[Funland] Phong tục cưới hỏi các vùng miền

Thích Đu Đủ

Xe điện
Biển số
OF-717283
Ngày cấp bằng
22/2/20
Số km
2,158
Động cơ
107,195 Mã lực
Tuổi
45

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,271
Động cơ
514,212 Mã lực
Cảm ơn cụ đã chia sẻ, giờ em mới biết "tiền thách cưới" trong đó gọi là "tiền nát", tại sao lại gọi như thế hả cụ? Và đến lễ cưới thì nhà trai lại mang lễ vật tương tự như lễ ăn hỏi tới, cái này chắc là tục lệ trong đó thế phải không cụ?

Cô dâu xinh quá, cụ còn cô con gái nào nữa không ạ :P? Các bạn nữ đỡ mâm lễ cũng xinh quá ;;), hình như mỗi bạn nữ phải trao một phong bì (tiền này gọi là gì thì em không nhớ) dưới mâm lễ cho bạn nam, trong đó có thế không ạ?
Tiền nát, tiền thách cưới, lễ nạp tài, lễ đen đều có cùng ý nghĩa. Tùy theo vùng miền có tên gọi khác nhau, chỗ mình gọi là tiền nát đây là điều bắt buộc trong nghi lễ truyền thống. Ý nghĩa của nó theo mình được biết là lời cám ơn của nhà trai đối với nhà gái trong việc nuôi nấng, chăm sóc dạy dỗ cô dâu, nghĩa khác giúp cho cô dâu một phần vốn ban đầu là góp một phần chi phí đãi tiệc của gia đình nhà gái.
Còn phong bì lì xì mà đội hình bưng tráp trao nhau gọi là tiền trả duyên như lời chúc may mắn trong tình yêu hôn nhân của các chàng trai cô gái vì theo quan niệm xưa làm phù dâu rể là mất duyên, nên có gia đình ngại cho con cái đi vì sợ mất duyên, bây giờ bọn trẻ lại thích tham gia. Đội hình bê tráp chỗ mình là những đứa bạn thân của 2 đứa gồm 12 người.
Sắp tới con trai mình kết hôn sẽ kết hợp hai lễ ăn hỏi và lễ cưới làm một cho gọn. Việc tách ra là mình chiều theo ý con gái biết là vất vả cho 2 gia đình nhưng thương con nên cả 2 gia đình đều cố gắng. Cái này cũng đúng nghi lễ truyền thống của trong này
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-433032
Ngày cấp bằng
28/6/16
Số km
618
Động cơ
218,349 Mã lực
Nên các cụ ngày xưa mới tổng kết:
Cười như cậu bé hỏng thi
Khóc như cô gái ngày đi lấy chồng
Có phải không cụ?
Khóc như thiếu nữ vui ngày cưới
Cười như anh khoá hỏng trường thi
Thì phải
 
Biển số
OF-433032
Ngày cấp bằng
28/6/16
Số km
618
Động cơ
218,349 Mã lực
Đây nữa cụ ơi,vẫn giữ thuần phong dù xã hội ngày càng phát triển
58471DA1-2B9E-4600-A2F8-F2D6E5E4B4AB.jpeg
Ở đâu đấy cụ, đặc biệt quá có khi e phải phi tới để tìm hiểu nét văn hoá đặc sắc này
 

d4e

Xe buýt
Biển số
OF-16235
Ngày cấp bằng
11/5/08
Số km
739
Động cơ
516,032 Mã lực
Nơi ở
Vẫn thế
Đúng là tục lệ cưới mỗi nơi một khác ạ.
Nhiều vùng miền bắc, trong đó có Hà Nội, thường thì mẹ chồng không đi đón dâu, thậm chí có vùng mẹ chồng phải trốn biệt cho đến khi con dâu làm xong thủ tục tại nhà trai. Khi đi đón dâu, thường có câu "đi đường nào về đường đó, đi đến nơi về đến chốn".
Nhưng cách đây vài tuần, em có về dự cưới ku em cùng công ty, tiện thể lái xe hoa luôn, đám cưới ở Kiến Xương, Thái Bình thì lại khác... Em thấy 1 số cái "lạ" so với "thông thường" như này:
1. Mâm cỗ có thịt mèo, hình như cái này là đặc trưng ở nhiều vùng của Thái Bình
2. Đi đón dâu, ngồi cùng xe hoa với chú rể có thêm bà nội và mẹ chú rể cầm nón đi đón dâu (em thường thấy ngồi cùng xe hoa đi đón là chú bác hoặc 1 người đàn ông vai vế trong nội tộc nhà chú rể).
3. Đi đón dâu ở đó phải "đi một đường, về một đường", 2 đường phải khác nhau
4. Không có thủ tục xin dâu trước khi vào đón dâu (có lễ xin dâu mang theo thôi, chứ ko tách bạch 2 thủ tục xin dâu vs đón dâu)
... và một số chi tiết nho nhỏ khác nữa ạ
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,271
Động cơ
514,212 Mã lực
Đúng là tục lệ cưới mỗi nơi một khác ạ.
Nhiều vùng miền bắc, trong đó có Hà Nội, thường thì mẹ chồng không đi đón dâu, thậm chí có vùng mẹ chồng phải trốn biệt cho đến khi con dâu làm xong thủ tục tại nhà trai. Khi đi đón dâu, thường có câu "đi đường nào về đường đó, đi đến nơi về đến chốn".
Nhưng cách đây vài tuần, em có về dự cưới ku em cùng công ty, tiện thể lái xe hoa luôn, đám cưới ở Kiến Xương, Thái Bình thì lại khác... Em thấy 1 số cái "lạ" so với "thông thường" như này:
1. Mâm cỗ có thịt mèo, hình như cái này là đặc trưng ở nhiều vùng của Thái Bình
2. Đi đón dâu, ngồi cùng xe hoa với chú rể có thêm bà nội và mẹ chú rể cầm nón đi đón dâu (em thường thấy ngồi cùng xe hoa đi đón là chú bác hoặc 1 người đàn ông vai vế trong nội tộc nhà chú rể).
3. Đi đón dâu ở đó phải "đi một đường, về một đường", 2 đường phải khác nhau
4. Không có thủ tục xin dâu trước khi vào đón dâu (có lễ xin dâu mang theo thôi, chứ ko tách bạch 2 thủ tục xin dâu vs đón dâu)
... và một số chi tiết nho nhỏ khác nữa ạ
Có lẽ đây là đặc trưng riêng của Thái Bình. Nguyên tắc đưa đón dâu là cha đưa mẹ đón, đi về thì khó có đoạn đi đường nào về đường đó. Như Trường hợp con gái mình thì đi về chỉ dựa vào sự thuận tiện. Con trai sắp tới cùng một con đường vì hai thông gia cùng ở trên một con đường. Con gái không Đi chung mẹ chồng vì sợ mẹ chồng sau này bắt nạt, vợ mình dăn con gái như thế khi về nhà chồng
 
  • Vodka
Reactions: d4e
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top