[Funland] Phòng họp Online của các Chuyên gia mạng về mọi lĩnh vực

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,459
Động cơ
209,234 Mã lực
Thấy dantri.vn đăng tin như này.
Bác nào làm trong ngành sản xuất cọc bê tông dự ứng lực xem thử cọc như này ổn không vậy ?
Screenshot_20240909-064600_Chrome.jpg
Rất ổn.
Đề tài này năm nào cũng bới lên, mặc dù dân kỹ thuật đã giải thích xùi bọt mép
 

Xế Độp

Xe điện
Biển số
OF-77774
Ngày cấp bằng
13/11/10
Số km
3,608
Động cơ
443,191 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

Alongcamepolly06

Xe container
Biển số
OF-709649
Ngày cấp bằng
6/12/19
Số km
6,189
Động cơ
727,110 Mã lực
Nơi ở
bushcraft
Vãi thật, các ông phải đọc quy trình sản xuất cọc bê tông li tâm dự ứng lực rồi mới viết thì chắc sẽ khác!
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,459
Động cơ
209,234 Mã lực
khả năng chịu uống của cọc ly tâm này không cao
Không phải chịu uốn kém, mà tính phá hoại dòn của cột điện dự ứng lực. Quá tải là gãy cái bụp, chứ không dặt dẹo như mấy anh cột điện thường.
NHớ có đợt khuyến cáo các cột điện trong thành phố không dùng cột dự ứng lực. Để lục lại xem
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,656
Động cơ
271,565 Mã lực
Em lại hỏi tiếp, gió xuất hiện khi mở một quả bóng bay đã bơm căng là do cái gì?

Hai là, tại sao về mùa đông ở miền Bắc, gió nó cứ vượt biển, phi vào VN theo hướng ĐB-TN mà không phải ngược lại, chí ít là về phía Bắc?

---

;))
Cụ học lại cấp 2 đi hoặc thuê thày dạy nhé. Em không phải giáo viên vật lý để dạy chi tiết các nguyên nhân hình thành gió cho cụ ạ. Nhất là khi cụ không chịu lội các còm của em mà cứ cắt đoạn ra để hỏi :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,706
Động cơ
161,373 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vãi thật, các ông phải đọc quy trình sản xuất cọc bê tông li tâm dự ứng lực rồi mới viết thì chắc sẽ khác!
Cần gì đọc quy trình sản xuất hả cụ. Năm nào mùa mưa bão chả có những bài như này, cơ quan chức năng đã giải thích đủ cả.

Thằng phóng tinh viên cố tình viết bài để câu view dân đen không biết gì thôi.
 

manhanoi

Xe tăng
Biển số
OF-343571
Ngày cấp bằng
20/11/14
Số km
1,230
Động cơ
283,392 Mã lực
Hà Nội đi ngầm nhiều nên ít nơi mất điện vì gãy cột, dần dần các đô thị cũng nên ngầm hoá lưới nhỉ.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,492
Động cơ
356,832 Mã lực
Cụ học lại cấp 2 đi hoặc thuê thày dạy nhé. Em không phải giáo viên vật lý để dạy chi tiết các nguyên nhân hình thành gió cho cụ ạ. Nhất là khi cụ không chịu lội các còm của em mà cứ cắt đoạn ra để hỏi :D
Chán thật, web otofun không có nút ha ha. Có là em phải bấm mỏi tay thì thôi. Ke ke.
 

xbadboyz

Xe điện
Biển số
OF-323228
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
2,837
Động cơ
322,796 Mã lực
Cái bài này mà cho lên FB hay Tóc tóc câu tương gạch à tương tác thì toẹt zời ông mặt trời.
Các cụ lên mạng xem những bài chia sẻ về việc cân bằng áp suất với beo nu li nửa vời nguy hiểm thế nào trong cơn bão vừa rồi.
 

Monteiv

Xe hơi
Biển số
OF-628000
Ngày cấp bằng
30/3/19
Số km
128
Động cơ
125,432 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ chủ ăn nhiều gạch quá :)) Em chia sẻ với cụ.

Cửa kính kéo ban công nhà em hướng đông, cửa chính là cửa gỗ hướng Tây. Lúc gió tây thổi và giật thì cửa kính nhà em rung lắc bần bận. Em sợ nó toang nên phải mở hé ra. Sau khi mở hé ra thì em thấy nó không còn rung lắc nữa thật. Nói chung cái này nó là thực tế thôi. Nhà chắc, cửa chắc thì sao phải mở, cứ đóng kín mà ngủ. Còn nhà cửa lởm thì mình phải nghĩ thôi. Các khuyến cáo không mở cửa cũng chỉ nhằm vào các điểm là gió lùa vào nhà bay đồ chứ cũng chẳng ai nói là nguyên lý chênh áp là sai. Các cụ gạch thì cứ gạch nhưng ta chỉ thấy cửa bay ra và mái bay lên chứ mấy khi thấy cửa bay vào và mái bay xuống?
Em nghĩ lần sau cụ đóng cửa gỗ hướng Tây lại ạ. Lúc đó sẽ ko có gió lùa qua nhà và không khí trong nhà cụ sẽ ko tham gia vào cái "có thể gọi là chênh lệch áp suất" ạ
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,428
Động cơ
513,603 Mã lực

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
8,787
Động cơ
483,123 Mã lực
Nơi ở
rừng
Em
Thấy ko hợp lý, lúc bão qua em xem trên Zoom earth thì âp suất tầm 920 hPa, áp suất khí quyển bình thường là 1010 hPa. Chênh có 90 hPa = 9000 pa - Con robots hút bụi nhà em nó hut 5000 pa mà yếu xìu.

Theo em vẫn là gió giật chứ ko do chênh áp.
Cụ nói đúng rồi, em có nói rồi, tin vào các học giả mạng bàn thì mất tiền tươi đấy. Nhiều cụ cũng học đấy nhưng khả năng ứng dụng thì giống học sinh phổ thông thôi deck thực tế đâu. Ra đi làm thì người ta chỉ giả lương ngang thợ thôi ( trừ các cụ CCCC hoặc bốn chân huyền đề ) ! :)) :)) :))
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,656
Động cơ
271,565 Mã lực
Em
Thấy ko hợp lý, lúc bão qua em xem trên Zoom earth thì âp suất tầm 920 hPa, áp suất khí quyển bình thường là 1010 hPa. Chênh có 90 hPa = 9000 pa - Con robots hút bụi nhà em nó hut 5000 pa mà yếu xìu.

Theo em vẫn là gió giật chứ ko do chênh áp.
Em nghĩ là có thể có chênh áp, nhưng là do nhà có khe hở đón gió vào hoặc mở 1 khe gió nào đó mà không kín hoàn toàn . Tình cờ có luồng gió thổi mạnh đúng chỗ hở làm tăng áp trong nhà chứ không phải do hiện tượng Bernoulli.

Cửa kính yếu sẽ không chịu nổi sự căng áp từ bên trong. Nên nếu xây nhà không đảm bảo kín, và cửa kính kém thì mở hé ra vẫn là giải pháp bảo vệ cửa kính tốt hơn.
 
Biển số
OF-789027
Ngày cấp bằng
2/9/21
Số km
1,350
Động cơ
73,193 Mã lực
Tuổi
43
Không cần nói đâu xa.
Không cần phân tích gì nhiều
Cũng chả phải nịnh nọt thằng nào
Nhưng nhìn vỉa hè, sân lát đá của Vin xe vào ầm ầm, có nơi cũng cả chục năm mà chả xộc xệch viên nào
Cũng là cơn bão hôm qua, cũng ở HN, nhưng chắc bão chỗ khu Vin nhỏ nên cây nó không chịu đổ nhiều.
Đổ đầy cụ ơi, bên eco cũng đổ cả loạt. Đen, dính luồng gió giật thì đi thôi, bên ocp1, 2 bên hè, cùng trồng xoài, 1 bên đổ sạch, 1 bên lại còn nguyên. Chắc chịu khó cắt tỉa chút thì may ra đỡ hơn đc tí thôi, nhưng chắc cũng ko ai ngờ HN mà gió to đến thế.
 
Biển số
OF-789027
Ngày cấp bằng
2/9/21
Số km
1,350
Động cơ
73,193 Mã lực
Tuổi
43
Xà cừ trên đường Giảng Võ cũng vẫn nguyên vẹn cụ ạ, trên Kim Mã thì hình như mất hai cây xà cừ to chỗ giao Kim Mã Vạn Bảo.
Cá nhân em thấy lần này cây đổ, gãy phần lớn là cây tạp, kiểu phượng, me, bằng lăng... em cũng ko thấy tiếc mấy :). Còn những cây bị đổ do dễ cây bị xén đến 9/10 thì công ty cây xanh nên xem xét lại cách trồng. Xén cái rễ như vậy, đào cái hố như vậy thì cây không đổ mới là lạ
Trải qua một trận bão mới biết cây nào tốt cây nào không, mà HN thì cũng lâu lâu mới có một trận bão mạnh vào một lần, chắc đủ để cho 1 đời cây phát triển. Trồng cây tốt, cả giống lẫn cách trồng, biết đâu cây nó tồn tại được vài đời
Cụ sang ecopark mà xem, cây trồng gần 20 năm, vẫn đổ kia kìa. Thấy có cây dừa, cọ lại ko đổ cây nào.
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
9,108
Động cơ
480,337 Mã lực
Các cụ xem link này trước:

https://www.facebook.com/share/v/kWzo5DFGnAiL1trN/?mibextid=oFDknk

Đây là 1 phần kiến thức về Cơ học chất lưu em đã học gần 20 năm trước ở Đại học! Bác nào hiểu sâu hơn thì giải thích nhé! Kiến thức em học đã mai một khá nhiều!

Áp dụng Nguyên lý Bernoulli trong Cơ học chất lưu sẽ thấy rằng khi dòng không khí bên ngoài di chuyển với vận tốc càng lớn, thì áp suất càng nhỏ! Chênh lệch áp suất giữa trong vào ngoài nhà khi gió bão càng lớn thì sẽ càng lớn nếu cửa nhà đóng kín! Không khí trong nhà sẽ tạo sức ép lớn đẩy cửa kính, mái tôn,...bung ra ngoài! Do vậy, trong mưa bão, nên có 1 khe thông khí vừa đủ để cân bằng áp suất trong và ngoài, nguy cơ bung cửa kính, bung mái nhag sẽ giảm bớt!
Tất nhiên, với bão mạnh, cuồng phong kiểu lốc xoáy, bốc lên thì rất khó! Thông khí chỉ giảm bớt được ở mức độ nào đó!

Ứng dụng của Bernoulli lớn nhất chính là cánh máy bay nhé! Mặt cắt cánh máy bay được chế tạo để vận tốc dòng khí phía trên cánh máy bay nhanh hơn dòng khí phía dưới cánh máy bay! Khi chênh lệch vận tốc đủ lớn ra chênh lệch áp suất đủ lớn (Máy bay chạy tầm 200km/h)! Chênh lệch áp suất đủ lớn để tạo ra lực nâng có thể nâng cả chiếc máy bay có trọng lượng đến 200-400 tấn! Nên nhiều cụ cho là chênh gió 0km với 200km/h tạo ra áp suất không xi nhê gì thì =))


Screenshot_20240908_175131_Chrome.jpg



Screenshot_20240908_105914_Google.jpg


Screenshot_20240908_105621_Facebook.jpg

Screenshot_20240908_105630_Facebook.jpg
Xin hỏi cụ chủ Bão vừa rồi cụ có áp dụng kiến thức cụ đọc được thế này không ? Hoặc cụ sang thử nghiệm ở nhà hàng xóm nào trên CC không. Có mà bay tung luôn cả bộ cửa và khung luôn. Lý thuyết luôn là máu xám còn cây đời mãi mãi xanh tươi. Thực tế áp dụng nhiều khi khác xa với LT
 

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
3,468
Động cơ
537,673 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Các phố cũ Hà Nội trồng sao đen, xà cừ, sấu có nhiều bóng mát, cây cổ thụ cành ít bị sâu, gẫy đổ mà hiện nay không hiểu sao ít trồng các loại này các cụ nhỉ.
Như bàng Đài Loan trồng nhiều thì tán đẹp nhưng lá nhỏ, cây cũng không có bóng mát mấy
 

nhutinhco

Xe điện
Biển số
OF-51680
Ngày cấp bằng
27/11/09
Số km
2,156
Động cơ
22,040 Mã lực
Thấy nhiều người cứ tranh cãi vụ này, nhưng qua em đóng kín hết cửa thì thấy chả làm sao kệ gió bão ngoài trời. Mấy tòa văn phòng ốp kính kín bưng nó hút gió còn khủng khiếp hơn mà em có thấy hé cửa nào đâu, vì cơ bản là không có cửa mà hé, vẫn an toàn.
KOL facebook đó xóa bài rồi thì phải

Các cụ xem link này trước:

https://www.facebook.com/share/v/kWzo5DFGnAiL1trN/?mibextid=oFDknk

Đây là 1 phần kiến thức về Cơ học chất lưu em đã học gần 20 năm trước ở Đại học! Bác nào hiểu sâu hơn thì giải thích nhé! Kiến thức em học đã mai một khá nhiều!

Áp dụng Nguyên lý Bernoulli trong Cơ học chất lưu sẽ thấy rằng khi dòng không khí bên ngoài di chuyển với vận tốc càng lớn, thì áp suất càng nhỏ! Chênh lệch áp suất giữa trong vào ngoài nhà khi gió bão càng lớn thì sẽ càng lớn nếu cửa nhà đóng kín! Không khí trong nhà sẽ tạo sức ép lớn đẩy cửa kính, mái tôn,...bung ra ngoài! Do vậy, trong mưa bão, nên có 1 khe thông khí vừa đủ để cân bằng áp suất trong và ngoài, nguy cơ bung cửa kính, bung mái nhag sẽ giảm bớt!
Tất nhiên, với bão mạnh, cuồng phong kiểu lốc xoáy, bốc lên thì rất khó! Thông khí chỉ giảm bớt được ở mức độ nào đó!

Ứng dụng của Bernoulli lớn nhất chính là cánh máy bay nhé! Mặt cắt cánh máy bay được chế tạo để vận tốc dòng khí phía trên cánh máy bay nhanh hơn dòng khí phía dưới cánh máy bay! Khi chênh lệch vận tốc đủ lớn ra chênh lệch áp suất đủ lớn (Máy bay chạy tầm 200km/h)! Chênh lệch áp suất đủ lớn để tạo ra lực nâng có thể nâng cả chiếc máy bay có trọng lượng đến 200-400 tấn! Nên nhiều cụ cho là chênh gió 0km với 200km/h tạo ra áp suất không xi nhê gì thì =))


Screenshot_20240908_175131_Chrome.jpg



Screenshot_20240908_105914_Google.jpg


Screenshot_20240908_105621_Facebook.jpg
https://www.facebook.com/share/v/kWzo5DFGnAiL1trN/?mibextid=oFDknk

Cụ chủ thớt có update hay đính chính gì không?
Thớt chia sẻ kinh nghiệm mà thông tin nó gây tranh cãi nhiều quá cũng nên xem lại kẻo có ảnh hưởng không tốt!
Tất nhiên nó không liên quan đến vấn đề pháp luật, mà vấn đề uy tín cá nhân!
Ví dụ những video trải nghiệm mạo hiểm: Người ta thường ghi: Video được thực hiệnởđiều kiện đặc biệt/ do nhóm đặc biệt, QUÝ VỊ KHÔNG NÊN LÀM THEO...
 

Aids

Xe điện
Biển số
OF-5596
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
2,122
Động cơ
567,830 Mã lực
Em giờ mới vào đọc bài đầu của cụ chủ thớt, sai rồi cụ ạ.
Đầy đủ phải hiểu như thế này này:

Bão Yagi đang hoành hành. Mái tốc, kính vỡ, cửa bay.
Nhiều bạn khuyên mở hé cửa sổ “cân bằng áp suất”. Tôi khuyên không nên làm vậy vì hậu quả khôn lường.
1.
a. Nguyên lý Bernoulli.
Hiểu đơn giản nguyên lý Bernoulli là: Tốc độ dòng chảy khí, chất lỏng càng nhanh thì áp suất tác động lên vách, bề mặt càng thấp.
Nguyên lý này là cơ sở chế tạo cánh máy bay: phía trên có độ cong lồi, phía dưới phẳng như (H.1). Khi máy bay chạy ngang trong một khoảng thời gian như nhau, trên dưới cánh máy bay đi một quãng đường như nhau trong không khí nên không khí phía trên phải trượt đi nhanh hơn do phía trên lồi làm quãng đường trượt trên nó dài hơn so với phía dưới phẳng. Theo nguyên lý Bernoulli áp suất phía trên thấp hơn, phía dưới cao hơn tạo lực đẩy, nâng máy bay lên. Diện tích cánh, độ dài cánh càng lớn lực nâng càng mạnh.
b. Vì sao trong bão mái toàn tốc lên trên, kính toàn bay bay ra ngoài?
Khi gió thổi mạnh qua cửa sổ, mái nhà, tấm kính lát: bên ngoài tiếp xúc gió tốc độ cao, bên trong không có gió đứng yên… cũng như cánh máy bay tạo chênh lệch áp suất: bên trong áp suất bình thường, bên ngoài áp suất thấp… Do vậy sẽ thấy hiện tượng kính luôn bung ra bên ngoài, mái thì bốc lên trên… là vì vậy. Mái càng rộng, mảng kính càng lớn càng bị nâng ác.
Các biển quảng cáo nếu ở vị trí có khe hút gió cũng có thể bị bẻ thế này. Nhưng nguyên nhân cũng có thể ở c..
Nguyên lý trên cũng là lý do nhiều nhà kín cổng cao tường bị bung mái trong khi nhiều nhà gió thổi cửa trước ra cửa sau lại không bị.
c. Gió có động năng là luồng không khí tốc độ cao… gặp vật cản diện tích càng lớn càng tạo sức vặn, giật, đẩy mạnh. Đó là nguyên nhân gió thổi tường, biển quảng cáo lớn hay cây đổ. Vật thể có diện tích bề mặt vuông góc với gió càng lớn thì càng chịu lực đẩy lớn, cây đường kính tán càng rộng càng bị xoắn mạnh theo nguyên tắc đồn bẩy.
Đến container còn bị thổi bay nữa (H.2). Lúc này không còn giải thích bằng nguyên lý Bernoulli mà là truyền lực và bảo toàn năng lượng thông thường.
2.
Để chống bung cửa hay tốc mái có hai cách:
a. Cách 1:
Cài, đóng, gắn, chèn, đè nặng thật chặt để chênh lệch áp suất không giật tung ra được như (H.3, H.4).
b. Cách 2:
Tạo những khoảng trống nhỏ như lỗ thông hơi để áp suất trong ngoài cân bằng.
Tuy nhiên các lỗ thông hơi này phải đủ mật độ và đủ chắc chắn để không bị gió “giật” tung ra.
3.
Đọc FB thấy nhiều bạn đang khuyên hé mở cửa sổ để “cân bằng áp suất” tạo ra bởi nguyên lý Bernoulli nêu ở 1.a, 1.b mà các bạn quên lý do 1.c.
Tôi thật lòng không khuyên làm như vậy. Thay vào đó ưu tiên cách 1 ở trên. Vì nhà cửa bây giờ tương đối kiên cố nên sức chịu đựng khá cao.
a. Với cửa sổ:
Cài, treo vật nặng các khóa cửa kính… đủ chặt để chênh lệch áp suất không dứt ra được.
Đừng nên mở cửa sổ dù hé vì không loại trừ khả năng cửa sổ hứng trọn luồng gió gió thổi ngang, xoáy, giật, đẩy thì có khi bay tung cả cửa sổ… còn nguy hiểm hơn nữa.
Có thể dùng băng dính dán chéo các tấm kính để tạo thêm sức chịu lực cho kính khi chênh lệch áp suất không vỡ, nếu vỡ không văng bay gây nguy hiểm.
b. Với mái nhà:
Mái tôn, mái ngói hay bồn nước thì nên dùng vật nặng như bao cát, nẹp… đủ để chênh lệnh áp suất không nhấc mái lên được.
Chú ý bồn nước còn đầy khó gió nào bốc được. Do vậy nếu thấy nước có vẻ cạn, mất điện không bơm được thì đừng dùng hết.
Nếu trước đây không làm và bây giờ đã muộn: Lựa chọn căn phòng, ngôi nhà gần an toàn nhất để tập trung với đủ các vật dụng cần thiết.
c. Bất luận trường hợp nào không nên ra ngoài bởi cây đổ, tôn bay, kính vỡ… trừ khi có phương tiện, lối đi an toàn. Nếu nhà bung hết cửa, tốc hết mái thì đành đi chuyển thật nhanh đến nơi an toàn gần nhất: hàng xóm nên là nơi ưu tiên. Lúc này tình người lớn lắm (H.5).
Điều cần chuẩn bị bây giờ là chống mưa ngập lụt. Bão càng to thì cơn mưa sau đó sẽ càng lớn.
Chúc tất cả an toàn. Còn người là còn tất cả.
Bài gốc của tác giả Lý Xuân Hải ở đây:

Cá nhân em là người dùng phương án 1, gia cố/bịt/neo chắc cửa sổ, cửa ban công để phòng chống bão. Và nhà em ở chung cư tầng 15, đã an toàn qua cơn bão vừa qua.
Cửa sổ và ban công nhà em hướng đông bắc nhé. Không lại bảo hướng nam thì nói làm gì.
Bác nói đúng đấy qua cơn bão vừa qua tôi thấy như sau từ thực tế : các cơn bão của ta xuất phát từ biển Đông bão di chuyển xoay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ nên tạo sức gió bắt đầu từ hướng Tây khoảng rõ bắt đầu từ 18h. Gió hướng Tây ào ạt từng đợt khoảng 2-3 ph 1 đợt đến khoảng 21h30 lúc này coi như vùng tâm bão ở hà nội. Khi vào trong vùng tâm bão gió ko nhiều do vậy có 1 khoảng lặng gió cho chúng ta tranh thử dọn dẹp từ 21h30-22h30. Sau đó bắt đầu từ 22h30 tâm bão đi qua gió đảo chiều lại bắt đầu ào ạt theo hướng ngược lại tức là hướng Đông đến từng đợt từ 22h30 đến tầm 1h30 thì dứt. Cái nguy hiểm là các luồng gió và không khí trong bão không ổn định có các luồng gió ngang, xoáy đảo chiều liên tục, gió giật theo các hướng không thể biết trước nên an toàn nhất. Vẫn là đóng kín và chặn tất cả các khe hở cửa sổ, cửa ra vào. Việc mở cửa nhỏ ra để cân bằng áp suất là việc rất không an toàn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top