[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

nangsaigon

Xe hơi
Biển số
OF-294050
Ngày cấp bằng
27/9/13
Số km
118
Động cơ
315,390 Mã lực
Khiếp tay Tàu này trang bị nhiều vũ khí hạng nặng quá, Việt Nam mình sao chống đỡ nỗi ta
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
nó phát triển đâu chỉ để răn đe Vn . nó còn phải phòng bị Nga Ấn Nhật Hàn Đài toàn ông to cả =)) chửa kể đến Phi mã thậm chí cả triều
Vn chưa phải xoắn
hàng xóm mà nó toàn gây hấn chả chơi thằng nào
 

tomhh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-131040
Ngày cấp bằng
16/2/12
Số km
957
Động cơ
381,268 Mã lực
Nơi ở
PHƯƠNG ĐÔNG AUTO
Website
phuongdongauto.net
bác cóp cái này em đọc hết rồi, mời bác nào chưa đọc thì vô nha
 

bimbim1976

Xe điện
Biển số
OF-55078
Ngày cấp bằng
15/1/10
Số km
3,028
Động cơ
472,362 Mã lực
Em thì nghĩ thế này, thùng rỗng thì kêu to. Có thằng giầu nào mà kêu là tao rất nhiều tiền đây, có thằng điên mới khoe loạn lên thế.
Những thứ đó là bí mật quân sự của quốc gia, mình không khoe không có nghĩa là không có, ai biết được mấy cụ nhà mình đầu tư còn hiện đại hơn thì sao, cho nên em cũng thấy sự bành trướng khoe mẽ của Khựa cũng y hệt bản tính của nhà nó không có gì lạ cả.
Sợ nhất là mấy bố ngấm ngầm ko nói ko rằng gì thiên hạ lại tưởng chả có vũ khí mẹ gì, lúc lôi ra thì đủ cả, em chỉ nói thế thôi các cụ nhé.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc tính nâng cấp Su-30MKK đối chọi Su-30MKI Ấn Độ

(Kienthuc.net.vn) - Các máy bay Su-30MKK Trung Quốc sở hữu hệ thống trinh sát yếu kém hơn so với Su-30MKI Ấn Độ, khiến khả năng giành chiến thắng trong không chiến là rất thấp.



Theo tạp chí Military Parade, để cạnh tranh với tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ, Không quân Trung Quốc có thể xem xét thay thế hệ thống ngắm mục tiêu radar tích hợp RLPK-27VE bằng hệ thống radar mạng pha quét điện tử bị động tối tân.
Mặc dù Trung Quốc đã tỏ ra có khả năng chế tạo các phiên bản tiêm kích Nga của riêng mình, ví dụ như J-11B (sao chép cải tiến mẫu Su-27SK Nga), J-15 (sao chép mẫu Su-33) hay J-16 (sao chép Su-30MK), nhưng các chuyên gia phương Tây vẫn đặt nhiều câu hỏi về chất lượng các máy bay Trung Quốc thực sự có tương đương với bản gốc Nga. Đây là lý do giải thích tại sao Trung Quốc vẫn phải mua tiêm kích thế hệ 4+ Su-35S của Nga, mặc dù nước này đã có thể thiết kế máy bay tiêm kích thế hệ 5.
Dù đã chế tạo được tiêm kích nội địa nhưng Su-30MKK vẫn được coi là mẫu tiêm kích tốt nhất, mạnh nhất Trung Quốc.

Trung Quốc hiện vẫn không thể thiết kế, sản xuất động cơ và hệ thống radar tiên tiến. Ấn Độ - một trong những đối thủ lớn của Trung Quốc đã nhập khẩu những chiếc Su-30MKI trang bị hệ thống radar quét mạng pha điện tử bị động cực mạnh Bars-E và mua được giấy phép sản xuất động cơ tích hợp kiểm soát véc tơ lực đẩy AL-31FP từ Nga.
Với khả năng theo dõi mục tiêu ở tâm xa đến 200km, Su-30MKI có thể dễ dàng đánh bại các mẫu tiêm kích Trung Quốc trong một cuộc xung đột tiềm tàng.
“Chỉ với hệ thống ngắm mục tiêu radar tích hợp RLPK-27VE, Su-30MKK của Trung Quốc không thể phóng tên lửa không đối không tầm siêu xa KS-172 của Nga”, Khán Hòa cho biết. Đây là lý do tại sao Trung Quốc xem xét việc nâng cấp Su-30MKK với radar quét mạng pha điện tử bị động

Điểm danh 7 tàu chiến Trung Quốc dám 'đọ sức' với Nga

Trong hai tháng 7 và 8, hải quân Nga và Trung Quốc liên tiếp tổ chức 2 cuộc diễn tập với sự tham gia của 13 tàu chiến. Để tham gia 2 cuộc diễn tập này hải quân Trung Quốc đã điều động 7 tàu thuộc Hạm đội Bắc Hải, còn phía Nga là 5 tàu thuộc hạm đội Thái Bình Dương.

Theo Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Đại tướng Valery Gerasimov cho biết, cuộc diễn tập đầu tiên, mang tên Naval Interaction 2013, sẽ được tổ chức trên biển Nhật Bản từ ngày 5 - 12/7, cuộc diễn tập thứ hai, mang tên “Sứ mệnh Hòa bình 2013” (Peace Mission 2013), sẽ diễn ra tại khu vực Urals của Nga từ ngày 27-7 đến ngày 15-8.


Lực lượng tàu chiến Trung Quốc tham gia tập trận lần này gồm: tàu khu trục tên lửa Type 051C Thẩm Dương (115), Thạch Gia Trang (116); tàu khu trục tên lửa Type 052B Vũ Hán (169); tàu khu trục tên lửa Type 052C Lan Châu (170); tàu hộ vệ tên lửa Type 054A Yên Đài (538), Diêm Thành (546) và tàu tiếp tế Hồng Trạch Hồ (881).



Khu trục tên lửa Type 052B Vũ Hán (169).

Hai tàu khu trục tên lửa Type 051C của Trung Quốc là tàu Thẩm Dương (115) và Thạch Gia Trang (116). Hiện nay 2 tàu này thuộc biên chế của Hạm đội Bắc Hải, là sản phẩm của nhà máy đóng tàu Đại Liên, lần lượt đưa vào biên chế lực lượng hải quân năm 2006 và 2007.


Khu trục tên lửa Type 051C có lượng giãn nước đầy tải tới 6600 tấn, dài 154m, rộng 17,1m, cao 35m, tốc độ tối đa 29 hải lý/h, tốc độ tuần tra 17 hải lý/h. Khi chạy với tốc độ tuần tra nó có phạm vi hành trình tối đa 4000 hải lý, hành trình liên tục trong 15 ngày đêm.


Hai tàu khu trục tên lửa Type 051C của Trung Quốc là Thẩm Dương (115) và Thạch Gia Trang (116).

Đây là một trong những chiến hạm mạnh nhất Hải quân Trung Quốc được trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300FM của Nga (tầm bắn 150km), tên lửa chống tàu tầm xa YJ-83 (tầm bắn khoảng 300km) và các hệ thống vũ khí khác như: 2 khẩu pháo bắn nhanh AK-630, 1 pháo hạm 100mm, 2 cụm, mỗi cụm 3 ống phóng ngư lôi chống ngầm.


Khu trục tên lửa Type 052B mang tên Vũ Hán (169) có lượng giãn nước thông thường 5300, đầy tải 5600 tấn. Nó có chiều dài 155,2m, rộng 17,2m, cao 35m, tốc độ tuần tra 18 hải lý, tối đa 27 hải lý, phạm vi hoạt động 4000 hải lý (tốc độ tuần hành).





Tàu khu trục tên lửa Type 052C Lan Châu (170).

Tàu được trang bị tên lửa chống tàu tầm xa YJ-83 và tên lửa đối không tầm trung Shtil-1 (diệt mục tiêu ở tầm xa đến 32km). Hiện nay, hiện đại nhất trong số các tàu khu trục tên lửa và được cho là có khả năng phòng không hạm đội là các tàu khu trục lớp 051C và 052C, các tàu lớp này sẽ là tương lai của tàu khu trục Trung Quốc, thay thế các lớp tàu cũ, có khả năng phòng không yếu.


Tàu khu trục mang tên Lan Châu (170) thuộc Type 052C, là lớp tàu khu trục mới nhất, hiện đại nhất của Trung Quốc. Nó được người Trung Quốc mệnh danh là “Lá chắn thần Trung Hoa”, sánh ngang tàu khu trục Aegis của Mỹ và nằm trong biên chế biên đội tàu hộ vệ tàu sân bay trong tương lai.



Tàu hộ vệ tên lửa lớp 054A Diêm Thành (546).

Type 052C có chiều dài 155,5m, rộng 17,2m, cao 36m, lượng giãn nước 6000 tấn. Nó có tốc độ tuần hành 18 hải lý/h, tối đa 29 hải lý/h, phạm vi hành trình 4000 hải lý (tốc độ tuần hành), khả năng chống chịu sóng gió cấp 12, có khả năng tác chiến ở bất cứ nơi nào trên thế giới (trừ khu vực bắc cực).


Con tàu được trang bị tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9, là phiên bản trên hạm của tên lửa phòng không mặt đất HQ-9 (phiên bản nhái của tên lửa phòng không S-300 của Nga), có thể diệt mục tiêu ở tầm xa đến 200km, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo); tên lửa hành trình chống tàu/đối đất YJ-62 (tầm bắn tới 400km) hoặc tên lửa hành trình đối đất tầm xa HN-2 (Hồng Điểu-2), tầm bắn 1.800km và các hệ thống pháo, ngư lôi hạng nặng.



Tàu hộ vệ tên lửa lớp 054A Yên Đài (538).

Tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất Hải quân Trung Quốc lớp Type 054A mang tên Yên Đài (538), Diêm Thành (546) cũng được điều động tham gia cuộc diễn tập lần này. Đây là lớp tàu hộ vệ mới nhất, tiên tiến nhất của Trung Quốc, được trang bị toàn diện từ tên lửa phòng không cho đến ngư lôi chống ngầm.


Tàu có chiều dài 134,1m, rộng 16m, lượng giãn nước 4053 tấn, tốc độ tối đa 27 hải lý/h, tốc độ tuần tra 18 hải lý/h, hành trình liên tục 15 ngày trong phạm vi 4000 hải lý với tốc độ tuần hành. Nó có thể mang theo 1 trực thăng Z-9 hoặc Ka-28.



Tàu hậu cần, chi viện 881 Hồng Trạch Hồ .

Tàu hộ vệ Type 054A có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, trên không bằng tên lửa chống tàu tầm xa YJ-83 và 32 ống phóng kiểu thẳng đứng tên lửa đối không tầm trung HHQ-16 (biến thể trên hạm của hệ thống phòng không tầm trung mặt đất HQ-16) cùng nhiều vũ khí pháo, ngư lôi chống ngầm hiện đại khác.


Đi cùng 6 tàu chiến đấu là tàu hậu cần Hồng Trạch Hồ (881) có lượng giãn nước tới hơn 21.000 tấn.


Về phía Nga, lực lượng tham gia diễn tập bao gồm: Tuần dương hạm, kỳ hạm của Hạm đội Thái Bình Dương Varyag (011), tàu hộ vệ chống ngầm cỡ lớn “Nguyên soái Saposnikov” (Saposnikov Marshal - 543), tàu hộ vệ chống ngầm cỡ lớn “Đô đốc Vinogradov” (Admiral Vinogradov - 572), tàu khu trục tên lửa Bystryy (715) và 2 tàu cao tốc tên lửa Project 12411 (Tarantul-III) mang số hiệu 940 (R-11) và 924 (R-14).
 

danmexe

Xe điện
Biển số
OF-2577
Ngày cấp bằng
29/11/06
Số km
2,544
Động cơ
587,870 Mã lực
Chiến lược của VN không nên là chạy đua vũ trang vì chúng ta không đủ lực. Cách phòng thủ tốt nhất theo em là xây dựng được mạng lưới tình báo cực tốt + tập hợp và duy trì được một lực lượng chuyên gia phần mềm/hacker cực giỏi, có khả năng xâm nhập vào các hệ thống liên lạc của TQ để vô hiệu hóa vũ khí của TQ từ trước khi nó được sử dụng (mọi loại tên lửa, máy bay hiện đại đều cần sử dụng hệ thống định vị và liên lạc).
Cái này thì thằng TQ lại là số 1 cụ nhé...
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Nga - Trung Quốc cùng chế tạo máy bay, tránh lệ thuộc Airbus, Boeing

20/05/2014 22:37

Hai tập đoàn nghiên cứu và sản xuất máy bay của Nga (UAC) và Trung Quốc (COMAC) đã ký bản ghi nhớ hợp tác sản xuất máy bay dân dụng tầm xa, nhằm chống lại thế bá chủ thị trường của Airbus (châu Âu) và Boeing (Mỹ).


Một chiếc Tupolev Tu-214 của Nga - Ảnh: RIA Novosti

Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ chuyến viếng thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 20.5.

Mấy thập niên qua, nội việc Airbus cạnh tranh ác liệt với Boeing để giành những đơn mua máy bay của các hãng hàng không khắp thế giới luôn là chuyện thời sự hàng đầu. Nay cuộc cạnh tranh sẽ thêm phần hấp dẫn khi có sự tham gia của COMAC và UAC.

“Chúng tôi đặt mục tiêu sẽ tiến đến việc giành được một vị trí chủ lực ở các thị trường Nga, Trung Quốc cũng như thị trường các nước thứ ba”, là bản tin được UAC loan tải sau lễ ký kết tại Thượng Hải chiều ngày 20.5.

Theo Tổng giám đốc UAC, Mikhail Pogossian, “Bản ghi nhớ này là kết quả của hai năm hợp tác giữa những chuyên gia Nga và Trung Quốc… trong những dự án hợp tác quốc tế tầm cỡ lớn trong lĩnh vực hàng không và công nghệ cao”.

COMAC và UAC dự định nghiên cứu phát triển loại máy bay thân rộng, chở 400 hành khách bay tầm xa. Nó sẽ là chiếc đầu tiên của một dòng máy bay tiên tiến.

UAC (viết tắt của United Aircraft Corporation) là tập đoàn hàng không lớn nhất của Nga hiện nay, bao gồm những nhà sản xuất máy bay từng một thời lừng danh thế giới, gồm Sukhoi, Illyuchine và Tupolev. Nhưng từ những năm 1990 đến nay, hầu hết các loại máy bay trong thị trường vận chuyển hàng không dân dụng của cả Nga lẫn Trung Quốc đều là máy bay của Airbus và Boeing. Tất cả các hãng Aeroflot, S7, Air China, China Southern, China Eastern… đều sử dụng các máy bay của hai nhà sản xuất Âu Mỹ.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Nga - Trung mở rộng hợp tác

21/05/2014 03:00

Không chỉ đẩy mạnh hợp tác quốc phòng, Nga và Trung Quốc còn nhất trí phối hợp chính sách ngoại giao chặt chẽ hơn.


Ông Tập Cận Bình (trái) và ông Putin tại Thượng Hải ngày 20.5 - Ảnh: AFP


Ngày 20.5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin dự lễ khai mạc cuộc tập trận hải quân chung giữa hai nước ở vùng biển ngoài khơi thành phố Thượng Hải. Tham gia cuộc tập trận kéo dài 7 ngày này có tổng cộng 14 tàu chiến, 2 tàu ngầm, 9 máy bay, trực thăng của hai bên. Tân Văn xã dẫn lời ông Tập khẳng định “cuộc tập trận cho thấy quyết tâm và ý chí không thể lay chuyển của Trung Quốc và Nga trong việc cùng đối mặt mối đe dọa và thách thức mới để bảo vệ ổn định, an ninh khu vực”. Tổng thống Putin thì nói ông hy vọng “quân đội hai nước có thể tăng cường hợp tác trong tình hình mới”.

Trong cuộc hội đàm với ông Tập ở Thượng Hải trước đó, ông Putin còn nhấn mạnh hợp tác quốc phòng là yếu tố thiết yếu cho ổn định an ninh khu vực và toàn cầu, theo hãng tin Itar-Tass. Đáp lại, ông Tập đã gọi ông Putin là “người bạn cũ của tôi” và nhấn mạnh việc xây dựng quan hệ chiến lược với Nga là lựa chọn cần thiết cho việc phát triển một thế giới đa cực. Ông Putin cho biết hai bên nhất trí điều phối chính sách ngoại giao của mỗi nước sẽ gần gũi hơn, theo Đài tiếng nói Nước Nga. Sau đó, trong cuộc gặp với cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, ông Putin còn nói hai bên “không có bất đồng mà trái lại có nhiều kế hoạch lớn và sẽ cùng quyết tâm thực hiện”. Trước đó, ông Putin khẳng định quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc đã “đạt tầm cao nhất” và nhấn mạnh: “Trung Quốc là người bạn đáng tin cậy của chúng tôi. Mở rộng hợp tác với Trung Quốc chắc chắn là ưu tiên ngoại giao của Nga”, theo Tân Hoa xã.

Về kinh tế, ông Putin kêu gọi đẩy kim ngạch thương mại song phương từ gần 90 tỉ USD năm 2013 lên 100 tỉ USD vào năm 2015. Ông Putin cho hay hai bên đã đạt được bước tiến đáng kể về thỏa thuận giá cả cho hợp đồng cung cấp khí đốt trị giá khoảng 400 tỉ USD cho Trung Quốc mà hai nước đã đàm phán hơn 10 năm, theo Tân Hoa xã. Ngoài ra, hai bên đã nhất trí mở rộng hợp tác trong ngành dầu khí và ngành khai thác than đá, cũng như đẩy mạnh phát triển nhà máy điện ở Nga để tăng cường xuất khẩu điện sang Trung Quốc... Trong dịp này, hai nước đã ký nhiều thỏa thuận, nhưng Tân Hoa xã không cung cấp chi tiết.

Dự kiến, ông Putin sẽ kết thúc chuyến thăm Trung Quốc hai ngày vào hôm nay 21.5. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Moscow bị phương Tây trừng phạt kinh tế về khủng hoảng Ukraine, còn Bắc Kinh bị thế giới chỉ trích về hành động đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) phi pháp ở vùng biển Việt Nam.

Quote:
TTK LHQ nêu vấn đề biển Đông với Trung Quốc

Theo phát ngôn viên LHQ Stephane Dujarric, vấn đề căng thẳng trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được TTK Ban Ki-moon thảo luận với giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc trong lúc đang ở thăm nước này. Theo đó, ông Ban Ki-moon đã bày tỏ quan điểm rằng tất cả các bên phải kiềm chế và giải quyết tranh chấp hòa bình, thông qua đối thoại và tuân thủ Hiến chương LHQ. Trong chuyến thăm Trung Quốc lần này, ông Ban Ki-moon sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về phối hợp hành động và củng cố lòng tin ở châu Á, diễn ra ở Thượng Hải từ ngày 20 - 21.5. Tham gia hội nghị này còn có lãnh đạo của nhiều quốc gia, kể cả Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Văn Khoa
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Nga-Trung bắt đầu tập trận “Tương tác hải quân”

(ĐSPL) - Đây sẽ là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Nga và Trung Quốc khai mạc một cuộc tập trận chung.
Theo đài Tiếng nói nước Nga, cuộc tập trận bắt đầu ở vùng biển phía bắc Biển Hoa Đông vào ngày 20/5, ngày đầu tiên chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tin tức cho hay cuộc tập trận "Tương tác hải quân" bắt đầu vào ngày 20/5 này có nhiệm vụ nâng cao mức độ phức tạp của các bài tập chung. Cuộc tập trận thường niên này có sự tham gia của 12 tàu chiến và máy bay quân sự. Đây là lần đầu tiên các thủy thủ của Nga và Trung Quốc sẽ hoạt động trong các nhóm tàu hỗn hợp. Kế hoạch tập trận còn trù tính các đợt bắn tên lửa và pháo vào các mục tiêu trên biển, các chiến dịch chống ngầm và cứu hộ.

Theo kế hoạch, tập trận "Tương tác biển" có nhiều đợt bắn tên lửa và pháo vào các mục tiêu trên biển.


Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không chỉ một lần cho các đối tác nước ngoài thấy rằng hai ông giám sát trực tiếp sự tương tác trên biển. Tháng Hai năm nay, thông qua hệ thống truyền hình hội nghị ở Sochi, hai nhà lãnh đạo đã kiểm soát quá trình cuộc tập trận hải quân đầu tiên trong lịch sử quan hệ hai nước ở vùng biển Địa Trung Hải. Khi đó, cuộc diễn tập đã diễn ra trong khuôn khổ chương trình đưa vũ khí hóa học ra khỏi Syria, mà Nga và Trung Quốc đều tham gia.
Theo ý kiến của Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Vladimir Evseev, sự kiện này phản ánh tình hình địa chính trị mới đã hình thành sau cuộc khủng hoảng Ukraina.
Ông Evseev nói: “Sự kiện này không phải là ngẫu nhiên. Đây là một tín hiệu cho phương Tây, chủ yếu là Mỹ, về xây dựng quan hệ quân sự và chính trị mới. Dấu hiệu này cho thấy Nga và Trung Quốc chủ trương củng cố sự hợp tác trong lĩnh vực này. Việc tổ chức tập trận hải quân cho thấy khả năng đạt được thỏa thuận quân sự và chính trị quan trọng, nếu không phải ngay lập tức thì ít nhất trong tương lai gần. Mỹ sẽ nhận thấy tín hiệu này. Nhưng, họ không còn nguồn lực để đối phó với thực tế rằng, Nga và Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh quân sự-chính trị trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trong tình hình này, hình ảnh của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng”.
Phản ứng với lập trường của phương Tây và Mỹ về vấn đề Ukraina, Matxcơva đã tăng cường hợp tác với các nước Châu Á. Xu hướng này đang phát triển. Xác nhận điều này là cuộc tập trận “Tương tác biển” Nga – Trung.
Chuyên gia quân sự, tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng Igor Korotchenko cho biết: “Hiện nay, Nga coi Trung Quốc như một đối tác chiến lược quan trọng nhất. Trước đây, chúng tôi đã xem Mỹ và NATO là các đối tác chiến lược quan trọng nhất. Nhưng, khi các nước này giữ lập trường ‘không hữu nghị’ trong bối cảnh các sự kiện ở Ukraina, Nga đang tích cực hướng tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Và chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Putin sau các sự kiện ở Ukraina là tới Trung Quốc. Ngoài Trung Quốc, Nga cũng sẽ xây dựng quan hệ đặc biệt gần gũi với các trung tâm quyền lực khác ở Châu Á. Vì vậy, có thể nói chắc chắn rằng, tập trận quân sự chung là câu trả lời của Nga và Trung Quốc trước áp lực của Mỹ và phương Tây. Hoạt động này phải được xem xét trong bối cảnh tình hình địa chính trị hiện nay”.
Cuộc tập trận "Tương tác hải quân" sẽ được tổ chức ở vùng biển phía bắc Biển Hoa Đông. Ở vùng biển này, Mỹ thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận chung, gây áp lực tâm lý đối với Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên.
Phó Chủ tịch Học Viện các vấn đề địa chính trị Konstantin Sokolov cho rằng bởi vậy, Mátxcơva và Bắc Kinh đã thông qua quyết định tổ chức cuộc diễn tập ở vùng biển này: “Đây là lần thứ 3 Nga và Trung Quốc tổ chức cuộc tập trận hải quân. Vấn đề là ở chỗ, gần như 2-3 lần trong năm ở vùng biển này tiến hành các cuộc tập trận Mỹ-Hàn. Vì vậy, cuộc tập trận Nga-Trung là cách phản ứng của Matxcơva và Bắc Kinh trước các bài tập quân sự Mỹ-Hàn tiến hành thường xuyên ở vùng biển đó. Khu vực này là rất nhạy cảm đối với Trung Quốc, quốc gia này có vấn đề lãnh thổ với Nhật Bản. Và Tokyo nhận sự hỗ trợ của Washington, do đó, cuộc tập trận hải quân có thể được coi như sự hỗ trợ của Matxcơva đối với Bắc Kinh”.

Sự hợp tác Nga - Trung là yếu tố quan trọng của sự ổn định quốc tế


© Photo: RIA Novosti/ Alexey Drujinin


Tương tác Nga - Trung là một yếu tố quan trọng của sự ổn định quốc tế.



Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá như vậy sự hợp tác giữa Mátxcơva và Bắc Kinh trên trường quốc tế. Ngày 20 tháng 5, ở Thượng Hải, ông Putin đã hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo kết quả cuộc hội đàm hai bên đã thông qua tuyên bố chung.
Phát biểu tại cuộc hội đàm với thành phần mở rộng, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, sự hợp tác của hai nước tại Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác ngày càng trở nên quan trọng.
Theo Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông Sergei Luzyanin, cơ sở của sự hợp tác này là việc cả hai nước có cách tiếp cận chung với vấn đề xây dựng các mối quan hệ quốc tế. Trung Quốc và Nga cho rằng, nguyên tắc quan trọng nhất là tôn trọng luật pháp quốc tế và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Trên thế giới hiện nay khi mọi nước liên hệ lẫn nhau, ngôn ngữ trừng phạt đơn phương là không thể chấp nhận được. Đó là lý do tại sao Nga và Trung Quốc đã ngăn chặn dự thảo nghị quyết về Syria tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, văn kiện quy định áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại chế độ Bashar al-Assad. Chuyên viên Nga nói:“Cần phải phát triển sự hợp tác trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Dù Nga và Trung Quốc không phải lần nào cũng bỏ phiếu như nhau trong Hội đồng Bảo an, nhưng, có xu hướng hết sức quan trọng - hai bên phối hợp kế hoạch và lợi ích địa chính trị trong tổ chức quốc tế này. Đồng thời, tại Liên hợp quốc, cả Nga và Trung Quốc đều có những đối tác và đồng minh của mình. Các nước đó cũng có thể tham gia vào các diễn đàn và dự án của Liên Hợp Quốc để hạn chế quyền bá chủ của Mỹ và cái gọi là "hành động nhân đạo" của phương Tây”.
Trong bản tuyên bố chung được thông qua theo kết quả cuộc hội đàm ở cấp cao nhất, Nga và Trung Quốc kêu gọi duy trì sự ổn định trong quan hệ quốc tế, hòa bình và an ninh trong khu vực và trên toàn thế giới. Mátxcơva và Bắc Kinh kêu gọi giải quyết các tình huống khủng hoảng và các cuộc tranh chấp, đấu tranh chống khủng bố và tội phạm xuyên biên giới. Yếu tố hết sức quan trọng ở đây có thể là sự tương tác giữa hai nước về vấn đề Afghanistan, đặc biệt sau khi lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu rút khỏi nước này. Ông Sergey Luzyanin cho biết: “Nếu nói về những hình thức hợp tác quốc tế thì Nga và Trung Quốc có thể phối hợp nỗ lực dành viện trợ kinh tế cho Afghanistan. Trung Quốc đã ký các hợp đồng trị giá nhiều tỷ đô la về khai thác tài nguyên khoáng sản tại Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan. Liên bang Nga cùng với Trung Quốc cũng có thể tìm lĩnh vực hợp tác kinh tế thích ứng”.
Theo chuyên gia Nga, để đảm bảo sự ổn định xung quanh Afghanistan, Nga và Trung Quốc nên hợp tác chặt chẽ hơn trong khu vực Trung Á. Về mặt lý thuyết, ở khu vực này có tể thiết lập quan hệ hợp tác giữa tổ chức đang được củng cố - Liên minh Hải quan của Nga, Kazakhstan và Belarus - và "Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa " - đề xuất của ông Tập Cận Bình.
Hai dự án này đang phát triển song song. Tuy nhiên, ngay hiện nay có thể thấy những hình thức hợp tác tương lai, ví dụ, Nga và Trung Quốc có thể hợp tác trong các vấn đề nước và thủy điện ở Trung Á, có thể thực hiện các dự án giao thông với sự tham gia của "các nước trung chuyển" trong khu vực. Hai nước có thể thành lập xí nghiệp liên doanh trong khu vực với sự tham gia của các quốc gia thành viên Liên minh Hải quan và các quốc gia “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa”. Những dự án như vậy sẽ minh họa tốt nhất nội dung bản tuyên bố chung đề cập đến việc gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, sự tương tác giữa các nền kinh tế và văn hóa của các quốc gia khác nhau . Đó là ý kiến của Phó Giám đốc Viện Viễn Đông Sergei Luzyanin.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2014_05_20/272580224/


Putin: Hợp tác Nga-Trung chưa từng có trong lịch sử

Trước thềm chuyến công du tới Thượng Hải để ký kết các thỏa thuận hợp tác quan trọng với Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng hợp tác giữa Moscow và Bắc Kinh đang ở mức cao nhất trong lịch sử.





“Giờ đây, hợp tác giữa Nga và Trung Quốc đang tiến sang một giai đoạn mới của quan hệ đối tác toàn diện và tương tác chiến lược. Không có gì sai khi nói rằng mối quan hệ này đã đạt tới mức cao nhất trong lịch sử nhiều thế kỷ qua” – RT dẫn lời Tổng thống Nga nói khi trả lời phỏng vấn báo chí Trung Quốc.
Tổng thống Nga Vladimir PutinTổng thống Nga nói thêm, đôi bên đã ‘tích cực thiết lập nên một cấu trúc phát triển bền vững và an ninh mới ở châu Á – Thái Bình Dương. Cấu trúc này nên dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng luật pháp quốc tế, tính toàn vẹn của an ninh, không sử dụng vũ lực và đe dọa vũ lực’.
Theo Tổng thống Nga, các lĩnh vực hợp tác chính giữa Nga và Trung Quốc trong giai đoạn này bao gồm việc mở rộng quan hệ kinh tế và hợp tác trong khoa học, lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao.
Lúc này, Trung Quốc đang được coi là đối tác hàng đầu về ngoại thương của Nga.
Năm 2013, trao đổi thương mại song phương đạt gần 90 tỉ USD và dự kiến có thể tăng lên thành 100 tỉ USD vào năm 2015 và trên 200 tỉ USD vào năm 2020.
Nga và Trung Quốc đang hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực năng lượng, và dự định thiết lập nên liên minh năng lượng chiến lược.
Dự án khổng lồ trị giá trên 60 triệu USD đang được triển khai, nhằm cung cấp dầu thô của Nga cho Trung Quốc theo đường ống Skovorodino-Mohe.
Hai nước cũng đang thực thi một danh sách các dự án chung trong 40 lĩnh vực ưu tiên với tổng vốn đầu tư lên tới khoảng 20 tỉ USD.
Cũng trong chuyến công du lần này của ông Putin, Nga và Trung Quốc cùng lúc có tập trận chung trên biển Hoa Đông.



Nga - Trung liên minh đối đầu với Mỹ


Tổng thống Vladimir Putin ngày mai bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc, nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược song phương trên hai lĩnh vực quân sự và năng lượng, đặc biệt trong bối cảnh hai nước đều đang phải chịu sức ép lớn từ Mỹ.


Hai nội dung nổi bật trong chuyến công du sắp tới của Tổng thống Putin là việc cùng Chủ tịch Tập Cận Bình tham dự lễ khai mạc cuộc tập trận chung tại phía bắc biển Hoa Đông và hàng loạt thỏa thuận hợp tác năng lượng song phương.
Giới phân tích cho rằng, cả Bắc Kinh và Moscow đều nhận ra những lợi thế của việc tăng cường hợp tác trong thời điểm này. "Hai nước muốn cùng nhau làm suy giảm sức ảnh hưởng của Mỹ, từ đó mở ra không gian kinh tế, chiến lược rộng lớn hơn", bình luận viên Brian Spegele thuộc tờ Wall Street Journal nhận định.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du Moscow của ông Tập tháng 3/2013. Ảnh: Reuters.
Nga lo ngại Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) không ngừng mở rộng sức ảnh hưởng về phía đông, đặc biệt là xu hướng khuếch trương của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), uy hiếp đến vùng ảnh hưởng chiến lược của Moscow.
Đây là lý do khiến Nga có phản ứng mạnh mẽ trong vấn đề Ukraine, bởi quốc gia cựu thành viên Liên Xô này là nước có diện tích lớn nhất nằm giữa Nga và EU. Nhưng cũng chính vì vậy mà Moscow đang phải đối diện với nhiều nguy cơ kinh tế, chính trị do bị phương Tây cô lập.
Trung Quốc thì cảm thấy bị Mỹ và các đồng minh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương kiềm chế, đặc biệt sau chuyến công du bốn nước châu Á của Tổng thống Barack Obama.
Trong chuyến thăm Tokyo, ông chủ Nhà Trắng cam kết sẽ bảo vệ Nhật Bản trên vấn đề tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Tại Philippines, Washington ký với Manila thỏa thuận hợp tác quân sự trong thời gian 10 năm, cho phép tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại quốc gia đồng minh.
"Không phải ngẫu nhiên khi Trung Quốc tuyên bố tập trận chung với Nga tại gần biển Hoa Đông, chỉ một ngày sau chuyến công du của Tổng thống Obama. Động thái này nhằm cảnh cáo Mỹ", ông Lý Kiệt, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Quân sự Hải quân Trung Quốc, cho biết.
Ông Lý cũng cho rằng, kế hoạch tập trận lần này cũng phù hợp với lợi ích của Nga, bởi Moscow đang bị cô lập trong vấn đề Ukraine, và quan trọng hơn cả là hai nước với vị thế của những cường quốc đang lên, mong muốn thay đổi trật tự thế giới hiện tại do Mỹ chủ đạo.
Với việc Tổng thống Putin xuất hiện cùng người đồng cấp Trung Quốc trong lễ khai mạc tập trận chung, Moscow đang gửi đi tín hiệu rõ ràng rằng sẽ nghiêng về phía Bắc Kinh trong các vấn đề tranh chấp chủ quyền với quốc gia láng giềng. Trung Quốc cũng đáp lại thiện chí trên bằng việc công khai thái độ không ủng hộ lệnh trừng phạt đối với Nga và tuyên bố cuộc khủng hoảng Ukraine liên quan đến những ảnh hưởng tiêu cực từ Mỹ và các nước phương Tây.
Ngoài lĩnh vực quân sự, hợp tác năng lượng cũng là nội dung quan trọng hàng đầu trong quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung hiện nay. Từ năm 2004, hai nước đã bắt đầu tiến hành đàm phán cung cấp khí đốt, nhưng kết quả không mấy khả quan do những trở ngại trong vấn đề giá cung cấp và cơ chế định giá.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp năng lượng Nga, trụ cột chính của nền kinh tế nước này, đang chịu sức ép lớn từ lệnh trừng phạt của phương Tây, cũng như xu hướng giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung khí đốt Nga của các quốc gia châu Âu. Cục diện trên buộc Moscow phải thỏa hiệp với Bắc Kinh, để mở cửa thị trường tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới này.
Ngoài ra, nguồn cung thị trường khí đốt thế giới gia tăng trong những năm qua cũng khiến Bắc Kinh có thêm phần lợi thế trên bàn đàm phán. "Đàm phán càng lâu thì tiếng nói của Trung Quốc trên vấn đề định giá càng có trọng lượng", ông Gordon Kwan, Giám đốc bộ phận phân tích thị trường năng lượng thuộc công ty tư vấn Nomura, cho biết.
Ngày 13/5, Thứ trưởng Năng lượng Nga Anatoly Yanovsky cho biết, hợp đồng cung cấp khí đốt của Gazprom cho Trung Quốc đã hoàn thành 98%, và dự kiến ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Putin. Ngoài Gazprom, Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) cũng ký hợp đồng trị giá 270 tỷ USD với hãng dầu mỏ quốc gia Nga Rosneft để mua dầu thô.
Trong thời gian 30 năm bắt đầu từ năm 2018, Nga sẽ cung cấp 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm cho Trung Quốc. Và trong 25 năm tới, 700 triệu tấn dầu của Nga sẽ được nhập khẩu vào thị trường nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đối thủ tiềm tàng
Nga mong muốn tăng cường hợp tác với Trung Quốc, nhưng lo ngại Bắc Kinh chiếm thế thượng phong tại vùng Siberia và Trung Á. Đồ họa: LA Times.
Mặc dù viễn cảnh hợp tác năng lượng được đánh gia là đầy tiềm năng, quan hệ Nga - Trung vẫn tồn tại những nhân tố trở ngại lớn. Ông Dmitri Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow, cho biết, điều Bắc Kinh mong muốn là mối quan hệ đối tác trên lĩnh vực năng lượng, cho phép họ nắm giữ cổ phần trong các hạng mục liên quan chứ không chỉ là người mua.
Tuy nhiên, Moscow không quá nhiệt tình với viễn cảnh trên, bởi lo ngại Trung Quốc sẽ chiếm thế thượng phong tại khu vực Siberia ít người, đất rộng, giàu tài nguyên. Điều này giải thích cho việc Gazprom một mặt khẳng định sẽ cung cấp khí đốt tự nhiên cho Bắc Kinh, nhưng tuyên bố không có kế hoạch hợp tác khoan dầu cùng nước này.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang thực hiện chiến lược "Con đường tơ lụa mới", tập trung đầu tư phát triển mối quan hệ với các quốc gia Trung Á, khu vực có trữ lượng khí đốt phong phú vốn nằm trong vòng ảnh hưởng của Nga.
Theo các tài liệu ngoại giao do Wikileaks tiết lộ, năm 2010, một quan chức ngoại giao Anh từng nhận định rằng Bắc Kinh đang tiến hành chiến lược "xâm chiếm thương mại tại khu vực Trung Á, và Moscow chỉ còn biết đứng nhìn thế chủ đạo của mình đang mất dần".
Cũng trong năm đó, đại sứ Trung Quốc tại Kazakhstan từng công khai tuyên bố quan hệ giữa các nước lớn tại khu vực Trung Á sẽ trở nên vô cùng phức tạp và các đường ống dẫn dầu mới sẽ phá vỡ thế độc quyền năng lượng của Nga tại đây.
Chính vì vậy, Nga chỉ muốn xây dựng mối quan hệ "chuẩn đồng minh" với Trung Quốc, bởi những lợi ích mà hai bên cùng chia sẻ tại thời điểm này. Mối quan hệ đồng minh chính thức sẽ liên quan đến việc nước nào nắm vai trò chủ đạo, điều mà Moscow không mong muốn khi đang ở trong thế yếu hơn lúc này.
"Sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ không có lợi gì cho mong muốn duy trì địa vị nước lớn của Nga tại lục địa Á Âu. Đối thủ cạnh tranh mà ông Putin nên cảnh giác không nằm ở phía Tây mà ở phía Nam", Giáo sư Robert Service thuộc Đại học Oxford, nhận định.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Nga-Trung cam kết hỗ trợ nhau bảo đảm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
Quote:
Nga-Trung Quốc tiếp tục duy trì thỏa ước láng giềng thân thiện.

Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Nguồn: kremlin.ru)


Cơ quan báo chí Điện Kremlin cho biết, kết thúc hội đàm Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cùng ký tuyên bố chung và chứng kiến lễ ký kết hàng loạt văn kiện hợp tác.

Trước đó, Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc đã đồng chủ trì các cuộc hội đàm với thành phần hẹp và mở rộng.

Trong tuyên bố chung, hai bên nhất chí đưa quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược giữa hai nước bước sang giai đoạn mới, duy trì và làm sâu sắc thêm đối thoại niềm tin chiến lược.

Tuyên bố chung cũng nhắc đến việc tiếp tục duy trì thỏa ước láng giềng thân thiện và hợp tác hữu nghị, song nhấn mạnh việc tăng cường hỗ trợ lẫn nhau trong việc bảo đảm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh.

Hai bên nhấn mạnh cùng chống lại các nỗ lực can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của mỗi nước.

Hai bên cùng có ý định thực hiện các bước đi nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác song phương./.
Nga và Trung Quốc ký kết hàng chục văn kiện hợp tác

Theo Tân hoa xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kết thúc hội đàm nhân chuyến thăm của nhà lãnh đạo nước Nga tới Thượng Hải.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) duyệt đội danh dự trong lễ đón ở Thượng Hải. (Nguồn: AFP/TTXVN)

TTXVN cho biết trước khi tiến hành hội đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Nga Putin.

Cơ quan báo chí Điện Kremlin cho biết, trong khuôn khổ cuộc hội đàm hai bên đã trao đổi hàng loạt các vấn đề của chương trình nghị sự song phương.

Trong khuôn khổ chuyến thăm này hai nhà lãnh đạo sẽ chứng kiến lễ ký kết hàng chục văn kiện hợp tác giữa hai nước, tham dự tập trận chung "Tương tác hải quân 2014" và dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác và niềm tin ở châu Á CICA-4.

Cũng theo TTXVN, Tổng thống Putin cũng sẽ tiến hành các cuộc tiếp xúc song phương với một số nguyên thủ các nước tham dự CICA-4.

Trước đó, như PLO đã đưa tin, phát biểu trước các phóng viên Trung Quốc trước thềm Hội nghị Tương tác và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA), ông Putin nói: "Trung Quốc là người bạn đáng tin cậy của chúng tôi . Việc mở rộng hợp tác với Trung Quốc là ưu tiên ngoại giao của Nga".
Tổng thống Nga cũng thông báo về cuộc gặp gỡ quan trọng của mình với chủ tịch Tập Cận Bình. “Tôi tin rằng cuộc gặp này sẽ có ý nghĩa thúc đẩy mạnh mẽ, khắc sâu sự hợp tác trên phương diện quốc tế giữa Nga và Trung Quốc”.


Phân tích mối quan hệ Nga Trung khá phức tạp .không đơn thuần diễn tả bằng cụm từ yêu - ghét ,cần - không cần ,đồng minh - kẻ thù.
1,mối quan hệ nga trung đem lại những gì ?
2 phiếu trong hội đồng bảo an liên hợp quốc và 1 liên minh có tiếng nói đối trọng với Mỹ - NATO trong các vấn đề toàn cầu.
2,vậy nói thế mối quan hệ nga -Trung có thực sự tin tưởng nhau k ?
Chắc chắn không.lịch sử chứng minh rõ ràng ngay trong quốc tế cộng sản.
Hiện nay họ không thể được coi là đồng minh đúng nghĩa mà chỉ coi là 2 kẻ tạm đứng chung chiến hào cùng nhau.
3,vậy trung đã ngầm không phản đối nga ở crưm bằng 1 phiếu trống.liệu nga có đáp trả tương tự như vậy với việt nam ở biển đông ?
Giống Như TQ vs vấn đề crưm. Nga tiếp tục đứng ngoài"bỏ phiếu trống" .Nga sẽ không đưa ra ý kiến củ thể.
4,vì sao Nga lại chần chừ trong việc tiếp cận và thể hiện quan điểm tại biển đông?
Biển đông tồn tại 2 lợi ích nga hướng tới :
+ liên minh với trung quốc.
+ nga muốn xây dựng lại ảnh hưởng tại DNA.
Do đó,nhận thấy xung đột chưa thực sự đủ nóng.tiếng nói của nga sẽ tiếp tục đứng ngoài để duy trỉ lợi ích 2 phiá
5,vậy vn có nên hi vọng vào Nga ?
Trả lời :không.
Sẽ cần phải có trao đổi lợi ích như cam ranh vs nga
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Nga giúp TQ phát triển hải quân để đối đầu Mỹ

Cập nhật 12:37, Thứ Năm, 22/05/2014 (GMT+7)

Tờ Global Times của Trung Quốc dẫn lời một chuyên gia quân sự Nga cho biết Nga đang tăng cường quan hệ với Trung Quốc để thu được lợi nhuận từ việc bán vũ khí đồng thời giúp Trung Quốc chống lại ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.


Chuyên gia giấu tiên hiện đang làm việc cho một tổ chức quân sự tại Nga cho rằng Moscow sẽ sát cánh cùng Trung Quốc trong cuộc xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào với Mỹ. Nga cũng đang xem xét việc giúp Trung Quốc xây dựng lực lượng hải quân ngoài khơi với 5-6 tàu sân bay tấn công.

Trong lúc ấy, Tổng thống Nga Vladimir Putin có chuyến thăm kéo dài 2 ngày tới Thượng Hải bắt đầu từ hôm thứ ba 20/5 với hy vọng sẽ ký được thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Trung Quốc. Cho đến ngày hôm qua, 21/5, tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga và CNPC của Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận lịch sử. Theo đó, hợp đồng của Gazprom với công ty Trung Quốc CNPC là 400 tỷ USD trong vòng 30 năm.

Các chuyên gia cho rằng Moscow đang tìm cách tăng cường hợp tác với Bắc Kinh như một đồng minh địa- chính trị nhằm chống lại Mỹ đồng thời giúp Bắc Kinh đứng vững tại vùng lãnh thổ đang tranh chấp với các nước láng giềng tại biển Đông – vốn do Mỹ kích động theo lời vị chuyên gia này.

Liu Guchang, cựu đại sứ Trung Quốc tại Nga, nói rằng Washington đang nỗ lực để ngăn Trung Quốc và Nga hợp tác với nhau và cùng chống lại Mỹ. Liu nói việc hợp tác này ảnh hưởng sâu sắc hơn tới các vấn đề quốc tế và cả hai nước sẽ làm việc để chống lại sự thống trị của Mỹ.

Theo lời của vị chuyên gia Nga, kẻ thù chính của Trung Quốc là Hải quân Mỹ kể từ khi Nhà Trắng có ý định mở rộng ảnh hưởng tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và quan tâm lớn tới khu vực tranh chấp giàu tài nguyên và khí đốt tự nhiên.

Các hành động của Mỹ đã ngăn mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng phát triển bình thường. Thêm vào đó, Mỹ tích cực tránh liên minh Bắc Kinh-Tokyo bởi nó thách thức sự thống trị và chôn vùi hoàn toàn đồng đô la Mỹ tại châu Á.

Chuyên gia Nga cho biết, mặc dù lực lượng hải quân của Trung Quốc đã trở thành một trong những đội quân mạnh nhất thế giới thì họ vẫn không thể sánh với hải quân Mỹ, lực lượng có thể triển khai 12 tàu sân bay tấn công tại bất cứ nơi đâu. Ông nói thêm rằng Nga sẽ giúp Trung Quốc xây dựng và mở rộng lực lượng hải quân. Nga có lợi thế cạnh tranh trong việc xây dựng tàu sân bay và Trung Quốc cần phải có từ 5-6 cái, càng sớm càng tốt. Nga có thể cung cấp cho Trung Quốc nếu lợi nhuận thu về được trên 10 tỷ USD.

Nếu có thể, Trung Quốc sẽ cân bằng được với ảnh hưởng của Mỹ tại Ấn Độ Dương và Đông Nam Á, chuyên gia Nga nói thêm.

Nguồn : Tin Mới
 

tienphong75

Xe tải
Biển số
OF-131391
Ngày cấp bằng
18/2/12
Số km
422
Động cơ
376,543 Mã lực
Nga giúp TQ phát triển hải quân để đối đầu Mỹ

Thế còn Việt Nam thì sao? Giúp Việt Nam chống Trung Quốc?
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Nga giúp TQ phát triển hải quân để đối đầu Mỹ

Thế còn Việt Nam thì sao? Giúp Việt Nam chống Trung Quốc?
Nga nó không ngu đến mức nó không biết Trung cẩu muốn chiếm vùng viễn đông của Ngố cụ nhóe. Nó cũng muốn chiếm cảm tình với VN để có chuyện gì thì cũng đưa Cẩu vào thế lưỡng đầu thị địch, việc Ngố hợp tác với anh Cà ry cũng 1 phần là vậy.
ngầm giúp Vn cầm chân TQ =))
Cụ nói chuẩn luôn. Mà dạo này cụ mãi mê chinh chiến và yêu đương quá, em vẫn đang chờ cái sê ri tank của mẽo.
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Mỹ đánh giá sai lầm sức mạnh quân đội Trung Quốc?

(Kienthuc.net.vn) - "Chúng ta đang đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Trung Quốc", đó là nhận định của nhà phân tích Brian Weeden.




Trong tháng 3/2014, Brian Weeden - một cựu chuyên gia phân tích không gian của Không quân Mỹ đã công bố một báo cáo chứng minh rằng quân đội Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu loại vũ khí có khả năng tiêu diệt các vệ tinh trong quỹ đạo địa tĩnh (quỹ đạo cách trái đất khoảng 35.786km).
Báo cáo cho biết chi tiết làm thế nào Trung Quốc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh di động vào tháng 5/2013. Hệ thống vũ khí chống vệ tinh này có khả năng nhắm mục tiêu là các vệ tinh trong quỹ đạo trung bình hoặc quỹ đạo địa tĩnh. Khả năng mới bổ sung cho kho vũ khí chống vệ tinh động năng và không động năng của Trung Quốc. Nó báo hiệu các vệ tinh của Mỹ dễ dàng bị phá hủy trong chiến đấu.
Trong báo cáo của Weeden, vào tháng 1/2014 Trung Quốc đã kiểm tra phương tiện siêu thanh WU-14, một vũ khí thử nghiệm có khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa. Với quân đội Mỹ, kiểm tra chi tiết của vũ khí siêu thanh đã được thực hiện trong tháng 11/2011. Nhiều nhà quan sát đã coi vũ khí siêu thanh như là một lĩnh vực phát triển tiên tiến nơi mà Mỹ đang dẫn đầu về các công nghệ quan trọng.
Giới phân tích quân sự Mỹ đã gặp phải sai lầm nghiêm trọng trong việc đánh giá sức mạnh quân sự của Trung Quốc đặc biệt là hải quân.
Mặc dù cuộc kiểm tra vũ khí siêu thanh trong tháng 1/2014 đã thất bại, nhưng người Trung Quốc có thể thành công với nó trong vài năm tới.
“Ưu thế công nghệ của quân đội Mỹ đang bị thách thức theo những cách mà chúng tôi đã không thấy trong nhiều thập kỷ qua đặc biệt là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà cụ thể là Trung Quốc”, Frank Kendall - Thứ trưởng quốc phòng phụ trách mua sắm, công nghệ và hậu cần cho biết. “Ưu thế công nghệ không được bảo đảm, đây không phải là vấn đề trong tương lai, đây là một vấn đề ở hiện tại”.
Phát triển quân sự của Trung Quốc đang nhanh chóng vượt xa những gì mà báo chí được biết đến. Mặc dù có sự tăng trưởng chậm nhưng khả năng quân sự của Trung Quốc ngày càng mạnh trong nhiều lĩnh vực cạnh tranh quân sự đang tiếp cận một cách nhanh chóng và không quá xa so với Mỹ.
Những sai lầm khi đánh giá sức mạnh quân sự Trung Quốc

Trước quy mô hiện đại hóa quân sự ấn tượng của Trung Quốc, các nhà phân tích phải tránh một số sai lầm trong việc đánh giá cán cân quân sự khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã được thực hiện trong một thập kỷ qua. Mặc dù chưa thực sự toàn diện nhưng sau đây là một số vấn đề cần phải xem xét.
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D là một học thuyết khác thường có thể đe dọa sức mạnh của Hải quân Mỹ.
Các lỗi phổ biến đầu tiên là đếm toàn bộ các lực lượng Mỹ và đồng minh và đo lường chúng chống lại Trung Quốc. Có một niềm tin rằng nếu Mỹ có lực lượng lớn hơn sẽ duy trì được ưu thế.
Lỗi thứ hai liên quan đến học thuyết và khả năng đổi mới của quân đội Trung Quốc chẳng hạn như tên lửa đạn đạo đôi khi rất khác với việc triển khai sức mạnh của Mỹ. Bởi vì tên lửa của họ không giống như tàu sân bay, điều đó không có nghĩa là họ không có khả năng tương tự hoặc nhiều hơn khả năng của hệ thống Mỹ và họ có thể triển khai sức mạnh trong các kịch bản mong muốn.
Lỗi thứ ba, Mỹ có rất nhiều đồng minh có năng lực, những người chia sẻ các giá trị và lợi ích trong nhiều cách của mình. Tuy vậy họ chỉ quan trọng khi họ được chấp thuận từ phía Mỹ nếu họ đồng ý chiến đấu, không phải lúc nào những đồng minh cũng là chỗ dựa đáng tin cậy.
Thứ tư, Mỹ cần phải đánh giá lại những thành kiến về Chiến tranh Lạnh và lăng kính phân tích hiện nay được sử dụng một cách nhầm lẫn để phân tích sức mạnh quân đội Trung Quốc. Vào những năm 1990, các nhà phân tích Mỹ luôn đánh giá thấp năng lực quân sự của Bắc Kinh.
Một số nhà quan sát cho rằng, năng lực quân sự của Trung Quốc vẫn lỗi thời trong những năm tới. Tuy nhiên, nhận định đó thực sự đã lỗi thời, vào đầu những năm 2000, không ai tin rằng Trung Quốc sẽ phát triển lực lượng hải quân với quy mô ghê gớm như vậy.
Tàu sân bay Liêu Ninh và nhóm tác chiến của nó có thể đi vào hoạt động sớm hơn những gì mà tình báo Mỹ dự đoán.
Đến giữa những năm 2000, các nhà phân tích lại tập trung vào chỉ trích các thiếu sót trong hệ thống kỹ thuật của Trung Quốc chẳng hạn như khả năng phòng không. Hiện nay, vấn đề hệ thống phòng không trên hạm của Trung Quốc đã được cải thiện, các nhà phân tích lại tập trung vào vấn đề đào tạo và hoạt động chung.
Ví dụ như các cuộc thảo luận về tàu sân bay của Trung Quốc bị chi phối bởi quan điểm cho rằng, Hải quân Trung Quốc sẽ mất một thời gian dài để làm chủ khả năng hoặc ít nhất là cho đến khi đạt được khả năng như lực lượng Mỹ hiện tại.
Cần thời gian để thay đổi
Cựu chỉ huy Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Robert Willard đã tuyên bố trong năm 2009 rằng: “Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã vượt quá những dự đoán tình báo của chúng ta về khả năng quân sự của họ trong mỗi năm. Hàng năm những gì mà tình báo Mỹ dự đoán về những gì và bao nhiêu việc quân đội Trung Quốc có thể làm đều sai”.
Để tránh những sai lầm trong cách đánh giá năng lực quân đội Trung Quốc, các nhà phân tích có thể bắt đầu bằng cách nhận ra các lỗi nói trên. Bất cứ khi nào không chắc chắn về việc có hay không lực lượng nào đó của Trung Quốc sẽ tăng trưởng, cải thiện hoặc đã đạt được một mục tiêu nào đó cung cấp những lợi ích từ sự nghi ngờ về năng lực của họ.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc tập trận phóng tên lửa S-300PMU-2 ở bờ biển

(Kienthuc.net.vn) - Lữ đoàn Phòng không thuộc Đại Quân khu Tế Nam gần đây đã thực hiện các cuộc bắn thật tên lửa S-300PMU-2 ở bờ biển Bột Hải.




Theo truyền thông Trung Quốc,cuộc bắn được thực hiện tại bờ biển Bột Hải vào đầu tháng 5.

Tên lửa S-300PMU-2 có tầm bắn tối đa 200km và có khả năng bắn chặn mục tiêu ở độ cao tối đa 27km. Một trong những điểm nổi bật của hệ thống tên lửa S-300PMU là việc nó có thể đánh chặn các mục tiêu ở độ cao cực thấp. Các báo cáo cho thấy tỷ lệ tiêu diệt máy bay chiến thuật của S-300PMU-2 đạt từ 80-93%. Tỷ lệ tiêu diệt tên lửa hành trình của tên lửa phòng không này cũng đạt từ 80%-98%.
"Trong cuộc tập trận ngày 2/5, 2 đạn tên lửa hệ thống S-300PMU-2 đã được phóng đi và đều bắn trúng mục tiêu", trang web chính thức của Quân đội Trung Quốc đưa tin. Tên lửa S-300PMU-2 có thể được phóng đi từ bệ phóng di động và chỉ cần 5 phút để tên lửa S-300PMU-2 có thể sẵn sàng chiến đấu.

Trung Quốc bắn thử S-300PMU-2 Favorit

Tên lửa đất-đối-không S-300PMU-2 được thiết kế cái tiến từ tên lửa S-300PMU-1. S-300PMU-2 Favorit là biến thể nâng cấp cuối cùng của đại gia đình tên lửa phòng không S-300P. Quá trình nâng cấp S-300PMU-2 Favorit được nhà sản xuất Almaz-Antey khởi xướng vào năm 1995, đến năm 1997 được hoàn thành.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU-2 Favorit được giới thiệu xuất khẩu vào năm 2001. Đến năm 2003, Trung Quốc trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của S-300PMU2 Favorit, Bắc Kinh đã ký hợp đồng mua 4 tiểu đoàn (gồm 16 khẩu đội, 64 xe phóng) với tổng giá trị lên đến 980 triệu USD.
Đến cuối năm 2008, Trung Quốc có tổng cộng 10 tiểu đoàn S-300 (40 khẩu đội) trong đó có 32 xe phóng S-300PMU, 64 xe phóng S-300PMU1, 64 xe phóng S-300PMU-2 Favorit. Tổng số đạn tên lửa các loại hơn 1.000 quả - đưa Trung Quốc trở thành quốc gia ngoài Nga sử dụng nhiều S-300 nhất. Số tên lửa này có thể giúp Trung Quốc trang bị cho 15 lữ đoàn phòng không.
Trung Quốc sử dụng các tên lửa S-300PMU để bảo vệ các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Đại Liên trước các cuộc không kích ồ ạt có thể xảy ra.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Nga giao 48 trực thăng Mi-171E cho Trung Quốc trong năm nay

(Kienthuc.net.vn) - Nga sẽ hoàn thành việc bàn giao 48 trực thăng vận tải đa năng Mi-171E cho Trung Quốc trong năm nay theo hợp đồng ký năm 2012.



Trả lời hãng thông tấn Itar-Tass ngày 22/5, Phó Giám đốc bộ phận xuất khẩu công nghệ trực thăng và dịch vụ thuộc Tập đoàn nhà nước Nga Rosoboronexport – ông Vladislav Kuzmichev cho biết, năm nay Nga sẽ hoàn thành việc bàn giao 48 trực thăng Mi-171 cho Trung Quốc.
Hợp đồng này được ký vào năm 2012 theo đó phía Nga phải hoàn thành việc bàn giao vào mùa hè năm 2014. Theo hãng tin RIA Novosti thì đây là một trong những hợp đồng bán trực thăng Mi-171E lớn nhất của Nga.
Trực thăng vận tải đa năng Mi-171E.

Mi-171E thuộc dòng trực thăng xuất khẩu hiện đại, được cải tiến từ loại Mi-8. Trực thăng này có thể chở được 37 người (hoặc hàng hóa nặng 4 tấn), đạt tốc độ bay 250km/h, di chuyển được 610 km. Mi-171E được thiết kế đặc biệt cho các hoạt động ở châu Á và Trung Đông.
Thông tin về hợp đồng Mi-171E được công bố trong bối cảnh Hải quân Nga và Trung Quốc đang tiến hành cuộc tập trận chung ở biển Hoa Đông, gần khu vực xảy ra tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong một diễn biến khác ông Vladislav Kuzmichev chỉ ra, Nga còn sẽ thực hiện hợp đồng cung ứng 24 trực thăng Mi-171SH cho Peru, theo kế hoạch việc bàn giao sẽ được bắt đầu vào cuối năm nay và hoàn thành bàn giao vào năm 2015.
Ngoài ra, cũng bắt đầu từ năm nay Nga sẽ xuất khẩu trực thăng vũ trang Mi-28N, nhưng những thông tin cụ thể về việc xuất khẩu sang nước nào và quy mô của nó thì không được tiết lộ. Ông Vladislav Kuzmichev chỉ cho biết thêm, công ty đã ký các hợp đồng song phương và năm nay sẽ bắt đầu xuất khẩu trực thăng Mi-28N.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Mỹ đang “nhũn nhặn” trước sự ngạo mạn của TQ
(Bình luận quân sự) - Thái độ “nhũn nhặn” của Mỹ trước sự bành trướng của TQ đang đe dọa chính địa vị bá chủ và thách thức vai trò lãnh đạo thế giới của họ.

Trung Quốc đe dọa địa vị bá chủ về quân sự của Mỹ
Hiện nay, tuy vẫn đứng sau Mỹ về đầu tư cho quốc phòng nhưng mức tăng trưởng chi tiêu quân sự của Trung Quốc thì đã vượt qua Mỹ, đứng đầu thế giới. Trong đó, Bắc Kinh đầu tư trọng tâm cho 2 quân chủng không quân và hải quân nhằm nhanh chóng mở rộng phạm vi tác chiến không - biển, nhằm nhanh chóng hoàn tất âm mưu thôn tính các vùng biển Hoa Đông và biển Đông.
Sự lớn mạnh của hải quân Trung Quốc bao trùm các vùng biển đang có tranh chấp, thống trị khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đè bẹp Nhật, đe dọa địa vị bá chủ của Mỹ. Đồng thời với việc Hoa Kỳ cắt giảm mạnh ngân sách quốc phòng, một số nhà quan sát quân sự đã bày tỏ thái độ nghi ngờ về cam kết bảo vệ các nước đồng minh Châu Á tại khu vực này của Washington.
Đô đốc hải quân Mỹ, Thượng tướng Jonathan Greenert mới đây cho biết, sức mạnh của lực lượng không - hải quân Mỹ tiếp tục bị đe dọa bởi xu hướng cắt giảm ngân sách quốc phòng, trong khi ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2014 tăng tới 12.2%, lên 132 tỷ USD, tiếp tục mức tăng 2 con số ấn tượng, liên tục trong vòng 20 năm qua.
Các quan chức nước Mỹ cảnh báo, việc cắt giảm ngân sách quốc phòng có thể đe dọa đến kế hoạch triển khai 60% chiến hạm hải quân Mỹ ở hải ngoại và 60% máy bay chiến đấu trong và ngoài nước tới khu vực châu Á- Thái Bình Dương, gây ảnh hưởng lớn đến sức mạnh quân sự của Mỹ ở khu vực này, làm lung lay địa vị bá chủ của Washington trước đối thủ tiềm tàng như Bắc Kinh.
Kể từ khi chuyển dịch trọng tâm chiến lược về châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đã có sự điều chỉnh lực lượng lớn bao gồm lực lượng hải quân, không quân, lục quân và các vũ khí công nghệ cao đến khu vực nóng bỏng nhất trên thế giới nhằm thực hiện chính sách “tái cân bằng chiến lược”.
Trung Quốc hiện có rất nhiều vũ khí có thể uy hiếp được Mỹ​
Hôm 4-3 vừa qua, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố “Báo cáo đánh giá quốc phòng 4 năm”, trong đó tái khẳng định cam kết tiếp tục tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thể hiện quyết tâm "xoay trục" sang châu Á - Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Chuck Hagel tái khẳng định Mỹ sẽ kiên trì với kế hoạch đến năm 2020 sẽ điều động 60% tàu chiến của hải quân đến châu Á - Thái Bình Dương. Đồng thời sự điều chuyển lực lượng hải quân đánh bộ đến Guam và Okinawa, tàu tác chiến ven bờ đến thường trực ở biển Đông tại Singapore để tạo nên sức mạnh răn đe Trung Quốc.
Cũng trong chiến lược quay lại châu Á- Thái Bình Dương, Mỹ đã tuyên bố điều động 60% lực lượng không quân đang triển khai bên ngoài lãnh thổ đến “trọng tâm chiến lược mới” để bảo vệ lợi ích của Mỹ và đồng minh. Trong đó có những loại máy bay chiến đấu hết sức hiện đại như máy bay trinh sát chiến lược RQ-4 Global Hawk, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-22 và F-35, đồng thời tăng cường số tàu sân bay để tăng khả năng chiếm lĩnh không phận trên các đại dương.
Chuẩn Đô đốc William Lescher, phó trợ lý Ngoại trưởng về ngân sách cho hải quân Mỹ cho biết, hải quân Mỹ hiện có khoảng 50 tàu ở Thái Bình Dương, con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên 65 chiếc vào trước năm 2020. Đồng thời sẽ có sự điều chỉnh tỷ lệ tàu sân bay tại các đại dương trên thế giới, tăng số lượng cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hiện Mỹ đang sở hữu 10 tàu sân bay, 5 chiếc đang hoạt động ở Thái Bình Dương, còn 5 chiếc được triển khai ở Đại Tây Dương. Trong dự kiến của mình hải quân Mỹ sẽ huy động 6 tàu sân bay đến điểm nóng tiềm tàng châu Á, phá vỡ tỷ lệ cân bằng 5-5 truyền thống giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Mỹ đang định điều chuyển 60% binh lực hải quân về châu Á-Thái Bình Dương​
Ngoài ra, còn có tin Mỹ đang tập trung bố trí hơn 60% số tàu ngầm hạt nhân tại Thái Bình Dương. Mặc dù Lầu Năm Góc chưa chính thức thừa nhận, nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc Washington điều động số lượng lớn các tàu ngầm hạt nhân tới khu vực này là điều tất yếu, để đối phó với khả năng chiến tranh hạt nhân với Trung Quốc và Triều Tiên.
Tuy nhiên hiện nay, Trung Quốc đã phát triển được rất nhiều loại vũ khí có khả năng đe dọa Mỹ. Trong đó chủ yếu là các vũ khí tấn công trên biển và trọng tâm là các loại tên lửa, tiêu biểu là tên lửa đạn đạo chống hàng không mẫu hạm, tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm, tên lửa hành trình tấn công mặt đất từ trên biển, tên lửa chống hạm từ đủ các phương tiện phóng.
Tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-21D của Trung Quốc thực sự được coi là mối đe dọa lớn nhất của các hàng không mẫu hạm Mỹ. Với tầm bắn trên 1500km, các tàu sân bay hiện diện ở Nhật Bản sẽ thành miếng mồi rất lớn đối với loại tên lửa này. Việc một số thông tin tình báo cho thấy, rất có khả năng Đại Lục đã triển khai 2 lữ tên lửa loại này, càng khiến cho Mỹ bất an.
Vừa qua, hải quân Trung Quốc đã đưa vào trong biên chế hạm đội Nam Hải tàu khu trục tên lửa Type 052D đầu tiên 172 Côn Minh. Hiện nay, Trung Quốc còn đang đóng thêm 3 chiếc, trong đó có 1 chiếc cũng đã hạ thủy.
Chiến hạm này có khả năng phòng không hạm đội rất mạnh với hệ thống tên lửa Hải Hồng Kỳ-9 (HHQ-9, phiên bản trên hạm của HQ-9), đặc biệt là khả năng tấn công mặt đất tầm xa với tên lửa hành trình Đông Hải-10 (gọi tắt là DH-10, cùng loại với phiên bản phóng từ mặt đất và trên máy bay là Trường Kiếm-10, gọi tắt CJ-10).
Tên lửa hành trình DH-10 phóng từ mặt đất của Trung Quốc​
Tầm phóng 1500-2000 km của tên lửa, kết hợp với sự cơ động của các phương tiện mang là tàu khu trục Type 052D và máy bay ném bom “chiến lược” H-6 sẽ khiến cho không chỉ các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản, Hàn Quốc mà ngay cả Guam cũng bị loại tên lửa này uy hiếp.
Đặc biệt là các tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo thuộc lớp Tấn (Type 094). Với tên lửa đạn đạo liên lục địa Cự Lang-2 (JL-2) có tầm phóng trên 8000km, tàu ngầm này có khả năng uy hiếp toàn bộ nước Mỹ nếu nó di chuyển đến bờ tây lục địa Hoa Kỳ.
Ngoài ra, các máy bay chiến đấu của lực lượng không quân hải quân và máy bay ném bom, cùng các tàu khu trục Trung Quốc đều được trang bị thế hệ tên lửa chống hạm YJ-62 có tầm phóng 480km (theo số liệu Trung Quốc) vượt xa tầm phóng của tên lửa đối hạm A/U/RGM-84 Harpoon trên máy bay, tàu ngầm và chiến hạm Mỹ.
Hiện nay, Trung Quốc còn đang tham vọng nghiên cứu chế tạo thiết bị bay siêu thanh WU-14 có tầm phóng tới hơn 10.000km và tốc độ vươn tới mach25. Tuy kế hoạch của Bắc Kinh mới đang bước vào giai đoạn ban đầu nhưng nó tiềm ẩn nguy cơ cực lớn đối với quân đội Mỹ.
Có thể nói là Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng một quân đội hiện đại hàng đầu thế giới nhằm tạo đối trọng cân bằng với Mỹ. Ở thời điểm hiện nay, tuy chưa thể đánh thắng Mỹ trong cuộc chiến tranh tổng hợp và toàn diện nhưng thực lực của Trung Quốc hoàn toàn có thể đánh bại lực lượng Mỹ đang đồn trú ở châu Á-Thái Bình Dương với chỉ một đòn đánh phủ đầu chớp nhoáng.
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35 của Mỹ​
Mỹ ngày càng 'nhũn' trước Trung Quốc, ngay trước mắt đồng minh
So với chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ từ sau thế chiến thứ 2 trở lại đây, chiến lược của chính phủ Obama nhiệm kỳ đầu tiên có tính liên tục hơn, tức là thông qua sự hiện diện thường trực của số lượng lớn quân Mỹ tại Đông Á và sự góp mặt vào tất cả các sự kiện ngoại giao của khu vực này để duy trì ổn định và an ninh.
Sau khi kết thúc nhiệm kỳ thứ nhất của ông Obama, chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ xuất hiện 4 đặc trưng mới rất quan trọng.
Thứ nhất: Chiến lược “tái cân bằng” đã mở rộng từ lĩnh vực quân sự sang chính trị, kinh tế và văn hóa. Từ trước đến nay, chủ yếu các biện pháp mà Mỹ đã thực hiện thuộc lĩnh vực quân sự, ví dụ như tuyên bố triển khai 60% lực lượng hải quân tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dự định triển khai mới 2500 binh sĩ đến Australia…
Tiếp nối chính sách bỏ qua các bất đồng ngoại giao đa phương với ASEAN của Chính phủ George W. Bush, ông Obama đang xây dựng mối quan hệ hợp tác đa phương, nhiều tầng, đa diện với các nước Đông Nam Á trên tất cả các lĩnh vực: phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, hợp tác quốc phòng, cứu trợ thiên tai…
Thứ hai: Khác với trước đây, chiến lược châu Á - Thái Bình Dương mới của Mỹ không chỉ đẩy mạnh mối quan hệ với các với các đồng minh cũ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Australia mà còn xây dựng mối quan hệ thân thiết với Ấn Độ, Indonesia, Myanmar…, mà các quốc gia này đại bộ phận đều là láng giềng và có mâu thuẫn lớn trong tranh chấp chủi quyền với Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-21 của Trung Quốc​
Thứ ba: Kết hợp rất nhiều biện pháp chiến lược với phương pháp nhất quán là tham gia vào rất nhiều chương trình nghị sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều này thể hiện duy nhất một điều là Hoa Kỳ đang tăng cường sự hiện diện có tính “thể chế” ở châu Á, đặc biệt là Đông nam Á.
Thứ tư: Điều chỉnh, dung nạp Ấn Độ Dương vào trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của mình. Cựu ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đã từng định nghĩa lại khái niệm châu Á - Thái Bình Dương là “khu vực tính từ Ấn Độ Dương đến duyên hải phía tây Hoa Kỳ”.
Tuy nhiên, bắt đầu từ nhiệm kỳ thứ 2 của ông Obama đã có những chuệch choạc trong bước đi của Mỹ, khi Trung Quốc ngày càng cứng rắn và ngạo mạn hơn. Sau khi sa lầy trong 2 cuộc chiến không lối thoát ở Iraq và Afghanistan đến nỗi sức cùng lực kiệt, hiện nay Hoa Kỳ còn phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng kinh tế dẫn đến xu hướng cắt giảm ngân sách quốc phòng kéo dài.
Hệ quả không tránh khỏi là Mỹ phải thu hẹp khả năng đối phó khủng hoảng ở nhiều khu vực trên thế giới, cắt giảm hàng loạt các viện trợ quân sự quan trọng và kế hoạch triển khai quân đến các nước đồng minh bởi sự thiếu hụt nguồn lực quân sự và tài chính. Điều này cũng có thể thấy một phần quan sự “rụt rè” của Mỹ trong cuộc khủng hoảng Syria cuối năm ngoái.
Mỹ sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống liên minh, nhưng hiện nay các đồng minh của Mỹ một số không đủ khả năng hỗ trợ họ, ngược lại còn cần Mỹ phải trợ giúp, bảo vệ; số khác có tiềm lực nhưng lại không coi Trung Quốc là đối thủ trực tiếp của họ (như EU), thậm chí còn giữ quan hệ chính trị, kinh tế, quân sự khá tốt với Bắc Kinh, nên Mỹ trở nên cô độc trong cuộc đấu với Trung Quốc.
Tên lửa hành trình DH-10 phóng từ máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc Trong quá trình này, thách thức mà Mỹ vấp phải là làm thế nào để thực hiện đúng cam kết bảo vệ an ninh cho các đồng minh của họ mà vẫn không làm tổn hại đến quan hệ Mỹ - Trung, khi nhúng tay can dự vào các vấn đề tranh chấp trên biển Đông và biển Hoa Đông. Vì thế, hiện Mỹ đã nói nhiều hơn, đã biết “né” các vấn đề gai góc, dẫn đến uy tín và trọng lượng lời nói của Washington bị giảm sút nghiêm trọng .
Một ví dụ là đầu tháng 9-2013, ngay trước khi hội nghị “2+2” Mỹ-Nhật chính thức khai mạc, một số quan chức chính phủ Nhật Bản đã ngao ngán thốt lên: “Sao lại không thể động đến Trung Quốc?”. Điều này xuất phát từ vấn đề, các quan chức có liên quan của cả 2 bên đều phải soạn thảo trước các văn kiện riêng của mình để đưa ra thương nghị, trong quá trình thảo luận một tuyên bố chung.
Trong khi các văn bản của Nhật đầy rẫy các ngôn từ mạnh mẽ như: “Trung Quốc đang khiêu khích ở Senkaku”, “Bắc Kinh đang mở rộng chi tiêu quốc phòng”, “Đại Lục đang bành trướng trên biển”…, thể hiện sự lo lắng trước thái độ ngày càng khiêu khích của Trung Quốc thì ngược lại, trong các văn bản của phía Washington đưa ra tuyệt không nhắc đến cái gì thuộc về Bắc Kinh.
Hoa Kỳ giải thích: “Trọng điểm của tuyên bố chung là triển vọng hợp tác đồng minh Nhật-Mỹ, không cần thiết phải đặt trọng tâm chú ý vào một quốc gia nào”. Tuy nhiên, trước mối đe dọa ngày càng lớn từ phía Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản đã kiên quyết không từ bỏ lập trường của mình.
Sau đó, ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã trả lời phỏng vấn với 1 bài phát biểu mang tính chất “ngoại giao chưa từng có”: “Để giải quyết những vấn đề quan trọng cần phải xây dựng mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc, các bên đương sự cần tránh những hành động khiêu khích, cần phải thông qua các biện pháp ngoại giao và đối thoại để giải quyết vấn đề”.
Mấy cuộc diễn tập có sự tham gia của tàu sân bay Mỹ không thể giúp Philippines giữ được Scaborough​
Từ những lời nói của ông Kerry, không khó để nhận thấy là Mỹ đang muốn tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, trong khi Tokyo mong muốn lợi dụng mối quan hệ đồng minh với Washington để ngăn chặn Bắc Kinh nhưng Hoa Kỳ chỉ muốn tăng cường kiềm chế mà lại tránh “chọc giận” Trung Quốc. Đây chính là khác biệt lớn trong quan điểm của 2 nước về vấn đề giải quyết mâu thuẫn với Trung Quốc.
Sự bất lực của Mỹ trước Trung Quốc còn được thể hiện rõ trong cuộc khủng hoảng quan hệ Trung Quốc - Philippines năm 2013 với sự kiện Trung Quốc đã cướp đoạt quyền kiểm soát thực tế bãi cạn Scabrough, bãi Cỏ Mây và bãi Cỏ Rong ngay trước mắt “người anh cả”, trước “ánh mắt ngơ ngác” của đàn em Philippines.
Hiện nay, nhìn lại thái độ có phần quyết liệt của Washington khi đối đầu với Moscow trong khi giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine, người ta càng nhận thức được Washington nhỏ bé và yếu ớt thế nào trước Bắc Kinh. Các động thái kiểu “ phản ứng cho có lệ” Mỹ đã khiến Trung Quốc ngày càng lộng hành ngang ngược và dẫn trở nên khó kiềm chế.
Có thể nhận thấy, thái độ lừng chừng, thậm chí có phần “nhũn nhặn” với Bắc Kinh của Washington dường như đã biến thành một “tuyệt chiêu” trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Obama. Nó đã làm cho một số đồng minh của Mỹ có phần chán nản và bắt đầu chuyển sang tìm kiếm những mối quan hệ đồng minh mới, đồng thời họ cũng phải dốc sức phát triển vũ khí, trang bị để tự cứu mình.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc muốn Nga bán công nghệ tên lửa, tàu ngầm tiên tiến nhất
Quote:
Trung Quốc đang muốn học hỏi công nghệ kỹ thuật cao trong ngành chế tạo máy bay của Nga, như công nghệ động cơ, thiết bị điện tử hàng không và vũ khí tên lửa trang bị kèm theo…
Tờ báo Quan điểm của Nga đưa tin, Nga và Trung Quốc mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực kỹ thuật quân sự và an ninh. Phía Bắc Kinh muốn học hỏi công nghệ kỹ thuật cao trong ngành chế tạo máy bay của Nga, như công nghệ động cơ, thiết bị điện tử hàng không và vũ khí tên lửa trang bị kèm theo…

Trong bài phát biểu của mình tại lễ khai mạc cuộc tập trận quân sự Hợp tác trên biển 2014 giữa Nga và Trung Quốc, Tổng thống Nga Putin khẳng định coi trọng hợp tác quân sự giữa hai nước, ông bày tỏ tin trưởng rằng mối quan hệ đối tác chiến lược Nga và Trung Quốc sẽ tiếp tục được phát triển.


Trung Quốc muốn “học hỏi” công nghệ tên lửa của Nga

Trước đây, trong vòng 20 năm qua, Nga từng cung cấp cho Trung Quốc nhiều loại vũ khí, trang bị, trong đó có máy bay tấn công Su-27 và công nghệ sản xuất của chiến đấu cơ này; hệ thống phòng không Doyle và Tunguska… Mặc dù tới thế kỷ 21, Trung Quốc vẫn đẩy mạnh việc tự chủ phát triển khoa học công nghệ quân sự nhưng vẫn không thể ngừng nhập khẩu các trang thiết bị quân sự.

Theo Phó Viện trưởng Viện địa chính trị Nga, ông Primakov nhận định, Trung Quốc muốn mua các công nghệ kỹ thuật cao của Nga để lấp lỗ hổng về công nghệ tiên tiến này của Trung Quốc. Trong đó chủ yếu là kỹ thuật chế tạo máy bay, đặc biệt là động cơ, hệ thống điện tử, hệ thống vũ khí tên lửa. Bởi vì trình độ công nghệ trong lĩnh vực này của Trung Quốc vẫn còn rất hạn chế.

Phía Trung Quốc hy vọng sẽ được Nga chuyển giao công nghệ hệ thống phòng không mới nhất như S-300 và S-400. Ngoài ra, Trung Quốc còn mong muốn được chuyển giao kỹ thuật công nghệ sản xuất tên lửa tấn công như tên lửa dẫn đường siêu âm siêu tốc Caliber và tên lửa dẫn đường KH-101. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tỏ ra hứng thú với công nghệ sản xuất tàu ngầm, nhất là công nghệ giảm âm của hệ thống điều hành. 2 phút trước
#23685
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top