theo luật”, một quan chức phụ trách thông tin của Bộ Ngoại giao nước này nói.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Đánh giá 1 chiếc máy bay là phải đánh giá tổng thể chứ không thể chỉ có dựa vào động cơ được, nó đã có kinh nghiệm sản xuất máy bay thè những năm 50 do được Ngố chuyển giao công nghệ, tỷ lệ máy bay của nó rớt cũng ít chứ đâu có đùa.
Rơi, hỏng, ... Vì chưa làm chủ được công nghệ, chưa đầu tư một cách cụ thể để các công xưởng cho ra sản phẩm hoàn hảo.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trực thăng Mi-171 Trung Quốc gặp nạn, nhiều thương vong?

Cập nhật lúc: 22:00 21/07/2014 (GMT+7)



(Kiến Thức) - Dân mạng Trung Quốc đang lan truyền các hình ảnh cho thấy một chiếc trực thăng Mi-171 của không quân nước này đã gặp nạn ở Tứ Xuyên.



Thời báo Hoàn Cầu dẫn lại các bức ảnh này cho biết, vụ việc xảy ra vào khoảng 4h40 phút chiều ngày 21/7 (theo giờ địa phương) tại thị trấn Vương Tứ, huyện Đại Ấp, thành phố Thành Đô – thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên.
Từ một số hình ảnh được cư dân mạng chụp lại thì đây có thể là kiểu trực thăng vận tải đa năng Mi-171 được dùng cho cả Không quân và Lục quân Trung Quốc.
Bức ảnh được cho là của chiếc Mi-171 gặp nạn vào chiều ngày hôm nay ở thị trấn Vương Tứ.

Theo các nhân chứng ở hiện trường, chiếc máy bay có thể gặp trục trặc kỹ thuật và phi công đang cố gắng hạ cánh nhưng không thành công. Do va chạm mạnh khi rơi xuống đất nên cánh quạt chính máy bay đã bị phá hủy hoàn toàn, đuôi gãy, rất may nó đã không phát nổ.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Quân đội Trung Quốc đã điều một chiếc trực thăng khác tới hiện trường để đưa người bị thương đi cấp cứu. Quan sát các bức ảnh của cư dân mạng Trung Quốc cho thấy có nhiều xe cứu hỏa, xe cứu thương, cảnh sát đã xuất hiện tại hiện trường.
Hoàn Cầu cho biết thêm là, lúc 19h56 phút (giờ địa phương), thông tin phóng viên có được từ bệnh viện Nhân dân huyện Đại Ấp xác nhận là có một trực thăng bị rơi và 2 người (nam giới, 22 và 21 tuổi) bị gãy xương đã được chuyển tới đây.
Xe cứu hỏa, cấp cứu có mặt tại hiện trường.
Một chiếc Mi-171 khác được điều tới khu vực xảy ra vụ tai nạn.

Hiện nay, Trung Quốc là một trong những quốc gia sở hữu số lượng trực thăng họ Mi-8/17/171 nhiều nhất thế giới với tổng cộng khoảng 230 chiếc. Ngoài ra, nước này đang tiếp tục mua thêm các máy bay Mi-171E hiện đại hơn.
Các trực thăng Mi-8/17 Trung Quốc chủ yếu dùng cho nhiệm vụ tải quân, chở hàng, tìm kiếm cứu nạn, chi viện hỏa lực đường không. Bên cạnh đó, Trung Quốc dường như đã có một số cải tiến tích hợp các hệ vũ khí do nước này tự sản xuất lên Mi-17.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Hoàn Cầu “tự sướng”: vũ khí UAV Trung Quốc không kém Mỹ

Cập nhật lúc: 19:00 21/07/2014 (GMT+7)



(Kiến Thức) - Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, các loại vũ khí dành cho UAV của Trung Quốc không thua kém tính năng sản phẩm Mỹ, phương Tây.



Thời báo Hoàn Cầu cho hay, trong những năm gần đây, việc nghiên cứu đạn dược chuyên dụng cho máy bay không người lái của Trung Quốc phát triển rất đáng kể, từ tên lửa không đối đất, bom liêng đến tên lửa không đối không. Nếu nhìn từ góc độ chủng loại, kích thước và tính năng, cũng không thua kém các sản phẩm tương tự của Mỹ, phương Tây.
Điển hình như tên lửa không đối đất dẫn đường laser bán chủ động BA-7, bom dẫn đường chính xác YZ-100/200 (trong đó bom YJ-100 có 6 kiểu bom nhiều trọng lượng còn YZ-200 có 9 kiểu), bom có điều khiển LS-6 nặng 50kg và bom dẫn đường laser YZ-121 trang bị cho máy bay không người lái Tường Long; tên lửa không đối đất AR-1 và bom FT-5 dùng cơ chế dẫn đường laser trang bị cho máy bay không người lái CH-3 và CH-4.
Mô hình tên lửa AR-1 và UAV CH-3.

Trong đó, AR-1 là tên lửa không đối đất chuyên dụng cho UAV do Tập đoàn Khoa học Công nghệ Hàng không Trung Quốc nghiên cứu. Nó là một loại tên lửa đa dụng, có thể dùng để tấn công xe tăng, xe thiết giáp, công sự trên đất liền, mục tiêu trên biển, tính năng của nó giống với tên lửa không đối đất Maverick do Mỹ chế tạo.
Căn cứ vào chi tiết kỹ thuật của tên lửa AR-1 được công bố, thì nó sử dụng 2 phương thức dẫn đường (gồm dẫn đường quán tính kết hợp GPS) cho phép tấn công chính xác mục tiêu mặt đất. Nó lắp đầu đạn khoảng 10 kg, tầm bắn khoảng 8-10km, tốc độ bay vượt âm, trọng lượng tên lửa 45kg. Theo các phương tiện truyền thông thì khả năng xuyên giáp tăng của AR-1 có thể là 1.000mm, trong khi khả năng xuyên thủng bê tông là 1200mm.
Đáng chú ý nhất trong kho vũ khí UAV Trung Quốc là tên lửa không đối không TY-90 - dài 1,9m, đường kính thân 90mm, trọng lượng 20kg nên có thể trang bị dễ dàng cho trực thăng, máy bay không người lái.
TY-90 đạt tầm bắn 500-6.000m, độ cao tác chiến 0-6.000m, tốc độ bay tối đa Mach 2, lắp đầu nổ nặng 3kg (dùng ngòi nổ laser) có uy lực sát thương lớn. Tên lửa trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại có khả năng đối kháng hiệu quả với các biện pháp đối phó của đối phương.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc mang tiêm kích Su-30MKK, tăng Type 99 tới Nga thi đấu

Thứ hai 21/07/2014 08:16
ANTĐ - Máy bay chiến đấu “Su-30MKK” của Không quân Trung Quốc sẽ tham gia cuộc thi đấu phi công quốc tế mang tên “Aviadarts 2014” được tổ chức tại Nga trong thời gian 5 ngày.





Ngày 20-7, người phát ngôn của lực lượng không quân - Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) Thân Tiến Khoa tuyên bố, nước này đã điều một phi đội không quân cùng 3 chiếc máy bay SU-30MKK tới Nga để tham dự cuộc thi đấu phi công quốc tế “Aviadarts - 2014” (“Phi tiêu 2014”).
Cuộc thi đấu phi công quốc tế “Aviadarts 2014” được Nga tổ chức từ ngày 22-28/7 tới, với sự tham gia của 3 nước gồm Nga, Trung Quốc và Belarus. Những phi công giỏi nhất của Nga cùng với phi công đến từ Trung Quốc và Belarus tham gia tranh tài trong cuộc thi này.
Phía quân đội Nga cho biết, 21 đội thuộc các binh chủng khác nhau của không quân Nga, 1 đội thuộc không quân của hải quân Nga và 4 đội của không quân nước ngoài sẽ cùng nhau thi đấu trên bầu trời thành phố Voronezh, Lipetsk và trường bắn không quân Pogonovo của Nga.
Máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKK của Trung Quốc

Bộ quốc phòng Nga cho hay, cuộc thi lần này sử dụng các loại máy bay của lực lượng không quân chiến dịch chiến thuật, lực lượng hàng không quân của lục quân, lực lượng không quân vận tải quân sự và không quân tầm xa của Nga.
Các loại máy bay tham gia tranh tài bao gồm các loại máy bay tiêm/cường kích Su-25, Su-25 SM, MiG-29SMT, Su-27, Su-27 SM, Su-24; máy bay vận tải hạng nặng IL-76MD, máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 và trực thăng Ka-52, Mi-24, Mi-8MT, Mi-8MTB5, cùng máy bay chiến đấu Su-30MKK của Trung Quốc và cường kích Su-25 của Belarus.
Khoa mục sử dụng chủ yếu trong thi đấu gồm: Kỹ năng hoa tiêu trên không; trinh sát bằng mắt thường trên không; kỹ thuật bay đôi, bay đơn biểu diễn trên không, ứng dụng thực chiến tấn công đối đất….

Xe tăng chủ lực Type-99 (ZTZ-99) của lục quân Trung Quốc

Được biết, ngoài tham gia cuộc đấu phi công quốc tế “Aviadarts 2014”, quân đội Trung Quốc cũng cử đội xe tăng sang Nga tham dự cuộc thi đấu xe tăng việt dã quốc tế “Tank Biathlon” được tổ chức tại thị trấn Alabino, ngoại ô thủ đô Moscow của Nga từ ngày 26/7 - 17/8.
Được biết, đây là cuộc đấu xe tăng rất lớn, quy tụ gần 20 nước tham dự, bao gồm 14 nước sử dụng xe tăng T-72 Nga là Ấn Độ, Armenia, Belarus, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Tajikistan, Slovenia, Serbia, Israel, Mông Cổ, Ấn Độ, Angola, Venezuela và Nicaragua. Ngoài ra, còn 4 nước mang xe tăng sang thi đấu là Hy Lạp, CH Czech, Italia và Trung Quốc.
Hiện vẫn chưa có thông tin gì về loại xe tăng Trung Quốc sẽ mang sang Nga thi đấu nhưng rất có thể quân đội nước này sẽ mang sang Nga loại xe tăng hiện đại mà họ đã tương đối thành thục thuộc Type-99 (ZTZ-99).
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trực thăng Mi-171 Trung Quốc khác gì loại của Việt Nam?

Cập nhật lúc: 13:00 22/07/2014 (GMT+7)



(Kiến Thức) - Biến thể trực thăng Mi-171E xuất khẩu cho Trung Quốc trang bị hệ thống động lực mới, bình nhiên liệu lớn hơn.



Tạp chí Airrecognition mới đây đưa tin, công ty cổ phần hàng không Oboronprom của Nga đã tiến hành bàn giao 4 chiếc trực thăng vận tải Mi-171E được sản xuất tại nhà máy Ulan-Ude cho Trung Quốc. Đây cũng là lô trực thăng cuối cùng trong hợp đồng mua 48 chiếc Mi-171E mà phía Trung Quốc đã ký kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu quốc phòng Rosoboronexport của Nga vào năm 2012.
Ngoài 48 chiếc Mi-171E, Trung Quốc còn tiếp tục mua thêm 52 chiếc Mi-171E của Oboronprom trong thời gian sắp tới. Theo giám đốc nhà máy Ulan-Ude Leonid Belykh, các hợp đồng mua sắm trực thăng Mi-171E là một trong nhưng chính sách tăng cường hợp tác hàng không quốc phòng giữa Nga và Trung Quốc.
Phiên bản nâng cấp của trực thăng vận tải Mi-171E do nhà máy Ulan-Ude chế tạo.

Ông này cũng cho biết thêm rằng, các máy bay trực thăng do Nga sản xuất đã chứng minh được khả năng hoạt động của mình ở Trung Quốc và đây cũng là một trong những thị trường tiềm năng nhất cho các hợp đồng xuất khẩu của các công ty công nghiệp hàng không của Nga.
Mi-171E được thiết kế để có thể hoạt động ở khu vực địa hình đồi núi, nó trang bị động cơ tuabin trục có công suất cao VK-2500, một máy phát hỗ trợ Safir và được nâng cấp hộp số.
Ngoài ra, Mi-171E còn được trang bị thùng nhiên liệu lớn hơn so với bản cũ và cũng như được lắp đặt thêm hệ thống đèn chiếu sáng dành cho nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn cùng với hệ thống hạ cánh mới.
Hiện tại, các phi công Trung Quốc đã hoàn thành khóa huấn luyện bay Mi-171E tại trung tâm đào tạo thuộc nhà máy Ulan-Ude.

Trực thăng vận tải quân sự Mi-17V5 của Quân đội Trung Quốc.

Mi-171 là mẫu máy bay trực thăng được sử dụng khá phổ biến ở Trung Quốc, nhất là là những khu vực có địa hình khó khăn và thời tiết khắc nghiệt. Mi-171 được sử dụng chủ yếu cho các nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn và trong các hoạt động xây dựng ở khu vực hạn chế.
Trung Quốc là một trong những nước đang sử dụng một số lượng lớn các máy bay trực thăng do Nga chế tạo, với hơn 160 chiếc Mi-171.
Hiện nay, ngoài tiếp tục sản xuất các mẫu trực thăng cũ, các công ty hàng không của Nga vẫn tiếp tục cho ra mắt các mẫu trực thăng thế hệ mới, nhà máy trực thăng Ulan-Ude cũng đang đưa vào sản xuất hàng loạt mẫu trực thăng Mi-171A2 thế hệ mới.
Trực thăng vận tải Mi-171 là một trong những phiên bản trực thăng xuất khẩu thành công nhất của ngành công nghiệp hành không của Nga hiện nay. Mi-171 có kíp lái gồm 3 người có thể vận chuyển 4 tấn hàng hóa hoặc 30 binh sĩ. Nó được trang bị 2 động cơ turbo cánh quạt Klimov TV3 cho tốc độ bay tối đa 250km/h với trần bay 6.000m và phạm vi hoạt động tối đa 465km.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top