[FONT=times new roman, times, serif]
Lịch sử hình thành ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải gắn liền với lịch sử cư trú của tộc người Mông, là tác giả của những thửa ruộng bậc thang, chủ nhân cư trú đầu tiên tại vùng đất này. Ruộng là một phương thức canh tác nông nghiệp kết hợp nhuần nhuyễn giữa canh tác nương rẫy và ruộng nước. Khai khẩn ruộng bậc thang là một quá trình công phu, tốn nhiều công sức. [/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
Theo kinh nghiệm của đồng bào, đó là nơi có độ dốc vừa phải, có nguồn nước, có khả năng tạo mặt bằng, ít sỏi đá, cây to, cỏ mọc dày và tốt là vùng đất thích hợp để khai khẩn. Sau khi đã lựa chọn được mảnh đất ưng ý, việc tiếp theo là xác lập quyền khai khẩn.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
Đồng bào có thể chồng các cột đá cao khoảng 1m, hoặc chặt ngọn một số cây gỗ lớn trên mảng đất đó làm dấu hiệu xác lập quyền khai khẩn. Khi đã huy động được lực lượng và điều kiện thời tiết thuận lợi, việc khai khẩn được tiến hành. Việc này thường được tiến hành vào mùa xuân (khoảng tháng 1, 2, 3 ) để có thể tháo nước vào sử dụng ngay trong tháng 4, 5 cho kịp thời vụ.[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
Để làm ruộng, trước hết phải phát cỏ và các loại cây nhỏ, dọn sạch mặt đất, sau đó dùng cuốc đánh các gốc to rồi tiến hành đào và san. Khó khăn nhất là tạo mặt bằng cho ruộng. Mặt bằng ruộng có liên quan đến việc giữ nước và chia đều nước cho toàn ruộng . Việc đào và san ruộng là khâu kỹ thuật đòi hỏi các kỹ năng trong việc khai khẩn ruộng bậc thang. Ruộng đạt tiêu chuẩn phải đủ 2 tiêu chí cơ bản là mặt bằng ruộng và nguồn nước ngâm chân cho lúa. Người Mông nơi đây đã làm được điều này trong điều kiện hết sức khó khăn để đảm bảo cho việc canh tác lúa nước trên sườn đồi và chân các quả đồi. [/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
Việc tiếp theo là làm bờ ruộng. Trong hệ thống ruộng bậc thang, bờ ruộng là yếu tố quan trọng đóng vai trò là “bức tường” giữ nước. Bờ ruộng được tiến hành làm ngay từ khi san ruộng, đất làm bờ lấy ngay từ chỗ san gạt ở phía mép cuối của mặt bằng thửa ruộng. Người ta thường dùng cuốc bướm cào đất thành bờ, dùng chân dẫm và gáy cuốc đập mạnh vào để nén chặt bờ ruộng. Độ chênh lệch giữa thửa ruộng trên và thửa dưới thường là 1- 1,5 m. Khi có nước tháo vào ruộng, bờ sẽ cứng lại. [/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
Công việc khai khẩn được nối tiếp từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên các triền ruộng tựa như những bức tranh nghệ thuật hoành tráng treo trên các sườn đồi. Đây là nét độc đáo của loại hình canh tác mang đậm sắc thái của cư dân vùng cao khu vực Đông Nam Á. Toàn bộ huyện Mù Cang Chải có diện tích 119.908,75 ha thì 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình có tổng diện tích là 12.035,48 ha, Trong đó diện tích ruộng bậc thang là 330,11 ha. Diện tích này tuy nhỏ nhưng là những kì tích hàng trăm năm khai phá của đồng bào 3 xã từ bao đời nay. Nằm sát cạnh nhau, trong đó Dế Xu Phình nằm ở tả ngạn dòng Nậm Kim cách trung tâm huyện lỵ 20 km; La Pán Tẩn, Chế Cu Nha nằm bên hữu ngạn dòng Nậm Kim trên đường vào trung tâm huyện Mù Cang Chải.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
Tới đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những “mâm xôi vàng”, “mâm xôi xanh” hiện lên hoành tráng giữa bạt ngàn núi rừng Tây Bắc. Đây đang là điểm thu hút khách du lịch từ mọi miền đến thăm quan. Dừng chân tại 3 xã, đâu đâu cũng thấy những thửa ruộng bậc thang xếp tầng, xếp lớp trải rộng khắp các quả đồi. Đặc biệt, từ trên lưng chừng núi mới thật sự là những công trình văn hoá tuyệt tác của các nghệ nhân sáng tạo ra nó. Do địa hình nơi này là núi cao, vực sâu, cắt xẻ nhiều nên mỗi “mâm xôi” đều được xen giữa các khe nước lớn nhỏ, trập trùng là những rừng thông bạt ngàn. Cứ thế: ruộng, rừng, khe, suối... tầng tầng, lớp lớp xếp lên nhau. Càng lên cao, ta càng thấy thú vị bởi sự kỳ vĩ, hoành tráng của núi rừng, bởi sự trong lành của khí hậu nơi đây...[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
Ngược thời gian, ngay từ khi định cư vào Việt Nam, người Mông đã lấy trồng trọt là phương thức sinh sống chủ yếu. Trong nông nghiệp, trồng cây lúa trên ruộng bậc thang được đặt lên hàng đầu. Với điều kiện sống khắc nghiệt của vùng cao, việc khai khẩn và canh tác ruộng bậc thang gặp không ít khó khăn do thiên nhiên và xã hội mang lại và các tín ngưỡng thường được hình thành khi con người không giải thích được các hiện tượng tự nhiên. Người Mông Mù Cang Chải đã thực hiện các nghi thức và tín ngưỡng, họ tin rằng làm thế sẽ hạn chế được tới mức thấp nhất những rủi ro tác động đến con người và sản xuất.[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
Để khai hoang tạo ra những thửa ruộng bậc thang trong quá trình khai khẩn, không ít người gặp tai nạn rủi ro trong các trường hợp như bị đá lăn vào chân, vào người, bị rắn cắn, bị lợn rừng húc, bị dao phát vào chân... Những trường hợp như vậy người dân quan niệm là cái hồn của mình đã bỏ mình ra đi, do đó phải mời thầy cúng gọi hồn về. [/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
Thầy cúng người Mông phải là người già, được học nghề từ khi còn bé. Lễ vật chuẩn bị để cúng gọi hồn gồm: 1 bát gạo, 1 con gà, 1 chén rượu, 1 quả trứng, 1 que hương. Lễ vật đó được đặt ở góc ruộng, nơi gia chủ có người bị nạn. Thầy cúng cầm que hương hua lên trời đọc bài cúng gọi hồn về nhập vào người bị hại để người đó tiếp tục công việc làm ăn. Cúng xong, bài cúng được thầy cúng nhúng vào rượu và đốt ngay tại ruộng. Bên cạnh đó, còn các nghi thức liên quan đến quá trình canh tác ruộng vẫn còn tồn tại trở thành nét văn hóa như nghi thức cầu mưa, lễ mừng cơm mới... [/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
Từ bàn tay lao động cần cù, ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã trở thành kỳ quan, là danh thắng quốc gia. Để khai thác tốt tiềm năng ruộng bậc thang, dưới sự lãnh đạo của **** bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Mù Cang Chải đang ra sức sản xuất, đẩy mạnh khai hoang, thâm canh tăng vụ..., đồng thời tôn tạo, gìn giữ, kết hợp ruộng bậc thang với bảo vệ thiên nhiên, duy trì lễ hội văn hoá cổ truyền như: mừng cơm mới, hội Gầu tào, đánh pao, bắn nỏ... Nét văn hóa đặc sắc vùng cao và vẻ đẹp tuyệt vời của ruộng bậc thang đã tạo nên một Mù Cang Chải đẹp và hấp dẫn trong lòng du khách mỗi khi đến nơi đây.
[/FONT]
Theo Nguyễn Đình
[FONT=times new roman, times, serif]
http://www.baoyenbai.com.vn/226/66951/Ruong_bac_thang_Mu_Cang_Chai_Ky_quan_cua_doi_ban_tay.htm
[/FONT]