Mấy hum trước có cụ phó thủ bẩu các chú bán dầu thô đi rồi lại mua dầu về lọc, thế có lãng phí quá không!?
Đến đây thì nhiều gs vs ts và các nhà kinh tế học mới giật mình là sao ko làm như rứa từ bn năm, thật là!
Cái vụ này nó vốn như thế này bác ạ:
Chả hiểu sao gần đây lại nổi lên cái truyền thuyết rõ dở người: Việt Nam bán dầu ngọt giá cao, mua dầu chua giá rẻ hơn về lọc. Thế là nhiều con giời với não trạng thích chửi bới bất chấp lý lẽ đã vẽ ra câu chuyện NMLD Bình Sơn chỉ lọc dầu chua hay thay đổi thiết kế để lọc dầu chua, không lọc được dầu ngọt, chủ đầu tư giấu công nghệ lọc dầu ngọt chỉ xì ra công nghệ lọc dầu chua, etc. Trong khi thời 2k1x thì NMLD Bình Sơn bị chửi lên bờ xuống ruộng vì công nghệ chỉ lọc dầu ngọt là Bạch Hổ, vết tích wiki còn ghi.
Để lật tẩy cái thuyết truyền mồm dở hơi kia thì hãy đi qua vài câu hỏi sau:
1. Trước hết thế nào là dầu ngọt và dầu chua?
Tiêu chuẩn đơn giản nhất là dầu có tỷ lệ lưu huỳnh nhỏ hơn 0,5% là dầu ngọt, còn tỷ lệ lưu huỳnh từ mức 0,5% trở lên sẽ gọi là dầu chua. Về mặt lý thuyết, dầu càng ngọt hay tỷ lệ lưu huỳnh càng thấp thì chất lượng càng tốt và giá đắt hơn so với dầu chua.
2. Có việc trong cùng một tập đoàn mà bên thì xuất khẩu dầu, bên thì nhập khẩu dầu về để lọc không?
Đúng. Nhưng muốn rõ hơn thì phải nhìn vào lý do xuất-nhập khẩu dầu của từng bên liên quan.
- Bên khai thác dầu thô: đại biểu là Vietsovpetro. Hiện tại PVN nắm 51% cổ phần Vietsovpetro, 49% còn lại của Công ty Zarubezhneft (Nga). Vì vậy, quyết định xuất khẩu hay bán vào nội địa không hoàn toàn phụ thuộc vào PVN mà phải là kế hoạch thống nhất giữa hai bên và năng lực cung ứng cho NMLD nội địa.
- NMLD Bình Sơn: đúng là NMLD này ban đầu được thiết kế để lọc dầu Bạch Hổ. Tuy nhiên, do cả sản lượng dầu thô và chất lượng dầu Bạch Hổ suy giảm nên Bình Sơn bắt buộc phải đa dạng hóa rỗ hàng của mình. Nguồn hàng của Bình Sơn bao gồm dầu thô nội đia khác (Chim Sáo, Sư Tử, Tê Giác Trắng, etc.) cho đến các loại dầu nhập khẩu. Lũy kế tiêu thụ dầu nhập khẩu từ 8,76% ~ 4,72 triệu tấn (T12/2016) đã nới rộng lên 11,49% ~ 9,2 triệu tấn (T5/2021). Tuy nhiên, tỷ lệ trên cũng cho thấy các loại dầu ngoại nhập còn khá thấp so với dầu nội địa và chủ yếu vẫn đang trong quá trình thử nghiệm điều phối sản xuất. Nói cách khác, NMLD Bình Sơn không bỏ hoàn toàn dầu nội địa để nhập khẩu dầu thô.
- Con số lũy kế dầu thô nhập khẩu của Bình Sơn từ 2010-T5/2021 là 9,2 triệu tấn, mới chỉ gần bằng số dầu thô nhập khẩu cả nước năm 2021 là 9,9 triệu tấn. Lý do đên giản là vì phần lớn dầu thô nhập khẩu là từ NMLD Nghi Sơn: bắt buộc phải nhập dầu thô Kuwait theo thiết kế và hợp đồng ban đầu. Do vậy NMLD này nhập khẩu 100% nguồn dầu thô.
3. Có phải Việt Nam nhập dầu chua cho rẻ?
Điều này còn tùy thuộc vào NMLD nào nữa.
- NMLD Nghi Sơn: đúng. Dầu Kuwait là dầu chua. NMLD này cũng được thiết kế để lọc dầu chua.
- NMLD Bình Sơn: hãy thử điểm qua các loại dầu thô nhập khẩu đã được lên báo của NMLD lọc dầu này nhé:
+ WTI Midland (Mỹ): ngọt (lưu huỳnh 0,20%)
+ Bonny Light (Nigeria): ngọt (lưu huỳnh 0,14%-0,16%)
+ Sokol (Nga): ngọt (lưu huỳnh 0,29%)
+ Forcados (Nigeria): ngọt (lưu huỳnh 0,17%)
+ Bu Attifel (Lybia): ngọt (lưu huỳnh 0,04%)
+ Azeri Light (Azerbaijan): ngọt (sulfur 0,16%)
+ Champion (Brunei): ngọt (lưu huỳnh 0,12%)
Thực tế là các loại dầu NMLD Bình Sơn nhập về đều là dầu ngọt và được phối trộn để ra "chất" tương tự với dầu thô Bạch Hổ chứ không phải nhập dầu chua.
4. Công nghệ nhập dầu chua... lạc hậu so với lọc dầu ngọt?
Ngược lại. Công nghệ lọc dầu chua phức tạp và tốn kém hơn so với lọc dầu ngọt vì phải đầu tư thêm công xưởng, thiết bị thu hồi lưu huỳnh từ dầu thô. Ngoài ra, do lưu huỳnh trong dầu chua ăn mòn thiết bị mạnh hơn và dễ gây ô nhiễm môi trường hơn, nên càng phải đầu tư vào các giải pháp chống ăn mòn và hạn chế ô nhiễm.
Thực tế, NMLD Bình Sơn cũng từng muốn nâng cấp khả năng lọc dầu chua thông qua nâng cấp mở rộng để có thể có nhiều lựa chọn hơn cho rỗ hàng và giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu Bạch Hổ. Tuy nhiên, việc nâng cấp mở rộng vẫn chưa được triển khai do vấn đề về chi phí.
Tổng kết: cái thuyêt truyền mồm vớ vẩn "Việt Nam bán dầu ngọt giá cao, mua dầu chua giá rẻ hơn về lọc" là do các vị không phân biệt nổi NMLD Nghi Sơn và NMLD Bình Sơn, đem nguồn dầu chua Kuwait của ông Nghi Sơn cắm vào cằm ông Bình Sơn. Còn những câu chuyện sau đó là các vị ấy tự biên tự diễn tự chém tự gật gù vơi nhau cứ như bản thân là chuyên gia dầu khí 3 đời vậy, mặc dù nó rất là ảo.