[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Thằng Phi một thời là một bang của Mỹ, có thu nhập cao nhất châu Á, vậy mà nó có sướng không, giờ phải mua gạo của VN!=))
Mệ có cái đám phiến quân dẹp mãi còn không xong thì nói gì đến sướng :D
 

camry74

Xe tải
Biển số
OF-314898
Ngày cấp bằng
7/4/14
Số km
274
Động cơ
297,851 Mã lực
Nơi ở
Hà Nôi.
Website
2way.vn
Mệ có cái đám phiến quân dẹp mãi còn không xong thì nói gì đến sướng :D
Cụ ơi o vn hiện h bà con mình o các vung quê ầm ầm kéo nhau ra tp ln làm việc mỗi tháng tiền lương mua được hàng tấn lúa kìa cụ.xin lỗi cụ chủ vì lan mam nhe hihi
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
TQ muốn mua “sát thủ diệt hạm” Kaliber cho Type 052D?

(Kienthuc.net.vn) - Có khả năng Trung Quốc đang tham vọng sở hữu tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3K-14 Kaliber (Nga) để trang bị cho siêu hạm Type 052D.



Theo mạng Dwnews, phái đoàn quân sự Trung Quốc trong chuyến thăm tới Nga ngoài việc bàn thảo các vấn đề liên quan tới thương vụ mua Su-35, S-400 thì còn muốn được sở hữu tên lửa hành trình chống tàu kiểu mới. Theo một số nguồn tin, đó có thể là tên lửa diệt hạm 3K-14 Kaliber của Nga đã được phóng thử nghiệm thành công hồi tháng 6/2012.
Đây là biến thể cải tiến mới nhất của hệ thống tên lửa tấn công đa năng Klub nổi tiếng của Nga. Nó được thiết kế để bắn từ ống phóng thẳng đứng trên chiến hạm, do đó nó có thể tích hợp từ hệ thống phóng trên các tàu mặt nước Trung Quốc như Type 052D.
Tàu hộ vệ Gepard Nga phóng tên lửa Kaliber.

3K-14 Kaliber là loại tên lửa hành trình chống tàu đặc biệt nguy hiểm, khi cách mục tiêu khoảng 15km thì nó sẽ hạ thấp độ cao xuống chỉ còn cách 32m so với mặt nước biển, tốc độ nhanh tới mức vượt quãng đường còn lại trong 20 giây khiến tàu chiến đối phương rất khó phát hiện, đánh trả. Tên lửa đạt tầm bắn tối đa khoảng 30km, tốc độ siêu thanh Mach 2,5.
Theo các chuyên gia, có vẻ như hiện nay Trung Quốc chưa phát triển được loại tên lửa chống hạm nào phóng theo phương đứng, vì thế nước này mới tham vọng sở hữu 3K-14 để “sao chép” công nghệ trang bị cho siêu hạm Type 052D.
Kế hoạch mua sắm lớn lần này của Trung Quốc rất hiếm thấy trong những năm gần đây, có lẽ sẽ tái bắt đầu một đỉnh cao mới trong mua sắm vũ khí do Nga chế tạo. Từ danh sách đơn hàng mua cho thấy, đây là những loại vũ khí mà nước này rất cần hoặc không thể đạt được sự đột phá về công nghệ trong một thời gian ngắn, vì vậy việc mua sắm vũ khí lần này đối với Trung Quốc là rất có ý nghĩa.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
F15J Nhật nó tự sản xuất. Khi nào chế được F 35J thì thay.
Nhật có PAC 3 nhiều hơn PAC 2.
Tầu ngầm Mỹ chỉ có loại hạt nhân dám mua ko? Dám bán ko?:-?
Vớ vẩn, F-15J là F-15C Mỹ bán cho Nhật
Nhật, Đài, Hàn vẫn dùng PAC-2. Ai nói PAC-3 nhiều hơn PAC-2 ?
Vì tàu ngầm Mỹ kém nên Nhật Đài Hàn mới phải mua của Tây
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tiết lộ mới nhất về tàu sân bay CV-18 của Trung Quốc

(Kienthuc.net.vn) - CV-18 có thể có lượng giãn nước khoảng 80.000 tấn, chạy động lực hạt nhân, sử dụng máy phóng thủy lực cho phép chở được máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn.




Theo tờ Popsci, Quân đội Trung Quốc lần đầu tiên công bố hình ảnh về mô hình thế hệ tàu sân bay tiếp theo của nước này được định danh tạm thời là CV-18. Được biết, mô hình trên được trưng bày tại Triển lãm công nghệ hải quân Trung Quốc được tổ chức tại thành phố Đại Liên.
Căn cứ vào hình ảnh được công bố, theo các chuyên gia, CV-18 có thiết kế tương tự như các tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Theo đó, nó được thiết kế với 4 máy phóng máy bay (thay vì kiểu boong nhảy cầu) cùng 3 tháng máy vận chuyển từ khoang dưới lên trên boong tàu. Dự kiến, sau khi hoàn thành và được đưa vào trang bị, CV-18 sẽ thay thế tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu Ninh.
Mô hình tàu sân bay CV-18 tại triễn lãm hải quân được tổ chức Đại Liên, Trung Quốc.

Với mẫu tàu sân bay CV-18, rất có thể trong tương lai Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia sau Mỹ trang bị cho mình các tàu sân bay cỡ lớn. Đây cũng là một trong nhưng trọng tâm phát triển của lực lượng Hải quân Trung Quốc trong tương lai.
Ngoài CV-18, Trung Quốc còn phát triển mẫu máy bay tấn công không người lái (UCAV) Lợi Kiếm tương tự như mẫu thử công nghệ X-47B của Mỹ. Mô hình của Lợi Kiếm được tiết lộ lần đầu tiên vào tháng 9/2011 và chuyến bay đầu tiên của mẫu UCAV này được thực hiện vào cuối năm 2013.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thì mô hình có thể không phải là thiết kế chính thức của thế hệ tàu sân bay tiếp theo do Trung Quốc chế tạo, mà chỉ là mẫu tham khảo được trưng bày. Mặc dù vậy, các dự án quân sự mới của Trung Quốc gần đây đều xuất hiện dưới dạng mô hình trước khi được ra mắt chính thức. Điển hình như máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 J-31, pháo tự hành PLZ-05, UCAV Lợi Kiếm và tên lửa chống hạm siêu âm YJ-12.
Mẫu UCAV tấn công Lợi Kiếm do Trung Quốc phát triển.

Cho dù vậy đi nữa, với dự án phát triển một lớp tàu sân bay lại phức tạp hơn nhiều so với các loại vũ khí thông thường, nhất là khi hiện nay bản thân Quân đội Trung Quốc vẫn còn chưa xác định rõ ràng loại máy bay nào sẽ được trang bị lên các tàu sân bay mới. Mà theo một số nguồn tin, dự kiến chiếc CV-18 đầu tiên sẽ được đưa vào sử dụng vào giữa năm 2020, từ đây cho đến đó cũng sẽ có rất nhiều thay đổi và nó sẽ là thách thức với ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc.
Dựa theo hình ảnh có được từ triển lãm ở Đại Liên, thì các nhà quan sát dự đoán lượng giãn nước của các tàu sân bay trên là 80.000 tấn. Con tàu sẽ được trang bị các tiêm kích trên hạm chủ lực J-15, trực thăng chống ngầm Z-18 và máy bay cảnh báo sớm JZY-01.
Đuôi của CV-18 với mô hình các máy bay chiến đấu J-15 và trực thăng chống ngầm Z18.

JZY-01 sẽ giúp nhóm tàu sân bay Hải quân Trung Quốc tăng khả năng phát hiện mối đe dọa từ trên không, chỉ huy các phi đội J-15. Nhưng điểm yếu của JZY-01 là có trọng lượng và kích thước quá lớn khiến nó không được trang bị trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Về mặt hỏa lực, CV-18 được trang bị hệ thống phòng không cao tốc 10 nòng cỡ 30mm Type 1030 (CIWS) và hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp HQ-10.
Trung Quốc rất có thể sẽ học theo mô hình biên đội tàu sân bay của Mỹ để áp dụng tạo nên biên đội tàu sân bay của riêng mình với đội tàu chiến hộ tống đông đảo, bao gồm các tàu tuần dương hiện đại, tàu khu trục và cả lực lượng tàu ngầm.
Khu vực tháp điều khiển của CV-18 được đặt bên phải mạn tàu, chia ra làm 3 tầng với các cấp và quyền chỉ huy khác nhau. Trên đỉnh của tháp điều khiển sẽ là hệ thống radar mảng pha và hệ thống liên kết dữ liệu.
Về mặt động lực tàu, hiện tại vẫn chưa có thông tin chính thức về việc Trung Quốc trang bị mẫu động cơ nào cho CV-18. Nhưng theo các nhà phân tích thì việc nước này sử dụng công nghệ hạt nhân là điều hoàn toàn có thể xảy ra và đi song song với nó là các hệ thống động cơ đẩy thông thường.
Nếu được trang bị công nghệ hạt nhân, CV-18 có thể hoạt động trong thời gian dài mà không cần tiếp liệu và có thể di chuyển với tốc độ 30 hải lý/giờ.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,912
Động cơ
605,893 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Vớ vẩn, F-15J là F-15C Mỹ bán cho Nhật
Nhật, Đài, Hàn vẫn dùng PAC-2. Ai nói PAC-3 nhiều hơn PAC-2 ?
Vì tàu ngầm Mỹ kém nên Nhật Đài Hàn mới phải mua của Tây
1 -The Mitsubishi F-15J/DJ Eagle is a twin-engine, all-weather air superiority fighter based on the McDonnell Douglas F-15 Eagle in use by the Japan Air Self-Defense Force (JASDF). The F-15J was produced under license by Mitsubishi Heavy Industries. The subsequent F-15DJ and F-15J Kai variants were also produced. Japan is the largest customer of the F-15 Eagle outside the United States.[1] In addition to combat, F-15DJ roles include training. The F-15J Kai is a modernized version of the F-15J.
http://en.wikipedia.org/wiki/Mitsubishi_F-15J


2 -Japan Air Self-Defense Force
  • Air Defense Missile Training Unit(PAC-3)
  • 1st Air Defence Missile Group(PAC-3)
  • 2nd Air Defence Missile Group(PAC-3)
  • 3rd Air Defence Missile Group(PAC-2)
  • 4th Air Defence Missile Group(PAC-3)
  • 5th Air Defence Missile Group(PAC-2)
  • 6th Air Defence Missile Group(PAC-3)
http://en.wikipedia.org/wiki/MIM-104_Patriot
3 - Mỹ không SX tàu ngầm Diesel nên không có bán. Chỉ có tàu ngầm nguyên tử chưa có ý định bán cho ai.
http://en.wikipedia.org/wiki/Submarines_in_the_United_States_Navy
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
(Quốc phòng) - Thập niên thứ hai của thế kỷ 21, để khẳng định sức mạnh của một đất nước đang khát khao vị trí siêu cường, Trung Quốc đã đưa thế giới đi từ hết ngạc nhiên này đến hết ngạc nhiên khác. Ngay từ đầu năm 2011, những tin tức dồn dập về máy bay tàng hình thế hệ thứ năm J-20 cho đến tầu sân bay Shi Lang đã cho thấy tham vọng vươn ra biển lớn. Bên cạnh hải quân và không quân, Lục quân Trung Quốc, vốn bị coi chậm hiện đại hóa nhất, vẫn lấy số lượng để bù đắp chất lượng cũng không chịu bị lép vế. Ngay từ cuối năm 2010, những tin tức không chính thống từ báo mạng Trung Quốc đã hé lộ loại xe tăng mới nhất đang thử nghiệm của lục quân PLA: Type-99KM.Các chuyên gia quân sự Trung Quốc tự tin giới thiệu: “Một Type-99KM tương đương với ba xe tăng T-90 hay M1A2”; “ xe tăng Type-99KM đã đi trước thế giới đến cả chục năm”.Đi sau Nga, Mỹ hay một số nước châu u trong cuộc đua chế tạo tầu sân bay hay máy bay thế hệ thứ 5, lần này Trung Quốc quyết đi đầu trong việc phát triển xe tăng chiến đấu thế hệ thứ 4. Loại xe tăng thế h


Mẫu thiết kế xe tăng thế hệ thứ 4 của Trung Quốc lộ diện năm 2008, với ngoại hình khá giống xe tăng M1 Abrams của Hoa Kỳ
Không giống như năm 2008, loại xe tăng mới chỉ dừng lại ở những hình ảnh và phỏng đoán, đầu năm 2011, Type-99KM đã được loan báo với các thông số kỹ thuật khá rõ ràng. Theo đó, Type-99KM có khối lượng 75 tấn, nặng hơn cả phiên bản xe tăng nặng nhất thế giới hiện nay là M1A2 SEP đã trang bị TUSK (*) - 70 tấn. Type-99KM sử dụng pháo chính có cỡ nòng lên tới 155 mm, có khả năng bắn được các loại đạn APFSDS có sơ tốc cao hơn (do nạp được liều thuốc phóng nhiều hơn) và các loại tên lửa chống tăng có đầu nổ lớn hơn. Vỏ giáp của Type-99KM sẽ được trang bị loại giáp composite thế hệ mới nhất với các tấm gia cố làm bằng corundum - nhôm oxit dạng tinh thể, có độ cứng hầu như chỉ thua kim cương. (*) Tank Urban Survival Kit - Trang bị giúp tăng khả năng sống sót của xe tăng trong chiến trường đô thị)


Xe tăng Type-99KM (xuất hiện năm 2011) có các thông số kỹ thuật được công bố vượt xa các loai xe tăng hiện đại đang được vận hành trên thế giới
Không những thế, điểm nổi bật của Type-99KM là hệ thống phòng vệ laser JD-4. Hệ thống đặc biệt này chuyên để chống lại các thiết bị trinh sát quang học, tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại hay laser của đối phương. Theo lý thuyết, khi bị chiếu laser, tháp pháo của Type-99KM sẽ ngay lập tức quay về phía nguồn chiếu, khi đó, hệ thống JD-4 sẽ chiếu một dải laser năng lượng thấp để xác định chính xác đối phương. Khi đối phương đã bị xác định, JD-4 sẽ chiếu một chùm laser năng lượng cực cao tới, phá hủy mọi khí tài trinh sát quang học hay dẫn đường, thậm chí ngay lập tức làm mù người vận hành thiết bị này. Ngoài ra, Type-99KM cũng được trang bị cả hệ thống phòng vệ chủ động (APS) có khả năng bắn hạ tên lửa đang nhắm tới xe tăng tương tự như hệ thống Arena của Nga hay Trophy của Israel. (>> xem thêm)


Hệ thống phòng vệ laser hiện được trang bị trên xe tăng Type-99, tiền thân của hệ thống JD-4 hiện đại hơn nhiều trang bị trên Type-99KM.
Cũng theo lời giới thiệu của các trang mạng Trung Quốc, Type-99KM được trang bị động cơ công suất 2.100 mã lực, mạnh hơn rất nhiều so với động cơ của các loại xe tăng hiện đại ngày nay (1.500 mã lực của M1A2, Leclerc, 1.100 mã lực của T-90 hay 1.200 mã lực của Challenger-2).Type-99KM có thể đạt được tốc độ tối đa trên đường tới 80 km/h (vượt xa cả “xe tăng bay T-80U” vốn “chỉ” có tốc độ 70 km/h). Với dự trữ nhiên liệu lớn, Type-99KM có bán kính hoạt động tới 870 km, cũng vượt xa các loại xe tăng hiện đại khác.


Theo đúng kế hoạch, đến năm 2015, lục quân Trung Quốc sẽ được trang bị lượt Type-99KM đầu tiên gồm 200 chiếc.
Tuy nhiên, dù cho thông số kỹ thuật của Type-99KM được giới thiệu có thể hoàn toàn chính xác và "áp đảo" mọi đối thủ trên thế giới thì loại xe tăng này cũng chưa hẳn là bất khả xâm phạm. Lớp giáp trước dày cũng không thể bảo vệ xe tăng trước các loại tên lửa cá nhân tấn công từ nóc xe như FGM-148 Javelin của Hoa Kỳ hay các loại tên lửa khác bắn từ trực thăng khác. Hệ thống JD-4 cũng không thể bảo vệ xe tăng trước các loại tên lửa dẫn đường laser mới như AT-14 Kornet hay AT-16 Vikhr vì chùm laser được chiếu vào cảm biến ở đuôi tên lửa để điều chỉnh độ lệch chứ không chiếu trực tiếp vào xe tăng. Hệ thống phòng vệ chủ động APS cũng “bó tay” trước những loại súng chống tăng thế hệ mới với đạn mồi giả như RPG-30.Theo kế hoạch, có khả năng đến năm 2015, Trung Quốc sẽ sản xuất lô Type-99KM đầu tiên với 200 chiếc để bổ sung cho lực lượng lục quân khổng lồ của mình. Tới lúc đó, mới có thể bình luận thêm về khả năng thực chiến của Type-99KM.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nhận diện khí tài “lạ” trên tiêm kích J-8II Trung Quốc

(Kienthuc.net.vn) - Thiết bị “lạ” treo dưới bụng tiêm kích đánh chặn J-8II của Trung Quốc được xác định là khí tài tác chiến điện tử KZ-900.



Thời báo Hoàn Cầu mới đây đăng tải bức ảnh về thiết bị nhìn gần giống quả bom nhỏ lắp dưới bụng máy bay tiêm kích đánh chặn J-8II. Theo một số nguồn tin thì đây là pod tác chiến điện tử KZ-900 do Công ty Khoa học Công nghệ Điện tử chế tạo.
KZ-900 được dùng để tìm kiếm, ngăn chặn, phân tích và nhận dạng tín hiêu radar phát ra của đối phương, để có được những thông tin về hệ thống vũ khí của radar liên quan.
Tiêm kích đánh chặn J-8II mang pod tác chiến điện tử KZ-900.

Thiết bị trinh sát này sử dụng máy thu băng thông rộng với độ nhạy cao cùng với hệ thống xử lý tín hiệu - dữ liệu hiện đại, có phạm vi bảo phủ tần số tương đối lớn, có thể chặn các tín hiệu bức xạ radar các loại, thích ứng với môi trường điện tử tín hiệu dày đặc và phức tạp, có tỷ lệ khả năng đánh chặn cao, phân loại và xử lý nhanh chóng.
Hệ thống KZ-900 có thể tự động tìm kiếm, xử lý tín hiệu radar mục tiêu trên không, thu được các tham số tín hiệu radar, xác định tần số làm việc và hướng tín hiệu đến của radar đối phương. Và dẫn đường cho máy bay gây nhiễu điện tử thực hiện việc áp chế đài radar đối phương.
Sau khi tiến hành xác định hướng và định vị chính xác radar, nó còn có thể dẫn đường cho vũ khí mang tính sát thương như tên lửa chống bức xạ phá hủy hệ thống radar của đối phương. Ngoài ra, hệ thống này còn có thể thông qua chuỗi dữ liệu đưa thông tin chặn được cho sở chỉ huy mặt đất, để thuận lợi cho chỉ huy tiến hành bố trí kỹ chiến thuật nhanh chóng và hiệu quả.
Trong thời bình, máy bay tiêm kích trang bị pod trinh sát này có thể độc lập hoặc kết hợp để thực hiện nhiệm vụ trinh sát, tìm kiếm vị trí bức xạ điện tử của khu vực có mối đe dọa tiềm tàng và xác định các tham số điện tử liên quan, để thay đổi và làm mới kho dữ liệu tác chiến điện tử.
Thiếu máy bay trinh sát điện tử, Trung Quốc có thể tận dụng hàng trăm chiếc J-8II còn trong biên chế trang bị KZ-900 cho nhiệm vụ này.

Theo các nhà phân tích, J-8II mang pod tác chiến điện tử có thể tạm thời giải quyết được tình trạng thiếu máy bay tuần tra, trinh sát điện tử của Trung Quốc. Tính đến đầu năm 2011, Trung Quốc còn khoảng 300 chiếc J-8 đang được sử dụng. Trong điều kiện như vậy, việc nâng cấp một số chiếc J-8 thành máy bay trinh sát tình báo điện tử và dùng để thực hiện nhiệm vụ tuần tra tại cái gọi là “vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông” (ADIZ) là rất khả thi.
Bên cạnh đó, J-8II vốn là tiêm kích đánh chặn, vì thế khi đối mặt với nguy hiểm trên không có thể tự bảo vệ, thậm chí là không chiến bắn hạ máy bay đối phương.
Máy bay J-8II khi hoạt động độc lập có thể hoàn thành các nhiệm vụ như trinh sát chiến trường, thu thập tình báo, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, có thể nhanh chóng rời khỏi khu vực nguy hiểm.
Tiêm kích đánh chặn J-8II do Tập đoàn Hàng không Thẩm Dương (SAC) thiết kế, phát triển dựa trên mẫu J-8 (cải tiến từ J-7 sao chép MiG-21 Liên Xô), nhưng có phần thân trước, cửa hút khí, cấu trúc mũi khá tương tự mẫu F-4 Phantom II (Mỹ) và Sukhoi Su-15 (Nga). Nhờ việc đưa cửa hút không khí động cơ sang 2 bên thân nên không gian mũi J-8II khá lớn cho phép chứa kiểu radar lớn, hiện đại hơn.
Tiêm kích đánh chặn J-8II.

J-8II trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực WP-13B (sao chép mẫu Tumansky R-13-300 của Liên Xô) cho tốc độ tối đa Mach 2, bán kính chiến đấu 1.000km. Máy bay thiết kế với 6 giá treo trên cánh và thân cho phép mang được tên lửa không đối không, bom và thùng nhiên liệu phụ.
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tên lửa đạn đạo Trung Quốc có thể vươn tới Mỹ
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gio...y-3009945.html Quote:
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong-41 mà Trung Quốc đang phát triển được dự đoán có khả năng tấn công ba thành phố Mỹ chỉ trong một lần bắn, với phạm vi hoạt động lên tới 12.000 km.




Hình ảnh được cho là tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc. Ảnh: Chinamil

Theo tạp chí Quốc phòng Kanwa, do nhà phân tích quân sự người Canada Andrei Chang đứng đầu, với tầm hoạt động khoảng từ 11.500 đến 12.000 km, Đông Phong-41 (DF-41) có khả năng đạt tới bất kỳ mục tiêu nào trong lục địa Mỹ.
Khoảng cách từ căn cứ tên lửa ở tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung Quốc, đến Washington là hơn 11.800 km, đến New York là hơn 11.600 km và đến Los Angeles là hơn 11.100 km. Nếu được phóng từ thành phố Thanh Hải ở phía tây Trung Quốc, quãng đường mà tên lửa phải đi đến Washington ngắn hơn, gần 11.600 km.
Những con số trên cho thấy DF-41 có khả năng tiếp cận mọi thành phố lớn ở Mỹ. Theo tạp chí Kanwa, không sớm thì muộn, Trung Quốc sẽ phát triển loại công nghệ tên lửa đa đầu đạn hạt nhân và chỉ cần một lần tấn công là có thể gây tổn hại cho ba thành phố Mỹ nằm trong tầm bắn.
Hồi đầu tháng 6, Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận Bắc Kinh đang phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa cơ động mới DF-41. Washington cho hay Bắc Kinh đã thử nghiệm loại tên lửa này hai lần kể từ năm 2012.
DF-41 là một phần trong chính sách củng cố tên lửa hạt nhân chiến lược quy mô lớn của Trung Quốc, bao gồm cả ba loại tên lửa liên lục địa khác là DF-31, DF-31A và tên lửa được phóng từ tàu ngầm JL-2.
Giới tình báo Mỹ đánh giá DF-41 có khả năng mang tới 10 đầu đạn hạt nhân.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Báo Nhật: Quân đội Nhật chưa chắc đủ khả năng đánh bại TQ

(Soha.vn) - Tạp chí Pursuit (Nhật) cho hay các chuyên gia quân sự không tin rằng Nhật Bản có thể chiến thắng quân đội TQ nếu bất cứ cuộc xung đột nào giữa 2 nước tiếp tục kéo dài.


Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cho hay, khác với sự tự tin thường thấy, một bài viết trên tạp chí Pursuit của Nhật Bản lại đề cập rằng Nhật Bản có thể sẽ không thể phòng vệ trước Trung Quốc nếu như xung đột giữa 2 nước nổ ra.
Theo Pursuit, quan niệm cho rằng Quân đội Trung Quốc (PLA) được trang bị nghèo nàn, còn các Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) được trang bị hiện đại và huấn luyện chuyên nghiệp đã không còn đúng nữa. Các chuyên gia quân sự không tin rằng JSDF có đủ khả năng đánh bại PLA nếu bất cứ cuộc xung đột nào giữa 2 nước tiếp tục kéo dài.
Jun Kitamura, từng là chuyên gia phân tích chiến lược cho Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ, nhận định rằng điều cần cân nhắc đầu tiên nếu chiến tranh Trung-Nhật nổ ra là các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm xa với các đầu đạn thông thường và khả năng Trung Quốc có thể tấn công Nhật Bản mà không cần di chuyển quân.

Bức ảnh được cho là Trung Quốc thử nghiệm tên lửa hành trình CJ-10.
Pursuit cho hay chi phí cho các tên lửa hành trình tầm xa đủ rẻ để Trung Quốc tấn công Nhật Bản. PLA hiện trang bị 600-700 tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-10 và 100 tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21. Cũng có nhiều đồn đoán rằng PLA sẽ có trong tay các tên lửa hành trình siêu thanh Kh-32 trong tương lai.
Hệ thống phòng thủ tên lửa chủ lực của JSDF là tên lửa đánh chặn SM3 trên các hệ thống chiến đấu Aegis. Nếu hệ thống Aegis thất bại, tên lửa đất đối không MIM-104 Patriot sẽ đánh chặn tên lửa của đối phương. Bên cạnh đó, tên lửa hành trình đối phương cũng có thể bị đánh chặn bởi các tiêm kích hoặc tàu hộ vệ của Nhật nhưng điều này đòi hỏi hoạt động tuần tra phải được tiến hành 24/24.

Khu trục hạm lớp Kongo trang bị hệ thống Aegis của Nhật Bản​
HOTGửi ý kiến, tặng 3 triệu đồng
Rất có khả năng trong trường hợp chiến tranh, PLA sẽ phát động các cuộc tấn công bằng tên lửa để gây ra sự hoảng loạn cho người dân Nhật Bản. Văn phòng Thủ tướng, các trạm truyền hình, Bộ Quốc phòng và các nhà máy hạt nhân sẽ là những mục tiêu của chúng, trong đó, Tokyo sẽ có thể là mục tiêu tấn công đầu tiên. JSDF sẽ phải triển khai rất nhiều lực lượng đảm nhiệm phòng thủ tên lửa nên các mũi phòng thủ khác ở lục địa Nhật Bản sẽ chịu ảnh hưởng lớn.
Theo Pursuit, PLA có quân đổ bộ tương tự như Lính thủy đánh bộ Mỹ và họ cũng sở hữu các phương tiện đổ bộ với số lượng chỉ xếp sau Mỹ. Ngoài 90 phương tiện đổ bộ có thể chuyên chở 16.000 lính hải quân đánh bộ, PLA còn có thể triển khai hàng nghìn quân lính và hàng trăm xe tăng. Với việc mua các tàu vận tải đổ bộ và xe tăng hạng nhẹ từ Ukraine, khả năng đổ bộ của PLA đã tăng lên đáng kể.

ZTD-05 với pháo 105mm​
PLA sở hữu các xe tăng hạng nhẹ mà JSDF thiếu, xe lội nước ZTD-05 được trang bị pháo 105mm có khả năng xuyên thủng xe tăng Type 90 hoặc Type 10 của JSDF. PLA cũng có thể sử dụng các tên lửa hành trình tầm xa và điều động tiêm kích Su-27 để đối phó với các máy bay chiến đấu F-15 của Nhật Bản. Su-27 có khả năng bảo vệ các tàu vận tải đổ bộ của Trung Quốc. Pursuit cho rằng PLA có khả năng triển khai 1,6 triệu quân tới Nhật Bản nên Nhật Bản sẽ bị đặt vào tình thế rất khó khăn với 140.000 quân.
Hi vọng duy nhất đối với Tokyo khi chiến sự nổ ra là phong tỏa các cảng biển của Trung Quốc càng sớm càng tốt. Ưu thế của JSDF nằm ở khả năng chống ngầm và quét mìn nên không những có thể ngăn PLA đổ bộ lên Nhật Bản mà còn có khả năng tấn công mạnh mẽ vào Trung Quốc.
Trung Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân, trong khi Nhật Bản không được phép phát triển loại vũ khí này, vì vậy, theo Pursuit, phương án tối ưu nhất với Nhật Bản là giải quyết vấn đề này thông qua các kênh chính trị và ngoại giao để đàm phán với Trung Quốc.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Nhật đánh thế nào đc tầu phù. trừ phi tứ phía giáp công. Nhật Đài Ấn và Việt cùng đánh thì may ra nó thiệt hại nhiều.
 

hixhix99

Xe hơi
Biển số
OF-46259
Ngày cấp bằng
12/9/09
Số km
112
Động cơ
463,020 Mã lực
Trung quốc nói gì thì nói... Nhưng vẫn phải công nhận là một cường quốc quân sự và kinh tế. Hix
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc dọa nướng F-22 như vịt
(Vũ khí) - Sau khi hết tên lửa, phi công Mỹ thanh thản ngồi nhìn 2 chiếc tiêm kích thế hệ 3 của Trung Quốc nướng chiếc F-22 thành món “vịt Bắc Kinh”

Sau khi các chuyên gia Mỹ liệt kê 5 loại vũ khí mà Trung Quốc “khiếp vía” khi đối đầu với Nhật Bản, các chuyên gia Nhật Bản tiếp tục đưa ra quan điểm rằng một chiếc F-22 của Mỹ có thể “nuốt” gọn 10, thậm chí 20 chiếc tiêm kích thế hệ 3 của Trung Quốc. Kịch bản này được người Nhật đưa ra trong một cuộc chiến giả định là Trung Quốc đánh chiếm đảo Senkaku và liên quân Mỹ-Nhật tổ chức tái chiếm.
"Chim ăn thịt" F-22 của Mỹ Ngay lập tức, một chuyên trang nghiên cứu của Tân hoa xã, hãng thông tấn trung ương của Trung Quốc, đã cho đăng tải bài phân tích phản bác của nhà bình luận có tên là Cao Phong. Dưới đây là nội dung bài viết:
Tạp chí SAPIO của Nhật Bản số ra tháng Bảy (bản công bố trước) đã có bài viết về giả thiết: Nếu Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) thì Tokyo sẽ đáp trả ra sao?
Theo bài báo, việc mô hình hóa một chiến dịch đáp trả phối hợp giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và các đơn vị Mỹ đang đóng quân tại Nhật Bản giúp rút ra một kết luận rằng “nếu không có gì ngăn cản đối với việc thực hiện nghĩa vụ chung Mỹ-Nhật trong đảm bảo an ninh thì một chiến dịch phối hợp giữa hai nước nhằm tái chiếm đảo chắc chắn sẽ giành thắng lợi tuyệt đối”.
Bài báo của SAPIO thậm chí còn “khoe khoang” khi khẳng định rằng “trong trường hợp một số lượng lớn máy bay Trung Quốc ồ ạt tiếp cận thì ngay lập tức các tiêm kích tàng hình F-22 sẽ cất cánh từ căn cứ Kadena và một chiếc máy bay này có sức mạnh tương đương với một chục chiếc máy bay thế hệ 4. Kể cả trong trường hợp Trung Quốc ném 20 chiếc máy bay vào trận đối đầu với một chiếc F-22 thì chiếc F-22 hoàn toàn có khả năng tiêu diệt chúng và quay trở về căn cứ”.
Mới đây, các chuyên gia Mỹ cũng đã nêu danh sách 5 loại vũ khí mà Bắc Kinh sợ hơn cả trong trường hợp xảy ra xung đột Trung-Nhật. Đáng chú ý nhất là kết luận cuối dành cho lực lượng Mỹ đang đồn trú tại Nhật Bản. (4 vũ khí khác gồm: tàu ngầm lớp Soryu, chiến đấu cơ F-15J, tàu khu trục lớp Atago và tàu sân bay trực thăng đa năng Izumo).
Tàu trực thăng đa năng lớp Izumo DDH181 và DDH183 của Nhật Bản Thông qua danh sách này, giới chuyên gia Mỹ muốn gửi tới Trung Quốc một thông điệp rằng đóng vai trò quyết định trong cuộc chiến Trung-Nhật sẽ lực lượng Mỹ. Khi đó, việc một tạp chí của Nhật Bản đề cao sức mạnh vượt trội của F-22 trước các máy bay Trung Quốc cũng là hiệu ứng tiếng vang từ “sự cường điệu” của người Mỹ.
Truyền thông Nhật Bản tin tưởng rằng với sự vượt trội của F-22, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc sẽ không phải là mối đe dọa. Nếu F-22 vượt trội so với những chiếc tiêm kích thế hệ 4 của Trung Quốc thì một chiếc F-22 có thể dễ dàng quét sạch một số lượng tiêm kích không đáng kể trên Liêu Ninh. Lý do là tàu Liêu Ninh trên thực tế chỉ có thể mang theo những tiêm kích thuộc thế hệ thứ 3.
Tuy nhiên, người Nhật hoàn toàn không có căn cứ nào để có thể đưa ra khẳng định chắc nịch như vậy.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc Trước hết, bản thân người Mỹ cũng không hoàn toàn tin chắc vào khả năng tàng hình của F-22. Ngay từ khi người Mỹ có F-117 thì người Trung Quốc cũng bắt đầu có trang thiết bị và công nghệ nhằm phát hiện các loại máy bay tàng hình. Các radar Trung Quốc hoàn toàn có đủ khả năng để theo dấu F-22 và điều máy bay đánh chặn.
Một khi tính năng tàng hình bị vô hiệu hóa thì sự vượt trội của F-22 trước các máy bay chiến đấu thế hệ 3 của Trung Quốc cũng không đáng tin.
Do một cuộc xung đột nhiều khả năng sẽ diễn ra gần với Trung Quốc đại lục nên các hệ thống radar của Trung Quốc hoàn toàn có đủ khả năng loại bỏ tính năng tàng hình của F-22.
Chỉ cần phát hiện được F-22, xác định được vị trí của loại máy bay này thì tất cả sẽ bước vào một trận chiến khốc liệt ở khoảng cách trung bình.
So với các tên lửa tầm trung SD-10 của Trung Quốc thì tên lửa AIM-120 mà Mỹ đang trang bị cho F-22 không hoàn toàn vượt trội về tầm bắn. AIM-120 của Mỹ vượt trội hơn các tên lửa cùng loại của Trung Quốc về độ chính xác và khả năng chống nhiễu.
Tuy nhiên, trong điều kiện chiến đấu, ưu thế vượt trội được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau. Một khi các máy bay tiêm kích của Mỹ và Trung Quốc ở khoảng cách tương đối gần thì khó có thể nói trước về chiến thắng hay thất bại dành cho loại máy bay nào.
Tiêm kích J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc Người Mỹ cũng không thể chắc chắn rằng máy bay của họ hoàn toàn thắng thế trước máy bay Trung Quốc trong trận chiến một chọi một chứ chưa nói đến cuộc chiến một đánh chặn hàng chục như giả thiết của báo Nhật Bản.
Đặc điểm cơ bản tạo nên ưu thế vượt trội của F-22 là khả năng tàng hình. Nhờ khả năng này F-22 có thể phát hiện ra đối phương trước và ra đòn tấn công ở ngoài phạm vi có thể bị nhìn thấy. Tuy nhiên, nếu buộc phải tham gia trận chiến với một đối thủ có thể nhìn thấy được thì so về tính cơ động với các máy bay thế hệ 3 của Trung Quốc, cơ hội giành chiến thắng tuyệt đối của F-22 là rất thấp.
Mỹ mới đây đã điều F-22 tới tập trận chung với Malaysia. Trong cuộc tập trận này, F-22 đã bay cùng với Su-30 của Không quân Malaysia. Thực chất, qua cuộc tập trận này, Mỹ muốn xây dựng chiến thuật cho F-22 trong cuộc đối đầu với tiêm kích thế hệ 3 của Nga và Trung Quốc. Điều này chứng tỏ người Mỹ cũng không thực sự lạc quan về khả năng vượt trội của F-22.
J-15 cất cánh từ Liêu Ninh Thiếu sót lớn nhất trong sự “khoác lác” của tạp chí Nhật Bản nằm ở chỗ nếu Trung Quốc cùng lúc điều 10 chiếc tiêm kích thế hệ 3 tham chiến thì một chiếc F-22 không có đủ tên lửa để bắn hạ toàn bộ số máy bay này của Trung Quốc. Mỗi chiếc F-22 mang tối đa 6 quả AIM-120, loại tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu từ ngoài tầm nhìn.
Trong trường hợp sử dụng chiến thuật tấn công bí mật bất ngờ, chiếc F-22 có thể bắn nốt 2 quả tên lửa không đối không tầm gần nữa để tiêu diệt tiếp 2 máy bay Trung Quốc. Như vậy thì vẫn còn 2 chiếc tiêm kích thế hệ 3 nữa của Trung Quốc trong khi phi công F-22 chỉ còn lại pháo.
Khi đó, có lẽ phi công trên chiếc F-22 buộc phải “thanh thản” mà quan sát 2 chiếc tiêm kích của Trung Quốc biến máy bay của anh ta thành món “vịt quay Bắc Kinh”.
 

hoaianh123

Xe máy
Biển số
OF-325165
Ngày cấp bằng
28/6/14
Số km
83
Động cơ
287,730 Mã lực
Chưa cần nói đến vũ khí , riêng quân đội nó đã đông rồi , lấy thịt đè người
 

lion2007

Xe tải
Biển số
OF-45004
Ngày cấp bằng
30/8/09
Số km
240
Động cơ
464,793 Mã lực
Chưa cần nói đến vũ khí , riêng quân đội nó đã đông rồi , lấy thịt đè người
Thời buổi này lấy thịt đè người o giải quyết gì cả. Mẽo đánh iraq nó chưa cần đổ quân, cho tên lửa hành trình đi trước đã làm tê liệt, ixrael một mình chấp cả khối Ả rập
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Thời buổi này lấy thịt đè người o giải quyết gì cả. Mẽo đánh iraq nó chưa cần đổ quân, cho tên lửa hành trình đi trước đã làm tê liệt, ixrael một mình chấp cả khối Ả rập
Vấn đề là phải có nhiều tiền!:D
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chiến lược A2/AD của TQ chống Mỹ-Nhật

 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Vấn đề là phải có nhiều tiền!:D
Tinh thần chiến đấu phải tốt nữa .. người lính Do Thái sau lưng họ là biển, gia đình, vợ con .. không có đường lùi nên lăn xả sẵn sàng hy sinh thân minh .. bên kia lính ả rập nhà có dăm vợ, làm ăn láng tráng vẫn có xe đi, tiền tiêu xài ... động lực chiến đấu khác xa nhau ....
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top