[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc đưa 3 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đến biển Đông


Cổng thông tin của kênh truyền hình TV5 Philippines ngày 9-7 cho biết Trung Quốc đã điều 3 chiếc tàu ngầm năng lượng hạt nhân có khả năng mang tên lửa đạn đạo đến biển Đông.

Cổng thông tin InterAkyon dẫn thông tin trên trang tin Quân sự Trung Quốc cho biết ba tàu ngầm Type 094 đã được đưa đến căn cứ hải quân Du Lâm nằm trên đảo Hải Nam từ tháng 5-2014.
Sẽ tuần tra ở biển Đông
Trang tin này cho rằng căn cứ hải quân này là một trong những căn cứ quân sự chủ yếu mà Trung Quốc sử dụng để bao quát vùng biển Đông.
Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh đưa tàu ngầm đến căn cứ Du Lâm. Giới chuyên gia nhận định, động thái này có thể gây thêm căng thẳng ở biển Đông, vốn đã bị Trung Quốc khuấy đục trong hơn hai tháng qua.
Tàu Type 094 (còn được gọi là tàu ngầm lớp Tấn), là tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đầu tiên của Trung Quốc được lắp đặt 12 tên lửa đạn đạo có tầm bắn lên đến 7.885 km.
Ngoài ba tàu ngầm này, Bắc Kinh gần đây cũng đã điều hai tàu trang bị tên lửa dẫn đường Giang Đảo Type 056 đến Hạm đội Nam Hải.
Báo mạng Washington Free Beacon của Mỹ nhấn mạnh rằng việc triển khai ba tàu ngầm này đến Hải Nam cho thấy Trung Quốc đang bắt đầu các cuộc tuần tra thường xuyên bằng tàu ngầm trên vùng biển Đông và cả Thái Bình Dương. Thời điểm triển khai đội tàu ngầm này diễn ra khi căng thẳng ở biển Đông đang leo thang.
Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có vấn đề
Một quan chức cấp cao giấu tên trong chính quyền Mỹ đang tháp tùng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Bắc Kinh hôm 8-6, một lần nữa tuyên bố: việc đòi chủ quyền toàn bộ biển Đông của Trung Quốc “có vấn đề” và những hành động của Bắc Kinh đang là căng thẳng leo thang ở khu vực này.
Các quan chức Mỹ đi cùng Ngoại trưởng Kerry cho biết họ “vô cùng quan ngại về việc các nước liên quan đang sử dụng các lực lượng tuần duyên, bán quân sự và quân sự để củng cố tuyên bố chủ quyền của mình” trong bối cảnh Trung Quốc cũng đang có tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
BÀI LIÊN QUAN


Ngoại trưởng Kerry đã đến Bắc Kinh hôm 8-7 (theo giờ Việt Nam) để chuẩn bị cho Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ - Trung lần 6. Các các vấn đề liên quan những căng thẳng trên biển ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, tin tặc và thương mại sẽ được đưa ra tại cuộc họp này.
AFP dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ đi cùng với ông Kerry khẳng định những căng thẳng leo thang ở biển Đông có liên quan rất nhiều đến Mỹ vì Mỹ là một cường quốc ở Thái Bình Dương, một quốc gia giao thương chính ở khu vực này và là một “nhà tiêu dùng” chính của các tuyến đường biển ở đây, đồng thời là một “người bảo đảm dài lâu” cho sự ổn định của khu vực châu Á -Thái Bình Dương.

"Tình trạng nhập nhằng có liên quan đến đường 9 đoạn đang có vấn đề” – AFP dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ đi cùng với ông Kerry khẳng định.
HOTGửi ý kiến, tặng 3 triệu đồng
Washington nhấn mạnh rằng nước này không đứng về bên nào trong tuyên bố chủ quyền ở biển Đông nhưng cáo buộc Bắc Kinh đã có những hành động gây bất ổn trong khu vực. Mỹ yêu cầu Trung Quốc duy trì tự do hàng hải trong các tuyến đường chính trên biển.
“Chúng tôi muốn Trung Quốc tôn trọng điều đó và giữ lời hứa của mình” – quan chức trên nói tiếp.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
J-15 có thể đánh bại F-35B trong cuộc xung đột giới hạn?

Thứ tư 09/07/2014 07:03
ANTĐ - Shenyang J-15, thế hệ máy bay chiến đấu thứ tư của Trung Quốc có khả năng đánh bại F-35B thế hệ máy bay tàng hình thứ năm, được công ty Lockheed Martin thiết kế cho Thủy quân lục chiến Mỹ trong một cuộc xung đột hạn chế, ông Cao Weidong, một nhà phân tích quân sự Trung Quốc cho biết trong khi trả lời phỏng vấn ngày 8/7.
Ông nói rằng J-15 sẽ phát hiện và bắn hạ chiếc F-35B trong một cuộc đối đầu trực tiếp. Máy bay chiến đấu Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn đối tác Mỹ của mình. Chiếc F-35B tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn so với J-15, nó có một bán kính chiến đấu chỉ 500 km, trong khi J-15 có bán kính lên tới 1.000 km. Với khả năng cất cánh thẳng đứng, chiếc F-35B thậm chí còn nặng hơn cả "anh bạn cùng loại" F-35C của Hải quân Mỹ.

Một chiếc J-15 của Trung Quốc


Tuy nhiên, chiếc J-15 chỉ có thể mang được 7 tấn nhiên liệu và đạn dược khi phóng từ “bệ phóng kiểu trượt tuyết” của tàu sân bay Liêu Ninh. Ông Cao cho rằng đặc trưng này là điểm yếu lớn nhất của chiến đấu cơ trên tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc.

Siêu cơ chiến đấu F-35B


Ông cũng nói thêm tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc sẽ có thể đánh bại một con tàu như tàu sân bay Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh trong cuộc xung đột hạn chế, vì nó chứa một cơ chiến đầu tốt hơn trên tàu. Nhưng cũng rất khó để dự đoán bên nào thực sự sẽ giành chiến thắng trong một cuộc xung đột quân sự tiềm năng giữa Trung Quốc và Vương quốc Anh, vì cả hai hãng chưa phát triển tốt được hệ thống máy bay cảnh báo sớm.
Con tàu sân bay Queen Elizabeth, với bệ phóng kiểu trượt tuyết và một sàn đáp chéo góc, có thể chuẩn bị cho sự ra mắt của 6 chiếc F-35B cùng một lúc, tạo cho nó một lợi thế hơn hẳn so với Liêu Ninh, và điều này cũng có nghĩa F-35B vẫn sẽ là một đối thủ khó khăn cho J-15.


Trung Quốc trang bị đủ cơ chiến đấu J-10B cho một trung đoàn?

Thứ tư 09/07/2014 16:48
ANTĐ - J-10B, phiên bản nâng cấp của máy bay chiến đấu J-10 được thiết kế bởi Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô, đã được sản xuất với số lượng đủ để trang bị cho một trung đoàn máy bay chiến đấu của lực lượng Không quân Quân giải phóng Trung Quốc (PLAAF), theo tờ Global Times.
Một bức ảnh trên trang web quân sự của Trung Quốc cho thấy chiếc J-10B mới nhất mang số hiệu 120 trên thân của nó. Hình ảnh của J-10B với các số 101, 102, 103, 104, 106, 107, 110, 120 cũng đã được đăng tải trên internet. Global Times cho biết, ít nhất 20 chiếc J-10B đã được sản xuất, đủ để PLAAF trang bị cho một trung đoàn máy bay chiến đấu.

Chiến đấu cơ J-10B mới nhất mang số hiệu 120 của Trung Quốc


Không giống như người tiền nhiệm J-10A của nó, J-10B được trang bị nâng cấp động cơ WS-10B sản xuất quốc nội và radar mảng pha quét điện tử chủ động tiên tiến hơn, cửa hút khí hẹp hơn, nâng cao khả năng tàng hình.
Nó không chỉ mang được tên lửa không đối không PL-12 như J-10A, mà còn là mang được cả tên lửa hành trình chống hạm siêu âm CM-400AKG mạnh mẽ, có thể được sử dụng để chống lại các mục tiêu mặt đất và tàu đối phương.
Phi công J-10B cũng có thể sử dụng màn hình gắn trên đầu để theo dõi và tham gia vào các mục tiêu trong chiến đấu trên không, Global Times cho biết.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc có thể “học hỏi” gì ở tàu sân bay Anh?

Cập nhật lúc: 21:00 08/07/2014 (GMT+7)



(Kienthuc.net.vn) - Đối với Trung Quốc mà nói, học một công nghệ trên tàu sân bay Elizabeth không bằng học triết lý thiết kế “dựa trên tình hình đất nước”.



Theo Thời báo Hoàn Cầu, tàu sân bay lớn nhất của Hải quân Hoàng gia Anh HMS Queen Elizabeth hạ thủy mới đây (hôm 4/7) đã cho thấy xu hướng phát triển tàu sân bay hạng trung trên thế giới. Từ đó có thể dự đoán được nếu Trung Quốc phát triển tàu sân bay trong nước cũng rất có khả năng bắt đầu đột phá từ tàu sân bay hạng trung.
Như vậy, sự phát triển tàu sân bay Elizabeth có ảnh hưởng gì đối với tàu sân bay Trung Quốc? Trung Quốc liệu có “học hỏi” được gì từ tàu sân bay này?
Tàu sân bay Elizabeth sử dụng kết cấu boong phóng kiểu nhảy cầu, điều này rất giống với tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Nhưng điểm khác nhau là việc sử dụng máy bay trên tàu, trong lịch sử, Hải quân Anh luôn sử dụng máy bay chiến đấu cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL). Và sự kết hợp hoàn hảo giữa boong nhảy cầu với máy bay chiến đấu STOVL có thể đủ để phát huy tiềm năng tối đa của máy bay, cho phép nó cất cánh khi đầy tải.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth.

Trong khi máy bay chiến đấu trên tàu thông thường hiện nay, sử dụng boong phóng kiểu nhảy cầu sẽ hạn chế sức chiến đấu. Chẳng hạn như Su-33 (nguyên mẫu của tiêm kích hạm J-15 Trung Quốc), máy bay này khi cất cánh ở đường băng trên đất liền có trọng lượng tối đa là 33 tấn, mà khi cất cánh trên tàu thì trọng lượng tối đa chỉ có 26 tấn. Điều này có nghĩa là máy bay cất cánh trên hạm sẽ bị cắt giảm đi 7 tấn nhiên liệu và đạn dược, không thể phát huy hết tiềm năng tác chiến.
Nếu Hải quân Trung Quốc sử dụng kinh nghiệm của tàu Liêu Ninh áp dụng vào tàu sân bay sản xuất trong nước tương lai, như vậy nó có thể sẽ sử dụng boong phóng kiểu nhảy cầu. Về vấn đề này, có một quan điểm cho rằng, Trung Quốc cần phải phát triển loại máy bay STOVL giống với Harrier hoặc F-35B, như vậy mới có thể phát huy ưu thế của boong nhảy cầu, nhưng có chuyên gia cho đây chỉ là nghĩa đen.
Chuyên gia Hải quân Trung Quốc Lý Kiệt ngày 6/7 khi trao đổi với Thời báo Hoàn Cầu cho biết, tàu sân bay này của Anh ngoài sự độc đáo trong thiết kế và chế tạo, thì tính năng của boong phóng nhảy cầu cũng rất đặc biệt, nhưng điều này có ý nghĩa không lớn đối với việc đóng tàu sân bay của Trung Quốc. Việc phát triển tàu sân bay hạng trung và nặng trong tương lai không nhất thiết phải sử dụng phương thức cất cánh kiểu STOVL. Và đối với một nước có xu hướng ra biển xa thì cần phải phát triển hệ thống phóng thủy lực, như vậy mới có thể đáp ứng yêu cầu giành được quyền kiểm soát trên không trong tác chiến trên biển quy mô lớn.
Mô hình biến thể cất cánh ngắn hạ cánh thẳng đứng F-35B trên boong phóng tàu Elizabeth.

Tuy lượng giãn nước của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth là 65.000 tấn, nhưng nó vẫn lựa chọn động cơ thường. Tàu được trang bị 2 động cơ đẩy tuabin khí Rolls-Royce MT30 công suất 36 MW, 2 động cơ diesel Wartsila 16V38B công suất 11MW và 2 động cơ diesel Wartsila 12V38B công suất 9MW.
Xét từ góc độ công nghệ, động cơ hạt nhân được xem là tối ưu nhất, nó có phạm vi hành trình dường như không giới hạn, không tiêu thụ nhiều nhiên liệu, ít phụ thuộc vào nguồn cung cấp. Nhưng vấn đề của nó là kỹ thuật phức tạp và tốn kém. Việc Anh lựa chọn động cơ đẩy kết hợp nhiên liệu diesel là xuất phát từ ưu thế công nghệ và giới hạn ngân sách.
Ông Lý Kiệt cho rằng, việc tàu sân bay mới của Anh sử dụng động cơ thường, một mặt là do hạn chế về ngân sách, mà quan trọng hơn là do công nghệ động cơ tuabin khí của Anh là hàng đầu thế giới.
Tuy tính năng tác chiến tổng thể của tàu sân bay này không thể cạnh tranh với tàu sân bay động cơ hạt nhân của Mỹ, nhưng trong lĩnh vực tàu sân cỡ trung và lớn thì nó cũng rất ưu việt, có thể đáp ứng tối đa yêu cầu tác chiến của Anh. Mà Trung Quốc rất khó có được trình độ công nghệ của Anh trong thời gian ngắn. Vì vậy, việc phát triển tàu sân bay hạng trung và lớn sử dụng động cơ hạt nhân sẽ là một con đường tích cực và hiệu quả.
Tàu sân bay Liêu Ninh.

Đối với việc xem xét sự phát triển tàu sân bay sản xuất trong nước của Trung Quốc mà nói, thì việc học tập thiết kế tiên tiến của tàu sân bay Anh là rất cần thiết. Nhưng để đưa những công nghệ tiên tiến của tàu sân bay Elizabeth vào tàu sân bay sản xuất trong nước của Trung Quốc trong thời gian ngắn sẽ rất khó khăn, có thể cũng không cần thiết. Đối với Trung Quốc mà nói, học một công nghệ trên tàu sân bay Elizabeth không bằng học triết lý thiết kế “dựa trên tình hình đất nước”.
Có thể nói, tàu sân bay Elizabeth chính là kết quả của việc dựa vào tài chính, công nghệ, yêu cầu về của sự thoả hiệp đánh đổi trên nhiều mặt của đất nước. Nhìn từ góc độ hệ thống động lực, Anh cần phải có khả năng nghiên cứu động lực hạt nhân cho tàu sân bay này, nhưng do ngân sách quốc phòng của Anh có hạn, mặt khác động cơ sử dụng cho tàu mà công ty Rolls-Royce nghiên cứu rất đảm bảo. Việc lựa cho máy bay trên tàu cũng thể hiện điều này, Hải quân Anh có truyền thống sử dụng máy bay chiến đấu STOVL, mà việc sử dụng kiểu máy bay này có thể giúp loại bỏ được thiết bị phóng và hệ thống cáp hãm đà với chi phí cao.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc kiếm lời “khủng” nhờ nhái vũ khí Liên Xô

(Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc tiếp tục kiếm được thêm lợi nhuận nhiều triệu USD khi bán được lô vũ khí lớn sao chép các công nghệ của Liên Xô.



“Nam Sudan đã nhận bàn giao lô vũ khí lớn do Trung Quốc sản xuất bao gồm tên lửa chống tăng HJ-73 (sao chép mẫu AT-3 Liên Xô)”, thông tin này mới được Tạp chí Jane’s Defence Weekly đăng tải dựa theo tài liệu mà Bloomberg có được.
Các tài liệu cho biết là lô hàng được chở bởi tàu vận tải Feng Huang Song. Theo dữ liệu của IHS Maritime thì tàu này rời cảng Zhanjiang (Trung Quốc) hôm 16/5 và tới cảng Mombasa ở Kenya hôm 7/6. Sau đó, lô hàng được di chuyển tới thủ đô Juba – Nam Sudan.
Lô hàng này có 100 bệ phóng tên lửa chống tăng HJ-73D, 200 pin, 1.200 quả đạn, 9 bộ mô phỏng và linh kiện phụ tùng và có giá trị khoảng 14,5 triệu.
Tên lửa HJ-73 rời bệ phóng.

Hệ thống tên lửa chống tăng HJ-73 được Trung Quốc chế tạo dựa trên mẫu 9K11 Malyutka (NATO định danh là AT-3 Sagger, Việt Nam gọi là B72) do Liên Xô phát triển từ những năm 1960. Biến thể HJ-73D xuất khẩu cho Nam Sudan trang bị đầu đạn kiểu tandem thiết kế để chống các loại xe tăng được bọc giáp phản ứng nổ ERA.
Ngoài ra, HJ-73D sử dụng cơ chế dẫn đường bán tự động SACLOS thay cho kiểu dẫn đường thủ công MCLOS trên nguyên mẫu Malyutka, trong đó yêu cầu trắc thủ phải lái tên lửa đến mục tiêu bằng cách sử dụng cần điều khiển.
Quân đội Nam Sudan trước đây không có trang bị tên lửa chống tăng và việc mua hệ thống HJ-73 có thể nhằm đáp trả nước láng giềng Sudan triển khai xe tăng T-72 bọc giáp ERA gần khu vực tranh chấp 2 nước. “Ukraine đã chuyển giao 110 T-72M1 cho Sudan trong giai đoạn 2010-2012”, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).
Phần còn lại của lô hàng trị giá 17 triệu USD gồm: 9.754 súng trường tiến công Type 56 (sao chép mẫu AK-47 Liên Xô) với 20 triệu viên đạn 7,62x39mm; 319 súng máy hạng nhẹ Type 81 với 2 triệu viên đạn 7,62x54mm; 2.394 súng phóng lựu với 20.000 viên đạn lựu chống bộ binh BGL2; 319 súng phóng lựu Type 69-1 (sao chép mẫu RPG-7 Liên Xô) với 40.000 viên đạn chống tăng và 660 súng lục NP42 với 2 triệu viên đạn 9x19mm.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Càng ngày càng thấy độ chém gió của TQ càng kinh khủng, HJ-10 > Hellfire, HJ-12 > Javelin
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Người Trung Quốc có mơ hồ về thực lực trang thiết bị khí tài ?. Sự chắp vá không có quy trình đúng gây ra hậu quả là khí tài kém chất lượng, chỉ bằng một nửa so với hàng mẫu.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,302
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
hên xui. cái thằng mà đã dám làm động cơ phản lực động cơ tên lửa thì nó cũng sừng sỏ chả bỡn.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Khà khà, quả thực người Tàu rất giỏi trong việc bắt trước.Dưng đám may bay J-XX vưỡn cứ phải nhập khẩu động cơ của Nga.Công nghệ của Trung Quốc nhiều lĩnh vực chưa làm chủ, chưa chín.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
10,891
Động cơ
73 Mã lực
Khà khà, quả thực người Tàu rất giỏi trong việc bắt trước.Dưng đám may bay J-XX vưỡn cứ phải nhập khẩu động cơ của Nga.Công nghệ của Trung Quốc nhiều lĩnh vực chưa làm chủ, chưa chín.
Đánh giá 1 chiếc máy bay là phải đánh giá tổng thể chứ không thể chỉ có dựa vào động cơ được, nó đã có kinh nghiệm sản xuất máy bay thè những năm 50 do được Ngố chuyển giao công nghệ, tỷ lệ máy bay của nó rớt cũng ít chứ đâu có đùa.
 

ngdinhthang

Xe hơi
Biển số
OF-169748
Ngày cấp bằng
3/12/12
Số km
160
Động cơ
345,460 Mã lực
mình tin vào sức mạnh của quân đội Việt Nam ta
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc đẩy nhanh đóng tàu ngầm, Ấn Độ theo hụt hơi
TPO - Ấn Độ Dương trong nhiều thập kỷ được hiểu là đại dương của Ấn Độ, nay bị cạnh tranh bởi cách hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc.

Lực lượng tàu ngầm hải quân Trung Quốc có thể đã ở vị trí lớn thứ hai trên thế giới khi sở hữu khoảng 50 tàu ngầm thông thường và khoảng 12 tàu ngầm hạt nhân SSN và SSBN.

Các tàu ngầm thông thường của hạm đội Trung Quốc ngoài các tàu ngầm Kilô do Nga chế tạo chưa từng được coi là mối đe dọa đáng kể nào, bởi đa số chúng gồm những tàu ngầm diezel và mới chỉ được triển khai đi tuần tra chiến đấu bên ngoài lãnh hải Trung Quốc.

Nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng. Tiết lộ mới trên Internet cho thấy quá trình hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm Trung Quốc đang “vào guồng” với những tàu ngầm đóng mới hoặc cải tiến.

Trung Quốc cũng đã thương lượng mua sắm của Nga tàu ngầm thông thường thế hệ thứ 5 theo dự án Kalina, sử dụng hệ thống khí động lực độc lập (AIP) và có khả năng tàng hình tốt hơn các tàu ngầm thông thường hiện nay.

Trung Quốc dự định sử dụng công nghệ AIP cho tàu ngầm lớp Yuan Type 041 của mình và sao chép nhiều công nghệ của Kalina. Trung Quốc cũng cho ra mắt hạm đội tàu ngầm hạt nhân mới và đã gia tăng chế tạo tàu ngầm. Họ đã giới thiệu tàu ngầm lớp Jin Type 094 (SSBN) và tàu ngầm lớp Shang Type 093 (SSN).

Trong khi đó Hải quân Ấn Độ đang chứng kiến sự trái ngược với lực lượng tàu ngầm của họ đang suy yếu, từ số lượng cao nhất là 21 chiếc vào những năm 1980, Hải quân Ấn Độ liên tục giảm số tàu ngầm.

Trong hạm đội tàu ngầm thông thường, Hải quân Ấn Độ chỉ còn 8 chiếc tàu ngầm Kilô trong tổng số 10 chiếc trước đó (tàu INS Sindhukirti vẫn nằm trong xưởng từ năm 2006, tàu INS Sindhurakshak bị chìm năm 2013).

Tàu ngầm Kilô già nhất trong hạm đội IN đã 29 tuổi và các tàu khác có độ tuổi trung bình 23-24. IN cũng đang vận hành 4 tàu ngầm Type 209 của Đức, số tàu này cũng sớm cần thay thế.

Dự án tàu ngầm Scorpene do Pháp đóng tại xưởng Mazagon bị trì hoãn và chiếc Scorpene đầu tiên có thể tới cuối năm 2016 mới được bàn giao cho Hải quân Ấn Độ.

Trong khi hải quân Ấn Độ đang tạm ngừng mua sắm các tàu ngầm tấn công thông thường, và không có bước tiến nào cho tới khi chọn được nhà thầu và việc chế tạo trong nước được khởi động với sản phẩm ra mới ở thời điểm sau năm 2022.

Về tàu ngầm hạt nhân, ngoài tàu ngầm lớp Akula-II thuê của Nga trong 10 năm, thỏa thuận thuê tàu ngầm dự án 971 – “Irbis” của nhà máy Amur (Nga) vẫn được triển khai không mấy thuận lợi.

Trong khi việc đóng tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trong nước INS Arihant (SSBN) đang chuẩn bị thử nghiệm trên biển, vẫn phải mất 2 năm nữa để được thông qua sử dụng và thử nghiệm vũ khí trước được đưa vào biên chế Hải quân Ấn Độ.

Quá trình chế tạo tàu ngầm lớp Arihant thứ hai và thứ ba đang được triển khai. Hải quân Ấn Độ có thể sẽ được chuyển giao những tàu này trong giai đoạn 2018-2022.

Vẫn chưa rõ là Ấn Độ đã triển khai dự án tàu ngầm hạt nhân tấn công SSN hay chưa, nhưng với những tàu sân bay mới trong tương lai, những chiếc tàu ngầm SSN sẽ có vai trò bảo vệ quan trọng.

Hải quân Ấn Độ sẽ phải đẩy nhanh việc mua sắm các tàu ngầm mới và chế tạo các tàu ngầm hạt nhân mới có thể ngăn chặn sự xâm nhập tuần tra của tàu ngầm Trung Quốc trên Ấn Độ Dương, nơi vốn là sân sau của Hải quân Ấn Độ.

Vũ khí siêu vượt âm: Mỹ đuối sức trước TrungQuốc
Trong khi Mỹ đang "vật lộn" với tên lửa X-51A (vận tốc Mach 5,1) thì Trung Quốc đã có thử nghiệm thành công thiết bị mang tên lửa (vận tốc Mach 10). (Theo Báo Đất Việt).
>Cuộc chạy đua vũ khí siêu thanh của các cường quốc / Điểm danh 5 vũ khí Trung Quốc khiến Ấn Độ "run sợ" / Bằng chứng Ấn Độ vượt mặt Trung Quốc về quốc phòng
Ngày 9/7 khi trả lời phỏng vấn với Washington Free Beacon, chuyên gia quốc phòng Mỹ Bill Gertz cho biết Quân đội Trung Quốc đang phát triển một thiết bị siêu thanh mới, với khả năng thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân chống lại các mục tiêu đến từ lục địa Mỹ. (Trong ảnh: Mô hình thử nghiệm X-43)
Chuyên gia Bill Gertz cho biết một bản vẽ thiết bị siêu thanh mới của Trung Quốc rất giống với mô hình thử nghiệm X-43 của NASA. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng chỉ ra rằng quốc gia này đang theo đuổi thế hệ thứ hai của thiết bị siêu thanh có tốc độ lên đến Mach 10, sau khi siêu vũ khí vượt âm WU-14 được thử nghiệm thành công hồi đầu năm 2014. (Trong ảnh: Mô hình thử nghiệm X-43)
Thành công này của WU-14 được nhà phân tích quân sự J Michael Cole trong một bài viết đăng trên Tạp chí National Interest có (trụ sở Washington) cho rằng: "Trong vòng một phút hoặc một giờ đồng hồ bạn có thể làm thay đổi hoàn toàn cục diện của cuộc chiến chỉ với một loại vũ khí duy nhất".
Ông J Michael Cole cho biết thêm hiện nay các tên lửa hành trình thông thường của Mỹ phải mất 80 phút sau khi bắn ra từ các tàu chiến ở biển Ả Rập mới có thể tấn công được vào căn cứ của các phần tử khủng bố Al-Qaeda nằm sâu trong đất liền Afghanistan.
Các tên lửa siêu thanh chỉ có thể thực hiện hành trình ở vận tốc trung bình với tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh và tấn công vào mục tiêu định trước trong vòng 12 phút. (Trong ảnh: Tên lửa X-51A)
Quân đội Mỹ đã chi khá nhiều tiền cũng như thời gian cho việc nghiên cứu và phát triển hệ thống vũ khí tấn công chiến lược tiếp theo này của mình, nhưng không phải riêng Mỹ mới có mối quan tâm đến loại vũ khí này. Ông J Michael Cole nói rằng các quốc gia khác nhau bao gồm Nga, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang phát triển các chương tình đầu đạn hạt nhân siêu thanh của riêng mình. (Trong ảnh: Tên lửa X-51A)
Đi đầu trong đó là Trung Quốc, khi nước này đã đã thử nghiệm thành công một loại vũ khí siêu vượt âm của riêng mình vào hôm 9/1, hệ thống vũ khí mới được biết tới với cái tên là WU-14. Theo Howard McKeon, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ thì mẫu vũ khí trên là một mối đe dọa lớn đến an ninh của nước Mỹ.
Trong khi đó với vị thế là cường quốc quân sự số 1 thế giới Mỹ lại tỏ ra đuối sức trước người Trung Quốc trong cuộc đua vũ khí siêu vượt âm. (Trong ảnh: Mô hình thử nghiệm X-43)
Trong cuộc thử nghiệm hồi tháng 5/2013 trên Thái Bình Dương, tên lửa X-51A của Mỹ được phóng đi từ máy bay B-52H ở độ cao 15.240 m gần căn cứ không quân Edwards ở California. Ban đầu tên lửa có tốc độ 4,8M (5.098 km/h), sau đó đạt tới tốc độ 5,1 Mach.
Trong hành trình bay kéo dài 6 phút, tên lửa X-51A Waverider đã đạt đến tốc độ 5,1 Mach, tương đương 5.417 km/h. Sau khi vượt qua khoảng cách 426 km, tên lửa đã tự hủy.
Đây là hành trình bay dài nhất mà tên lửa X-51A từng thực hiện trong số các lần thử nghiệm và Không quân Mỹ đánh giá cuộc thử nghiệm đã hoàn toàn thành công.​
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
TQ ráo riết đóng thêm 2 tàu sân bay để làm gì?
(Bình luận quân sự) - Trung Quốc đang khởi đóng thêm 2 TSB nhằm đáp ứng nhu cầu luân phiên huấn luyện, chiến đấu, hiện thực hóa tham vọng biển xanh của hải quân nước này.

Hiện nay, Trung Quốc mới chỉ có một tàu hàng không mẫu hạm “Liêu Ninh” mua lại của Ukraine vào năm 1998, chủ yếu dùng để nghiên cứu và phục vụ công tác huấn luyện trên biển, chứ về cơ bản nó vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu tác chiến phức tạp của một biên đội tàu sân bay giống như hải quân Mỹ.
Để đáp ứng yêu cầu luân phiên thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu và bổ sung sức mạnh cho Liêu Ninh, ngay từ năm 2011, các quan chức Trung Quốc đã bày tỏ ý định đóng thêm tàu sân bay, đẩy nhanh quá trình đào tạo, huấn luyện phi công tiêm kích hạm nhằm hiện thực hóa tham vọng cường quốc biển trong tương lai của mình.
Trước thực trạng đội ngũ phi công lái tiêm kích hạm của lực lượng hải quân nước này còn thiếu và non kinh nghiệm, bước vào năm 2014, Hải quân Trung Quốc đã lần đầu tiên tiến hành công tác tuyển chọn đào tạo phi công chuyên làm nhiệm vụ lái máy bay chiến đấu trên hàng không mẫu hạm.
Công tác tuyển lựa phi công được tiến hành vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 vừa qua. Đối tượng dự tuyển là học sinh tốt nghiệp cấp 3, sinh viên các trường đại học, cao đẳng đủ tiêu chuẩn trên phạm vi cả nước. Các đối tượng này sẽ phải trải qua 3 giai đoạn thi tuyển với 270 khoa mục.
Biên đội tàu sân bay tương lai Trung Quốc do dân mạng tự chế​
Những thí sinh trúng tuyển sẽ tiếp tục trải qua 5 năm đào tạo tại Học viện bay Hải quân Trung Quốc, sau đó mới chính thức trở thành phi công lái máy bay chiến đấu thuộc lực lượng không quân của hải quân nước này.
Hồi tháng 4/2013, Chuẩn Đô đốc Song Xue, Phó tham mưu trưởng Hải quân Trung Quốc (PLAN), thông báo với các tùy viên quân sự nước ngoài rằng thế hệ tàu sân bay tương lai của Trung Quốc "sẽ có lượng giãn nước lớn hơn và mang được nhiều máy bay chiến đấu hơn”.
Theo một số nguồn tin cho biết, hiện Trung Quốc đang tiến hành đóng mới 2 tàu sân bay tại các xưởng đóng tàu trong nước, cả 2 tàu sân bay nội địa này được thiết kế, chế tạo dựa trên nguyên mẫu tàu sân bay lớp Ulyanovsk chưa hoàn thiện của Liên Xô cũ.
Theo trang mạng Tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc mang mã số 001A (số hiệu 18), có trọng tải lớn hơn 5% so với tàu sân bay Liêu Ninh, đang được Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc đóng mới tại thành phố Đại Liên, phía đông bắc tỉnh Liêu Ninh nước này.
Trong khi đó, tàu sân bay thứ hai mang mã số 002 với trọng tải lên tới 61.351 tấn cũng đang được đóng mới tại Nhà máy đóng tàu Giang Nam trên đảo Trường Hưng - Thượng Hải. Đây có khả năng sẽ là tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc với 4 máy phóng hơi nước, nhiều gấp đôi so với 001A.
Tàu sân bay Liêu Ninh hiện không có khả năng tác chiến​
Dự kiến tàu sân bay 001A sẽ được biên chế cho lực lượng hải quân nước này vào năm 2018 và được đặt tên là Sơn Đông (là tên một tỉnh của Trung Quốc, cũng giống như Liêu Ninh), còn tàu sân bay thứ 2 vào khoảng năm 2020. Cả 2 chiếc tàu sân bay mới đều sẽ định hình khả năng tác chiến trước năm 2025.
Tại sao Trung Quốc cần nhiều tàu sân bay như thế? Đây là vấn đề được cộng đồng thế giới đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Tham vọng tàu sân bay của Bắc Kinh đã trở thành nội dung chính trong các cuộc tranh luận và phán đoán xoay quanh tương lai của Hải quân nước này.
Theo các chuyên gia quân sự, giống như đại đa số hệ thống vũ khí phức tạp khác, tàu sân bay cũng cần phải bảo dưỡng định kỳ để duy trì khả năng tác chiến lâu dài cho tàu sân bay, nhân viên trên tàu cũng cần phải có thời gian huấn luyện và nghỉ ngơi thích hợp để bảo đảm sức chiến đấu tốt nhất.
Chính vì thế mà hầu hết các tàu sân bay, sau một thời gian hoạt động phải đưa về xưởng để bảo dưỡng lại. Chẳng hạn như hải quân Mỹ, kế hoạch mới nhất của một chu kỳ sử dụng và bảo dưỡng tổ hợp chiến đấu tàu sân bay hiện nay là 36 tháng.
Ví dụ, hàng không mẫu hạm CVN-75 của hải quân Mỹ, tháng 11 năm 2014 sẽ bắt đầu bước vào thời gian sửa chữa, bảo dưỡng lần thứ nhất của chu kỳ 36 tháng. Sau chu kỳ bảo dưỡng, nó sẽ thực hiện huấn luyện liên hợp và huấn luyện cơ bản một thời gian, sau đó lại được đưa vào sử dụng trong vòng 8 tháng và cuối cùng là đưa về cảng nghỉ ngơi và tu sửa lại một lần nữa với thời gian 14 tháng.
Mô hình tàu sân bay tương lai Trung Quốc do dân mạng tự chế​
Nhân viên trên tàu và các tàu chiến hộ tống nó tùy thuộc yêu cầu nhiệm vụ để bố trí cho thích hợp trong thời gian tàu sân bay đang được bảo dưỡng.
Chính vì yếu tố thời gian của một chu kỳ hoạt động của tàu sân bay nên cách bảo dưỡng cũng theo đó mà sắp xếp cho phù hợp, có thể cho tàu vào cảng hoặc không cần cho tàu vào cảng cũng được. Ngoài yếu tố đó ra, việc bảo dưỡng còn phải căn cứ vào sự sắp xếp lịch trình giữa mỗi chu kỳ hoạt động của tàu sân bay để bố trí cho hợp lý nhất.
Việc bảo dưỡng có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng về nhu cầu đáp ứng tác chiến của đội ngũ tàu sân bay, nên nếu chỉ có một chiếc hàng không mẫu hạm thì mãi mãi không thể đáp ứng được yêu cầu của hải quân, nhằm phục vụ tham vọng trở thành một cường quốc biển trong tương lai của Trung Quốc.
Ví dụ như trong cuộc chiến Syria trước đây và Iraq hiện nay, mặc dù nuôi tham vọng rất lớn nhưng hải quân Trung Quốc không đủ lực để tiến hành một cuộc chiến nhằm bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình ở rốn dầu Trung Đông.
Thiếu khả năng tác chiến của tàu sân bay, chiến hạm và máy bay của Trung Quốc không đủ tầm với để tấn công từ nước này vào các mục tiêu tầm xa hàng ngàn km. Chính vì lẽ đó mà Bắc Kinh đang ráo riết đầu tư đóng mới nhiều tàu sân bay nhằm đáp ứng được tham vọng bành trướng trên biển trong tương lai.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ngân hàng Trung Quốc lớn nhất thế giới
Tính theo tổng tài sản, Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) đang có quy mô lớn nhất thế giới với hơn 3.000 tỷ USD, tính đến hết tháng 9/2013.

Nợ xấu Trung Quốc lên mức cao nhất hơn 5 năm / Barclays cắt giảm 12.000 nhân sự

Hãng nghiên cứu SNL Financial vừa công bố danh sách các nhà băng lớn nhất thế giới về giá trị tài sản. Đứng đầu là Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) với hơn 3.000 tỷ USD. Xếp sau là HSBC (Anh) với hơn 2.700 tỷ USD và Crédit Agricole (Pháp) với 2.615 tỷ USD.

Trong top 5 danh sách không có một ngân hàng Mỹ nào. JPMorgan – nhà băng lớn nhất Mỹ cũng chỉ đứng thứ 6 với hơn 2.400 tỷ USD, tính đến tháng 9/2013. Trung Quốc đóng góp nhiều đại diện nhất, với 14 nhà băng. Theo sau là Mỹ với 10 ngân hàng.

1. Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC)



http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-t...i-2952000.html
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga hoàn thành hợp đồng cung cấp 52 trực thăng Mi-171 cho Trung Quốc
Quote:
ANTĐ - Nhà máy hàng không Ulan-Ude vừa chuyển giao 4 chiếc trực thăng không vận Mi-171E cuối cùng cho công ty Poly Technologies của Trung Quốc, theo bản hợp đồng được kí từ năm 2012.


“Đây là lượt chuyển giao cuối cùng trong kế hoạch, hoàn thành hợp đồng cung cấp máy bay Mi-171E đạt được vào năm 2012. Tổng cộng đã có 52 chiếc máy bay được bàn giao cho phía Trung Quốc theo hợp đồng chính thức và bổ sung”, đại diện của công ty sản xuất trực thăng Russian Helicopters nói với hãng thông tấn Itar-tass vào 15/7.


Quân đội Trung Quốc hiện đang sở hữu 160 chiếc trực thăng Mi-171


“Việc hoàn thành bản hợp đồng lớn cung cấp trực thăng Mi-171E là một bước tiến tích cực trong việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Nga và Trung Quốc. Những chiếc trực thăng của chúng tôi đã chứng tỏ được khả năng khi làm nhiệm vụ ở Trung Quốc và đang ngày càng xuất hiện nhiều ở những thị trường tăng trưởng nhanh và giàu tiềm năng”, giám đốc điều hành của nhà máy hàng không Ulan-Ude, Leonid Belykh.

Những chiếc trực thăng Mi-171E mà Nga vừa bàn giao cho Trung Quốc là phiên bản mới nhất, được trang bị động cơ chính VK-2500 siêu khoẻ, động cơ phụ SAFIR và một hộp số được hiện đại hoá. Ngoài ra, nó cũng được trang bị một bình xăng dung tích lớn, đèn pha rọi và chân đệm hạ cánh. Binh lính Trung Quốc hiện đang được tập luyện lái máy bay ở trung tâm huấn luyện của nhà máy.

Trung Quốc là khách hàng chính mua máy bay trực thăng do Nga sản xuất. Hiện Trung Quốc đang sở hữu tổng cộng 160 chiếc trực thăng Mi-171.
Đặng Vũ
Theo Itar-tass
 

Vinh_le12

Xe hơi
Biển số
OF-303647
Ngày cấp bằng
2/1/14
Số km
136
Động cơ
305,690 Mã lực
Tq toàn đồ copi. Chưa có nghiên cứu & thử nhiệm sâu như kiểu nga,, mỹ. Nên chỉ đc cái vỏ oai thôi
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Nhìn TQ nó chống tham nhũng mà bắt thèm

Trung Quốc bắt giữ Phó Tư lệnh Đại quân khu Thành Đô
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi Sáng (Hong Kong) bản tiếng Anh số ra ngày 18-7 đưa tin Trung tướng Dương Kim Sơn, Phó Tư lệnh Đại Quân khu Thành Đô, một trong 7 Đại Quân khu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), đã bị bắt trong một vụ án chống tham nhũng.

Ông Dương Kim Sơn. (Ảnh: chinanews.com)
Cuộc điều tra viên tướng này là một phần của cuộc điều tra mở rộng nhằm vào Thượng tướng Từ Tài Hậu.

Theo báo này, một số nguồn tin nói rằng Trung tướng Dương Kim Sơn bị bắt giữ với các cáo buộc tham nhũng.

Tướng Dương Kim Sơn là sỹ quan cấp cao bị “ngã ngựa” trong một nỗ lực lớn của ban lãnh đạo Trung Quốc nhằm “rửa sạch” hình ảnh của lực lượng vũ trang nước này.

Bốn nguồn tin nói rằng các nhà điều tra đã áp giải ông Dương Kim Sơn tới Bắc Kinh từ tuần trước. Động thái này là một phần của một cuộc điều tra chống tham nhũng. Các thành viên gia đình và thư ký của Tướng Dương Kim Sơn cũng đã bị bắt giữ.

Theo các nguồn tin, trong đó có một số người có các mối quan hệ với quân đội Trung Quốc nói rằng cuộc điều tra Tướng Dương Kim Sơn, 59 tuổi, và các quan chức quân đội cấp cao khác, là một phần của cuộc điều tra mở rộng nhằm vào nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Từ Tài Hậu.

Thượng tướng Từ Tài Hậu đã bị khai trừ khỏi **** Cộng sản Trung Quốc và giao cho cơ quan kiểm sát quân sự xử lý theo pháp luật ngày 30-6 vừa qua.

Hãng Tân Hoa Xã dẫn kết quả thẩm tra cho thấy Từ Tài Hậu đã lợi dụng chức quyền, giúp đỡ người khác thăng chức, nhận hối lộ trực tiếp hoặc thông qua người thân; lợi dụng ảnh hưởng chức vụ mưu lợi cho người khác, để người nhà nhận tài sản của người khác, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật **** và liên quan tới tội nhận hối lộ, tình tiết nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất xấu.

Độc tài nhưng giỏi dân còn được nhờ, chứ đâu như nước nào, độc tài còn dốt lại còn tham lam
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
TQ vượt Mỹ, Nga, trở thành nước xuất khẩu máy bay lớn nhất thế giới ?
Quote:
Giờ đây, khi có thể thiết kế và sản xuất những máy bay tinh vi hơn, Trung Quốc sẽ không còn xuất khẩu máy bay chiến đấu chất lượng thấp cho thị trường nước ngoài, tờ China Youth Daily ngày 11/7 khẳng định.


Trung Quốc bắt đầu cung cấp máy bay chiến đấu được thiết kế dựa trên các mẫu Mig của Liên Xô cho các nước đang phát triển từ những năm 1950. Cũng là một quốc gia đang phát triển, Trung Quốc không thể tự thiết kế một chiến đấu cơ chất lượng tốt. Không giống như hầu hết các máy bay chiến đấu của Mỹ cùng thời đó, các chiến đấu cơ của Trung Quốc không thể biến đổi buồng lái để phi công được an toàn và thoải mái hơn. Vì lý do này, Trung Quốc thường tặng chiến đấu cơ cho các đồng minh thay vì bán chúng.

Từ năm 1979 trở đi, Trung Quốc đã bán hàng ngàn máy bay quân sự và máy bay thương mại, máy bay không người lái cho 60 quốc gia trên thế giới. Với nhiều kinh nghiệm sản xuất chiến đấu cơ cho thị trường nước ngoài hơn, chất lượng của các máy bay Trung Quốc đã từng bước được cải thiện. Đồng thời, giá cả của chiến đấu cơ Trung Quốc hợp lý hơn so với máy bay của Mỹ hay châu Âu đối với các quốc gia đang phát triển. Đây là lợi thế lớn nhất của Trung Quốc.
Theo một báo cáo, giá của 1 chiếc F-16 là 65 triệu USD, 1 chiếc Su-27 là 50 triệu USD, cả 2 đều do Nga sản xuất. Trong khi giá một chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc ít hơn 40 triệu USD.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 744x481.

Trung Quốc đã thu được nhiều kinh nghiệm trong việc hợp tác thiết kết máy bay với các nước khác. Ví dụ như chiến đấu cơ FC-1 Xiaolong và máy bay huấn luyện K-8 được thiết kế nhờ sự hợp tác giữa Trung Quốc và Pakistan. Chất lượng những máy bay này tương tự như máy bay mà phương Tây thiết kế cho các quốc gia đang phát triển.

Theo China Youth Daily, trong tương lai, Trung Quốc không chỉ xuất khẩu máy bay quân sự sang các nước Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Phi và châu Mỹ La tinh mà thậm chí máy bay tiêm kích, máy bay huấn luyện, máy bay chở hàng, máy bay không người lái và thậm chí cả máy bay thương mại có thể phổ biến tại các nước châu Âu. Một ngày nào đó, Trung Quốc còn có thể cạnh tranh với Mỹ và Nga để trở thành một trong những nước xuất khẩu máy bay lớn nhất thế giới, tờ báo cho biết.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
10,891
Động cơ
73 Mã lực
TQ vượt Mỹ, Nga, trở thành nước xuất khẩu máy bay lớn nhất thế giới ?

Theo một báo cáo, giá của 1 chiếc F-16 là 65 triệu USD, 1 chiếc Su-27 là 50 triệu USD, cả 2 đều do Nga sản xuất. Trong khi giá một chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc ít hơn 40 triệu USD.

.
Cụ nào giải ngố giúp em câu này với ạ :-o :-??
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top