Đ.ỜI
TRAILER#2 “TRẠNG TÍ”- ĐẠO DIỄN TỰ KHOE CÁI N.G.U CỦA MÌNH?
“Đi xa nhớ mẹ nhớ đình
Nhớ cái giếng nhỏ nhớ tình của ai”
Tôi vẫn nhớ như in những dòng status thách thức khán giả của vị đạo diễn dự án điện ảnh “Trạng” Tí. Tôi xin trích nguyên văn vài dòng status đó để bạn đọc dễ hình dung: “một trong những điều mình không thích ở bộ truyện Thần Đồng Đất Việt chính là việc truyện dựa vào nhiều tích dân gian, trong đó có những mẩu truyện dạy con nít những trò khôn lỏi, khôn vặt, ranh mãnh, chứ không bằng trí thông minh để giải quyết vấn đề…”
Sáng nay, tôi xem trailer#2 của film “Trạng” Tí. Thú thực, tôi cười mất ba phút. Tôi cười không phải vì trailer không hay. Trailer rất “hay”, cái “hay” được thể hiện qua độ n.g.u si trong những phát ngôn của vị đạo diễn điện ảnh này và cách anh ta thể hiện trên film.
Anh PGNL này, tôi không biết anh xuất thân từ đâu (miền Bắc, Trung hay miền Nam), những trong quá khứ và cả bây giờ, đối với người dân Bắc bộ chúng tôi (và tôi nghĩ rằng, miền nào cũng thế thôi), nguồn nước là thứ cực kỳ quan trọng, nơi nào có nguồn nước sạch, đặc biệt là nước giếng, nơi đó sẽ rất đông dân và phát triển trù phú.
Tôi hỏi anh, ngày xưa (xưa xửa xừa xưa) quay ngược về bối cảnh anh làm “Trạng” Tí của anh luôn đi, nguồn nước sạch từ đâu mà có? Tôi dám chắc rằng chỉ có ở nơi giếng làng. Chính vì vậy, cái GIẾNG LÀNG đã trở thành biểu tượng của sự trù phú, của sự sinh sôi nảy nở và trở thành niềm cảm hứng thơ ca còn lưu truyền muôn đời:
“Giếng làng vẫn mạch nước trong
Mặc ai phụ bạc đèo bòng với ai”
Tôi xin thưa với anh, giếng làng Bắc bộ (và khắp các tỉnh thành cả nước) không tự nhiên mà sạch, mà trong. Đó là điều hiển nhiên, chả có cái gì tự nhiên mà thế này, thế nọ! Giếng làng sạch và trong là công của cả dân làng gìn giữ, chứ chưa nói đến ai dám lãng phí một giọt nước sạch!
Trong trailer, tôi thấy anh cho tụi nhỏ đổ nước bẩn xuống cái giếng làng để vớt quả bưởi lên (giếng làng theo ý hiểu của anh thôi, chứ tôi chưa thấy cái giếng làng nào đặt ở một nơi bẩn thỉu như vậy). Chưa kể, tôi có một câu hỏi tu từ không lời giải đáp dành cho anh: “đổ nước đến bao giờ mới đầy được cái giếng hả anh?” Anh biết tại sao không đầy không? Vì mực nước giếng của anh đang cho tụi nhỏ đổ nước sẽ cân bằng với mực nước các giếng khác (nôm na là quy tắc bình thông nhau).
Trong truyện Thần Đồng Đất Việt, khi quả bưởi bị rơi xuống một cái hố cạn, các bạn trẻ mới nghĩ ra cách đổ nước xuống để lấp đầy miệng hố, qua đó vớt được quả bưởi chứ không phải anh “dạy khôn” tụi trẻ theo cách n.g.u của anh là đổ nước bẩn xuống giếng hòng vớt quả bưởi lên đâu anh ạ. Tôi đố anh xem có đủ kiên nhẫn đổ đầy nước một cái giếng để vớt một thứ gì đó dưới giếng lên đó? Chưa kịp đầy hay không bao giờ đầy thì đã bị dân làng người ta đập cho không còn một cái răng vì dám làm ô uế giếng làng của người ta rồi! Anh dùng cái sai này của anh để sửa một cái sai khác cũng của anh luôn. Ấy vậy mà, anh dám lớn lối chê bai, phê phán vị tác giả đáng kính đã sáng tác ra bộ truyện tranh đã truyền cảm hứng cho thế hệ bọn tôi và các thế hệ khác nữa (tác giả, hoạ sĩ Lê Linh). Tôi dám cá, anh chưa hề đọc một chữ nào trong truyện Thần Đồng Đất Việt, nếu anh đọc và có nghiên cứu, anh đã không làm film bát nháo đến vậy!
Tôi có may mắn được về vùng làng quê Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An). Anh có biết họ bảo vệ cái giếng làng của họ cẩn trọng đến mức lập ra hẳn các điều lệ và mọi người trong làng phải chấp hành tuyệt đối. Để tôi trích lại điều luật ở làng đó cho anh dễ hiểu nhé (chứ tôi nghĩ đầu anh chỉ để mọc cây nên nếu tôi không dẫn chứng thì anh khó hiểu lắm): “Giếng bà Cả là giếng từ xưa, nước vẫn trong và thơm, cả làng đều ăn uống. Người làng ăn uống nước ấy phải nên để dành, phòng khi đại hạn còn đủ nước mà dùng. Hễ ai múc nước ra ngoài giếng để rửa rau, vo gạo, cho trâu bò uống và tắm giặt thì không được. Ai trái phải phạt.”
Tôi trích thêm vài câu ca dao nói về tầm quan trọng của cái giếng làng cho anh hiểu thêm này:
“Tiếc thay cái giếng nước trong
Để cho bèo tấm, bèo ong lọt vào”
“Hỏi thăm cái giếng lạn em đâu,
Cho anh ngâm cái cột gỗ, để lâu bù xoè
Giếng lạn của em thì để ngoài hè,
Để cho mẹ anh uống nước, sao anh đè anh ngâm cây?”
Qua những trích đoạn của tôi, anh hiểu được phần nào việc ông cha ta xem trọng việc bảo vệ cái giếng nước sạch rồi chứ!?
Hai câu hỏi cuối cùng, tôi muốn dành cho bạn đọc của tôi nói riêng và mọi người nói chúng: “theo các bạn, người “khôn lỏi”, “khôn vặt”, “ranh mãnh” là người như thế nào? Qua trailer#2 “Trạng Tí” và bài viết của tôi, các bạn đã nhận ra “trí tuệ” hoặc “tư duy logic” của “Trạng” Tí phiên bản đạo diễn PGNL rồi chứ!??