[Funland] Quá khó trong việc GD đạo đức cho trẻ cá biệt 12-13 tuổi.

DỰ BỊ

Xe hơi
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-792344
Ngày cấp bằng
5/10/21
Số km
126
Động cơ
22,243 Mã lực
Nơi ở
Trái Đất
Website
www.thangmayuytin.com
Do có chút công việc liên quan, nên em "được" tham gia vào việc "giáo dục" cho 2 trẻ nam lớp 7. Cả 2 đều có hoàn cảnh cực kỳ éo le ( 1.Bố đi trại, mẹ lấy chồng, ở với dì mà dì cũng là tập 2, có con riêng của dì, con riêng của chồng, rồi con chung. Anh trai mẹ cũng đi tù, 2/3 con trai của bác cũng đi trại... bản thân bạn này bỏ đi bụi vài ngày, cắm xe của bạn. Bị người nhà tóm về thì chửi các bác... chửi mẹ... cực kỳ khó chịu. E cũng vô cùng bức bối, may kìm chế ngồi trò chuyện 2h thì nó cũng mở lòng tâm sự và hứa thay đổi. E biết 1-2h nói chuyện khó để thay đổi hành vi của 1 đứa trẻ.. mong rằng nó sẽ có hiệu quả. Mẹ bạn này muốn gửi nó vào trại giáo dưỡng nhưng em can.. vì hết sức cân nhắc kẻo nó hận mẹ cả đời.
Haiz, trường hợp kiểu này lần đầu em được nghe, đọc tới đấy cụ
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
20,726
Động cơ
612,640 Mã lực
Trường hợp này thì cần có người tốt lôi kéo nó đi làm việc có ích thì lâu dần cảm hoá nó thôi.
 

Xe bọ xít

Xe container
Biển số
OF-67258
Ngày cấp bằng
28/6/10
Số km
8,958
Động cơ
546,531 Mã lực
Ngồi nó kể về hoàn cảnh mà thấy như có hình bóng ai đó trong câu chuyện. Ko biết quê bố, ko rõ năm sinh mẹ, ko cảm xúc trước mọi tình huống.
Trốn đi từ Chủ Nhật, lừa xe cắm cố lấy tiền chơi game, thuê nhà nghỉ tụ tập các đàn anh. Trưa nay về gần nhà ngủ điếm ven đê, bị bắt về nhà, chửi bới căm thù hầu hết… Người mẹ cũng thật đau khổ. Xung quanh thì cám cảnh.. để cải tạo chắc phải có biến cố đúng lúc, đúng thời điểm. E tính mua tặng nói cuốn “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng mà mẹ nói vừa báo 4h sáng mai lên máy baytheo mẹ vào SG rồi.Mong em sẽ có thay đổi tích cực bên cạnh người mẹ của mình.
Xh luôn tồn tại 2 mặt kể cả nước phát triển, con người cũng thế, cá lớn nuốt cá bé. PL chỉ bảo vệ kẻ yếu. XH tồn tại “Xanh, đỏ”, “Thâm, đen”, cháu nó sinh ra trong môi trường thâm đen, tính cách, năng khiếu đc thừa hưởng sao cứ gượng ép theo con đường “xanh, đỏ” làm gì nếu như con người, môi trường cháu đi theo con đường “thâm, đen” mà thành công cũng là tốt cho đời cháu nó, vấn đề là “thâm, đen” hay “xanh, đỏ” cứ thành công là đc
 

BDS68

Xe Cứu Trợ
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
26,548
Động cơ
5,202,791 Mã lực
Do có chút công việc liên quan, nên em "được" tham gia vào việc "giáo dục" cho 2 trẻ nam lớp 7. Cả 2 đều có hoàn cảnh cực kỳ éo le ( 1.Bố đi trại, mẹ lấy chồng, ở với dì mà dì cũng là tập 2, có con riêng của dì, con riêng của chồng, rồi con chung. Anh trai mẹ cũng đi tù, 2/3 con trai của bác cũng đi trại... bản thân bạn này bỏ đi bụi vài ngày, cắm xe của bạn. Bị người nhà tóm về thì chửi các bác... chửi mẹ... cực kỳ khó chịu. E cũng vô cùng bức bối, may kìm chế ngồi trò chuyện 2h thì nó cũng mở lòng tâm sự và hứa thay đổi. E biết 1-2h nói chuyện khó để thay đổi hành vi của 1 đứa trẻ.. mong rằng nó sẽ có hiệu quả. Mẹ bạn này muốn gửi nó vào trại giáo dưỡng nhưng em can.. vì hết sức cân nhắc kẻo nó hận mẹ cả đời.
Em mới đọc nguồn gốc, tiểu sử thôi mà đã hoa mắt, chóng mặt rồi. Chúc cụ thành công!
 
Biển số
OF-491049
Ngày cấp bằng
24/2/17
Số km
3,928
Động cơ
811,977 Mã lực
Đọc câu chuyện làm em nhớ đến một bài hát. Nhạc sỹ viết ra như để dành riêng cho các em Trường giáo dưỡng.
20 năm trước em đã rơi nước mắt khi nghe một em trong trường giáo dưỡng hát bài này trên sân khấu.
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,598 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Do có chút công việc liên quan, nên em "được" tham gia vào việc "giáo dục" cho 2 trẻ nam lớp 7. Cả 2 đều có hoàn cảnh cực kỳ éo le ( 1.Bố đi trại, mẹ lấy chồng, ở với dì mà dì cũng là tập 2, có con riêng của dì, con riêng của chồng, rồi con chung. Anh trai mẹ cũng đi tù, 2/3 con trai của bác cũng đi trại... bản thân bạn này bỏ đi bụi vài ngày, cắm xe của bạn. Bị người nhà tóm về thì chửi các bác... chửi mẹ... cực kỳ khó chịu. E cũng vô cùng bức bối, may kìm chế ngồi trò chuyện 2h thì nó cũng mở lòng tâm sự và hứa thay đổi. E biết 1-2h nói chuyện khó để thay đổi hành vi của 1 đứa trẻ.. mong rằng nó sẽ có hiệu quả. Mẹ bạn này muốn gửi nó vào trại giáo dưỡng nhưng em can.. vì hết sức cân nhắc kẻo nó hận mẹ cả đời.
Chỉ có tình thương, tình thương, sự kiên nhẫn và lòng bao dung vô bờ bến của người lớn thì mới cảm hoá được những đứa trẻ như thế này cụ ạ, cụ cố cho nó một niềm tin rằng đang có một người thật lòng yêu thương và muốn nó nên người, phải giúp nó hiểu được điều ấy. để nó xem đó là điểm tựa tinh thần và bám víu vào đó mà ngoi lên thở, nếu không nó sẽ chết chìm.

Ở tuổi đấy em đã phải tự tạo cho mình một thế giới riêng, thế giới tưởng tượng của chính mình để quên đi hiện thực khó khăn và bức bối xung quanh, cảm giác cô độc, nhiều lúc tuyệt vọng, đến giờ em vẫn còn giữ lại cuốn Anna Katerina từ thời thơ ấu, khi mẹ mất lúc mới 10 tuổi, cha thì quẫn trí vì chế độ hắt hủi và bất mãn dù cụ đã cống hiến cả một đời cho cuộc chiến giải phóng đất nước. Cuốn sách đó đã theo em hàng đêm, thắp đèn măng xông để đọc, nhiều ngày chỉ là cây đèn dầu cháy khô bấc khét lẹt. Bọn em phải tự vươn lên , tự gạn đục khơi trong, trong cái xóm ổ chuột khu nhà ga đầy rãy nghiện hút và đĩ điếm của chế độ cũ để lại, đúng nghĩa một mình giữa bầy sói, lưng em giờ vẫn còn nhiều vết sẹo đã mờ do bị đâm chém, em chỉ đi tắm biển chỗ vắng, chứ không thể cởi trần chỗ đông người như ở hồ bơi, vì mọi người sẽ kinh hãi. Đời em đã khác nếu không có cô giáo ở cạnh xóm, người chỉ nuôi em được vài ngày lúc đói quá vì nhà hết gạo, cô cũng không giàu có gì nhưng có gì vẫn cho em cái đấy, cô chỉ nói với em một điều mà em không bao giờ quên trong tờ giấy kẹp vào cuốn truyện: "Con cầm cuốn truyện này về, buồn quá không có ai tâm sự thì cứ mở ra mà đọc, buồn cũng đọc, vui cũng đọc, cố mà nuôi dưỡng phần tốt đẹp mà con tìm thấy, nó sẽ giúp con quên đi chuyện buồn xung quanh hàng ngày, cô không thể cho gì nữa vì cô cũng nghèo lắm, con cũng thấy đó"

Em đã lớn lên với nửa buổi đi học, nửa buổi đi làm, hàng đêm vẫn ngủ trên cái gường sắt của chủ để lại (em làm ở tiệm đồ sắt, vì kèo) và nuôi ước mơ có một này được chạm tay vào cổng trường MIT ở cái xứ thiên đường kia, Giấc mơ vươn lên làm người từ thời thơ ấu của em là thế đấy.

Chúc cụ kiên định với nỗ lực và tình thương của mình với những đứa trẻ mà cụ thấy mình có trách nhiệm với chúng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vomoicuoi

Xe tăng
Biển số
OF-491495
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
1,916
Động cơ
224,192 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Từ sơn -bắc Ninh
Thay đổi môi trường sống, kiểu cho lên rừng lao động , nhưng phải có ng kèm , đi theo, nói chung là rất vất vả nếu muốn nên ng
 

j23

Xe container
Biển số
OF-471375
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
6,311
Động cơ
4,608 Mã lực
Do có chút công việc liên quan, nên em "được" tham gia vào việc "giáo dục" cho 2 trẻ nam lớp 7. Cả 2 đều có hoàn cảnh cực kỳ éo le ( 1.Bố đi trại, mẹ lấy chồng, ở với dì mà dì cũng là tập 2, có con riêng của dì, con riêng của chồng, rồi con chung. Anh trai mẹ cũng đi tù, 2/3 con trai của bác cũng đi trại... bản thân bạn này bỏ đi bụi vài ngày, cắm xe của bạn. Bị người nhà tóm về thì chửi các bác... chửi mẹ... cực kỳ khó chịu. E cũng vô cùng bức bối, may kìm chế ngồi trò chuyện 2h thì nó cũng mở lòng tâm sự và hứa thay đổi. E biết 1-2h nói chuyện khó để thay đổi hành vi của 1 đứa trẻ.. mong rằng nó sẽ có hiệu quả. Mẹ bạn này muốn gửi nó vào trại giáo dưỡng nhưng em can.. vì hết sức cân nhắc kẻo nó hận mẹ cả đời.
Chúc cụ vững tâm, kiên trì đặt niềm tin rồi dần đạt thành công trong công cuộc khó khăn nhưng đầy nhân ái này
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
15,233
Động cơ
566,886 Mã lực
Bọn này ko cần cho học hành gì, cứ cho làm việc bát tà là nhè rồi sau sẽ thành người.
E cũng nghĩ vậy, chỉ có lao động mới cảm hóa con người được.
Tập hợp vào một khu rồi cho lao động.
 

TraiKhongSo

Xe tăng
Biển số
OF-673166
Ngày cấp bằng
17/6/19
Số km
1,028
Động cơ
136,344 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Cõi Tạm
nghe cụ nói là thấy cần phải giáo dục cháu nó bằng tình cảm rồi
Kiểu như phải coi như con mk, bỏ thời gian, công sức, tiền bạc thì cháu nó mới thành người đ. còn ko thì e là tương lai mờ mịt đang chờ cháu nó rồi, khổ thân.
2f1 nhà cháu 13t vs 15t mà muốn ung đầu. Nhiều lúc phải nhịn chúng nó như nhịn cơm sống đấy ạ
Chúc phúc cho cụ và gđ để làm đ thật nhiều việc tốt ạ
 

Hoang Uyên

Xe container
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-418212
Ngày cấp bằng
22/4/16
Số km
8,156
Động cơ
478,363 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
ngõ 8 hà trì 1 Hà Nội
Website
maylocnuocmoi.com
Cái tuổi này gái hay trai đều ương bướng khó bảo,nhưng trường hợp bé sống trong hoàn cảnh thế thì khó uốn lắm ạ,giờ cụ tách biệt bé ra vào môi trường khác để dậy bảo thì may ra được,chứ nói chuyện thì nó vâng vâng để đó thôi ý ạ
 

Kienrua

Xe hơi
Biển số
OF-841838
Ngày cấp bằng
16/10/23
Số km
144
Động cơ
5,165 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Do có chút công việc liên quan, nên em "được" tham gia vào việc "giáo dục" cho 2 trẻ nam lớp 7. Cả 2 đều có hoàn cảnh cực kỳ éo le ( 1.Bố đi trại, mẹ lấy chồng, ở với dì mà dì cũng là tập 2, có con riêng của dì, con riêng của chồng, rồi con chung. Anh trai mẹ cũng đi tù, 2/3 con trai của bác cũng đi trại... bản thân bạn này bỏ đi bụi vài ngày, cắm xe của bạn. Bị người nhà tóm về thì chửi các bác... chửi mẹ... cực kỳ khó chịu. E cũng vô cùng bức bối, may kìm chế ngồi trò chuyện 2h thì nó cũng mở lòng tâm sự và hứa thay đổi. E biết 1-2h nói chuyện khó để thay đổi hành vi của 1 đứa trẻ.. mong rằng nó sẽ có hiệu quả. Mẹ bạn này muốn gửi nó vào trại giáo dưỡng nhưng em can.. vì hết sức cân nhắc kẻo nó hận mẹ cả đời.
Nếu có điều kiện thì tìm hỗ trợ chuyên môn tham vấn tâm lý, rồi tham gia các hoạt động như CLB, đội bóng, nhóm chạy cho nhỏ. Em không biết trường hợp cụ nói thì có bên nào làm không, chứ em thấy đội Blue Dragon làm bài bản cho trẻ em đường phố,v..v.

Còn nếu là tình thương máu mủ thì chắc chỉ còn cách kiên trì bác ạ. Để thay đổi cần một hành trình đồng hành và còn rất nhiều khó khăn.

Cuối cùng thì ít ra bác cũng đã làm giúp thằng bé rồi, nên bác cũng không cần áy náy đâu. Tâm bác hướng thiện. Chúc bác sớm tìm ra giải pháp phù hợp.
 

Tuấn 3s

Xe tăng
Biển số
OF-548177
Ngày cấp bằng
30/12/17
Số km
1,426
Động cơ
-293,519 Mã lực
Do có chút công việc liên quan, nên em "được" tham gia vào việc "giáo dục" cho 2 trẻ nam lớp 7. Cả 2 đều có hoàn cảnh cực kỳ éo le ( 1.Bố đi trại, mẹ lấy chồng, ở với dì mà dì cũng là tập 2, có con riêng của dì, con riêng của chồng, rồi con chung. Anh trai mẹ cũng đi tù, 2/3 con trai của bác cũng đi trại... bản thân bạn này bỏ đi bụi vài ngày, cắm xe của bạn. Bị người nhà tóm về thì chửi các bác... chửi mẹ... cực kỳ khó chịu. E cũng vô cùng bức bối, may kìm chế ngồi trò chuyện 2h thì nó cũng mở lòng tâm sự và hứa thay đổi. E biết 1-2h nói chuyện khó để thay đổi hành vi của 1 đứa trẻ.. mong rằng nó sẽ có hiệu quả. Mẹ bạn này muốn gửi nó vào trại giáo dưỡng nhưng em can.. vì hết sức cân nhắc kẻo nó hận mẹ cả đời.
Em thấy có 1 người mà cháu nó chịu nói chuyện, chịu kể đã là thành công bước đầu rồi đấy ạ. Giữ như thế, đừng sa đà giáo huấn vội (vì cháu nó đã nghe những lời giáo huấn sáo rỗng quá nhiều, quá lâu rồi), gợi ý từng việc nhỏ tích cực, dễ làm, dễ đạt kết quả, ghi nhận và khuyến khích cháu nó khi có tiến bộ, chưa tiến bộ kịp thì cũng đừng phủi công sức cố gắng của nó, rồi từ từ quan sát mà nghĩ phương án tiếp cụ ạ.
Ngay lúc này cũng chẳng nghĩ đc gì nhiều đâu, vì mỗi đứa mỗi tính, phải quan sát, mà đưa vào tình huống thì cũng mới quan sát ra đc nhiều nhẽ.
 

Lucas_lee

Xe tăng
Biển số
OF-356318
Ngày cấp bằng
3/3/15
Số km
1,559
Động cơ
277,144 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các nhà chuyên môn là ai cụ? Và họ sẽ làm đại ý thế nào?
Hội phụ nữ? MTTQ? Hội người cao tuổi?
Dạ các nhà Tâm lý trị liệu được đào tạo bài bản và cấp phép hành nghề đó cụ.

Cụ có thể tìm họ ở các Trung tâm trị liệu tâm lý; Các trường giáo dục đặc biệt dành cho lứa tuổi vị thành niên hoặc thậm chí ở Bệnh viện Tâm thần cũng có các bác sỹ tâm lý này. Ngoài ra, hiện nay các trường học đang phá triển mô hình "Phòng tham vấn tâm lý học đường", cũng sẽ có các chuyên gia tâm lý biên chế ở đó để hỗ trợ học sinh và những người liên quan khi cần.

Đại ý họ sẽ làm việc ở 2 cấp độ: 1 - Làm việc trực tiếp với đứa trẻ để xem các vấn đề tâm lý của chính nó, từ đó tìm ra phương pháp điều chỉnh phù hợp. 2- Làm việc với Bố mẹ (người thân), thầy cô, bạn bè để tác động tới môi trường của đứa trẻ.

Thường những đứa trẻ có biểu hiện như trên nghĩa là nó đang cần được chăm sóc về mặt TÂM LÝ. Và có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của đứa trẻ có thể kể ra như: Thay đổi tâm sinh lý theo lứa tuổi; Hoàn cảnh gia đình gây chấn thương tâm lý; Môi trường học tập gây ảnh hưởng tâm lý...

Món này rất khó để can thiệp theo những cách truyền thống mà chúng ta hay làm như khuyên bảo, tâm sự, mắng mỏ....Trước đây có thể ai đó đã thành công nhưng chỉ là do may mắn, hoặc do bản thân đứa trẻ có sức khỏe tinh thần tốt, có thể vượt qua được. Còn phần đa sẽ thất bại và dẫn tới các hậu quả xấu cho đứa trẻ đó.
 

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
3,407
Động cơ
537,237 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Ngày nay các cháu học qua Tik tok với Instagram nhiều hơn học qua bố mẹ, mà qua mạng xã hội thì cái độc hại hot trend lại dễ tiêm nhiễm vào đầu hơn nhiều cái chính thống. Thế nên biện pháp đầu tiên là bố mẹ phải kiểm soát được việc sử dụng mạng xã hội của con chứ không thì dạy gì cũng không lại được.
 

alo090

Xe hơi
Biển số
OF-524775
Ngày cấp bằng
2/8/17
Số km
113
Động cơ
174,028 Mã lực
Do có chút công việc liên quan, nên em "được" tham gia vào việc "giáo dục" cho 2 trẻ nam lớp 7. Cả 2 đều có hoàn cảnh cực kỳ éo le ( 1.Bố đi trại, mẹ lấy chồng, ở với dì mà dì cũng là tập 2, có con riêng của dì, con riêng của chồng, rồi con chung. Anh trai mẹ cũng đi tù, 2/3 con trai của bác cũng đi trại... bản thân bạn này bỏ đi bụi vài ngày, cắm xe của bạn. Bị người nhà tóm về thì chửi các bác... chửi mẹ... cực kỳ khó chịu. E cũng vô cùng bức bối, may kìm chế ngồi trò chuyện 2h thì nó cũng mở lòng tâm sự và hứa thay đổi. E biết 1-2h nói chuyện khó để thay đổi hành vi của 1 đứa trẻ.. mong rằng nó sẽ có hiệu quả. Mẹ bạn này muốn gửi nó vào trại giáo dưỡng nhưng em can.. vì hết sức cân nhắc kẻo nó hận mẹ cả đời.
Em thấy cháu chịu mở lòng tâm sự và biết lắng nghe thì cũng có nhiều hy vọng, nhưng chắc sẽ cần nhiều thời gian kiểu mưa dầm thấm lâu. Thay đổi môi trường sống theo ý kiến các cụ trên cũng rất hay. Chúc cụ vững tâm bền chí!
 

Rô-Ron

Xe điện
Biển số
OF-50460
Ngày cấp bằng
8/11/09
Số km
2,018
Động cơ
473,553 Mã lực
Chỉ có tình thương, tình thương, sự kiên nhẫn và lòng bao dung vô bờ bến của người lớn thì mới cảm hoá được những đứa trẻ như thế này, cố cho nó một niềm tin rằng đang có một người thật lòng yêu thương và muốn nó nên người, phải giúp nó hiểu được điều ấy. để nó xem đó là điểm tựa tinh thần và bám víu vào đó mà ngoi lên thở, nếu không nó sẽ chết chìm.

Ở tuổi đấy em đã phải tự tạo cho mình một thế giới riêng, thế giới tưởng tượng của chính mình để quên đi hiện thực khó khăn và bức bối xung quanh, cảm giác cô độc, nhiều lúc tuyệt vọng, đến giờ em vẫn còn giữ lại cuốn Anna Katerina từ thời thơ ấu, khi mẹ mất lúc mới 10 tuổi, cha thì quẫn trí vì chế độ hắt hủi và bất mãn dù cụ đã cống hiến cả một đời cho cuộc chiến giải phóng đất nước. Cuốn sách đó đã theo em hàng đêm, thắp đèn măng xông để đọc, nhiều ngày chỉ là cây đèn dầu cháy khô bấc khét lẹt. Bọn em phải tự vươn lên , tự gạn đục khơi trong, trong cái xóm ổ chuột khu nhà ga đầy rãy nghiện hút và đĩ điếm của chế độ cũ để lại, đúng nghĩa một mình giữa bầy sói, lưng em giờ vẫn còn nhiều vết sẹo đã mờ do bị đâm chém, em chỉ đi tắm biển chỗ vắng, chứ không thể cởi trần chỗ đông người như ở hồ bơi, vì mọi người sẽ kinh hãi. Đời em đã khác nếu không có cô giáo ở cạnh xóm, người chỉ nuôi em được vài ngày lúc đói quá vì nhà hết gạo, cô cũng không giàu có gì nhưng có gì vẫn cho em cái đấy, cô chỉ nói với em một điều mà em không bao giờ quên trong tờ giấy kẹp vào cuốn truyện: "Con cầm cuốn truyện này về, buồn quá không có ai tâm sự thì cứ mở ra mà đọc, buồn cũng đọc, vui cũng đọc, cố mà nuôi dưỡng phần tốt đẹp mà con tìm thấy, nó sẽ giúp con quên đi chuyện buồn xung quanh hàng ngày, cô không thể cho gì nữa vì cô cũng nghèo lắm, con cũng thấy đó"

Em đã lớn lên với nửa buổi đi học, nửa buổi đi làm, hàng đêm vẫn ngủ trên cái gường sắt của chủ để lại (em làm ở tiệm đồ sắt, vì kèo) và nuôi ước mơ có một này được chạm tay vào cổng trường MIT ở cái xứ thiên đường kia, Giấc mơ vươn lên làm người từ thời thơ ấu của em là thế đấy.

Chúc cụ kiên định với nỗ lực và tình thương của mình với những đứa trẻ mà cụ thấy mình có trách nhiệm với chúng.
Khâm phục cụ!
 
Biển số
OF-491049
Ngày cấp bằng
24/2/17
Số km
3,928
Động cơ
811,977 Mã lực
Dạ các nhà Tâm lý trị liệu được đào tạo bài bản và cấp phép hành nghề đó cụ.

Cụ có thể tìm họ ở các Trung tâm trị liệu tâm lý; Các trường giáo dục đặc biệt dành cho lứa tuổi vị thành niên hoặc thậm chí ở Bệnh viện Tâm thần cũng có các bác sỹ tâm lý này. Ngoài ra, hiện nay các trường học đang phá triển mô hình "Phòng tham vấn tâm lý học đường", cũng sẽ có các chuyên gia tâm lý biên chế ở đó để hỗ trợ học sinh và những người liên quan khi cần.

Đại ý họ sẽ làm việc ở 2 cấp độ: 1 - Làm việc trực tiếp với đứa trẻ để xem các vấn đề tâm lý của chính nó, từ đó tìm ra phương pháp điều chỉnh phù hợp. 2- Làm việc với Bố mẹ (người thân), thầy cô, bạn bè để tác động tới môi trường của đứa trẻ.

Thường những đứa trẻ có biểu hiện như trên nghĩa là nó đang cần được chăm sóc về mặt TÂM LÝ. Và có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của đứa trẻ có thể kể ra như: Thay đổi tâm sinh lý theo lứa tuổi; Hoàn cảnh gia đình gây chấn thương tâm lý; Môi trường học tập gây ảnh hưởng tâm lý...

Món này rất khó để can thiệp theo những cách truyền thống mà chúng ta hay làm như khuyên bảo, tâm sự, mắng mỏ....Trước đây có thể ai đó đã thành công nhưng chỉ là do may mắn, hoặc do bản thân đứa trẻ có sức khỏe tinh thần tốt, có thể vượt qua được. Còn phần đa sẽ thất bại và dẫn tới các hậu quả xấu cho đứa trẻ đó.
Bác đưa ra quy trình giống câu chuyện, bị cảm sốt phải đưa ngay đến BV làm một đống xét nghiệm, chụp chiếu. Sau đó Bs cho mấy viên thuốc cảm. Cứ nóng đầu bê ngay đến BV.

Nhưng cuộc đời nó có giống sách giáo khoa đâu. Ko có tiền phải tự uống các loại thuốc dân gian, nhà cách BV như bác nói đến trăm nghìn km.
Nếu nghĩ như bác thì người ốm họ chết hết à?

Em thấy việc đút chân gầm bàn lâu quá cũng ko tốt lắm đâu :D
 

Rô-Ron

Xe điện
Biển số
OF-50460
Ngày cấp bằng
8/11/09
Số km
2,018
Động cơ
473,553 Mã lực
Lứa tuổi này là lứa tuổi của “Monkey see monkey do “ nên môi trường xung quanh cháu bé vậy thì ko biết nó sẽ nhìn vào đâu để học làm người?
Khó quá!!!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top