Ngay từ khi thiết kế, thậm chí là chọn phương án xây dựng thôi thì luôn đã có mục phá đập.
Còn khi công trình đã đưa vào sử dụng thì đương nhiên là có sẵn kịch bản phá đập nào, điều kiện nào xảy ra thì phá, phá bằng cách nào, phá thì ảnh hưởng đến cái gì. Không những một kịch bản/phương án mà còn là nhiều kịch bản ạ. Các kịch bản này nó được cập nhật thường xuyên.
Trong thực tế thì nhiều khi chưa kịp xảy ra điều kiện phá thì nó đã vỡ, cái ấy mới khổ.
Vụ việc TB thì phương án/kịch bản phá nó có từ 60 năm nay chứ chả phải năm nay mới có.
Cụ thể, nước về nhiều hơn nước xả thì mực nước hồ dâng cao nhanh chóng. Cao quá 61m thì sẽ độ bền/ độ cao của các đập vượt quá kiểm soát, lúc ấy phải phá đập để xả bớt nước đi. Điểm được tính toán để phá là đập số 4 (điều này được chọn từ 60năm trước), vùng ảnh hưởng acb đấy, khoảng xyz hộ/người dân đấy, thì sơ tán đi (điều này thì cũng đã được tính/cập nhật từ cả năm rồi)
Thậm chí, ngay bây giờ, khi mọi điều qua đi rồi, trong tương lai thì những người liên quan đều hiểu rằng nếu mưa lũ, nước trong hồ cao đến 61m (hoặc được tính toán cập nhật về độ bền...) thì cũng chọn một trong các đập (khả năng là đập 4) để phá. Và khi mức nước hồ tầm 59m, nếu lượng nước về vẫn lớn hơn lượng nước xả thì phải họp bàn mà di dân thôi, phải kích hoạt sẵn sàng phá thôi. Mức nước trong hồ 60m nhưng lượng về nhỏ hơn lượng xả thì chắc chắn vẫn sẵn sàng nhưng kịch bản phá sẽ trùng xuống.
Thót tim với diễn biến của thời tiết. Thậm chí bất ngờ với diễn biến của thời tiết ( éo biết một lúc sau, ngày hôm sau lượng nước về hồ là bao nhiêu)
Chứ với việc quyết phá đập chả có gì là bất ngờ cả. Cân não cái gì ?