[TT Hữu ích] Phố cổ Hà Nội, thật buồn!

091090098

Xe container
Biển số
OF-62619
Ngày cấp bằng
23/4/10
Số km
5,654
Động cơ
478,960 Mã lực
Nơi ở
Oppa Hoan Kiem style
Cụ cứ đến số nhà 27 hay 28 gì đó, Trần Nhật Duật, toàn anh em trong nhà và vẫn chung nhau một hố xí xổm cụ nhé. Lối vào ngõ nhỏ đúng bằng chiều ngang tay lái xe máy.
Cụ hãy đọc lại câu cụ vừa viết đi. Xem bản thân có điên ko?
 

sthd

Xe cút kít
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
16,138
Động cơ
509,314 Mã lực
Người hỏi và cả người bình luận chắc cũng hơn 2 chục năm chưa đặt chân lên khu vực này!
Nhưng cái hố xí này muốn tồn tại thì phải có 1 loạt các dịch vụ đi theo, bây giờ hãy đi tìm mấy cái xe đổ thùng trên đường phố, thấy nó thì hãy nói đến
!!!
có đứa cháu có cửa hàng ở Hàng đào, giờ vẫn dùng nhà vệ sinh công cộng, không có wc
 

Lonely Stranger

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-373005
Ngày cấp bằng
8/7/15
Số km
4,245
Động cơ
284,681 Mã lực
Nơi ở
Hỏi làm zề
Cụ cứ đến số nhà 27 hay 28 gì đó, Trần Nhật Duật, toàn anh em trong nhà và vẫn chung nhau một hố xí xổm cụ nhé. Lối vào ngõ nhỏ đúng bằng chiều ngang tay lái xe máy.
Cụ hãy đọc lại câu cụ vừa viết đi. Xem bản thân có điên ko?
Mong các cụ tranh luận thật bình tĩnh, vì mấy cái ảnh nhà vs cháu đưa ra là câu hỏi, chứ ko phải câu khẳng định bất cứ điều gì.
Mục đích là để cập nhật tình hình cho các cụ đã xa nhà nhiều năm :D
 

trung102

Xe tăng
Biển số
OF-127507
Ngày cấp bằng
13/1/12
Số km
1,800
Động cơ
386,570 Mã lực
Nơi ở
góc nhà
bây giờ mới có khái niệm phố cổ, còn ngày xưa không phân biệt phố cổ phố cũ, chỉ phân biệt nội thành và ngoại thành thui cụ nhỉ ( có tem phếu , và không có tem phiếu). khu phố cũ của cụ ngày xưa ít buôn bán, các phụ huynh chung ta chủ yếu đi làm, nên khu Hoàn kiếm từ xua để lại là khu buôn bán nên nhiều cửa hàng hơn,
Đúng roài ngày xưa có ai nói phố cổ và cũ đâu, em nhớ năm 1997 phố Tràng Tiền, Hàng Khay Đinh Tiên Hoàng cấm để xe máy trên vỉa hè, chú em làm đơn kêu cứu có đầy đủ chữ ký các hộ gửi lên UBNDTPHN và báo HNM nhưng chả ăn thua....
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Cái môn đổ thùng với các chị nin ja bịt mặt quẩy hai cái xô đã ngừng tồn tại chậm nhất là từ năm 2xx, có chủ trương gì đó của TP thay hết các nhà VS công cộng thành tự hoại nhé. Các nhà kiểu ở chung trong biệt thự thì không rõ.
Nói đến lại nhớ tầm những năm 9x ở chỗ phố Nhà thờ có hàng thịt rắn, lần đi hái hoa mà vào cái ta lét công cộng thấy cái hố nó đùm đề tỉnh mợ nó cả rịu.
 

lơ ngơ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-166222
Ngày cấp bằng
11/11/12
Số km
4,984
Động cơ
388,569 Mã lực
KINH !!!! cháu kông vvào có 1 hôm mà thấy các cụ còm ác chiến. làm cháu phải đọc lại hết. sau đay cháu pm một tí cho có hệ thống.
1/. coa nhiều cụ phê phán phố cổ khá nặng nề. cháu chả giận tí nào, lắng nghe và thông cảm, đó là 1 cách nhìn.
HN ngày xữa được coi là nơi văn minh nhất vì điều kiện kinh tế xh hồ đó khác bây giờ, bây giờ xh phát triển hơn nhưng hà nội ( nhất là khu phố cổ chưa theo kịp với tốc đọ đó . nên bị chửi cung không có ji oan ức lắm đâu!!!!.
cháu nói thí dụ: phố cổ đã chật, nhưng lại nhồi nhét rất nhiều thứ trên đó ( chợ đêm, các loại lễ hội, phát động thi đua ...vvv. ) nên khó mà gon gàng được, các cụ thử nghĩ mà xem 3 đêm cuối tuần chợ đêm. có hàng ngàn người đổ về khu trật nhất quận hoàn kiếm. sao không mở chọ đêm khu mý đình, rộng rãi thoáng mát, giao thông thuận tiện????. tối các cụ đi quanh bờ hồ mà xem chật cứng xe máy, trong khi đó công viên lenin cháu thấy vắng hoe . sao cuối tuần mọi người không ra công viên yên sở thư giãn.
còn nhà phố cổ ngày xua khi các tiền nhân của chúng ta đến lập nghiệp đều xây theo kiểu vừa ở vừa kinh doanh. nên thường chắp vá,ngoại trừ những ngôi nhà theo kiến trúc pháp, các cụ chê hố xí 2 ngăn. bẩn đúng, không thẩm mỹ đúng. nhưng các cụ nhớ cho răng khi hà nội dùng hố xí 2 ngăn thì các nơi vẫn cầu tõm. hiện nay khu phố cổ và HN nói chung không còn loại 2 ngăn này nữa, vì những năm đầu 90 thành phố có chủ chương xóa hẳn rồi ( nhà nào xây còn đc hỗ trợ)cháu kể chuyện hài mà có thật.
hồi xưa hồi còn hố xí thùng nên có các cụ Bên Cổ nhuế thường xuyên đi lấy phân, những nhà nào có cửa lấy phân quay ra mặt phố thường bị các cụ đó cậy nắp ra lấy,có hôm đang ngồi (ị) thấy loẹt xoẹt nhìn qua hố thấy cái gáo lấyphân hứng ngay lỗ . táng phát chúng ngay không dây ra ngoài tí nào ,=))=))=))=)) còn ngồi ở trong nói chuyện với các cụ đó là thường ( thường nói cháu xong rồi--- để các cụ đó thôi không phân lại lẫn cả giấy ---- làm phân mất chất :)):)):)):)).
trước năm 90 --- 9 giờ tối hn vắng hoe, chưa đèn cao ap . 2 mấy năm trước cháu đi lối LE VĂN LƯƠNG vắng lắm bây giờ tắc đường rồi chỉ 2 năm chứ mấy.
2/ con người:
nói chính xác người Ha nội là ngườ các tình về là nhiều. nhưng các tiền nhân của chúng ta giỏi hơn chúng ta là --- mang những cái hay của các vùng miền về hn rồi cùng dao thoa với văn hóa các vùng miền khác tạo nên Văn hóa Ha nội. còn chúng ta thì sao. luôn đề cao cái của mình , không chịu dao thoa chắt lọc. chê bai vùng miền. không tự rèn mình. lấy cái tôi để bao biện cho hành động . cháu may mắn được biết cú cụ là người An giang, Châu Đốc ra hà nội làm Đốc học, biện lý, thế mà cụ Hà nội hơn cả người HA nội. Cháu thí dụ, người Hà nội ngày xưa phân biệt rõ thế nào là SANG thế nào là GIẦU . còn bây giờ mọi người đề coi người giầu là SANG --- quan niêm sai nên hành động sai . hà nội ngày xưa có hai trường phái Tây học Và Nho học ( hà hà Nhà cháu đủ cả). cháu để ý nhất là khi tây học chào nho học - chào cụ-- ngược lại . nho học chao tây học -- chào ông. bắt tay nhau không lỏng quá không chặt quá, và cả hai đều hơi cúi người. còn bây h nhất là bắt tay lãnh đạo nó cừ lỏng lẻo thế nào . đặc biệt không nói to chỗ đông người,con gái mà nói to cườ to, các cụ bỏa là Hơ hớ, vô duyên, còn bây h thế nào các cụ biết rồi đó .
sau này nếp đó được duy trì đến nhưng năm 80 đầu 90 thì hết hẳn( các tiền nhân lên đường nhiều rồi. trẻ đi đây đi đó rồi về chê cổ hủ, đến khi nhận ra thì đã hỏng và thế hệ rồi). bây giời thời đại KIM TIỀN lại càng khó khôi phục.
thôi cháu đi kiếm tiền cái đã hen các cụ lúc khác
 

lơ ngơ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-166222
Ngày cấp bằng
11/11/12
Số km
4,984
Động cơ
388,569 Mã lực
Coi bộ cái đề tài hố xí mà cũng nóng gớm ta =))
cụ không biết thì thôi ngày xưa cái này kinh nhất Hà nội đó, mùa hè ngồi hơi nóng bốc lên ass hầm hập,(ị) xong phải đi tắm mà nước cung thiếu hơn bi giờ nhiều . nếu nơi nào công cộng thường hỏng cửa ngồi trong phải cầm tờ báo giơ ra ngoài cửa để báo có người =))=));)) còn chùi cung là vấn đề. có giấy báo là xịn.nếu chơi tờ họa báo trung quốc chắc không sạch nó cứ trơn tuột đi . hài vãi. cụ nào như vậy like cháu phát này nhóe
 

printer05

Xe điện
Biển số
OF-59147
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
4,646
Động cơ
-1,465 Mã lực
cháu nói thí dụ: phố cổ đã chật, nhưng lại nhồi nhét rất nhiều thứ trên đó ( chợ đêm, các loại lễ hội, phát động thi đua ...vvv. ) nên khó mà gon gàng được, các cụ thử nghĩ mà xem 3 đêm cuối tuần chợ đêm. có hàng ngàn người đổ về khu trật nhất quận hoàn kiếm. sao không mở chọ đêm khu mý đình, rộng rãi thoáng mát, giao thông thuận tiện????. tối các cụ đi quanh bờ hồ mà xem chật cứng xe máy, trong khi đó công viên lenin cháu thấy vắng hoe . sao cuối tuần mọi người không ra công viên yên sở thư giãn.
còn nhà phố cổ ngày xua khi các tiền nhân của chúng ta đến lập nghiệp đều xây theo kiểu vừa ở vừa kinh doanh. nên thường chắp vá,ngoại trừ những ngôi nhà theo kiến trúc pháp, các cụ chê hố xí 2 ngăn. bẩn đúng, không thẩm mỹ đúng. nhưng các cụ nhớ cho răng khi hà nội dùng hố xí 2 ngăn thì các nơi vẫn cầu tõm. hiện nay khu phố cổ và HN nói chung không còn loại 2 ngăn này nữa, vì những năm đầu 90 thành phố có chủ chương xóa hẳn rồi ( nhà nào xây còn đc hỗ trợ)cháu kể chuyện hài mà có thật.
Phần bôi đậm em ủng hộ nhiệt liệt.

Phần bôi đỏ, em nói thêm ý này.

Những căn nhà ở HN xưa được thiết kế cho 1 hộ gia đình, toàn các bác vẫn còn đánh chịn mang 1 lô họ hàng hang hốc về ở, vẫn giữ thói quen cầu tõm, ị đồng, chùi mít bằng lá thì làm gì cái hố xí nó chẳng bẩn.
 

Lonely Stranger

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-373005
Ngày cấp bằng
8/7/15
Số km
4,245
Động cơ
284,681 Mã lực
Nơi ở
Hỏi làm zề
Phần bôi đậm em ủng hộ nhiệt liệt.

Phần bôi đỏ, em nói thêm ý này.

Những căn nhà ở HN xưa được thiết kế cho 1 hộ gia đình, toàn các bác vẫn còn đánh chịn mang 1 lô họ hàng hang hốc về ở, vẫn giữ thói quen cầu tõm, ị đồng, chùi mít bằng lá thì làm gì cái hố xí nó chẳng bẩn.
Lâu lắm mới lại dc nghe từ này :D
 

Moonlotus

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-152192
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,163
Động cơ
377,470 Mã lực
Được mệnh danh là tầng lớp thanh lịch nhất VN ( Người Hà Nội )
Nhưng nói gì thì phải công nhận một điều rằng .
Cái sự thanh lịch trong nếp sống đó chỉ nằm trong tầng lớp A Na Mít Việt Nam mà thôi các Cụ ạ.
Nhìn ra thế giới em thấy mình kém văn minh và nếp sống văn hóa lắm.

Cũng có thể vì VN chúng ta nghèo - cái nghèo bó buộc nhiều thứ trong cuộc sống người VN mình không tiếp thu được những cái hay cái đẹp của cách sống trên thế giới.

Dân Hà Nội là thứ dân em nói thật rất khó để giáo dục.

1 : Ở đâu sử dụng túi nylon nhiều nhất - Em tin là dân Hà Nội.
Trong túi - ngoài túi nylon.
Cái thời túi nylon mới sản xuất - thấy nó tiện dụng dân Hà Nội phát huy đầu tiên và lạm dụng một cách triệt để.
Đừng nói đến khả năng phân loại rác thải.
Rồi xào nấu cái thói quen với máy hút mùi không bao giờ có - mùi theo gió bay đi thôi :D
Phi hành khô không ai nói . Nhưng cái món mắm tôm mà nồng nặc Phố Cổ cũng đuổi khách ra phết .

Em cũng có 2-3 đời sống ở Hà Nội và em đúc kết một điều rằng để xứng với cái câu Thanh Lịch rồi chẳng thơm ..abc..
Thì bản thân mỗi người phải mở mắt to ra để học hỏi và thay đổi tiếp thu cái văn hóa tốt, nếp sống tốt trên thế giới.
Chứ còn nói là Dân Hà Nội rồi a ..b...c vỗ ngực buồn cười và tầm nhìn hạn hẹp .

Các Cụ đừng hoài niệm quá - tâng bốc quá dân Hà Nội Gốc làm gì - một số người không phải là ít đâu - khó nói lắm .
Em va chạm nhiều em biết - Khó tiếp thu - Khó sửa đổi - Vỗ ngực như ta đây là dân được giáo dục tốt vậy.

P/S Dân Nhật Bản nếp sống - thói quen sống em thích nhất - yêu quý nhất trên thế giới trong nếp sống của Họ .
Nếu nói hai từ thanh lịch em nghĩ hai từ đó nên dành cho sự giáo dục trong nếp sống , nếp ăn ở của người Nhật Bản.
 

Lonely Stranger

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-373005
Ngày cấp bằng
8/7/15
Số km
4,245
Động cơ
284,681 Mã lực
Nơi ở
Hỏi làm zề
Cháu có mấy còm màu đỏ mong mợ có cái nhìn khách quan thêm chút :D

Được mệnh danh là tầng lớp thanh lịch nhất VN ( Người Hà Nội )
Nhưng nói gì thì phải công nhận một điều rằng .
Cái sự thanh lịch trong nếp sống đó chỉ nằm trong tầng lớp A Na Mít Việt Nam mà thôi các Cụ ạ.
Nhìn ra thế giới em thấy mình kém văn minh và nếp sống văn hóa lắm.

Cũng có thể vì VN chúng ta nghèo - cái nghèo bó buộc nhiều thứ trong cuộc sống người VN mình không tiếp thu được những cái hay cái đẹp của cách sống trên thế giới.

Dân Hà Nội là thứ dân em nói thật rất khó để giáo dục.

1 : Ở đâu sử dụng túi nylon nhiều nhất - Em tin là dân Hà Nội.
Trong túi - ngoài túi nylon.
Cái thời túi nylon mới sản xuất - thấy nó tiện dụng dân Hà Nội phát huy đầu tiên và lạm dụng một cách triệt để.
[Mợ nhầm nhá, châu Á nói chung là dùng hầu hết túi nilon, ko riêng HN, chẳng qua chúng nó có những ngày đại loại T7,CN xanh, ai thích dùng túi nilon thì trả thêm khơ khớ xèng]
Đừng nói đến khả năng phân loại rác thải.
Rồi xào nấu cái thói quen với máy hút mùi không bao giờ có - mùi theo gió bay đi thôi :D
Phi hành khô không ai nói . Nhưng cái món mắm tôm mà nồng nặc Phố Cổ cũng đuổi khách ra phết .
[Cái này Mợ cũng nhầm nhá, mợ đi sang bất cứ phố Tàu, China town nào trên TG đều có mùi xào nấu, thậm chí nặng mùi, Tây lông thường bịt mũi ko riêng HN]

Em cũng có 2-3 đời sống ở Hà Nội và em đúc kết một điều rằng để xứng với cái câu Thanh Lịch rồi chẳng thơm ..abc..
Thì bản thân mỗi người phải mở mắt to ra để học hỏi và thay đổi tiếp thu cái văn hóa tốt, nếp sống tốt trên thế giới.
Chứ còn nói là Dân Hà Nội rồi a ..b...c vỗ ngực buồn cười và tầm nhìn hạn hẹp .

Các Cụ đừng hoài niệm quá - tâng bốc quá dân Hà Nội Gốc làm gì - một số người không phải là ít đâu - khó nói lắm .
Em va chạm nhiều em biết - Khó tiếp thu - Khó sửa đổi - Vỗ ngực như ta đây là dân được giáo dục tốt vậy.

P/S Dân Nhật Bản nếp sống - thói quen sống em thích nhất - yêu quý nhất trên thế giới trong nếp sống của Họ .
Nếu nói hai từ thanh lịch em nghĩ hai từ đó nên dành cho sự giáo dục trong nếp sống , nếp ăn ở của người Nhật Bản.
 

lơ ngơ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-166222
Ngày cấp bằng
11/11/12
Số km
4,984
Động cơ
388,569 Mã lực
Được mệnh danh là tầng lớp thanh lịch nhất VN ( Người Hà Nội )
Nhưng nói gì thì phải công nhận một điều rằng .
Cái sự thanh lịch trong nếp sống đó chỉ nằm trong tầng lớp A Na Mít Việt Nam mà thôi các Cụ ạ.
Nhìn ra thế giới em thấy mình kém văn minh và nếp sống văn hóa lắm.

Cũng có thể vì VN chúng ta nghèo - cái nghèo bó buộc nhiều thứ trong cuộc sống người VN mình không tiếp thu được những cái hay cái đẹp của cách sống trên thế giới.

Dân Hà Nội là thứ dân em nói thật rất khó để giáo dục.

1 : Ở đâu sử dụng túi nylon nhiều nhất - Em tin là dân Hà Nội.
Trong túi - ngoài túi nylon.
Cái thời túi nylon mới sản xuất - thấy nó tiện dụng dân Hà Nội phát huy đầu tiên và lạm dụng một cách triệt để.
Đừng nói đến khả năng phân loại rác thải.
Rồi xào nấu cái thói quen với máy hút mùi không bao giờ có - mùi theo gió bay đi thôi :D
Phi hành khô không ai nói . Nhưng cái món mắm tôm mà nồng nặc Phố Cổ cũng đuổi khách ra phết .

Em cũng có 2-3 đời sống ở Hà Nội và em đúc kết một điều rằng để xứng với cái câu Thanh Lịch rồi chẳng thơm ..abc..
Thì bản thân mỗi người phải mở mắt to ra để học hỏi và thay đổi tiếp thu cái văn hóa tốt, nếp sống tốt trên thế giới.
Chứ còn nói là Dân Hà Nội rồi a ..b...c vỗ ngực buồn cười và tầm nhìn hạn hẹp .

Các Cụ đừng hoài niệm quá - tâng bốc quá dân Hà Nội Gốc làm gì - một số người không phải là ít đâu - khó nói lắm .
Em va chạm nhiều em biết - Khó tiếp thu - Khó sửa đổi - Vỗ ngực như ta đây là dân được giáo dục tốt vậy.

P/S Dân Nhật Bản nếp sống - thói quen sống em thích nhất - yêu quý nhất trên thế giới trong nếp sống của Họ .
Nếu nói hai từ thanh lịch em nghĩ hai từ đó nên dành cho sự giáo dục trong nếp sống , nếp ăn ở của người Nhật Bản.
NGƯỜI HÀ NỘI THẤT SỰ LÀ THANH LỊCH. CÒN NGƯỜI SỐNG Ở HÀ NỘI THÌ CHƯA CHẮC CỤ NHỈ ????.
cháu không vỗ ngực hay tự kỷ đâu? những vấn đề cụ nói không sai. ở đây là kể lại nhưng cái hay cái xấu, cái khổ, nhưng kỷ niêm vui buồn mà người Ha nội đã trải qua giưới con mắt của những người bình thường như cháu,
nói chung người việt nam đều mắc các nhược điểm như cụ nói, không riêng gì hà nội.
xã hội việt nam nói chung là phải học KỶ LUẬT NHƯ NGƯỜI ĐỨC--- Ý THỨC NHƯ NGƯỜI NHẬT.
GIÁO DỤC CHÚ TRỌNG THÀNH NGƯỜI TRƯỚC KHI THÀNH TÀI . cụ có cao kiến gì không ???
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Thế thì bác nên nói rõ là chỉ những người có điều kiện và muốn mua nhà riêng có vườn, có du thuyền,...
Còn đại đa số thì rất khác, họ sẽ chọn thuê nhà ở gần chỗ họ làm. Khi chuyển đến chỗ làm mới họ cũng sẽ lại chuyển chỗ thuê nhà dù có đi ô tô riêng. Nhược điểm của các thành phố lớn ở châu Âu là các con đường đều hướng tâm, cho nên tắc đường cũng rất thường xuyên và dù có không tắc đường thì cũng chẳng ai thích di chuyển dài đến nơi làm việc cả. Bác hãy quay lại đấy và nhìn lại coi. Người ở nông thôn ở những nước ấy rất thưa thớt, ngay cả trong các làng-thị trấn nhỏ cũng chủ yếu là người già. Người trẻ, còn tuổi lao động đi ra thành phố hết, vì ở nông thôn sẽ không thể tìm được việc làm. Đó mới là xu hướng ở mấy nước ấy. Ở Nhật có những người dân ở 1 thị trấn nhỏ còn có sáng kiến tạo ra các hình người đặt ở các góc đường để tạo cảnh "nhộn nhịp" đỡ hoang vắng!
VN cũng đang không khác, mà đã bắt đầu theo xu hướng ấy rồi!!!

1- Kụ có cái nhìn khác nhà cháu, điều đó cũng là bình thường thôi.

Ở đâu cũng thế, những người có điều kiện thì sẽ ưu tiên quan tâm đến sức khoẻ, đến môi trường sống, sẽ hy sinh tiền để có nhiều sức khoẻ (kiếm tiền để sống tốt hơn).
Những người không có điều kiện, hoặc có quan điểm sống để kiếm tiền, sẽ hy sinh sức khoẻ để có tiền. Voéi những người này, môi trường sống chỉ là phụ.

2- Khi muốn nói đến đẳng cấp là nói đến số ít, số ưu tú, tinh tuý. Chẳng ai nhắc đến đại đa số mà lại nói là có đẳng cấp cả.

Nếu ai đó muốn khẳng định đại đa số dân cư phố cổ đều thuộc đẳng cấp cao, có điều kiện hơn dân cư nơi khác, có thể tự hào mà coi dân nơi khác là quê mùa, thì lời khẳng định đó thiếu căn cứ.
Rất đơn giản, vì đại đa số cư dân phố cổ hiện vẫn đang phải sống 3 trong 1.

Theo tiêu chuẩn hiện đại, những ai buộc phải sống 3 trong 1, muốn được thay đổi nhưng không có điều kiện để thay đổi, thì người đó thuộc dạng "không có điều kiện".
Tất nhiên, trong số đó không bao gồm những người thừa điều kiện để thay đổi, nhưng thích sống theo ý mình, không thích đổi thay.


3- Có lẽ kụ đọc nhanh quá, nên sót ý nhà cháu muốn nói. Nhà cháu đã nói rất rõ:

"...
Xu hướng rời bỏ trung tâm đã tồn tại ở các quốc gia phát triển cao, ở các nước xung quanh chúng ta (họ sống xa thành phố tới 30 km hoặc hơn), và bắt đầu xuất hiện tại Hn và Tp HCM. Đối với họ, nơi kinh doanh, nơi vui chơi và nơi sống là 3 nơi hoàn toàn khác nhau. Chỉ ai không có điều kiện để tách riêng thì mới phải áp dụng mô hình 3 trong 1 mà thôi.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,598
Động cơ
904,511 Mã lực
1- Kụ có cái nhìn khác nhà cháu, điều đó cũng là bình thường thôi...
Người khác nhau có cái nhìn khác nhau thì bình thường!
Nhưng việc này bác và cái bác gì kia đang viết ngược!
Các phương tiện thông tin ở châu Âu đang than phiền về sự hoang hoá nông thôn. Các thị trấn, thôn,... đang dần bị bỏ hoang, thanh niên rời bỏ đi hết ra thành phố. Nhưng các bác lại khẳng định họ đang đi về nông thôn, tức là các bác đang khẳng định mình biết hơn chính báo chí, các nhà nghiên cứu xã hội học của họ!
Em ở bên ấy 10 năm, không chỉ đi chơi về nông thôn mà công việc cũng hay về nông thôn của họ và tận mắt nhìn thấy cái gì báo chí họ mô tả. Có một lần đến 1 thị trấn nhỏ của Tây Ban Nha, cả thị trấn còn đúng 5 chục người, toàn người già. Tụi em đến được cả cái thị trấn ấy ra đón tiếp. Bên đó bác có thể chạy ô tô cả tiếng giữa đồng trống mà không thấy 1 bóng nhà. Người "nông dân" sở hữu 4 hay 5 chục ha đất là bình thường do mật độ dân cư ở vùng nông thôn rất thưa.
Còn Nhật chì chắc cũng như bác, chỉ đá gà đến đât nước họ. Nhưng hôm vừa rồi xem trên tv thấy nói về cái sáng kiến em đã mô tả ở trên của cư dân về dựng hình ảnh người ở các góc phố cho có vẻ đông thêm vì thanh niên đã bỏ đi hết.
Ở xã hội của họ, việc định cư không bị một quy định nào trói buộc, ngoài nhu cầu cá nhân. Với họ khi di chuyển đến 1 nơi mới chỉ cần thông báo ở nơi mới, là nghiễm nhiên tên được cắt ở nơi cũ. Họ di chuyển theo nhu cầu của việc làm và khả năng thuê nhà. Học hành của trẻ con có thể tuỳ nhu cầu, xin ở đâu cũng nghiễm nhiên được chấp nhận.
Ở VN mình dù có trói buộc về hộ khẩu, nhưng xu thế di dân vào các thành phố lớn vẫn càng ngày càng mạnh. Người sống ở HN (và Tp. Hồ Chí Minh) đang tăng lên chóng mặt!
Còn cái chỗ bôi đậm của bác: "chỉ ai" bác mà hiểu thật sự sẽ biết là tuyệt đại đa số dân cư của họ đấy. Họ không thể giống như người Việt mình do hệ thống kinh tế-xã hội rất khác. Đại đa số dân cư là người đi làm thuê-ăn lương, rất ít tự làm riêng và số làm ông chủ (dù có liệt kê là doanh nghiệp vừa và nhỏ) là rất ít (kể cả chủ cửa hàng).
Em sẽ kể cho bác nghe 1 điều chắc bác sẽ cho là trái ngược. Ông bạn lấy cô vợ Đức. Bố mẹ cô ấy có tiền và muốn mua cho 2 vợ chồng 1 căn hộ chung cư. Nhưng cô vợ chỉ chấp nhận lấy tiền và tiếp tục đi ở thuê, vì cô ấy tính thuê nhà vẫn kinh tế hơn (và 2 vợ chồng ấy chỉ nhận được 1/2 số tiền của nhà vợ)!
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
NGƯỜI HÀ NỘI THẤT SỰ LÀ THANH LỊCH. CÒN NGƯỜI SỐNG Ở HÀ NỘI THÌ CHƯA CHẮC CỤ NHỈ ????.
...
1- Bây giờ lại có chuyện người phố cổ làm khổ người gốc phố cổ.

Chuyện là, nhà cháu có mấy gia đình quen, HN gốc, nhà mặt tiền phố cổ Hàng Bạc và gần đó, trước 54 là chủ mấy nhà máy. Các cụ sống rất nhẹ nhàng, thanh lịch, không bon chen, không khoa trương.

Hiện tại, mặt tiền nhà phố cổ của các cụ thường xuyên bị nguời sống ở phố cổ lấn chiếm để bán hàng, mùi xào nấu sực nức, suốt ngày ầm ỹ như chợ vỡ, xe máy để ngổn ngang. Muốn mở cửa chạy ô tô vào ra lại phải nhẹ nhàng nói khó. Muốn sống yên ổn cũng chẳng được. Chuyển đi nơi khác thì không đặng. Tiến thoái luỡng nan.

2- Thông thường, những người HN gốc ở phố cổ thường biết nhau rất rõ. Ông bà này nhà phố nào, trước kia làm gì, có mấy vợ mấy con. Anh nào chị nào đến chơi nhà, xưng tên "cháu là con cụ ông A cụ bà B nhà ở phố C".
Nếu các cụ buông nhời "À thế à?" thì đó là một lời bảo chứng, rằng anh chị đó dân gốc phố cổ từ lâu đời. Nếu không, chỉ đạt danh hiệu dân phố cổ hiện tại, chưa có được chữ "gốc".

.
 

Râu Minh

Xe tăng
Biển số
OF-303061
Ngày cấp bằng
27/12/13
Số km
1,102
Động cơ
313,620 Mã lực
Chẳng phải Tây mà đã là người sống ở Hà Nội - đều biết được một điều rất lạ rằng.
Ẩm thực tại Phố Cổ ngon nhất Hà Thành.
Em đố Cụ tìm được một hàng Phở cho ra hồn ở cái khu phố Kengnam - - Mỹ Đình / Hà Nội.

Lên Phố Cổ em thích nhất ăn uống thôi :D
Bún Chả - Hàng Mành
Phở Sướng
Bánh Cuốn
Chả Cá Lã Vọng
Bún thang
Bún ốc
Bún riêu
Bún bò Nam Bộ
Miến Lươn
Mỳ Vằn Thắn ...

Bún Thang - Bánh cuốn ( Địa chỉ trong cuốn sổ du lịch của bọn Tây Ba Lô )






Mì Vằn Thắn - Tôm tươi - vỉa hè phố Hàng Chiếu.


hehe các Cụ cứ nỏ mồm chê khu ổ chuột - dân cư ổ chuột mà ăn ngon hơn dân cư sang chảnh Mỹ Đình -
Hay các Cụ thích sang Biệt thự Vincom hay Ecopark .
Rồi thèm một bát Phở biết tìm nơi nao - hay là ăn Phở Gia Lâm huyện vậy :D


Em vẫn mơ ước có cái nhà gần Hồ Cụ Rùa - hehe mà toàn dân Hà Nội vẫn muốn thế đấy ạ :D
Vẫn còn thiếu món nộm bò khô ạ
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Người khác nhau có cái nhìn khác nhau thì bình thường!
Nhưng việc này bác và cái bác gì kia đang viết ngược!
Các phương tiện thông tin ở châu Âu đang than phiền về sự hoang hoá nông thôn. Các thị trấn, thôn,... đang dần bị bỏ hoang, thanh niên rời bỏ đi hết ra thành phố. Nhưng các bác lại khẳng định họ đang đi về nông thôn, tức là các bác đang khẳng định mình biết hơn chính báo chí, các nhà nghiên cứu xã hội học của họ!
Em ở bên ấy 10 năm, không chỉ đi chơi về nông thôn mà công việc cũng hay về nông thôn của họ và tận mắt nhìn thấy cái gì báo chí họ mô tả. Có một lần đến 1 thị trấn nhỏ của Tây Ban Nha, cả thị trấn còn đúng 5 chục người, toàn người già. Tụi em đến được cả cái thị trấn ấy ra đón tiếp. Bên đó bác có thể chạy ô tô cả tiếng giữa đồng trống mà không thấy 1 bóng nhà. Người "nông dân" sở hữu 4 hay 5 chục ha đất là bình thường do mật độ dân cư ở vùng nông thôn rất thưa.
Còn Nhật chì chắc cũng như bác, chỉ đá gà đến đât nước họ. Nhưng hôm vừa rồi xem trên tv thấy nói về cái sáng kiến em đã mô tả ở trên của cư dân về dựng hình ảnh người ở các góc phố cho có vẻ đông thêm vì thanh niên đã bỏ đi hết.
Ở xã hội của họ, việc định cư không bị một quy định nào trói buộc, ngoài nhu cầu cá nhân. Với họ khi di chuyển đến 1 nơi mới chỉ cần thông báo ở nơi mới, là nghiễm nhiên tên được cắt ở nơi cũ. Họ di chuyển theo nhu cầu của việc làm và khả năng thuê nhà. Học hành của trẻ con có thể tuỳ nhu cầu, xin ở đâu cũng nghiễm nhiên được chấp nhận.
Ở VN mình dù có trói buộc về hộ khẩu, nhưng xu thế di dân vào các thành phố lớn vẫn càng ngày càng mạnh. Người sống ở HN (và Tp. Hồ Chí Minh) đang tăng lên chóng mặt!
Còn cái chỗ bôi đậm của bác: "chỉ ai" bác mà hiểu thật sự sẽ biết là tuyệt đại đa số dân cư của họ đấy. Họ không thể giống như người Việt mình do hệ thống kinh tế-xã hội rất khác. Đại đa số dân cư là người đi làm thuê-ăn lương, rất ít tự làm riêng và số làm ông chủ (dù có liệt kê là doanh nghiệp vừa và nhỏ) là rất ít (kể cả chủ cửa hàng).
Em sẽ kể cho bác nghe 1 điều chắc bác sẽ cho là trái ngược. Ông bạn lấy cô vợ Đức. Bố mẹ cô ấy có tiền và muốn mua cho 2 vợ chồng 1 căn hộ chung cư. Nhưng cô vợ chỉ chấp nhận lấy tiền và tiếp tục đi ở thuê, vì cô ấy tính thuê nhà vẫn kinh tế hơn (và 2 vợ chồng ấy chỉ nhận được 1/2 số tiền của nhà vợ)!
Vấn đề là kụ và nhà cháu đang nói về 2 nội dung khác nhau.

1- Kụ nói về phạm vi "thành thị - nông thôn" trên một quốc gia: theo đó, xu hướng dịch chuyển lao động từ nông thôn về thành thị, từ khu vực nghèo ít tiền đến thành phố nơi dễ kiếm tiền hơn. Vì vậy, nông thôn thì hoang vắng không còn người, thành phố thì chật như hũ nút, người đông như kiến.
Đây là xu hướng chung trên toàn thế giới. Chẳng có gì phải bàn cãi ở đây cả.

2- Nhà cháu nói về phạm vi "nội thành - ngoại thành", "khu trung tâm - khu ngoại vi" của một thành phố: theo đó, xu hướng người cần kiếm tiền dịch chuyển vào trung tâm để kiếm tiền, người có tiền rồi dịch chuyển ra khỏi trung tâm để hưởng thụ cuộc sống.

Trường hợp này đại đa số là người không có điều kiện, phải thuê nhà hoặc mua nhà gần chỗ kiếm tiền. Môi trường ô nhiễm, dân cư tạp nham. Những người này hy sinh về môi trường sống để hưởng lợi về khoảng cách và thời gian mà kiếm tiền.

Số ít những người có tiền, kiếm được nhiều tiền, sẽ dịch chuyển ra khỏi trung tâm thành phố, tìm nơi có cảnh quan và môi trường tốt. Họ có thể mua căn hộ cao cấp, dịch vụ khép kín trong khu đô thị mới hiện đại, cũng có thể cất biệt thự, xây hồ bơi.
Ban ngày họ kiếm tiền trong trung tâm, tối họ rời trung tâm để về nhà, bỏ sự xô bồ bon chen ầm ỹ, bỏ mùi nấu nướng bia bọt, bỏ ánh đèn nhấp nháy của các quán bar ở sau lưng, về với cuộc sống yên tĩnh, an toàn, trong môi trường trong lành, trong cộng đồng là những người cùng đẳng cấp với mình.
Và đây không phải là nông thôn xa xôi. Chỉ cách Hồ HK từ 30km đổ lại.

Nhà cháu nói về xu hướng "bỏ nội thành, ra ngoại thành" này, của những người có điều kiện, kụ à.
Đối với họ, khu trung tâm, kể cả khu phố cổ, phải thiếu điều kiện nào đó, phải có lí do gì đó, thì họ mới rời bỏ khu trung tâm để chuyển ra sống ở khu vực xa hơn chứ, phải không kụ?

.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top