[Funland] Phố cổ Hà Nội, thật buồn!

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,310
Động cơ
898,625 Mã lực
Bác cũng như rất nhiều người đang cố ghép các vùng Quốc Oai, Ba Vì,... thành Hà Nội hết và đang cố chứng minh người nước ngoài họ đang về các vùng ấy để hàng ngày được lái ô tô vào thành phố!
Ngoài khu vực thành phố (đươc gọi là nội thành) thì ngoại thành là nông thôn. Người nước ngoài họ cũng xếp như vậy. Ra khỏi Berlin là cánh đồng rộng mênh mông, lâu lâu sẽ gặp 1 thị trấn nhỏ...!
Hồi mới sang Đức, chưa tìm ngay được nhà, phải sống tạm ở vùng nông thôn và chẳng phải trả tiền. Nhưng khi tìm đuợc là chuyển vào trong "nội thành" ngay!
Và em đã viết không chỉ 1 lần về "người có điều kiện". Tuyệt đại đa số hơn 8 chục triệu người Đức không thuộc nhóm này. Điều kiện không chỉ về tiền để mua và nuôi 1 cái nhà riêng mà còn cả thời gian. Đồ ăn sẵn không chỉ được bán rất chạy cho người Đức mà cho hầu hết những người dân ở mấy cái nước mà bác viết là rất phát triển. Họ chỉ có thể đi chợ 1 lần trong 1 tuần, nấu ăn tối đa 1 lần trong ngày, cho nên cả đường đi họ cũng phải tính. Điều kiện không sở hữu 1 cái nhà cố định mà đi ở thuê cho phép họ dễ chọn nơi ở gần nơi làm việc hơn người Việt mình. Chuyển đến chỗ làm mới là họ cũng có thể chuyển cả nơi ở. Xu thế của họ cũng như xu thế người Việt mình là tìm đến nơi có việc làm mà chỗ đó thì các vùng thôn quê hẻo lánh không cung cấp cho họ được!
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Bác cũng như rất nhiều người đang cố ghép các vùng Quốc Oai, Ba Vì,... thành Hà Nội hết và đang cố chứng minh người nước ngoài họ đang về các vùng ấy để hàng ngày được lái ô tô vào thành phố!
Ngoài khu vực thành phố (đươc gọi là nội thành) thì ngoại thành là nông thôn. Người nước ngoài họ cũng xếp như vậy. Ra khỏi Berlin là cánh đồng rộng mênh mông, lâu lâu sẽ gặp 1 thị trấn nhỏ...!
Hồi mới sang Đức, chưa tìm ngay được nhà, phải sống tạm ở vùng nông thôn và chẳng phải trả tiền. Nhưng khi tìm đuợc là chuyển vào trong "nội thành" ngay!
Và em đã viết không chỉ 1 lần về "người có điều kiện". Tuyệt đại đa số hơn 8 chục triệu người Đức không thuộc nhóm này. Điều kiện không chỉ về tiền để mua và nuôi 1 cái nhà riêng mà còn cả thời gian. Đồ ăn sẵn không chỉ được bán rất chạy cho người Đức mà cho hầu hết những người dân ở mấy cái nước mà bác viết là rất phát triển. Họ chỉ có thể đi chợ 1 lần trong 1 tuần, nấu ăn tối đa 1 lần trong ngày, cho nên cả đường đi họ cũng phải tính!
Nhà cháu chẳng có liên quan gì đến Quốc oai Ba vì đâu, kụ nhé.

1- Kụ nhìn nước Đức chỉ có Berlin, mà quên các thành phố công nghiệp khác, thì ít thấy rõ xu hướng sống xa nơi làm việc là đúng rồi.
Berlin là thủ đô, ít có cơ sở ô nhiễm. Do vậy, sự lựa chọn về nơi ở của cư dân có lẽ chỉ phụ thuộc vào 1- Sự ưu tiên về phân bổ kinh phí gia đình (càng gần trung tâm thuê nhà càng đắt), 2- Thời gian từ nhà đến chỗ làm, 3- Bản chất công việc làm và thu nhập (người làm sếp lớn, người làm sếp nhỏ, người dễ mất việc,...) dẫn đến khả năng chi trả khác nhau, cách chọn nơi ở cũng khác nhau.

Ở các thành phố công nghiệp, nhiều cơ sở ô nhiễm, mọi người cũng không sống gần nơi họ làm việc.
Nhà cháu không ở Đức, chỉ sang công tác, có điều kiện đến chơi nhà nhiều người, là sếp trong công ty (nhà có điều kiện), bên Đức, Đan mạch, Thuỵ điển, Úc, Hoa kỳ, Mã lai, v.v... nên thấy vậy. Họ đi xe dài. Họ ở nhà to. Họ hầu như chẳng thuê căn hộ bé xíu trong trung tâm đâu.


2- Ở VN, rất nhiều bạn bè nhà cháu cũng dịch chuyển ra khỏi khu trung tâm rồi để ra ngoại vi, mà không cần biết mấy ông tây bên Đức bên Pháp sống ở đâu.

Kụ có cho rằng một ai đó có thể dễ dàng tuyên truyền cho những người có tiền nghe theo điều bất hợp lý chăng, nếu họ không tự cảm nhận và tin rằng việc dịch chuyển đó là hợp lý?
Hơn nữa, ở VN những người có tiền đều có điều kiện đi khắp các nước trên thế giới. Tự họ sẽ biết được sống thế nào là hợp với họ. Kụ dẫn chứng này kia, nhà cháu ví dụ kia nọ... cũng chẳng có ý nghĩa gì với họ đâu.

Ví dụ:
Ở TP HCM: từ quận 1, 3 (trung tâm) chuyển ra quận 2, quận 9, quận 7 (Phú Mỹ Hưng, Nhà Bè)
Ở HN: từ trung tâm chật chội chuyển ra Ciputra, Keangnam, Trung Hoà Nhân chính, Dịch Vọng, Long biên, Eco Park, v.v... Những nơi này chẳng xa, cũng không phải là Quốc oai, Ba vì, kụ à.

.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Và em đã viết không chỉ 1 lần về "người có điều kiện". Tuyệt đại đa số hơn 8 chục triệu người Đức không thuộc nhóm này. Điều kiện không chỉ về tiền để mua và nuôi 1 cái nhà riêng mà còn cả thời gian. Đồ ăn sẵn không chỉ được bán rất chạy cho người Đức mà cho hầu hết những người dân ở mấy cái nước mà bác viết là rất phát triển. Họ chỉ có thể đi chợ 1 lần trong 1 tuần, nấu ăn tối đa 1 lần trong ngày, cho nên cả đường đi họ cũng phải tính. Điều kiện không sở hữu 1 cái nhà cố định mà đi ở thuê cho phép họ dễ chọn nơi ở gần nơi làm việc hơn người Việt mình. Chuyển đến chỗ làm mới là họ cũng có thể chuyển cả nơi ở. Xu thế của họ cũng như xu thế người Việt mình là tìm đến nơi có việc làm mà chỗ đó thì các vùng thôn quê hẻo lánh không cung cấp cho họ được!
Để tránh sa đà vào chuyện thế giới xa xôi, nhà cháu xin tóm tắt lại những ý chính của mình về chủ đề "Phố cổ - tại sao lại buồn?", với mục đích chia sẻ cảm nhận cá nhân, không có ý tranh luận đúng sai, như sau:

1- Khu vực mà hiện được gọi là phố cổ, nay khác xưa khá nhiều, gây nhiều tiêc nuối cho nhiều kụ đã từng yêu phố cổ của ngày xưa,

2- Hiện nay khu vực này là con gà đẻ trứng vàng, là một trong các khu vực có giá trị thương mại cao nhất HN, nên cũng có giá nhà đất thuộc loại đắt nhất HN.
Mặc dù là nơi dễ kiếm tiền, nhưng không phải tất cả cư dân phố cổ đều kinh doanh lớn, đều giàu có. Rất nhiều gia đình thu nhập chỉ đủ sống, chỉ đủ cho chồng con lô đề, cá độ.

3- Với vị trí đắc địa, dễ kiếm ra tiền, nên dân cư nhiều nơi đổ dồn về đây sinh sống kinh doanh, du khách ngày càng đông, gây quá tải về nhiều mặt, môi trường sống bị giảm sút rất nhiều, cả dưới khía cạnh vệ sinh và điều kiện sinh hoạt hàng ngày.
Xảy ra thực trạng "tỷ phú sống trong nhà ổ chuột".
Điều này nên được thay đổi.

4- Nhiều năm qua, với chính sách bảo tồn không cho sửa chữa tu bổ nhà cửa, chính quyền đã góp phần làm bộ mặt kiến trúc và vệ sinh môi trường tại phố cổ càng trầm trọng thêm.

6- Với vị trí địa lý duy nhất, giá trị thương mại cao ngất, lòng tự hào của cư dân phố cổ cũng rất cao. Nhiều cư dân phố cổ tự nhận họ thuộc đẳng cấp cao hơn cư dân khu vực khác của HN.

7- Tuy vậy, đẳng cấp của một gia đình, một con người không chỉ phụ thuộc vào vị trí họ sống, số tiền họ kiếm được, dịch vụ họ được hưởng dễ dàng. Đẳng cấp của một gia đình, một con người còn phụ thuộc vào vệ sinh môi trường mà họ chọn để sống, đẳng cấp hàng xóm mà họ chọn để sống cùng. Nếu nhìn vào 2 yếu tố này thì Khu phố cổ còn thua xa một số khu vực khác.

8- Người có điều kiện sẽ là người kết hợp hài hoà giữa việc kiếm tiền và việc hưởng thụ cuộc sống phong phú trong môi trường trong lành cao cấp, có văn hoá. Cuộc sống hài hoà như vậy mới thực là có đẳng cấp, đáng ngưỡng mộ.

.
 
Chỉnh sửa cuối:

manhtrym

Xe hơi
Biển số
OF-160843
Ngày cấp bằng
15/10/12
Số km
109
Động cơ
350,041 Mã lực
Cổ thì tất nhiên phải cũ kĩ ,bẩn thỉu ,hôi hám rồi
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,310
Động cơ
898,625 Mã lực
6- Với vị trí địa lý duy nhất, giá trị thương mại cao ngất, lòng tự hào của cư dân phố cổ cũng rất cao. Nhiều cư dân phố cổ tự nhận họ thuộc đẳng cấp cao hơn cư dân khu vực khác của HN.

7- Tuy vậy, đẳng cấp của một gia đình, một con người không chỉ phụ thuộc vào vị trí họ sống, số tiền họ kiếm được, dịch vụ họ được hưởng dễ dàng. Đẳng cấp của một gia đình, một con người còn phụ thuộc vào vệ sinh môi trường mà họ chọn để sống, đẳng cấp hàng xóm mà họ chọn để sống cùng. Nếu nhìn vào 2 yếu tố này thì Khu phố cổ còn thua xa một số khu vực khác.
Các bác bị ám ảnh vì nghĩ bị so sánh và điều dễ nhất để các bác chỉ ra là "vệ sinh môi trường"!
Về VSMT thì toàn bộ khu phố cổ, hàng ngày người sống ở đấy (mà bây giờ thì tỷ lệ người nhập cư có khi cũng còn cao chẳng kém so với cư dân gốc) so với người hàng ngày sinh hoạt là bao nhiêu chắc chẳng ai thống kê được, nhưng ai cũng thấy là người quia lại cũng đông không kém!

Người HN gốc không nghĩ có đẳng cấp cao hơn người không phải gốc HN. Cái mà người ta đang nói về người HN là cái khác. Cái khác này nhiều nhà vẫn giữ được, nhưng nhiều nhà đã mất đi theo cách "sống mới" cùng các làm sóng nhập cư. Đó là điều mà người ta đang tiếc nuối!

Như bác nói đẳng cấp của con người không phụ thuộc vào số tiền họ kiếm được cũng đúng. Đi ngoài đường, thỉnh thoảng vẫn thấy từ 1 cái xe Mẹc hay Bỉm,... bóng lộn cửa sổ được mở ra và một cái gì đó trong xe được vứt xuống đường!
Ngay cái văn hóa xếp hàng, ngày nay cũng chẳng còn, có 1 việc gì đó là chen lấn, xô đẩy... Ngày xưa tụi em lên tầu điện hay xe buýt đang ngồi sẽ đứng lên nhường ghế là bình thường, nhưng ngày nay thì thanh niên sẽ giương đôi mắt ếch nhìn 1 cụ già lụ khụ bám vào thành ghế!
Đó cũng là cái nguyên nhân của 1 HN - đường làng cho văn hóa giao thông hiện nay!
Em vẫn buồn nhất là cái lễ hội hoa, cái đôi thanh niên nam thanh-nữ tú nhẩy vào giữa các bồn chân đạp lên hoa để chụp ảnh, hoa trưng bày chưa tới hôm thứ 2 đã bị dẵm nát nhầu,... Từ cái năm đó chẳng còn ai dám nghĩ đến tổ chức lần thứ 2!
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
1- Các bác bị ám ảnh vì nghĩ bị so sánh và điều dễ nhất để các bác chỉ ra là "vệ sinh môi trường"!

2- Về VSMT thì toàn bộ khu phố cổ, hàng ngày người sống ở đấy (mà bây giờ thì tỷ lệ người nhập cư có khi cũng còn cao chẳng kém so với cư dân gốc) so với người hàng ngày sinh hoạt là bao nhiêu chắc chẳng ai thống kê được, nhưng ai cũng thấy là người quia lại cũng đông không kém!

3- Người HN gốc không nghĩ có đẳng cấp cao hơn người không phải gốc HN. Cái mà người ta đang nói về người HN là cái khác. Cái khác này nhiều nhà vẫn giữ được, nhưng nhiều nhà đã mất đi theo cách "sống mới" cùng các làm sóng nhập cư. Đó là điều mà người ta đang tiếc nuối!

4- Như bác nói đẳng cấp của con người không phụ thuộc vào số tiền họ kiếm được cũng đúng. Đi ngoài đường, thỉnh thoảng vẫn thấy từ 1 cái xe Mẹc hay Bỉm,... bóng lộn cửa sổ được mở ra và một cái gì đó trong xe được vứt xuống đường!
Ngay cái văn hóa xếp hàng, ngày nay cũng chẳng còn, có 1 việc gì đó là chen lấn, xô đẩy... Ngày xưa tụi em lên tầu điện hay xe buýt đang ngồi sẽ đứng lên nhường ghế là bình thường, nhưng ngày nay thì thanh niên sẽ giương đôi mắt ếch nhìn 1 cụ già lụ khụ bám vào thành ghế!
Đó cũng là cái nguyên nhân của 1 HN - đường làng cho văn hóa giao thông hiện nay!
Em vẫn buồn nhất là cái lễ hội hoa, cái đôi thanh niên nam thanh-nữ tú nhẩy vào giữa các bồn chân đạp lên hoa để chụp ảnh, hoa trưng bày chưa tới hôm thứ 2 đã bị dẵm nát nhầu,... Từ cái năm đó chẳng còn ai dám nghĩ đến tổ chức lần thứ 2!
Cảm ơn kụ Coolpix nhiều.
Cá nhân nhà cháu không có gì ám ảnh về khu phố cổ Hn. Đến chơi khu phố cổ nhà cháu thấy bình thường.
Nói về cảm nghĩ bị so sánh, nhà cháu được nhiều gia đình bạn bè có nhà mặt tiền phố cổ (nhà nguyên căn) đánh giá rằng có mức sống cao hơn họ khá nhiều. Nên nhà cháu chả so sánh làm gì. Nhà cháu hiểu cuộc sóing nhiều gia đình ở đó, nên thấy việc tự hào quá mức của một vài kụ trên OF là không khách quan.

2- Nhà cháu không phân tích nguyên nhân nào gây ra thay đổi đó. Chỉ nêu hiện trạng.

3, 4- Nhà cháu đồng ý với kụ .
 

091090098

Xe điện
Biển số
OF-62619
Ngày cấp bằng
23/4/10
Số km
3,948
Động cơ
478,960 Mã lực
Nơi ở
Oppa Hoan Kiem style
Hà Nội trong mắt ai. Tất cả nó từ đôi mắt. Khắt khe ghen tị, tự hào về cái mình đang có ... nó dẫn tới nhiều lời ném đá.
Nói thật là chỉ lo ném đá thì dễ, ai cũng làm được. Nhưng khen được hàng xóm, ấy mới là điều hay.
1. Thực sự thì đất thì chả ở đâu xấu, cái xấu xí là do con người. Đẹp cũng thế
2. Tuy nhiên khẩu vị mỗi người lại 1 khác, có câu "trong chán ngoài thèm", cái dân ở lâu phố cổ thèm có khi nó lại chính là cái dân ngoại ô chán
Em còn nhớ câu nói ngây thơ của ông anh ( hồi còn bé ) "Em ko thích ở thành phố thì anh em mình đổi. Anh ra thành phố, em về quê"
Anh tiết kiệm từng hào, để được đi chơi chợ Đồng Xuân xem cái đài 3 cục, 2 cửa băng, mua 2 cái kem đúng hiệu Tràng Tiền... Em thì háo hức chăn trâu, nghịch ao. Đây là nhà, kia là quê hương... nên em ko ném đá anh mà anh cũng chả làm điều tương tự.
Sau nhiều năm, ko những cả gia đình anh mà còn cả họ hầu hết đều lôi kéo nhau, hỗ trợ nhau cùng ra thành phố, nhà ở quê mình bỏ không, mãi sau 2 ông bà bác chán cảnh sống chung với con cái ở phố, mà có nhà ở quê tội gì chả ở. Thế là lại về.
3. Cái cần cải tạo trước hết là cải tạo con mắt rồi đến cái mồm, ko nên 90 triệu dân là 90 triệu người có thể nói "đuổi mẹ thằng HLV đi".
4. Nếu ngụy biện là quan tâm tới đời sống dân phố cổ thì xin lỗi dân phố cổ chưa có ai phải tạo mã số xin cấp tiền. Nhìn dân phố cổ ngược xuôi tất bật kiếm sống, chắc ko nhớ tới mỗi năm chục đợt quyên góp giúp đồng bào chỗ này bão lụt, chỗ kia lở đất, tỉnh này có trăm mẹ Việt Nam anh hùng ko ai nuôi, tỉnh nọ trẻ con gặp hoàn cảnh khó khăn, thì dân phố cổ ngay cả mấy bà bán hàng chợ Đồng Xuân cũng lăn xả vào góp.
Ngay 1 đứa trẻ bị bỏ đi, chân và bộ phận sinh dục bị chuột gặm ở Quảng Nam cũng 1 tay bà chị ở Hàng Bạc nhận nuôi và đưa khắp thế giới để chữa cho cháu... sao ko phải là 1 người ở nơi khác?
==============
Nói về tự hào thì cũng có tý tự hào, căn nguyên nó là thế này.
Nhà có ông cụ, trước ở quê có nghề mộc, chuyên đi làm thợ mộc sửa chữa chỉ cho 1 ông địa chủ ở quê ( cơ ngơi ông ta lớn, nhà dọc nhà ngang, nhà thờ họ nhà bà lớn bà bé". Sau ông ra được thành phố và vì thành phố xưa bé lắm nên ông chọn 1 phố be bé - có tên là Bát Đàn, từ đây ông học việc rồi mở hiệu làm đàn, qua thời gian tạo dựng chất lượng và thương hiệu, hiệu đàn của ông đã vươn tới tầm châu lục, được nguyên thủ Việt Nam mang đi tặng nguyên thủ nước ngoài, con cháu của ông cũng trở thành những nghệ nhân làm đàn hay nhạc sĩ danh tiếng được nhà nước công nhận, được hưởng nền giáo dục của Pháp nên khá quen với ngôn ngữ, văn hóa Tây, như nhảy đầm, piano ... nhưng nếp nhà ko quên, đến lúc chỉ còn chút sức tàn lực kiệt, ông cụ cũng bò ra ngoài đường kiếm xe để về quê chút hơi thở cuối cùng.
Nếu vẫn ở quê thì đời cháu ông cũng có lẽ chỉ là anh thợ mộc
Ai cũng biết quê anh Núi ở Việt Nam nhưng để lên và đứng vững ở đỉnh cao, đừng ai trách anh ko về quê ở. Điều đó ko có nghĩa anh ko đau đáu nghĩ về quê hương, và sao anh ko có quyền tự hào về những thành quả mình đạt được. Ko phải ai cũng có thể đứng ở trên đỉnh cao đó.
------------------
 
Chỉnh sửa cuối:

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
Thật ra cái gọi là cốt cách Hà Nội (ngày xưa chỉ bao gồm khu phố cổ và khu phố Pháp) nó mới chỉ được bày vẽ, hình thành từ thời Pháp. Trước khi người Pháp vào thì khu phố cổ chỉ là một cái làng to gồm nhiều thôn nhỏ (là các phố Hàng) có cổng ngăn cách. Một khu ổ chuột đúng nghĩa, không hệ thống thu gom rác, không xử lí nước thải. Người Hà Nội thời đó ở quê ra nên cũng mang theo nếp sống nông thôn, như phố Hàng bạc là dân làng Đồng Xâm, Thái bình.


118.70.241.18/english3/news/?6175/Ve-sinh-do-thi-xua.htm

Theo lời kể của một phụ nữ đã sống trong những năm 80 của thế kỷ XIX, thì: “Trừ các đường ở phố Khach (tức phố Mã Mây ngày nay - TG), ở giữa có một phần lát gạch, còn các đường khác đều bằng đất nện, đầy bùn và rác do cư dân hai bên đường và khách qua lại vứt ra mà không ai nghĩ đến việc quét dọn cả! Khi trời mưa, những con đường trở nên lầy lội, ở một số con đường, người ta phải xếp một hàng gạch nối nhau để người đi đường có chỗ đặt chân. Không có cống rãnh thoát nước, nước đọng lại khắp nơi, mùa viêm nhiệt mùi hôi thối bốc lên kinh khủng. Không cần nói cũng biết rằng những con đường đó là nguồn ổ dịch bệnh, các bệnh đậu mùa, thổ tả và sốt rét tàn hại hàng năm…” (2).
... quang cảnh quanh Hồ Gươm thơ mộng ngày nay theo lời kể của một người Pháp cuối thế kỷ XIX thì: “Các túp lều của dân bản xứ san sát nhau bên bờ hồ đến nỗi để xuống được hồ, sau khi rời những con đường, mặc dù khá bẩn nhưng vẫn đi được, người ta phải len lỏi qua những ngõ chật hẹp men theo hàng ngàn khúc quẹo quanh những ngôi nhà lá lụp xụp phía trong chen chúc đám dân cư khốn khổ, phải nhảy qua những vũng nước hôi thối và những đống rác” (5).
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
...người Pháp, bác sĩ Hocquard cũng có những quan sát tương tự: “Trong những khu phố giàu có, như phố Cờ Đen (tức phố Mã Mây ngày nay) của người Hoa (…) đường phố giữ gìn tử tế và có những ngôi nhà đẹp hai bên. Đường gồ sống trâu, lát đá tảng, hai bên có hai rãnh hẹp và sâu để dẫn nước mưa và nước thải xuống cống” (3). Qua đó ta có thể suy luận rằng người Trung Hoa đã có một quy tắc xây dựng đô thị từ lâu đời, nên phố xá của họ đỡ bị ô nhiễm hơn, còn thành thị của người Việt vốn chỉ là một ngôi làng lớn (Kẻ Chợ) nên không có một quy hoạch nào hết. Hãy xem thêm lời kể của nhân chứng nói trên: “Nhà cửa được xây dựng tuỳ theo ý thức của chủ nhà. Nó không theo một khuôn mẫu nào, không có một trật tự nào, nhiều nhà nhô ra đường. Mỗi nhà có một mái hiên bằng tre đan nhô ra, khiến lối đi của khách qua đường càng hẹp lại. Nếu một đám chảy xảy ra ở bên ngoài nhà thì chỉ có cách là chạy theo lối sau hay nhảy xuống ao hồ. Tôi có thể chỉ cho thấy ở sân trong một số ngôi nhà cổ những bể chứa nước phòng khi hoả hoạn” (4). Còn một điều chúng ta chưa thể biết được là thời đó rác rưởi sinh hoạt ngoài việc ném ra đường còn có nơi chứa nào khác không, và việc thu don rác trong thành phố do ai đảm nhiệm. Không thấy có một tài liệu nào ghi cả.
 

091090098

Xe điện
Biển số
OF-62619
Ngày cấp bằng
23/4/10
Số km
3,948
Động cơ
478,960 Mã lực
Nơi ở
Oppa Hoan Kiem style
Loay hoay thì lại quay ra khen Pháp và chê các cụ ah ?
như thế là muốn nói :
văn hóa làng là lạc hậu
văn hóa Pháp mới làm nên văn minh
kết luận: Hà Nội dưới sự quản lý của người Pháp vẫn là hình mẫu đáng học tập ít nhất với thời kỳ Pháp thuộc
------
Em chỉ tóm lược lại ý bác kia.
------
Mấy vị ở Hà Nội thời ấy chính là đội ngũ được hấp thụ nhiều nhất tinh hoa nhân loại mà người Pháp mới tới đấy
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hà Nội trong mắt ai. Tất cả nó từ đôi mắt. Khắt khe ghen tị, tự hào về cái mình đang có ... nó dẫn tới nhiều lời ném đá.
Nói thật là chỉ lo ném đá thì dễ, ai cũng làm được. Nhưng khen được hàng xóm, ấy mới là điều hay.
1. Thực sự thì đất thì chả ở đâu xấu, cái xấu xí là do con người. Đẹp cũng thế
2. Tuy nhiên khẩu vị mỗi người lại 1 khác, có câu "trong chán ngoài thèm", cái dân ở lâu phố cổ thèm có khi nó lại chính là cái dân ngoại ô chán
Em còn nhớ câu nói ngây thơ của ông anh ( hồi còn bé ) "Em ko thích ở thành phố thì anh em mình đổi. Anh ra thành phố, em về quê"
Anh tiết kiệm từng hào, để được đi chơi chợ Đồng Xuân xem cái đài 3 cục, 2 cửa băng, mua 2 cái kem đúng hiệu Tràng Tiền... Em thì háo hức chăn trâu, nghịch ao. Đây là nhà, kia là quê hương... nên em ko ném đá anh mà anh cũng chả làm điều tương tự.
Sau nhiều năm, ko những cả gia đình anh mà còn cả họ hầu hết đều lôi kéo nhau, hỗ trợ nhau cùng ra thành phố, nhà ở quê mình bỏ không, mãi sau 2 ông bà bác chán cảnh sống chung với con cái ở phố, mà có nhà ở quê tội gì chả ở. Thế là lại về.
3. Cái cần cải tạo trước hết là cải tạo con mắt rồi đến cái mồm, ko nên 90 triệu dân là 90 triệu người có thể nói "đuổi mẹ thằng HLV đi".
4. Nếu ngụy biện là quan tâm tới đời sống dân phố cổ thì xin lỗi dân phố cổ chưa có ai phải tạo mã số xin cấp tiền. Nhìn dân phố cổ ngược xuôi tất bật kiếm sống, chắc ko nhớ tới mỗi năm chục đợt quyên góp giúp đồng bào chỗ này bão lụt, chỗ kia lở đất, tỉnh này có trăm mẹ Việt Nam anh hùng ko ai nuôi, tỉnh nọ trẻ con gặp hoàn cảnh khó khăn, thì dân phố cổ ngay cả mấy bà bán hàng chợ Đồng Xuân cũng lăn xả vào góp.
Ngay 1 đứa trẻ bị bỏ đi, chân và bộ phận sinh dục bị chuột gặm ở Quảng Nam cũng 1 tay bà chị ở Hàng Bạc nhận nuôi và đưa khắp thế giới để chữa cho cháu... sao ko phải là 1 người ở nơi khác?
Nhà cháu có cùng quan điểm với một số ý kụ nêu ở trên.

Kụ OF nào đánh đồng việc mất vệ sinh nói chung ở nơi phố cổ để suy ra nhà nào trong phố cổ cũng mất vệ sinh, thì việc đánh đồng đó là thiếu thực tế. Không phải nhà nào cũng vậy.

Kụ nào coi người phố cổ ai ai cũng quá tự hào đến mức tự xếp mình thuộc đẳng cấp cao hơn cư dân nơi khác, thì kụ đó cũng không khách quan. Chẳng phải tất cả mọi cư dân phố cổ đều có cách nhìn người đời bằng nửa con mắt như vậy đâu. Có rất nhiều gia đình sống ở phố cổ, dù có điều kiện, nhưng khiêm nhường, dùng lòng tốt để cư xử với người kém may mắn hơn mình. Họ có cách "tự cao sang chảnh rất riêng", rất đáng để ngưỡng mộ, không ai có thể bắt chước được.

Tuy nhiên, khá nhiều người ở phố cổ có suy nghĩ lời nhận xét góp ý của người khác là sự ganh tị, là ném đá, là vùi hoa dập liễu. Trong khi, có thể những lời nhận xét góp ý đó hoàn toàn chân thành, để cuộc đời hoàn chỉnh hơn, để cách nhìn của một số cư dân ở đó với đồng bào nơi khác đỡ cực đoan hơn, tình yêu với phố cổ đỡ gợn hơn.
Tương tự trường hợp khi ta thấy một người đẹp từ xe Audi bước xuống miệng cười tươi, nhưng bị rau giắt ở kẽ răng. Muốn nhắn nhủ để người đẹp xử lý đoạn mất vệ sinh đó đi, thì bị nguýt dài, bị coi là ghen tị với cái xe.

P/s: nếu để chê cuộc sống ở phố cổ, thì cá nhân nhà cháu có thể liệt kê một danh sách dài. Nhưng như kụ 091090098 đã nói ở trên, khen hay chê nó tuỳ theo khẩu vị từng người, "trong chán ngoài thèm", "đoạn trường ai có qua cầu mới hay", nên nhà cháu chỉ có khen và ngưỡng mộ thầm, chứ không có ý chê bai, nhất là trên OF.
Cứ một năm có độ năm bảy lần ra thưởng thức hương vị phố cổ cho đỡ thèm, nhưng không buộc phải sống ở đó, là nhà cháu mãn nguyện lắm rồi.

.
 

Tram Luan

Xe máy
Biển số
OF-379148
Ngày cấp bằng
24/8/15
Số km
59
Động cơ
245,290 Mã lực
Tuổi
40
Thế nhưng em vẫn muốn 1 lần đi dạo phố cổ cho đổi gió, chứ trong này nóng bức quanh năm bác ạ!
 

Lonely Stranger

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-373005
Ngày cấp bằng
8/7/15
Số km
3,418
Động cơ
284,681 Mã lực
Nơi ở
Hỏi làm zề
Thớt này coi bộ hót quá ta :D

Bổ sung thêm hiện trạng, có cụ nào quan hệ tốt với mấy a e xxx trật tự Phường, Quận, ...thì nhắn giùm các a ý xử lý mấy thằng ranh đánh giày với bọn xích lô lừa đảo. Chúng nó làm xấu mặt phố cổ khơ khớ đấy ạ. Cháu xa nhà lâu ngày mà thỉnh thoảng vẫn dc nghe những thông tin ko vui từ chính miệng những người bạn ngoại quốc sang VN (cụ thể là HN) du lịch. :D
 

091090098

Xe điện
Biển số
OF-62619
Ngày cấp bằng
23/4/10
Số km
3,948
Động cơ
478,960 Mã lực
Nơi ở
Oppa Hoan Kiem style
em thấy nhiều người hay nói "cạch, tới 1 lần ko bao giờ quay lại"
em thì quan niệm mọi sự vật luôn phát triển, lâu lâu nên ghé qua xem có thay đổi gì ko?
em có anh đối tác NN năm 2012 ở Lương Ngọc Quyến 1 tuần, tới tháng 6 vừa rồi em dẫn qua phố đi bộ anh ấy trầm trồ khen buổi tối thú vị ko ngờ.
 

lơ ngơ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-166222
Ngày cấp bằng
11/11/12
Số km
4,064
Động cơ
388,569 Mã lực
Thớt này coi bộ hót quá ta :D

Bổ sung thêm hiện trạng, có cụ nào quan hệ tốt với mấy a e xxx trật tự Phường, Quận, ...thì nhắn giùm các a ý xử lý mấy thằng ranh đánh giày với bọn xích lô lừa đảo. Chúng nó làm xấu mặt phố cổ khơ khớ đấy ạ. Cháu xa nhà lâu ngày mà thỉnh thoảng vẫn dc nghe những thông tin ko vui từ chính miệng những người bạn ngoại quốc sang VN (cụ thể là HN) du lịch. :D
(ló ở nhà quê mới ra-- ló ở nhà quê mới ra -- ló không biết ji ) :)):)):)):)):))
 

091090098

Xe điện
Biển số
OF-62619
Ngày cấp bằng
23/4/10
Số km
3,948
Động cơ
478,960 Mã lực
Nơi ở
Oppa Hoan Kiem style
Thớt này coi bộ hót quá ta :D

Bổ sung thêm hiện trạng, có cụ nào quan hệ tốt với mấy a e xxx trật tự Phường, Quận, ...thì nhắn giùm các a ý xử lý mấy thằng ranh đánh giày với bọn xích lô lừa đảo. Chúng nó làm xấu mặt phố cổ khơ khớ đấy ạ. Cháu xa nhà lâu ngày mà thỉnh thoảng vẫn dc nghe những thông tin ko vui từ chính miệng những người bạn ngoại quốc sang VN (cụ thể là HN) du lịch. :D
Em nghe về Sì goong khủng khiếp lắm ah rồi đâu đó tàn sát cả nhà, mẹ bỏ con, chồng giết vợ... hy vọng dân trí chung được nâng lên.

Có cái chuyện anh Thoại đi Sing mua Iphone ... bị lừa
nói chung ở đâu cũng có chuyện nọ chuyện kia
 

lơ ngơ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-166222
Ngày cấp bằng
11/11/12
Số km
4,064
Động cơ
388,569 Mã lực
Em nghe về Sì goong khủng khiếp lắm ah rồi đâu đó tàn sát cả nhà, mẹ bỏ con, chồng giết vợ... hy vọng dân trí chung được nâng lên.
Mới đỡ
cụ vô tình gây bão ĐÓA
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
em thấy nhiều người hay nói "cạch, tới 1 lần ko bao giờ quay lại"
em thì quan niệm mọi sự vật luôn phát triển, lâu lâu nên ghé qua xem có thay đổi gì ko?
em có anh đối tác NN năm 2012 ở Lương Ngọc Quyến 1 tuần, tới tháng 6 vừa rồi em dẫn qua phố đi bộ anh ấy trầm trồ khen buổi tối thú vị ko ngờ.
Cá nhân nhà cháu thấy có 3 mất mát cụ thể sau đây.
1- Mất món bún ốc ngon ở ngõ Hàng Chiếu. Ốc bây giờ theo kiểu thị trường, gầy, bé, cắt nhỏ. Mất hết vị. Cho nên, nhà cháu đã một đi không trở lại cái ngõ này.
2- Mất quán ốc nhể ở Lương văn Can.
(Nhà cháu thích các quán ốc, vì ở đó từng là nơi trai ít gái nhiều, có điều kiện thả dê).
3- Mất bầu không khí trong lành, thanh lịch. Đâu đâu cũng sực nức mùi thức ăn. Phố nào cũng ăn nhậu, ầm ỹ đến hết đêm, kẹt xe đến sáng. Đi trên phố cổ nhưng thèm được hít căng lồng ngực, thèm được ngửi mùi dạ lan thoang thoảng, mùi cỏ mới cắt.


Em nghe về Sì goong khủng khiếp lắm ah rồi đâu đó tàn sát cả nhà, mẹ bỏ con, chồng giết vợ... hy vọng dân trí chung được nâng lên.

Có cái chuyện anh Thoại đi Sing mua Iphone ... bị lừa
nói chung ở đâu cũng có chuyện nọ chuyện kia
Đúng đấy, kụ à. Trong Sg có nhiều vấn đề lắm.
Nhưng được cái, người sống ở Sg không hay suy nghĩ xa xôi, không hay để bụng. Cái gì nói đúng là họ công nhận liền. Còn có thay đổi được hay không lại là chuyện khác.
Riết quá, không thấy gì thay đổi, họ sẽ ... quy mã để sống.

Có một thực tế, nhà đất Sg rẻ bằng 1/3 giá nhà đất HN. Hiện thời đang có làn sóng các kụ ở HN vào SG mua nhà đất. Cứ tầm 3-4 chục tỏi trở lên.

cụ vô tình gây bão ĐÓA
Hình như Bão đang vào đến Đà nẵng rồi, kụ ui.
Nhưng may một cái, Sg hầu như không có bão đâu. Yên bình lắm.
.
.
 
Chỉnh sửa cuối:

Lonely Stranger

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-373005
Ngày cấp bằng
8/7/15
Số km
3,418
Động cơ
284,681 Mã lực
Nơi ở
Hỏi làm zề
Em nghe về Sì goong khủng khiếp lắm ah rồi đâu đó tàn sát cả nhà, mẹ bỏ con, chồng giết vợ... hy vọng dân trí chung được nâng lên.

Có cái chuyện anh Thoại đi Sing mua Iphone ... bị lừa
nói chung ở đâu cũng có chuyện nọ chuyện kia
Thì biết là ở đâu cũng có, nhưng mà ở HN nó nhiều quá, cụ cứ thử ra mấy trung tâm du lịch người thật việc thật, làm cái survey xem khách du lịch họ chửi bọn lừa đảo này ở đâu thì rõ.:D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top