[Funland] Phố cổ Hà Nội, thật buồn!

nhapnhomsv

Xe tăng
Biển số
OF-65330
Ngày cấp bằng
31/5/10
Số km
1,493
Động cơ
435,794 Mã lực
Khai silk ngày xưa đánh bóng bàn với e suốt ở sân Võ sỹ đoàn Thuỷ tạ. Công nhận tay này rất có năng khiếu về nhiều mặt.
Hồi mới lớn tý em hay ra nhà thằng bạn thân ở Hàng Đào chơi,đội Khải silk hồi đấy gọi là Khải tồ với Hiếu lễ,Phúc tính nhà Hàng Ngang đi qua ăn mặc quần áo rõ đẹp vì ngày xưa chỉ con nhà buôn bán mới có điều kiện ăn mặc đẹp thôi.Em thích nhất cái áo Adidas mà Hiếu lễ mặc,mấy chục năm rồi mà em vẫn nhớ.
 

nhapnhomsv

Xe tăng
Biển số
OF-65330
Ngày cấp bằng
31/5/10
Số km
1,493
Động cơ
435,794 Mã lực
Trước nhà em ở phố cũ k phải phố cổ ra đi từ năm 2000, thỉnh thoảng lên phố chơi vài lần nhầm về nhà cũ. Đến giờ này k bao giờ em quên những kỷ niệm phố.
Cụ giống em,em cũng rời xa phố vào năm 2000
 

congdanhang3

Xe tải
Biển số
OF-89978
Ngày cấp bằng
28/3/11
Số km
400
Động cơ
290,333 Mã lực
cụ không biết thì thôi ngày xưa cái này kinh nhất Hà nội đó, mùa hè ngồi hơi nóng bốc lên ass hầm hập,(ị) xong phải đi tắm mà nước cung thiếu hơn bi giờ nhiều . nếu nơi nào công cộng thường hỏng cửa ngồi trong phải cầm tờ báo giơ ra ngoài cửa để báo có người =))=));)) còn chùi cung là vấn đề. có giấy báo là xịn.nếu chơi tờ họa báo trung quốc chắc không sạch nó cứ trơn tuột đi . hài vãi. cụ nào như vậy like cháu phát này nhóe
Em lai cụ nhưng máy nó lại bảo ... em chú ý đến cụ nhiều quá có chết em không cơ chứ.
Cái vụ đi nặng này đông hay hè cũng đều kinh khủng cụ nhỉ, phải tắm chứ không mùi nó ám kinh lắm. Rồi còn vụ đốt giấy trong đấy nữa, hội lớn toàn dọa bọn em cẩn thận không nổ hố xí.
 

Huuminh

Xe tăng
Biển số
OF-306326
Ngày cấp bằng
28/1/14
Số km
1,162
Động cơ
314,431 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ HN
Thớt này coi bộ hót quá ta :D

Bổ sung thêm hiện trạng, có cụ nào quan hệ tốt với mấy a e xxx trật tự Phường, Quận, ...thì nhắn giùm các a ý xử lý mấy thằng ranh đánh giày với bọn xích lô lừa đảo. Chúng nó làm xấu mặt phố cổ khơ khớ đấy ạ. Cháu xa nhà lâu ngày mà thỉnh thoảng vẫn dc nghe những thông tin ko vui từ chính miệng những người bạn ngoại quốc sang VN (cụ thể là HN) du lịch. :D
Ngoài đội này ra thì còn có thêm đội bán hàng hoa quả gồng gánh. Với 1 đôi quang gánh vắt vẻo trên vai,các bà các chị đi lang thang ở những điểm mà người nước ngoài du lịch thường xuyên đi ngắm dạo phố. Khi bắt gặp khách này là họ vội xúm vào bám riết nhằng nhẵng.
Quang gánh,1 thứ công cụ truyền thống của nền văn minh lúa nước tưởng chừng như rất đỗi bình thường đối với ng dân xứ ta thì điều này hoàn toàn lạ lẫm với dân Âu,Mỹ. 1 tấm ảnh chụp chung với người bản xứ hoặc tự mình gánh đôi quang gánh ấy đối với họ cũng hoàn toàn giống như ta chụp chung với 1 đấu sỹ ở đấu trường Colise'e ở Roma :)). Và điều này hẳn họ,những người khách du lịch sẽ lấy làm thích thú.
Nhưng chỉ sau khi chụp,người bán hàng kia sẽ ép họ phải mua những túi dứa,túi mía hoặc dăm quả chuối với 1 cái giá cắt cổ. Thời gian đầu thì chỉ 2-3 USd nhưng càng về sau,"bíp được bíp ăn" họ đẩy cái giá lên ở mức độ mà bất kể ng khách du lịch nào cũng phải giật mình ngỡ ngàng. 10-15 đô,thậm chí còn cao hơn nữa. Đã nhiều vụ phản ứng ầm ĩ,náo loạn cả 1 góc phố vì cái trò ép khách kiểu này.
Tương tự với kiểu ép khách du lịch nước ngoài này còn phải kể đến đội cắp nách thúng bánh rán. Cũng vẫn chiêu trò gặp khách Tây lông đi ngoài đường là họ sán vào mời ăn thử. Cái câu " há miệng mắc quai" thật đúng với trường hợp này. Chỉ 1 túi nilon độ mươi,mười năm cái bánh rán nhỏ như đầu ngón chân cái mà họ thét với giá 10$. E đã 1 lần bức xúc khi chứng kiến tận mắt cảnh này và buộc phải can thiệp,nhưng câu trả lời của họ là : không phải chuyện của chú,chú cứ để bọn cháu làm ăn. :(
Cái trò bán hàng ép khách du lịch này xuất hiện ở HN những năm 96-97. Đầu tiên chỉ là những cô cậu với trang bị vài câu tiếng Anh bồi,tay cầm vài quyển sách hướng dẫn,tìm hiểu du lịch VN hoặc vài tấm bản đồ du lịch. Họ lang thang ở xung quanh Bờ Hồ hoặc những tuyến phố tên tuổi mà khách du lịch nước ngoài thường lui tới. Với thu nhập siêu lợi nhuận,nhanh chóng nghề này phát triển ở diện rộng. 1 loạt các món hàng lưu niệm,thêu thùa,mũ nón được bổ xung tức thì cho đám ng bán rong này. Những cảnh lôi kéo,bám riết dai như đỉa,xúm đông xúm đỏ chăn dắt khách nước ngoài là thường thấy. Trộm cắp,móc túi là những tệ nạn phát sinh tất yếu. Ngược lại,1 số đối tượng bệnh hoạn Tây lông cũng tranh thủ khai thác chuyện này cho cái mà ta vẫn gọi là,xâm hại tình dục trẻ em.
Trước tình trạng bất ổn này,chính quyền cũng ra tay dẹp mấy trò này. Hồi mới đầu,nhà e suốt ngày bị hội này chạy vào trú nhờ vì xxx và trật tự gắt gao truy quét. Nhiều vụ bắt rồi giam giữ răn đe vẫn không thể triệt hết được. Sau khi thả,1 thời gian sau là y như rằng "ngựa quen đường cũ" và thực tế những vụ thế này,xxx cũng không mặn mà cho lắm nên tình trạng bắt cóc bỏ đĩa vẫn diễn ra.
Đã có những ý kiến cần phải lập thêm đội Cảnh sát du lịch từ những năm 2013-2014,nhưng e ko biết là đội này đã ra đời chưa?
Nói tóm lại,nếu vẫn còn tình trạng thất nghiệp,không công ăn việc làm ở các tỉnh lân cận HN,nhất là đối tượng trẻ e cơ nhỡ thất học,các bà các chị tranh thủ lúc nông nhàn đổ xô về HN tìm kiếm mưu sinh thì những cảnh chướng tai,gai mắt như cụ và e nêu trên vẫn còn tiếp tục xảy ra. Vấn đề này thuộc tầm cao của lờ đờ rồi....phỏng cụ?
 
Chỉnh sửa cuối:

091090098

Xe điện
Biển số
OF-62619
Ngày cấp bằng
23/4/10
Số km
3,948
Động cơ
478,960 Mã lực
Nơi ở
Oppa Hoan Kiem style
Thì biết là ở đâu cũng có, nhưng mà ở HN nó nhiều quá, cụ cứ thử ra mấy trung tâm du lịch người thật việc thật, làm cái survey xem khách du lịch họ chửi bọn lừa đảo này ở đâu thì rõ.:D
mật ngọt kiểu gì cũng có ruồi cụ ah.

1. khu phố cổ rất nhiều dân quang gánh giả vờ đưa khách du lịch pose chụp ảnh, rồi đòi tiền, ko đưa còn đe dọa,
có khá nhiều bài báo nói về điều này, đáng chú ý, bọn này là dân ở đâu kéo đến, lắm khi nhân dân sống ở đó họ thấy chướng góp ý còn bị bọn nó đánh, dọa dẫm nữa
2. có nhiều bài báo nói ra 1 điều mà em cũng ngạc nhiên, như nhân dịp lễ hội gì đó ở Hà Nội, có những băng nhóm móc túi, còn đi máy bay ra làm ăn nữa cơ, ngoài ra còn tình trạng băng nhóm nước ngoài hành nghề lừa đảo hoặc dàn cảnh trộm tiền người rút tiền ngân hàng nữa.
(PetroTimes) – Nhận định tại trận giao hữu bóng đá giữa đội tuyển Việt Nam và Arsenal sẽ rất đông người nên Hoàng Anh đã bay từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội, vào sân bóng để hành nghề “hai ngón”.
Xã hội đen, giang hồ đất Bắc như Dung Hà, Hải Bánh nghe nói bị công an làm chặt ở ngoài Bắc quá đều chạy vào SG làm ăn
 

091090098

Xe điện
Biển số
OF-62619
Ngày cấp bằng
23/4/10
Số km
3,948
Động cơ
478,960 Mã lực
Nơi ở
Oppa Hoan Kiem style
Em lai cụ nhưng máy nó lại bảo ... em chú ý đến cụ nhiều quá có chết em không cơ chứ.
Cái vụ đi nặng này đông hay hè cũng đều kinh khủng cụ nhỉ, phải tắm chứ không mùi nó ám kinh lắm. Rồi còn vụ đốt giấy trong đấy nữa, hội lớn toàn dọa bọn em cẩn thận không nổ hố xí.
Hồi còn món này, thì bọn em còn tán chuyện với nhau là lên mạn ngược đi nặng cầm 2 cái đũa theo mà quệt. Cái chữ "đi đồng" thì em chả rõ có từ thời nào chứ quệt lá, ngồi bờ sông, ngồi "chuồng phân", hay nuôi chó dọn phân, cầu tõm ... là đúng sự thật ...

hồi đấy cả nước, làm gì có ai biết giấy vệ sinh là gì? đâu phải vấn đề riêng ai. Có nhà vệ sinh đã là văn minh hơn nhà "ko vệ sinh" hay thậm chí đi ngoài thiên nhiên rồi. Chẳng qua là ko làm vệ sinh cẩn thận cái nhà đó thôi, các cụ lỡ vào nhà vệ sinh bệnh viện là hiểu ngay.

năm em lấy vợ 200x về quê bên vợ Thái Bình, nhà ko kém, cách TP có 20km mà ko dùng giấy ăn, vò tờ báo làm khăn lau tay. Còn kiểu cầm miếng báo đi VS thì ở Hà Nội khoảng năm 1990 trở về trước.
 
Chỉnh sửa cuối:

Huuminh

Xe tăng
Biển số
OF-306326
Ngày cấp bằng
28/1/14
Số km
1,162
Động cơ
314,431 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ HN
Phong cách xí xổm ở HN,nhìn chung là bây giờ hạn chế nhiều. Nhưng điều mà e ngạc nhiên khi thấy nó hiện hữu đại đa số ở bên Khựa. Từ các điểm công cộng phục vụ khách vãng lai,các khu TT mua bán từ bình dân cho tới cao cấp.....đều là xí xổm. Mặc dù là nước sản xuất rất nhiều thiết bị vệ sinh từ thấp cho tới cao cấp mà ko hiểu tại sao họ vẫn ưa dùng loại này.
Đợt vừa rồi đi Nhật hơn chục ngày,từ thành phố nhỏ đến TP lớn. 100% bệt xí của họ là loại có thiết bị tự động rửa mít gắn kèm.
 

091090098

Xe điện
Biển số
OF-62619
Ngày cấp bằng
23/4/10
Số km
3,948
Động cơ
478,960 Mã lực
Nơi ở
Oppa Hoan Kiem style
Phong cách xí xổm ở HN,nhìn chung là bây giờ hạn chế nhiều. Nhưng điều mà e ngạc nhiên khi thấy nó hiện hữu đại đa số ở bên Khựa. Từ các điểm công cộng phục vụ khách vãng lai,các khu TT mua bán từ bình dân cho tới cao cấp.....đều là xí xổm. Mặc dù là nước sản xuất rất nhiều thiết bị vệ sinh từ thấp cho tới cao cấp mà ko hiểu tại sao họ vẫn ưa dùng loại này.
Đợt vừa rồi đi Nhật hơn chục ngày,từ thành phố nhỏ đến TP lớn. 100% bệt xí của họ là loại có thiết bị tự động rửa mít gắn kèm.
cái này là văn hóa, bên Thái, Hàn, bàn xí xổm vẫn bán chạy hơn xí bệt
 

091090098

Xe điện
Biển số
OF-62619
Ngày cấp bằng
23/4/10
Số km
3,948
Động cơ
478,960 Mã lực
Nơi ở
Oppa Hoan Kiem style
Và với văn hoá này,tỷ lệ mắc bệnh trĩ có vẻ cao hơn các nước ko có văn hoá này .....phỏng cụ? :))
Chả biết, cũng như ăn bằng đũa hay bằng thìa thôi. Nó là văn hóa.
Kể ra thì em cũng thích đi kiểu cầu "tõm" nhưng xã hội văn minh nó cứ cười...

Phút 23 nhá
 
Chỉnh sửa cuối:

Lonely Stranger

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-373005
Ngày cấp bằng
8/7/15
Số km
3,418
Động cơ
284,681 Mã lực
Nơi ở
Hỏi làm zề
mật ngọt kiểu gì cũng có ruồi cụ ah.

1. khu phố cổ rất nhiều dân quang gánh giả vờ đưa khách du lịch pose chụp ảnh, rồi đòi tiền, ko đưa còn đe dọa,
có khá nhiều bài báo nói về điều này, đáng chú ý, bọn này là dân ở đâu kéo đến, lắm khi nhân dân sống ở đó họ thấy chướng góp ý còn bị bọn nó đánh, dọa dẫm nữa
2. có nhiều bài báo nói ra 1 điều mà em cũng ngạc nhiên, như nhân dịp lễ hội gì đó ở Hà Nội, có những băng nhóm móc túi, còn đi máy bay ra làm ăn nữa cơ, ngoài ra còn tình trạng băng nhóm nước ngoài hành nghề lừa đảo hoặc dàn cảnh trộm tiền người rút tiền ngân hàng nữa.

Xã hội đen, giang hồ đất Bắc như Dung Hà, Hải Bánh nghe nói bị công an làm chặt ở ngoài Bắc quá đều chạy vào SG làm ăn
Cái dòng đen là cụ tự trả lời câu hỏi của cháu nhá :))

Tại sao ngoài Bắc cái gì cũng ko dẹp dc, để rồi phải dạt vào Nam, kẻ ngồi tù, người đã lên nóc tủ.
Chứng tỏ XH ngoài Bắc sợ hoặc dung túng hoặc đồng loã cho cái xấu. Phàm cái gì ko theo trật tự, quy củ thì đều bị thải loại.

Trong đám móc túi bay ra HN trận Arsenal, cụ nghĩ bao nhiêu gốc Bắc :D
Cụ nghĩ tại sao chỉ thấy người Bắc vào Nam lập nghiệp mà hầu hết ko thấy chiều ngược lại :D
 

091090098

Xe điện
Biển số
OF-62619
Ngày cấp bằng
23/4/10
Số km
3,948
Động cơ
478,960 Mã lực
Nơi ở
Oppa Hoan Kiem style
Cái dòng đen là cụ tự trả lời câu hỏi của cháu nhá :))

Tại sao ngoài Bắc cái gì cũng ko dẹp dc, để rồi phải dạt vào Nam, kẻ ngồi tù, người đã lên nóc tủ.
Chứng tỏ XH ngoài Bắc sợ hoặc dung túng hoặc đồng loã cho cái xấu. Phàm cái gì ko theo trật tự, quy củ thì đều bị thải loại.

Trong đám móc túi bay ra HN trận Arsenal, cụ nghĩ bao nhiêu gốc Bắc :D
Cụ nghĩ tại sao chỉ thấy người Bắc vào Nam lập nghiệp mà hầu hết ko thấy chiều ngược lại :D
Em nói tới đất Nam, đất Bắc chứ ko nói người Nam khác người Bắc ...

Cụ suy sai rồi, đất Nam dung túng thì nó mới chạy vào Nam. Chứ đất Bắc bị dẹp tới mức sống ko nổi nữa, mà sao lại suy luận là ko dẹp được ?
cụ chưa gặp người Nam ra Bắc sao?

Nếu ko có người Bắc vào thì nay ko có Sài Gòn, Việt Nam đâu cụ nhé !!! mà là đất của Chăm, Khơ me ... người Nam cũng là người Bắc mà thôi

nên cụ định đổ cho đám bay từ Nam ra Bắc là gốc Bắc thì cụ sai, toàn bộ người miền Nam ( cả 3D đến 4S )trừ thiểu số, đều là gốc Bắc hết
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Các kụ kể chuyện fun thật, đang từ món nhậu chuyển qua món ngồi.
Nhà cháu nhớ, cái thời xí thùng như kụ Lơ ngơ tả ở trên, thì cả Hn đều như vậy, chứ đâu chỉ ở mỗi khu phố hàng?
Ở Hàng Giày có một khu vs công cộng. Mỗi lần sử dụng dịch vụ xong, người thơm lừng một mùi đặc trưng, nhà cháu lại tản bộ lên đầu Nguyễn Siêu, nơi có mấy cửa hàng chuyên xay hồi quế húng lìu ý. Đứng đấy một lúc người lại thơm phức, thơm như lạc rang. Sau đó bắt đầu đi kiếm quán chơi Contra.

Đọc phần kụ 091090098 nói về đài cát xét hai hộc, lại nhớ đến vụ đổi tiền 1980 ở phố cổ. Không biết có kụ nào nhớ chuyện này không nhỉ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Tua lét phỏng, nói ra khéo nhiều cụ không tin, chứ ngày xưa á, đi dọc vệ đê nhiều khi thắynhũng vệt cỏ vàng vàng chạy từ đỉnh xuống chân đê rất thẳng, éo hiểu tại sao, sau đó theo một thổ dân hay ngồi vệ đê tiết lộ: sau khi đi nặng, các quý ngài/quý bà sẽ chịn ít xuống cỏ và thả trôi, thế là có một vệt vàng đặc trưng nhá ;))
 

091090098

Xe điện
Biển số
OF-62619
Ngày cấp bằng
23/4/10
Số km
3,948
Động cơ
478,960 Mã lực
Nơi ở
Oppa Hoan Kiem style
Contra hình như từ thời em học lớp 6 lớp 7 quãng 1988-89
đổi tiền là 1985 - đổi từ 10 đồng hình nhà sàn về 1 đồng


Các kụ kể chuyện fun thật, đang từ món nhậu chuyển qua món ngồi.
Nhà cháu nhớ, cái thời xí thùng như kụ Lơ ngơ tả ở trên, thì cả Hn đều như vậy, chứ đâu chỉ ở mỗi khu phố hàng?
Ở Hàng Giày có một khu vs công cộng. Mỗi lần sử dụng dịch vụ xong, người thơm lừng một mùi đặc trưng, nhà cháu lại tản bộ lên đầu Nguyễn Siêu, nơi có mấy cửa hàng chuyên xay hồi quế húng lìu ý. Đứng đấy một lúc người lại thơm phức, thơm như lạc rang. Sau đó bắt đầu đi kiếm quán chơi Contra.

Đọc phần kụ 091090098 nói về đài cát xét hai hộc, lại nhớ đến vụ đổi tiền 1980 ở phố cổ. Không biết có kụ nào nhớ chuyện này không nhỉ?
 

Huuminh

Xe tăng
Biển số
OF-306326
Ngày cấp bằng
28/1/14
Số km
1,162
Động cơ
314,431 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ HN
Các kụ kể chuyện fun thật, đang từ món nhậu chuyển qua món ngồi.
Nhà cháu nhớ, cái thời xí thùng như kụ Lơ ngơ tả ở trên, thì cả Hn đều như vậy, chứ đâu chỉ ở mỗi khu phố hàng?
Ở Hàng Giày có một khu vs công cộng. Mỗi lần sử dụng dịch vụ xong, người thơm lừng một mùi đặc trưng, nhà cháu lại tản bộ lên đầu Nguyễn Siêu, nơi có mấy cửa hàng chuyên xay hồi quế húng lìu ý. Đứng đấy một lúc người lại thơm phức, thơm như lạc rang. Sau đó bắt đầu đi kiếm quán chơi Contra.
Cụ nhắc đến điều này là nhắc đến thứ mà HN vẫn chưa làm được. Đó là nhà vs công cộng cho khách du lịch hay vãng lai của TP.
Theo hiểu biết nông cạn của e thì có đến gần 2 chục năm nay,chả biết TP đã làm được cái khu VS công cộng nào mới chưa. Xung quanh Bờ Hồ vẫn là điểm ở 9 gốc Lộc Vừng và đoạn phố Hàng Khay từ cách đây 2-3 chục năm. Thậm chí có những điểm ở vị trí mặt phố đắc địa,họ còn phá đi chuyển đổi mục đích khác để kiếm nhiều xèng hơn. Khu vực phố cổ thì bây giờ,chả hiểu cái điểm ở Hàng Giầy - Lương ngọc Quyến mà cụ vừa nêu trên có còn ko?
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Tua lét phỏng, nói ra khéo nhiều cụ không tin, chứ ngày xưa á, đi dọc vệ đê nhiều khi thắynhũng vệt cỏ vàng vàng chạy từ đỉnh xuống chân đê rất thẳng, éo hiểu tại sao, sau đó theo một thổ dân hay ngồi vệ đê tiết lộ: sau khi đi nặng, các quý ngài/quý bà sẽ chịn ít xuống cỏ và thả trôi, thế là có một vệt vàng đặc trưng nhá ;))
Há há...
Nhìn tiếp thì thấy dưới chân đê là hàng cọc tre gia cố đê nhô cao. Bên trên hàng cọc là ... (Nhà cháu không dám nghĩ tiếp)


Cụ nhắc đến điều này là nhắc đến thứ mà HN vẫn chưa làm được. Đó là nhà vs công cộng cho khách du lịch hay vãng lai của TP.
Theo hiểu biết nông cạn của e thì có đến gần 2 chục năm nay,chả biết TP đã làm được cái khu VS công cộng nào mới chưa. Xung quanh Bờ Hồ vẫn là điểm ở 9 gốc Lộc Vừng và đoạn phố Hàng Khay từ cách đây 2-3 chục năm. Thậm chí có những điểm ở vị trí mặt phố đắc địa,họ còn phá đi chuyển đổi mục đích khác để kiếm nhiều xèng hơn. Khu vực phố cổ thì bây giờ,chả hiểu cái điểm ở Hàng Giầy - Lương ngọc Quyến mà cụ vừa nêu trên có còn ko?
Còn, kụ à. Lại được lát gạch men ở tường bên ngoài. Nhưng bị các hàng bánh kẹo che lấp hết, phải nhìn kỹ mới thấy. Mỗi lần ra Hn, đi ngang qua, nhà cháu chỉ dám liếc nhìn, như nhìn một kỷ niệm. Chưa lần nào có đủ dũng khí để đi vào.


Contra hình như từ thời em học lớp 6 lớp 7 quãng 1988-89
đổi tiền là 1985 - đổi từ 10 đồng hình nhà sàn về 1 đồng
Đợt đổi tiền 1980 là đợt đầu tiên. Toàn phố cổ bị bắt ngờ hoảng loạn. Khi ấy, rất đông người cầm tiền, nháo nhào ra khu Long vân Hồng vân. Cat xét, dàn Teak, Akai, đồng hồ, xe máy. Thượng vàng hạ cám. Ai bán gì thì mua cái ấy, tuyền giá rất cao. Cố gắng vứt bỏ càng nhiều tiền càng tốt.
Đó là lần đầu tiên nhà cháu nhìn thấy có người cầm trong tay nhiều tiền đến thế.
 
Chỉnh sửa cuối:

091090098

Xe điện
Biển số
OF-62619
Ngày cấp bằng
23/4/10
Số km
3,948
Động cơ
478,960 Mã lực
Nơi ở
Oppa Hoan Kiem style
Cụ nhắc đến điều này là nhắc đến thứ mà HN vẫn chưa làm được. Đó là nhà vs công cộng cho khách du lịch hay vãng lai của TP.
Theo hiểu biết nông cạn của e thì có đến gần 2 chục năm nay,chả biết TP đã làm được cái khu VS công cộng nào mới chưa. Xung quanh Bờ Hồ vẫn là điểm ở 9 gốc Lộc Vừng và đoạn phố Hàng Khay từ cách đây 2-3 chục năm. Thậm chí có những điểm ở vị trí mặt phố đắc địa,họ còn phá đi chuyển đổi mục đích khác để kiếm nhiều xèng hơn. Khu vực phố cổ thì bây giờ,chả hiểu cái điểm ở Hàng Giầy - Lương ngọc Quyến mà cụ vừa nêu trên có còn ko?
Xin chia sẻ, dạy trẻ con tìm chỗ đi vệ sinh là 1 trong những kỹ năng thiết thực, tránh tình trạng tè đường, gốc cây, phản cảm.
Bọn trẻ nhà em 5, 7 tuổi chắc thạo hơn các cụ rồi, ... theo thực tế em thấy, luôn có nhà vệ sinh khi cần ở các khu vực công cộng, ko kể đi nhờ nhà hàng, cửa hàng, cây xăng... quanh Hồ Gươm, các công viên, Hồ Tây, Quán sứ, Lăng Bác, Bách Thảo, vườn hoa Hàng Đậu, Tượng đài Lênin ... kể cả phố Cổ ... có hàng chục nhà VS công cộng.
Nên em hướng dẫn bọn trẻ cũng ko vất vả như cụ tưởng tượng, dù chúng nó mải chơi lắm khi sắp ra quần mới kêu loạn lên...

Hàng Giày thì giờ nó là nhà vệ sinh có điều hòa, văn minh lắm cụ ah



Các cụ có để ý là dù ở các nước phát triển hơn, cũng ko bao giờ có đủ và sẵn nhà VSCC cho các cụ, nên em vẫn thấy là họ vẫn đi nhờ vào siêu thị, cây xăng, TTTM, khách sạn... ( có hoặc ko thu phí )
 
Chỉnh sửa cuối:

Huuminh

Xe tăng
Biển số
OF-306326
Ngày cấp bằng
28/1/14
Số km
1,162
Động cơ
314,431 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ HN
Tua lét phỏng, nói ra khéo nhiều cụ không tin, chứ ngày xưa á, đi dọc vệ đê nhiều khi thắynhũng vệt cỏ vàng vàng chạy từ đỉnh xuống chân đê rất thẳng, éo hiểu tại sao, sau đó theo một thổ dân hay ngồi vệ đê tiết lộ: sau khi đi nặng, các quý ngài/quý bà sẽ chịn ít xuống cỏ và thả trôi, thế là có một vệt vàng đặc trưng nhá ;))
E ghi nhận điều cụ vừa kể,nhưng e nghĩ là trẻ con ngã bệt xuống,hoặc ng lớn giẫm phải "mìn".....và 1 vết trượt dài tầm 1m như xi măng trát là bình thường. :D Bọn e hồi đó hay ra đê chơi và thỉnh thoảng vẫn giẫm phải mứt.
Nhất là mỗi dịp mùa nước lên phải ngăn cửa khẩu. Ng dân ở trong đê phải ra dọc vỉa hè Trần Nhật Duật,Trần Q Khải,thậm chí cả Tôn Đản dựng lều trại nhà tạm,sống cả tháng trời chờ nước rút. Bờ,chân đê lấy làm điểm VS là điều thường thấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top