Em xin hỏi câu này chắc nhiều người sẽ nói "sao Ofer mà hỏi đần/ếch/ngu thế" nhưng thực sự tiêu chí nào để đánh giá tân CEO này là người giỏi hả các bác.
Tổ chức đã tin tưởng thì hẳn phải có lý do. Vậy CEO này đã giải quyết vấn đề nâng vị thế đồng VND lên, hay góp phần giảm nợ xấu của ngân hàng nơi mà ông đã và đang công tác, hay đã có giải pháp cứu nguy các ngân hàng 0 đồng, có nguy cơ bị sát nhập, hoặc ở tầm cao hơn là có giải pháp để ăn được nửa giải Nobel như ông cựu thống đốc ngày nào. Thông tin về năng lực của ông chỉ là đi làm và được bổ nhiệm.
Động cơ của em hỏi chỉ để còn hướng cho F1 nhà em phấn đấu. Các văn nghệ sĩ muốn được phong danh hiệu NSUT, NSND hoặc các nhà giáo, nhà khoa học muốn có chữ GS/TS cũng đều phải có tác phẩm/công trình đóng góp vào ngành nghề chuyên môn của họ, nhẽ đâu anh CEO này lại không có đóng góp gì. Bỗng lại nhớ ông Bí thư Bến Tre cũng CEO của một trong các Big4, sao mà cái kết tệ quá.
chuẩn luôn cụ ơi, e cũng định nói cái này mà sợ nhiều cụ k hiểu lại vào ném đá, nói là gato. Em cũng công tác trong ngành ngân hàng, cũng tiếp xúc với các lãnh đạo hàng đầu (cũng biết 1 số chuyện ngoài lề). Nhìn quá trình công tác của a này e ko đánh giá được là a ấy giỏi chỗ nào. Cá nhân e đánh giá nếu giỏi : 1 là giúp Chi nhánh/mảng a ấy phụ trách tăng trưởng thần tốc hơn các nơi khác. 2 là a ấy được cử về Chi nhánh/mảng đang hoạt động yếu kém, và sau đó a ấy giúp chỗ đó tốt lên
Em thấy câu hỏi của cụ xác đáng, chả có đần gì cả. Em nói luôn em cũng như cụ là người ngoài và không có thông tin gì cả, chưa từng quen hay làm việc cùng anh CEO.
Thứ nhất, theo em CEO ngân hàng giống như bất cứ DN nào khác được đánh giá là giỏi khi họ giỏi một lĩnh vực kinh doanh nào đó (ngạch chuyên gia) hoặc có tài tổ chức, quản lý các chuyên gia (ngạch quản lý). Và cái giỏi này phải có bằng chứng, kéo dài đủ lâu để đáng tin cậy làm căn cứ xét bổ nhiệm. VD anh ấy đã vực dậy thành công một mảng kinh doanh, chi nhánh nào đó, phát triển một mảng kinh doanh mới (ngân hàng số, KH ưu tiên, quản lý tài sản..). TH 2 anh ấy cho thấy là nhà quản lý tài năng, có khả năng dùng người, tuyển người phù hợp giao việc tối ưu, có khả năng động viên, truyền cảm hứng được nhân viên tin yêu; chỗ nào nát anh ấy về là êm và phát triển.
Thứ 2 là các kỹ năng mềm như khả năng lãnh đạo, tạo được lòng tin với nhân viên; có khả năng ra quyết định trong các tình huống cân não. Và làm CEO thì phải biết quản lý quan hệ đối nội (phòng ban, HĐQT..), đối ngoại (đối tác, cơ quan NN) để anh ấy nói người ta còn nghe chỉ đạo còn có người làm (thật, chứ không phải làm cho có). Tóm lại là người có khả năng chính trị, điều tiết các mối quan hệ.
Còn việc anh ấy được chọn thì phải xem ai chọn anh ấy (trực tiếp, gián tiếp) thì mới biết ngta đang thiên về thế mạnh nào của anh ấy vì chả ai giỏi tất cả mọi thứ. Về nguyên tắc thì đều là tập thể lựa chọn, nhưng thực tế thế nào cccm biết rồi. Và cccm cũng biết, chọn người đứng đầu luôn có yếu tố thiên thời địa lợi nhân hòa, chuyên môn hay KD nhiều khi chả phải tiêu chí đầu tiên, nhất là các tổ chức có yếu tố NN. Ngta thường không chọn người có chuyên môn nhưng khó hợp tác. DN tư nhân thì thường rõ hơn là họ thiên về kết quả kinh doanh. TH anh này nắm 1 tổ chức to như thế em tin rằng anh ấy là người quản lý tốt, có khả năng điều tiết các mối quan hệ, còn giỏi chuyên môn hay không thì em chịu.