[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

nadal83

Xe hơi
Biển số
OF-160033
Ngày cấp bằng
9/10/12
Số km
182
Động cơ
351,639 Mã lực
quả tên lửa hành trình khủng thật
 

nguyenqn77

Đi bộ
Biển số
OF-319359
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
3
Động cơ
291,530 Mã lực
Quân tàu này chưa bàn về vũ khí vội, chỉ nói về khoản người thôi là họ cũng đã không thiếu rồi. nói chung là ... gấu.
 

Bóng Chày

Xe lừa
Biển số
OF-66195
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
39,944
Động cơ
832,757 Mã lực
100 năm trước nó cũng mọi mọi như mình, thế qué nào giờ nó mạnh thế!
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
nó không phải đánh pháp không phải đánh mỹ không bị cấm vận kinh tế thì nó lên thế thôi
hỏi câu ngờ nghệch
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
nó không phải đánh pháp không phải đánh mỹ không bị cấm vận kinh tế thì nó lên thế thôi
hỏi câu ngờ nghệch
Cụ mấy hôm nay đi đánh khựa hay sao mà lặn mất tăm thía ?
 

dangkhoa1980

Xe đạp
Biển số
OF-319006
Ngày cấp bằng
9/5/14
Số km
44
Động cơ
292,250 Mã lực
Cháu không rành về vấn đề này, đặt dép hóng các cao nhân bày tỏ quan điểm vậy.

Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng, hãy cùng xem quân sự Trung Hoa trong những năm vừa qua và hiện tại cũng như tương lai có những thay đổi cải cách đáng kể nào

J-20 Trung Quốc có khả năng oanh kích như máy bay ném bom?
(Vũ khí) - Mạng quân sự Sina của Trung Quốc cho rằng, chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm J-20 của nước này sẽ có khả năng tấn công mặt đất tốt hơn so với máy bay F-22 của Mỹ.
Nguyên mẫu J-20 số hiệu 2011 có nhiều điểm cải tiến mới so với những nguyên mẫu trước đó. Dựa trên những hình ảnh mới nhất về nguyên mẫu J-20 mang số hiệu 2011, mạng quân sự Sina nói rằng, hệ thống ngắm mục tiêu quang điện tử gắn dưới gần mũi của chiếc J-20 2011 cho thấy nó được thiết kế chủ yếu để tấn công mặt đất. Đây là một thiết kế hệ thống quang - điện tử tương tự như hệ thống trang bị trên 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-22 và F-35 của Không quân Mỹ. Qua đó, Sina kết luận rằng, J-20 có thể trở thành một máy bay ném bom hoàn hảo để tấn công phá hủy các mục tiêu mặt đất của đối phương.
Mẫu J-20 số hiệu 2011 lần đầu tiên được Trung Quốc tích hợp hệ thống ngắm bắn quang - điện tử hình đa giác ở ngay dưới mũi. Theo Sina thì hầu hết các loại chiến đấu cơ của Mỹ như F-16 Falcon hay F-15E Strike Eagle khi hoạt động trên chiến trường Afghanistan và Iraq đều chủ yếu tham gia tấn công các mục tiêu dưới đất. F-22 cũng được thiết kế có khả năng tấn công mục tiêu mặt đất bằng các loại bom (đầu đạn) tấn công trực tiếp (JDAM) và bom đường kính nhỏ. Tuy nhiên, F-22 vẫn có thể bị radar của đối phương phát hiện, bởi khi tham gia theo một mục tiêu di chuyển trên mặt đất F-22 sẽ phải phát tín hiệu radar và do đó làm lộ vị trí.
Có thể tạm so sánh và nhận ra những điểm cải tiến ở mẫu J-20 số 2011, bao gồm cửa mở của hệ thống bánh đáp, cửa mở khoang vũ khí, vòm kính buồng lái và động cơ. Sau khi tất cả 35 vệ tinh được triển khai trên không gian, hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc sẽ có thể cung cấp đẩy đủ thông tin để J-20 có thể thực hiện các đòn tấn công chính xác vào các mục tiêu quan trọng dưới đất của đối phương giống như F-22. Tuy nhiên, J-20 không chỉ mang được 4 tên lửa không - đối - không mà còn có thể được trang bị các loại bom JDAM hay SDB .
Tổng cộng, Sina tính toán rằng J-20 có thể mang được tổng cộng lên tới 24 quả bom đường kính nhỏ so với F-22 mang được 8 quả. Và nếu như hệ thống ngắm bắn quang - điện tử của J-20 được Trung Quốc sử dụng trên các loại chiến đấu cơ thế hệ thứ tư Su-30 và J-10, khả năng tấn công mặt đất của các máy bay này sẽ được cải thiện đáng kể.
"J-20 có thể trở thành máy bay ném bom hoàn hảo": Tin được không?

(Soha.vn) - J-20, tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Trung Quốc có thể sẽ có khả năng tấn công mặt đất tốt hơn đối thủ F-22 của Mỹ.



Đây là nhận định được trang mạng quân sự Sina Military Network (trụ sở tại Bắc Kinh) đưa ra sau khi bức ảnh về mẫu thử mới nhất của loại tiêm kích này được đăng tải trên internet.
Đánh giá dựa trên bức ảnh của chiếc J-20 số hiệu 2011, Sina Military Network cho rằng hệ thống ngắm mục tiêu quang điện tử gắn dưới gần mũi máy bay cho thấy tiêm kích này được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ tấn công mặt đất. Đây là một thiết kế tương tự như các tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ. Bài báo cho hay với tính năng tàng hình, J-20 có thể trở thành một máy bay ném bom hoàn hảo khi được sử dụng tấn công các mục tiêu mặt đất.
Hầu hết các nhiệm vụ mà tiêm kích của Mỹ như chiếc F-16 Falcon hoặc F-15E Strike Eagle đảm nhiệm ở chiến trường Afghanistan và Iraq là tấn công các mục tiêu trên bộ. F-22 cũng được thiết kế với khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất với các loại bom tấn công trực tiếp (JDAM) và bom đường kính nhỏ. Tuy nhiên, F-22 vẫn có thể bị các radar đối phương phát hiện trong khi bám theo một mục tiêu đang di chuyển trên mặt đất, bởi radar của loại máy bay này sản sinh ra bức xạ điện từ.

Mẫu thử số hiệu 2011 J-20​
Sina Military Network cho hay sau khi toàn bộ 35 vệ tinh thuộc giai đoạn hai của hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc được đưa vào quỹ đạo, chiếc J-20 sẽ có thể phát động các cuộc tấn công chính xác nhằm vào các mục tiêu trên bộ như những gì F-22 có thể thực hiện. Sina Military Network cho biết J-20 có khả năng mang 4 tên lửa không đối không. Không những vậy, Trung Quốc hiện còn đang phát triển các loại bom JDAM và bom đường kính nhỏ dành cho J-20.
Theo Sina Military Network, J-20 có thể mang lượng vũ khí với 24 bom đường kính nhỏ trong khi đó F-22 chỉ có khả năng mangg 8 quả. Bài báo cho hay nếu như hệ thống ngắm bắn quang - điện tử có thể được trang bị cho các tiêm kích thế hệ 4 như Su-30 và J-10, khả năng tấn công mặt đất từ xa cho các tiêm kích này sẽ được tăng cường đáng kể.


TQ tự tin J-20 tấn công mặt đất tốt hơn F-22 Mỹ

Phiên bản mới nhất của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Trung Quốc J-20 có khả năng tấn công mặt đất tốt hơn so với chiến đấu cơ Mỹ, trang mạng quân sự Sina có trụ sở ở Bắc Kinh tự tin cho biết sau khi một bức ảnh được tiết lộ trên internet.

Đánh giá từ các bức ảnh của tiêm kích J-20 số hiệu 2011, mạng quân sự Sina cho biết hệ thống nhắm mục tiêu quang điện dưới mũi máy bay cho thấy máy bay này được thiết kế chủ yếu để tấn công mặt đất. Thiết kế này tương tự như các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ là F-22 và F-35. Với khả năng tàng hình, bài viết cho rằng J-20 có thể là một máy bay ném bom hoàn hảo nếu được sử dụng để tấn công mục tiêu trên mặt đất.

Tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc.

Hầu hết các máy bay chiến đấu của Mỹ như F-16 Falcon hoặc F-15E Strike Eagle ở ​​Afghanistan và Iraq đều được sử dụng trong nhiệm vụ chống lại các mục tiêu mặt đất. F-22 cũng được thiết kế với khả năng tấn công mục tiêu mặt đất với vũ khí tấn công trực tiếp và bom đường kính nhỏ. Tuy nhiên, F-22 vẫn có thể bị radar của đối phương phát hiện khi theo dõi mục tiêu di chuyển trên mặt đất như phiên bản radar bức xạ điện từ của nó.
Sau khi tất cả 35 vệ tinh của hệ thống định vị Bắc Đẩu Trung Quốc được đưa vào quỹ đạo ở giai đoạn thứ 2, J-20 có thể khởi động các cuộc tấn công mục tiêu mặt đất chính xác không thua kém F-22, mạng quân sự Sina cho biết.

Chiến đấu cơ thế hệ năm F-22 của Mỹ.

Trang mạng này lưu ý rằng J-20 có thể mang bốn tên lửa không-đối-không. Bài báo cũng chỉ ra rằng Trung Quốc đang phát triển các vũ khí tấn công trực tiếp và bom đường kính nhỏ cho các máy bay chiến đấu tàng hình.
J-20 có thể mang đến 24 quả bom đường kính nhỏ trong khi F-22 chỉ có thể mang được 8, mạng quân sự Sina cho biết. Nếu hệ thống ngắm mục tiêu quang điện có thể được sử dụng cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 như Su-30 và J-10, sẽ nâng cao khả năng tấn công mặt đất cho các máy bay chiến đấu từ một khoảng cách xa hơn, trạng mạng này viết.
Trước đó, việc Trung Quốc cho ra ‘lò’ tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 được đánh giá không chỉ là bổ sung cho sức mạnh quân sự mà còn là đối trọng với chiến đấu cơ F-22 của Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc mới chỉ phát triển công nghệ sản xuất máy bay trong vài năm trở lại đây, trong khi Mỹ đã có kinh nghiệm 20 năm với chiếc F-22 đặc biệt thành công.

Nga choáng với phiên bản mới của J-20 Trung Quốc


TPO - Một đoạn video quay chiến đấu cơ thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc vận hành thử nghiệm bay khiến các chuyên gia Nga choáng váng bởi nước sơn màu xám của J-20 tương tự như các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm T-50 PAK-FA của Nga, một trong những chương trình ngụy trang tàng hình tối mật của Nga.
Theo các chuyên gia Nga, việc Trung Quốc áp dụng màu sơn cho J-20 như tiêm kích T-50 của Nga là lý do để tin rằng, J-20 sớm được sử dụng như một máy bay ném bom tàng hình hoàn hảo nhằm tấn công các mục tiêu mặt đất (các nguyên mẫu J-20 trước đây sử dụng nước sơn màu đen).
Nguyên mẫu thứ ba chiến đấu cơ thế hệ thứ năm J-20 số hiệu “2011” xuất hiện tại căn cứ không quân Thành Đô, thành phố phía Tây Nam của Trung Quốc. Chiếc máy bay thực hiện một số chạy trên đường băng và hãm phanh sau khi ép xung bằng cách sử dụng một chiếc dù.
Các chuyên gia nhận định, thiết kế của máy bay J-20 đã có một số thay đổi so với hai nguyên mẫu đầu tiên của chiến đấu cơ thế hệ thứ năm của Trung Quốc, đặc biệt là sự xuất hiện của hệ thống theo dõi quang-điện tử dưới thân máy bay, giúp cho việc theo dõi và hiệu quả trong tấn công vào các mục tiêu mặt đất.
Luồng phản lực của loại động cơ mới ngắn hơn so với loại động cơ cũ. Loại động cơ mới giúp cho ngoại hình của chiếc máy bay thêm giống máy bay tàng hình.
Ngoài ra, trên J-20 dùng màn hình HUD mới - tương tự như công nghệ được sử dụng trên mẫu máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon. Đây được coi là một trong những công nghệ máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trên thế giới.

Phiên bản mới của J-20 Trung Quốc có nhiều điểm đặc biệt

(Soha.vn) - Mẫu thử số hiệu 2011 của tiêm kích J-20 Trung Quốc có một số điểm khác so với 2 nguyên mẫu trước đó.



Một bức ảnh mới được đăng tải trên các trang mạng quân sự Trung Quốc và được tờ Hoàn Cầu dẫn lại cho thấy J-20, tiêm kích tàng hình thế hệ 5 đầu tiên số hiệu 2011 của Trung Quốc có thể đã được trang bị với một động cơ hoàn toàn khác so với nguyên mẫu 2001 và 2002.
Bức ảnh được đăng tải nhằm cho thấy cách thức động cơ của chiếc J-20 mới với số hiệu 2011 được thử nghiệm gần đây như thế nào. Từ bức ảnh trên, ống xả của động cơ mới có vẻ ngắn hơn so với ban đầu. Bên cạnh đó, cửa hút nhiên liệu của máy bay cũng được thiết kế lại để tạo cho động cơ cấu tạo giống như của một tiêm kích tàng hình hơn. Theo bài viết trên Hoàn Cầu, động cơ được cải tiến lại đi kèm với ít nhất 10 thay đổi trong thân máy bay.

So sánh nguyên mẫu 2011 (trên) và 2002 (dưới)​
Điểm quan trọng nhất trong thiết kế mới của mẫu 2011 nằm ở màn hình HUD mới, tương tự như được trang bị trên tiêm kích Typhoon của châu Âu. Theo bài báo, đây là một trong những công nghệ tiêm kích tiên tiến nhất trên thế giới. Không giống như nguyên mẫu số hiệu 2001 và 2002, với số hiệu được sơn màu đen, số hiệu 2011 của nguyên mẫu mới được sơn màu xám bạc như nhiều tiêm kích tàng hình trên thế giới, trong đó có chiếc F-22 của Mỹ. Theo Hoàn Cầu, đây là một loại sơn tàng hình mới.

Rất nhiều chuyên gia quốc phòng phương Tây đã dự đoán rằng sau cùng, Trung Quốc sẽ sản xuất J-20 sử dụng động cơ AL-31FN. Ban đầu, Trung Quốc nỗ lực phát triển động cơ WS-15 cho tiêm kích này, tuy nhiên kế hoạch đã bị trì hoãn bởi Trung Quốc thiếu công nghệ cần có để thiết kế một động cơ tiêm kích nội địa tiên tiến. Lô máy bay J-20 đầu tiên sẽ bắt đầu đi vào hoạt động tại một trung tâm thử nghiệm vũ khí ở thành phố Thương Châu, tỉnh Hà Bắc. Sau đó, số máy bay này sẽ được triển khai tại các đơn vị tiền tuyến của Không quân Trung Quốc trong năm 2017.
 

hola

Xe tải
Biển số
OF-66594
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
302
Động cơ
436,695 Mã lực
việt nam mình cần mua thêm 10 cái f-22, 10 cái tàu chiến hiện đại nhất như của mỹ, 10 tàu ngầm hạt nhân, 10 quả bom nguyên tử (trường hợp xấu nhất xảy ra thì dùng)...
cần gì mua nhiều thế, làm 2 quả hột nhân thôi kụ, vậy là trong ấm ngoài êm ngay.
 

Bung To

Xe điện
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
4,233
Động cơ
520,604 Mã lực
việt nam mình cần mua thêm 10 cái f-22, 10 cái tàu chiến hiện đại nhất như của mỹ, 10 tàu ngầm hạt nhân, 10 quả bom nguyên tử (trường hợp xấu nhất xảy ra thì dùng)...
Mình chỉ cần mua được 1 chiếc F22 thôi là Khựa không dám đánh mình. Cụ có tin không?
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

NGUYEN DUNG Pro

Xe máy
Biển số
OF-319420
Ngày cấp bằng
13/5/14
Số km
55
Động cơ
292,060 Mã lực
nói chung quân đội TQ không mạnh nhất trên thế giới nhưng nó cũng chẳng thua kém mấy ai. cho lên VN mình không thể so sánh được
 

thanhdat1983

Xe tăng
Biển số
OF-301990
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
1,769
Động cơ
325,985 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Hộ khẩu hoàn kiếm.AM nguyên hồng.PM lâm gia trang.
nói chung quân đội TQ không mạnh nhất trên thế giới nhưng nó cũng chẳng thua kém mấy ai. cho lên VN mình không thể so sánh được
Cụ nói có phần chuẩn ạ nhưng có lẽ ko đúng lắm ở khía cạnh nước mình,vũ khí nước mình kinh phết đáy cụ đừng đùa,mình có hệ thống phòng thủ bờ biển cực mạnh và vô số vũ khí lợi hại mà chưa từng đem ra công chúng ợ.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Cụ nói có phần chuẩn ạ nhưng có lẽ ko đúng lắm ở khía cạnh nước mình,vũ khí nước mình kinh phết đáy cụ đừng đùa,mình có hệ thống phòng thủ bờ biển cực mạnh và vô số vũ khí lợi hại mà chưa từng đem ra công chúng ợ.
Chít, lão này nguy hiểm quá.
Cục 2 đâu nhể ?
Bắt :P
 

sondong

Xe điện
Biển số
OF-85751
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
2,796
Động cơ
436,955 Mã lực
EM thấy giống hàng Mão quá nhất là mấy em tiêm kích....Gửi các cụ đoạn Video để thấy quân Ta hào hùng như thế nào.
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=Hxs75ufdcKc#t=106[/YOUTUBE]
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Jh-7A vừa được điều động ra HS



Trước đó là KJ-200, với bộ đôi này TQ đã có thể thiết lập ADIZ rồi

 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
so sánh sức mạnh Không - hải quân Trung Quốc và ASEAN

() - Là lực lượng chủ lực thực hiện âm mưu bá quyền trên biển, Không-Hải quân TQ được coi là mạnh nhất châu Á, vậy TQ có đủ mạnh đương đầu với ASEAN?


Không - Hải quân Trung Quốc được trang bị đủ loại máy bay gồm: tiêm kích, cường kích, tiếp dầu, trinh sát, tác chiến điện tử, tuần tra biển, vận tải, huấn luyện, trực thăng. Với quy mô 25.000 quân và hàng trăm máy bay, đây là lực lượng không quân hải quân lớn nhất khu vực châu Á.

Về lực lượng máy bay ném bom, Không quân Hải quân Trung Quốc hiện có trong trang bị 14 máy bay ném bom chiến lược lớn nhất nước này Tây An H-6. Máy bay có khả năng mang được tên lửa hành trình chống tàu mặt nước tốc độ cận âm.


Máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc

Lực lượng máy bay cảnh báo sớm có 8 chiếc KJ-200 thiết kế trên khung gầm cơ sở máy bay vận tải Y-8. Máy bay trinh sát có 5 chiếc Y-8 ELINT được trang bị các khí tài trinh sát điện tử.

Máy bay tuần tra chống ngầm tầm xa có 3 chiếc Y-8MPA trang bị các hệ thống radar trinh sát mặt nước, hệ thống định vị thủy âm tìm kiếm tàu ngầm. Y-8MPA có khả năng đạt tầm bay xa đến 5.600km, thời gian hoạt động liên tục trên không 10,5 giờ.

Lực lượng vận tải có 12 chiếc máy bay vận tải hạng trung Y-8 có thể chở 96 lính thường hoặc 82 lính dù hoặc 20 tấn hàng hóa. Lực lượng không quân tiêm kích thuộc Hải quân Trung Quốc hiện có khá nhiều loại máy bay, đầu tiên là 20 chiếc tiêm kích đa năng J-10.

23 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2 hiện đại do Nga sản xuất. Đây cũng là loại tiêm kích mạnh nhất, hiện đại nhất Không quân Hải quân Trung Quốc. Ngoài ra còn có những chiếc tiêm kích hạm J-15 đang hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16). Không rõ liệu Hải quân Trung Quốc nhận bao nhiêu chiếc J-15.

Không quân tiêm kích còn có 24 chiếc J-11BH, đây là biến thể của tiêm kích J-11B mà Trung Quốc sao chép công nghệ Su-27SK của Nga. 35 chiếc tiêm kích – bom JH-7A được thiết kế làm nhiệm vụ thực hiện các cuộc tấn công tàu mặt nước với tên lửa chống tàu siêu thanh tầm xa YJ-91.


Tiêm kích Su-30MK2 của Trung Quốc

Ngoài những dòng máy bay hiện đại thế hệ 4, Không quân Hải quân Trung Quốc hiện vẫn còn duy trì một số tiêm kích phòng không thế hệ 3 lỗi thời gồm 48 chiếc J-8II do Trung Quốc phát triển dựa trên loại J-7. Và 35 chiếc tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ J-7D/E mà Trung Quốc phát triển dựa trên loại MiG-21 của Nga.

Cùng với J-8II và J-7D/E, Không quân Hải quân Trung Quốc còn có 30 chiếc cường kích Q-5 ra đời từ những năm 1970. Loại máy bay này chủ yếu làm nhiệm vụ yểm trợ tầm gần, tải trọng vũ khí chỉ có 2 tấn.

Lực lượng trực thăng của Không quân Hải quân Trung Quốc hiện biên chế 9 chiếc Ka-31 (Nga chế tạo) làm nhiệm vụ cảnh báo sớm đường không. 26 chiếc trực thăng vận tải kiêm nhiệm vụ tuần tra biển Z-8 do Trung Quốc chế tạo dựa trên loại SA 321 Super Frelon của Pháp...

Tuy nhiên với trang bị thuộc loại khủng của Trung Quốc, lực lượng này có đủ sức đương đầu với sức mạnh Hải quân của ASEAN? Theo Tạp chí Quân sự Châu Á cuối năm 2012 đã đưa ra thống kê số lượng tàu trong Hải quân các nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó các nước ASEAN.


Khinh hạm lớp Formidable

Singapore: Đơn vị tàu chiến chủ lực gồm 6 khinh hạm lớp Formidable mua từ Pháp. Lực lượng tàu chiến cỡ nhỏ có: 6 tàu lớp Victory và 11 tàu lớp Fearless (Singapore đang có kế hoạch thay thế lớp tàu này).

Về tàu ngầm, Singapore mua lại các tàu đã qua sử dụng của Hà Lan gồm: 4 tàu lớp Conqueror và 2 tàu lớp Archer. Tàu quét mìn có 4 chiếc lớp Bedok và 12 chiếc FB31-42. Tàu đổ bộ có 4 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Endurance (lượng giãn nước 6.000 tấn) và 1 tàu đổ bộ tank lớp Perseverance.

Indonesia: Hải quân Indonesia trang bị 9 khinh hạm chủ lực gồm: 5 tàu lớp Ahmad Yani, 4 tàu lớp Fatahillah. Các tàu này đều thiết kế với tổ hợp tên lửa chống hạm Harpoon và Exocet.

Hộ vệ hạm gồm: 4 chiến hạm lớp Sigma do Hà Lan đóng (Indonesia gọi là Diponegoro) lắp tổ hợp tên lửa Exocet và 16 hộ vệ chống ngầm lớp Parchim được mua lại từ Đức.


Khinh hạm Ahmad Yani
Về lực lượng tàu chiến cỡ nhỏ thì Indonesia có: 4 tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Mandau, 4 tàu tuần tra lớp Kakap, 4 tàu cao tốc tuần tra lớp Singa, 4 tàu lớp Todak, 8 tàu lớp Siada, và 7 chiếc Type 35/36.

Đơn vị tàu đổ bộ của Indonesia có: 6 tàu đổ bộ tank lớp Teluk Gelimanuk, 2 tàu lớp Teluk Sirebong. Chính phủ Indonesia ký hợp đồng mua tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Makassar. Đơn vị tàu quét mìn có: 2 tàu lớp Pulau Rengat, 2 tàu T43 và 9 chiếc lớp pulau Rote. Đơn vị tàu hỗ trợ có: 1 tàu chở dầu Arun và 1 tàu bệnh viện lớp Tanjung Dalpele.

Về tàu ngầm, hiện tại Hải quân Indonesia biên chế 2 chiếc lớp Cakra đã được Hàn Quốc nâng cấp. Dù vậy, giới lãnh đạo đất nước vạn đảo vẫn bày tỏ tham vọng sở hữu 39 tàu ngầm trong tương lai.


Khinh hạm lớp Kasturi
Malaysia: Số lượng khinh hạm chủ lực của Malaysia có: 2 tàu lớp Lekiu và 2 tàu lớp Kasturi. Ngoài ra, Malaysia còn có 4 tàu hộ vệ lớp Laksamana.

Tàu chiến cỡ nhỏ và tàu tuần tra gồm: 6 tàu tuần tra ven biển lớp Kedah, 6 tàu SGPV (dài 99 m, lượng giãn nước 2.200 tấn được trạng bị vũ khí tốt hơn Kedah), 4 tàu cao tốc mang tên lửa lớp Handalan, 4 tàu cao tốc tên lửa lớp Perdana, 6 tàu pháo lớp Jerong, 2 tàu cao tốc lớp Sri Tiga, 15 tàu tuần tra lớp Kris và 12 tàu CB90.

Tàu quét mìn có 4 tàu lớp Mahamiru. Và 3 tàu làm nhiệm vụ hỗ trợ: 1 tàu lớp Gunga Mas Lima (mang được 10 trực thăng) và 2 tàu hỗ trợ chiến đấu lớp Sri Indera Sakti. Năm 2002 Malaysia đã ký hợp đồng trị giá 1,4 tỷ USD mua 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpene từ Pháp. Năm 2009, chiếc đầu tiên đã được chuyển giao và đi vào hoạt động.

Myanmar: Đội tàu chiến đấu chủ lực tốt nhất của Hải quân Myanmar gồm: 8 tàu hộ vệ lớp Anawratha (lắp tên lửa diệt hạm C-803) và 8 tàu lớp Aung Zeya (sử dụng tổ hợp tên lửa chống hạm C-802).

Đơn vị tàu chiến cỡ nhỏ gồm: 6 tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin, 14 tàu pháo “5 Series”, 1 tàu pháo lớp Indaw, 10 tàu pháo lớp Hainan, 12 tàu tuần tiễu PGM và 3 tàu PB90.


Tàu lớp Hamilton Hải quân Philippines
Philippines: Khinh hạm chủ lực lớn nhất của Philipine là chiếc BRP Rajah Humabon, một chiếc tàu già cỗi trang bị vũ khí kiểu cũ, thích hợp cho nhiệm vụ tuần tra bảo vệ ven biển.

Hộ vệ hạm gồm: 2 tàu lớp Rizal và 6 tàu lớp Miguel Malval. Tàu chiến cỡ nhỏ có: 1 tàu lớp Mariano Alvarez, 3 tàu lớp emilio Jacinto, 2 tàu lớp Emilio Aguinaldo, 22 tàu lớp Jose Andrada, 2 tàu lớp PC 394, 3 tàu lớp Conrado Yap, 8 tàu lớp Tomas batillo và 2 tàu lớp Kagitingan.

Ngoài ra Philipine còn mua tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton từ lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ (tàu này có lượng giãn nước hơn 3.000 tấn). Philipine cũng tự thiết kế và “nhờ” Đài Loan chế tạo tàu cao tốc đa năng.


Tàu sân bay Chakri Naruebet của Hải quân Thái Lan

Thái Lan: Hải quân Thái Lan là nước đầu tiên và duy nhất tính tới thời điểm hiện tại sở hữu tàu sân bay (tàu Chakri Naruebet). Khinh hạm chủ lực có: 2 tàu lớp Phutthayofta (mua lại từ Mỹ), 2 tàu lớp Naresuan, 4 tàu lớp Chao Praya. Tàu hộ vệ có: 2 tàu lớp Pattanakosin, 2 tàu lớp Tapi và 3 tàu lớp Khamronsin.

Tàu chiến đấu hạng nhẹ có: 2 tàu tuần tra ven biển lớp Pattani, 3 tàu lớp Hua Hin, 3 tàu pháo lớp Chonburi, 2 tàu cao tốc mang tên lửa lớp Rajcharit, 3 tàu cao tốc tên lửa lớp Prabbrorapak, 6 tàu tuần tra lớp Sattahip, 6 tàu T-991.

Tàu quét mìn có: 2 tàu lớp Lat Ya, 2 tàu lớp Bangrachan, 2 tàu lớp Bangkaew, 1 tàu lớp Thalang. Tàu đổ bộ có: 2 tàu đổ bộ xe tăng lớp Sichang, 3 tàu đổ bộ đệm khí lớp Griffon 100TD. Thái Lan đang đặt mua 1 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Endurance.

Ngoài ra, Thái Lan có kế hoạch mua ít nhất 6 tàu ngầm Type 206A đã qua sử dụng của Đức với giá 257 triệu USD.

Brunei: Lực lượng tàu chiến đấu có: 3 tàu hộ vệ mang tên lửa có điều khiển lớp Darussalam, 3 tàu cao tốc tên lửa lớp Waspada, 3 tàu tuần tra lớp Perwira, 4 tàu tuần tra lớp Ijhtihad.

Mặc dù, Brunei ký hợp đồng với BAE System đóng mới 3 tàu hộ vệ tên lửa lớp Nakhodam Ragam nhưng do không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đặt ra nên toàn bộ số tàu này Brunei đã từ chối nhận.

Campuchia: Hải quân Hoàng gia Campuchia trang bị khá mỏng gồm: 4 tàu tuần tiễu lớp Stenka và 5 tàu lớp Schmel.


Bộ đôi chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam

Việt Nam: Hải quân Nhân dân Việt Nam được coi là lực lượng có trang bị khá mạnh với 45.000 sĩ quan và binh lính; 9 tàu chiến, 15 tàu hộ tống, 56 tàu tuần tra, 12 tàu quét mìn, 20 tàu đổ bộ, 15 tàu hậu cần, 6 tàu ngầm (đã đưa vào biên chế 2) và 58 máy bay các loại.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
TQ mang cả hạm đội đấu với tàu chấp pháp Việt Nam
(Chính trị - Xã hội) - Thời gian qua, TQ đã huy động nhiều tàu chiến, trong đó có 2 tàu đổ bộ 20.000 tấn để bảo vệ giàn khoan, ngăn chặn tàu chấp pháp Việt Nam.

Trong thời gian hai tuần hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc đã sử dụng đến hàng chục tàu chiến, làm lực lượng nòng cốt, là chỗ dựa cho các lực lượng khác bảo vệ cho hoạt động phi pháp của giàn khoan Hải Dương-981 trên thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Bắt đầu từ khi cắm giàn khoan tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc đã sử dụng tàu hộ vệ tên lửa Type 053H1 số hiệu 534 Kim Hoa và các tàu tên lửa tấn công nhanh mang số hiệu 752, 753, 754 cùng với tàu tuần tiễu săn ngầm mang số hiệu 786.
Tàu hộ vệ tên lửa đầu tiên của Trung Quốc được xác định có mặt tại vòng bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 là chiếc “Kim Hoa” mang số hiệu 534, vốn là tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Hồ II (Type 053H1).
Việt Nam sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Tàu hộ vệ Kim Hoa thuộc một trong những lớp tàu chiến đầu tiên của Trung Quốc, được chế tạo trong khoảng thời gian cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Nó được đóng tại xưởng đóng tàu Hộ Đông - Thượng Hải, có lượng giãn nước đầy tải 1.702 tấn, dài 103,2m, thủy thủ đoàn 190 người và có tốc độ di chuyển 28 knot (52 km/giờ).
Tàu chiến này được trang bị 2 bệ pháo 2 nòng 100 mm, Type 79, 4 pháo phòng không hai nòng cỡ 37 mm, 2 ống phóng rocket chống tàu ngầm Type 81, 2 bệ súng cối Type 62 và 6 tên lửa diệt hạm Thượng Du-1 (SY-1).
Các tàu tên lửa tấn công nhanh thuộc Type 037 của Trung Quốc cũng bị phát hiện liên tục có mặt từ ngày đầu giàn khoan Hải Dương 981 kéo vào vùng biển Việt Nam.
Tàu hộ vệ tên lửa 534 Kim Hoa của Trung Quốc Chiếc đầu tiên là tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Hậu Tân (Type 037-1G) mang số hiệu 752 “Tam Đô”, chiếc thứ 2 mang số hiệu 753 Đông An và chiếc thứ 3 là 754 Dư Khánh cùng lớp Hậu Tân đã giáp mặt với tàu của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Loại tàu này có chiều dài 62,8 m, rộng 7,2m, mớn nước 2,4m với lượng giãn nước toàn tải đạt 478 tấn. Tàu có hành trình tối đa 1390km với vận tốc tuần tra trung bình 18 hải lý/h (33hm/h), tốc độ tối đa 28 hải lý/h (52 km/giờ), thủy thủ đoàn 71 người.
Vũ khí được trang bị trên tàu tên lửa tấn công nhanh thuộc lớp Hậu Tân gồm 4 tên lửa, có thể sử dụng tất cả các dòng tên lửa YJ-8 như YJ-81/82/83, nhưng chủ yếu sử dụng tên lửa YJ-82 (C-802) tầm bắn 120km. Ngoài ra, tàu còn được lắp 4 khẩu pháo 37 mm Type 76A và 4 súng máy hai nòng Type 69, cỡ nòng 14,5mm.
Tàu tên lửa tấn công nhanh Type 037-1G số hiệu 752 “Tam Đô” Các tàu cao tốc tên lửa loại này không còn xa lạ gì với lực lượng hải quân Việt Nam vì 2 tàu 752 “Tam Đô” và 753 Đông An đã từng tham gia tuần tra liên hợp trên khu vực vịnh Bắc Bộ với hải quân nước ta hồi giữa năm 2012.
Một chiếc tàu khác cũng thuộc Type 037 là tàu tuần tiễu săn ngầm lớp Hải Thanh (Type 037-IS) mang số hiệu 786 Vạn Ninh cũng có mặt trong số những tàu chiến bảo vệ cho giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trong thềm lục địa của Việt Nam.
Tàu chiến loại này là phiên bản cải tiến của tàu săn ngầm lớp Hải Nam (Type 037). Nó có chiều dài 62,8 m, rộng 7,2m, với lượng giãn nước toàn tải đạt 478 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/h (52 km/giờ), thủy thủ đoàn 71 người. Tàu có hành trình tối đa 1390km với vận tốc tuần tra trung bình 18 hải lý/h (33hm/h).
Tàu tuần tiễu săn ngầm Type 037-IS 786 Vạn Ninh Hỏa lực trên tàu gồm 2 bệ pháo tự động Type 76F cỡ 37mm (các tàu đời đầu sử dụng pháo nhân công), 2 súng máy hạng nặng cỡ nòng 14,7 mm và 2 ống phóng rocket chống ngầm nước sâu Type 87, 2 cụm 2 ống phóng bom chống ngầm và các ống phóng thủy lôi.
Không dừng lại ở đây, bắt đầu từ ngày 14-5, đồng thời với việc gia tăng số lượng tàu bảo vệ lên con số 99 chiếc, Trung Quốc đã điều động thêm nhiều tàu hải quân đến khu vực giàn khoan, trong đó có cả những tàu chiến thuộc dạng lớn nhất của hải quân Trung Quốc.
Được biết, một số tàu hải quân Trung Quốc đã hiện diện ở khu vực giàn khoan hạ đặt trái phép từ mấy ngày qua nhưng không tham gia truy cản các tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển của ta. Tuy nhiên, trong 2 ngày gần đây các tàu này đã bắt đầu cản đường, ngáng trở tàu ta thực hiện nhiệm vụ chấp pháp.
Máy bay trực thăng hải quân Z-9 của Trung Quốc bay trên đầu tàu công vụ của ta Trong 2 ngày 14 và 15-5, số lượng tàu Trung Quốc vẫn tăng lên không ngừng, thậm chí chúng còn được tăng cường thêm các tàu hộ vệ và khu trục hiện đại nhất của Trung Quốc, đặc biệt là 2 tàu đổ bộ mang số hiệu 998 và 999 (Côn Luân Sơn và Tỉnh Cương Sơn). Đây là 2 tàu đổ bộ lớn nhất của hải quân Trung Quốc, có lượng giãn nước khoảng trên 20.000 tấn.
Theo các trang mạng Trung Quốc, tàu hộ vệ tên lửa mang số hiệu 571 Vận Thành cũng đã có mặt ở khu vực này từ tối hôm 14-5. Trong một bức ảnh do phóng viên Việt Nam chụp và đưa lên báo, có 1 tàu bảo vệ cạnh giàn khoan Hải Dương 981 được cư dân mạng Trung Quốc xác định là tàu khu trục tên lửa Type 052B.
Ngoài ra, Trung Quốc còn sử dụng cả máy bay tuần tiễu trinh sát cánh cố định Y-8 và trực thăng hải quân Z-9 bay lượn trên đầu các tàu chấp pháp công vụ Việt Nam nhằm thị uy. Ngoài ra, mấy hôm nay, thỉnh thoảng cũng có một vài tốp máy bay chiến đấu của không quân - hải quân Trung Quốc lượn lờ trên bầu trời, xâm phạm vào không phận của Việt Nam.
Trung Quốc sử dụng máy bay trinh sát cánh cố định Y-8 (ảnh trên) bay qua trinh sát khu vực giàn khoan Hải Dương 981 (ảnh dưới) Tàu khu trục đầu tiên thuộc Type 052B mang tên “Quảng Châu” được hạ thủy năm 2004. Lớp tàu này có có lượng giãn nước thông thường 5300, đầy tải 5600 tấn. Nó có chiều dài 155,2m, rộng 17,2m, cao 35m, tốc độ tuần tra 18 hải lý, tối đa 27 hải lý, hành trình tối đa 4000 hải lý.
Tàu được trang bị đầy đủ tính năng chống hạm, chống ngầm và phòng không. Vũ khí chính trên tàu gồm có 48 quả tên lửa phòng không Shtil-1 (diệt mục tiêu ở tầm xa đến 32km), có tầm bắn 30km; 16 quả tên lửa chống hạm C-802, tầm phóng 120km; 1 bệ pháo hạm 100mm; 2 khẩu pháo phòng không tầm gần 30mm và 1 trực thăng hạm.
Bắt đầu từ trưa ngày 14-5, 2 tàu đổ bộ hạng nặng mang số hiệu 998 và 999 (Côn Luân Sơn và Tỉnh Cương Sơn) thuộc Type 071, có lượng giãn nước lớn nhất của hải quân Trung Quốc (trên 20.000 tấn) bắt đầu xuất hiện để ngăn chặn tàu Cảnh sát biển CSB-8003 của ta.
Chiến hạm bảo vệ bên canh giàn khoan Hải Dương 981 được cư dân mạng Trung Quốc phỏng đoán là tàu khu trục Type 052B​
Tàu đổ bộ Type 071 có lượng giãn nước lớn nhất trong biên chế hải quân Trung Quốc. Chiếc đầu tiên mang số hiệu 998 Côn Luân Sơn được hạ thủy tháng 12/2006, do nhà máy đóng tàu Phố Đông-Thượng Hải đóng, chiếc thứ 2 thuộc Type 071 mang số hiệu 999 Tỉnh Cương Sơn hạ thủy ngày 8/11/2010.
Nó thuộc dạng tàu vận tải đổ bộ binh lính và các phương tiện tác chiến như: Tàu đổ bộ đệm khí, tàu xung phong, xe chiến đấu các loại và binh lính lên bờ. Tàu đổ bộ Type 071 có thể hợp thành với tàu khu trục thành một biên đội tác chiến đổ bộ lập thể.
Các tham số cơ bản:
- Chiều dài: 210m, rộng: 28m, mớn nước 7m, lượng giãn nước 20.000 tấn. Tàu được lắp đặt 4 động cơ Diezen với hệ thống động lực 2 trục đẩy.
- Vũ khí: Phía đầu tàu gắn 1 bệ pháo hạm 76mm kiểu mới, 2 bên thân là 2 bệ pháo phòng không tầm gần. Ngoài ra tàu còn lắp đặt 8 ống phóng nhiễu kim loại tầm gần để đánh lừa tên lửa chống hạm địch.
Hình ảnh của 1 trong 2 chiếc tàu đổ bộ Type 071 Trung Quốc​
Lượng chuyên chở:
Tàu đổ bộ Type 071 có thể chuyên chở hơn 800 lính hải quân đánh bộ, sàn chuyên chở thiết giáp có thể mang theo 24-32 chiếc xe đột kích lưỡng thê tốc độ cao loại ZBD-05 hoặc xe thiết giáp lưỡng thê loại 63A. Boong máy bay có thể đồng thời cất, hạ cánh 2 chiếc trực thăng hạng trung Z-8, nhà kho máy bay có thể chứa được 3-4 chiếc. Hầm chứa tàu đổ bộ có thể mang theo 4 tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn.
Theo thông tin từ các trang mạng Trung Quốc, tàu hộ vệ tên lửa Type 054A mang số hiệu 571 Vận Thành đã đến khu vực bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 vào ngày 14-5. Đây là loại tàu hộ vệ tiên tiến nhất trong biên chế hải quân Trung Quốc, được NATO định danh thuộc lớp Giang Khải 2.
Loại tàu hộ vệ này có chiều dài 134m, rộng 16m, mớn nước 5m, lượng giãn nước không tải 3600 tấn, đầy tải 4053 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/h, phạm vi hoạt động 3800 hải lý (với vận tốc tuần tra 18 hải lý/h), thủy thủ đoàn 190 người.
Cư dân mạng Trung Quốc cho biết, tàu hộ vệ tên lửa Type 054A số hiệu 571 Vận Thành đã đến khu vực giàn khoan ngày 14-5 Hệ thống trang bị, vũ khí chính trên tàu bao gồm: 1 pháo hạm AK-176 do Nga sản xuất, 1 pháo hạm quốc nội PJ-76 loại 76mm; 2 hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần 7 nòng H/PJ12 và AK-630 loại 30mm; 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi 324mm, phóng ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Y-7; 2 cụm 6 ống phóng rocket chống ngầm nước sâu Type 87; 2 bệ phóng loại 18 nòng rocket gây nhiễu Type 726-4.
Tàu được lắp đặt 8 đơn nguyên phóng thẳng đứng (mỗi đơn nguyên 4 ống phóng) dùng chung cho tên lửa chống ngầm và tên lửa phòng không HHQ-16. (Hải Hồng Kỳ 16 - phiên bản hải quân của loại tên lửa phòng không tầm thấp, cận trung HQ-16), 1 máy bay trực thăng chống ngầm quốc nội Z-9C hoặc trực thăng Nga Ka-28.
Với sự tham gia của các tàu hộ vệ và khu trục tên lửa, các tàu tuần tiễu tấn công nhanh, tàu tuần tiễu chống ngầm và cả tàu đổ bộ hạng nặng cùng với máy bay tuần tiễu trên biển, trực thăng hải quân, có thể nói là Trung Quốc đã huy động gần như đủ cả các thành phần của một hạm đội hải quân tham gia ngăn chặn các tàu công vụ Việt Nam.
Tàu chấp pháp Việt Nam vẫn hiên ngang tiến tới trong vòng vây chiến hạm Trung Quốc Thế mà trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 9-5, Phó Vụ trưởng Vụ biên giới biển - Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dịch Tiên Lương còn leo lẻo phủ nhận hoàn toàn việc Trung Quốc đem tàu quân sự tới khu vực này và đổ lỗi cho Việt Nam “chủ động đem tàu quân sự tới khiêu khích” và xâm hại tới an toàn của nhân viên và các thiết bị trên tàu Trung Quốc?!
Ông này và Giám đốc điều hành Công ty cổ phần hữu hạn dịch vụ mỏ dầu Trung Quốc (COSL) Lý Dũng đã trắng trợn vu khống, các tàu Việt Nam "đều được trang bị vũ khí tối tân", đồng thời cử nhiều “người nhái” thả lưới cá và các chướng ngại vật lớn để ngăn chặn Trung Quốc, trong khi tàu Trung Quốc “chỉ có tàu chấp pháp công vụ và tàu phục vụ dân sự”.
Tuy tập trung số lượng tàu đông đảo như vậy nhưng hiện Trung Quốc vẫn ở thế bị động trước sự kiên cường và chiến thuật hợp lý của lực lượng tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam. Trong ngày 15-5, bán kính bảo vệ của các tàu của Trung Quốc đã bị thu hẹp đáng kể và chỉ kiểm soát được trong phạm vi 6,5 hải lý.
Các tàu Cảnh sát Biển và Kiểm ngư Việt Nam vẫn khôn khéo tổ chức đội hình, luồn lách tránh tàu Trung Quốc, tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 ở khoảng cách 5 hải lý để tuyên truyền khẳng định chủ quyền đồng thời yêu cầu các tàu bảo vệ của Trung Quốc và giàn khoan rời khỏi vùng biển của Việt Nam, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
 

phongboy

Xe tăng
Biển số
OF-32867
Ngày cấp bằng
3/4/09
Số km
1,205
Động cơ
490,090 Mã lực
Hiện đại hơn cũng chả sợ bọn khựa
 

học lái

Xe điện
Biển số
OF-682
Ngày cấp bằng
8/7/06
Số km
2,012
Động cơ
595,861 Mã lực
Tuổi
42
Càng đọc cạng thấy lo cho mềnh[-O<
 

tobie

Xe hơi
Biển số
OF-40756
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
129
Động cơ
468,970 Mã lực
Chiến lược của VN không nên là chạy đua vũ trang vì chúng ta không đủ lực. Cách phòng thủ tốt nhất theo em là xây dựng được mạng lưới tình báo cực tốt + tập hợp và duy trì được một lực lượng chuyên gia phần mềm/hacker cực giỏi, có khả năng xâm nhập vào các hệ thống liên lạc của TQ để vô hiệu hóa vũ khí của TQ từ trước khi nó được sử dụng (mọi loại tên lửa, máy bay hiện đại đều cần sử dụng hệ thống định vị và liên lạc).
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top