[Funland] Phim tài liệu cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,359 Mã lực
Tuổi
31
Mặt trận Vị Xuyên: Chuyện chưa biết về ngày 12/7/1984
24/07/2016 18:29


Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, Vị Xuyên - Hà Giang là một trong những mặt trận khốc liệt nhất, với sự tập trung quân lực, hỏa lực lớn của quân Trung Quốc. Các chiến sỹ thuộc 9 sư đoàn chủ lực của QĐND Việt Nam đã kiên cường chiến đấu, hàng ngàn người trong số họ đã ngã xuống.
Tổ quốc, nhân dân không bao giờ quên các anh.

32 năm trước, ngày 12/7/1984 là ngày diễn ra trận chiến khốc liệt nhất tại mặt trận biên giới Hà Giang với bí danh MB84. Cũng từ đó, 12/7 trở thành ngày giỗ trận của Sư đoàn 356, khi chỉ trong 1 ngày, 600 chiến sĩ hy sinh.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 2 là Trưởng ban liên lạc. Trung tướng Đặng Quân Thụy, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội, nguyên Tư lệnh Quân khu 2 làm Chủ tịch danh dự.

Lần đầu tiên, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 2, người trực tiếp chỉ huy chiến dịch công bố những con số: Hơn 4.000 chiến sĩ hy sinh bảo vệ biên giới Vị Xuyên thuộc 9 sư đoàn chủ lực; hơn 9.000 thương - bệnh binh cùng nhiều đơn vị bộ đội trực tiếp tham chiến, đẩy lùi sự xâm lấn của quân Trung Quốc.

Tháng 2/1979, hơn 60 vạn quân Trung Quốc xâm lấn biên giới Việt Nam, có nơi vào sâu trong đất liền tới 50km, phá hoại và san bằng thị xã Lào Cai, Cao Bằng, một phần thị xã Lạng Sơn cùng nhiều làng mạc.

Trong cuộc chiến đó, từ tháng 4/1984 đến 5/1989, Trung Quốc lần lượt đưa hơn 50 vạn quân của 8 trong 10 đại quân khu tiến công toàn diện biên giới Hà Giang, tập trung vào huyện Vị Xuyên với âm mưu vẽ lại đường biên giới tới phía bắc suối Thanh Thủy.

Để giữ vững biên cương, 9 sư đoàn chủ lực cùng nhiều trung đoàn, tiểu đoàn trực tiếp tham chiến tại mặt trận Vị Xuyên.

Những trận đánh giữ đất của bộ đội Việt Nam diễn ra vô cùng quyết liệt trên các cao điểm 1509, 1100, 772, 685, Đồi Đài, Cô Ích, Bốn Hầm… Có những cao điểm bị bạt đi hơn 3m vì đạn pháo, ác liệt đến mức được gọi là "lò vôi thế kỷ". Quân dân Việt Nam đã tiêu diệt và làm bị thương hàng vạn quân Trung Quốc, buộc quân Trung Quốc phải rút quân về bên kia biên giới.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, hiện vẫn còn hơn 2.000 liệt sĩ nằm rải rác khắp chiến trường Vị Xuyên chưa quy tập được hài cốt, nhiều mộ liệt sĩ chưa có tên trong nghĩa trang, hàng ngàn ha đồi núi đến nay vẫn còn vật liệu nổ làm ảnh hưởng đến cuộc sống nhân dân.

heo tư liệu lịch sử, tháng 2/1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công vào biên giới 6 tỉnh phía Bắc. Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới đã dựa vào chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều, đánh bại "chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại" của quân Trung Quốc, buộc họ phải rút khỏi Việt Nam vào ngày 18/3.

Những người lính tuổi 18, 20 tham gia mặt trận Vị Xuyên. Ảnh tư liệu
Nhưng, Trung Quốc không hoàn toàn rút quân mà vẫn duy trì lực lượng ở biên giới và lãnh thổ Việt Nam khiến cho chiến sự tiếp diễn suốt 10 năm sau đó.

Từ tháng 4/1984, súng nổ không ngừng ở biên giới Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang). Trung Quốc huy động bộ binh, pháo binh, tấn công chiếm một số điểm cao ở vùng núi Hà Tuyên.

Hà Tuyên chia làm hai tuyến, tuyến trước là vùng chiến sự trong phạm vi tấn công lấn chiếm của Trung Quốc, trong tầm phá hoại của pháo binh, còn tuyến sau là những vùng tương đối ổn định phục vụ tuyến trước.

Lấn chiếm biên giới tại mặt trận Thanh Thuỷ, Vị Xuyên là một phần cuộc chiến tranh phá hoại mà Trung Quốc tiến hành từ sau thất bại của cuộc chiến xâm lược quy mô lớn trên các tỉnh biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Đây là một dạng chiến tranh đặc biệt về phương thức tác chiến, vũ khí sử dụng, thời gian và không gian.

Trên hướng quân khu 2 mà trọng tâm là Vị Xuyên, Thanh Thuỷ, Trung Quốc tập trung một lực lượng binh, hoả lực lớn gồm 4 tập đoàn quân, 4 quân đoàn độc lập thuộc 8 đại quân khu: Côn Minh, Thành Đô, Nam Kinh, để lần lượt thay phiên tiến công lấn chiếm vùng biên.

Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên
Trung Quốc vừa dùng máy bay, thám báo, biệt kích luồn sâu sang đất Việt Nam nắm tình hình, vừa kết hợp bắn cấp tập pháo cối, chế áp các điểm cao, trục đường giao thông và lực lượng bộ binh tấn công lấn chiếm đất ta. Cách đánh của chúng không theo quy luật, không kể ngày đêm, tập trung mật độ lớn với mức độ huỷ diệt vào những khu vực trọng điểm như đồi Đài, Cô Ích, cao điểm 685, Cót Ép, khu 4 hầm. Số lượng đạn, pháo cối địch sử dụng trung bình mỗi ngày từ 10.000 đến 20.000 quả. Có ngày tới trên 65.000 quả (7/1/1987).

Trong hơn 5 năm (1984-1989), Trung Quốc bắn vào Hà Tuyên trên 2 triệu quả pháo, trong đó 60% là đạn cối. Phạm vi địch bắn phá tập trung vào hai xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ trong khoảng diện tích 20km2.

Để đối phó với âm mưu của Trung Quốc, Việt Nam tập hợp một lực lượng lớn gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Lực lượng vũ trang đóng ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc khoảng 30 vạn người. Riêng Vị Xuyên - hướng trọng điểm thường xuyên có 3 trung đoàn bộ binh và 2-3 sư đoàn.

Cuối tháng 6/1984, Việt Nam quyết định phản công. Trong trận chiến giành lại cao điểm 772, Sư đoàn 356 đã tổ chức hàng chục đợt tấn công dưới sức ép hỏa lực địch từ trên xuống.

Mặt trận Vị Xuyên - Thanh Thuỷ được xác định là vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống lấn chiếm biên giới phía Bắc 1984-1989. Trong vòng 4 tháng (4/1984 - 8/1984), Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 7.500 quân Trung Quốc.

Theo Vietnamnet.vn
sao bây giờ ko đánh nữa nhỉ? vẫn còn Hoàng sa, Trường sa mà
 

khausao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800200
Ngày cấp bằng
13/12/21
Số km
934
Động cơ
25,034 Mã lực
sao bây giờ ko đánh nữa nhỉ? vẫn còn Hoàng sa, Trường sa mà
Chiến tranh chống TQ xâm lược 1979-1991 thì 1991 là cái mốc VN tạm gác lại thôi, thực tế thì cuộc chiến tranh xâm lược VN của TQ vẫn tiếp tục đến bây giờ, TQ vẫn đang chiếm đóng nhiều phần lãnh thổ VN trong đó có HSTS.
E phượt thác Bản Giốc nhiều năm nay, mấy năm trước chợ biên giới chỗ đầu thác vẫn mở, dân 2 bên qua lại bình thường. Trước dịch Covid e lên thấy đóng cửa chỗ chợ, hỏi dân địa phương nta bảo TQ toàn cho lính ném đá khiêu khích, tìm cách xê dịch đường biên giới lấn vào đất VN. Nên biên phòng VN phải đóng chợ ko cho ai vào nữa.
 

taiadau

Xe điện
Biển số
OF-297494
Ngày cấp bằng
2/11/13
Số km
2,993
Động cơ
313,000 Mã lực
Các cụ đừng cãi nhau về câu chữ nữa. Em ko rõ chi tiết về cuộc chiến lật đổ Polpot của quân tình nguyện Việt Nam, nhưng điều đó ko liên quan đến thực tế cuộc chiến tranh biên giới phía bắc kéo dài, dai dẳng và gây rất nhiều tổn thất cho quân và dân ta. Sáng nay em ngồi nghe gần 2h các bài hát về ctbg, nghe lại các giọng ca xưa đầy trong trẻo mượt mà của Ái Vân, Thúy Loan, Lê Dung,... hay Kiều Hưng, Ngọc Tân, Trung Kiên, Tiến Thành... thấy hay và hào hùng quá. Tháng 2 này em quyết định chủ đề âm nhạc sẽ là các bài hát về cuộc chiến biên giới/hải đảo chống Tàu
 

khausao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800200
Ngày cấp bằng
13/12/21
Số km
934
Động cơ
25,034 Mã lực
Các cụ đừng cãi nhau về câu chữ nữa. Em ko rõ chi tiết về cuộc chiến lật đổ Polpot của quân tình nguyện Việt Nam, nhưng điều đó ko liên quan đến thực tế cuộc chiến tranh biên giới phía bắc kéo dài, dai dẳng và gây rất nhiều tổn thất cho quân và dân ta. Sáng nay em ngồi nghe gần 2h các bài hát về ctbg, nghe lại các giọng ca xưa đầy trong trẻo mượt mà của Ái Vân, Thúy Loan, Lê Dung,... hay Kiều Hưng, Ngọc Tân, Trung Kiên, Tiến Thành... thấy hay và hào hùng quá. Tháng 2 này em quyết định chủ đề âm nhạc sẽ là các bài hát về cuộc chiến biên giới/hải đảo chống Tàu
Vâng, e đồng ý, Thớt này về cuộc chiến tranh vệ quốc chống TQ xâm lược nên ta tập trung vào chủ đề này thôi.

Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam - Trung Quốc Trong 30 Năm Qua

NXB: Sự Thật 1979
Chú Dẫn Của Nhà Xuất Bản

Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 nhằm vạch trần bộ mặt p hản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài. Cuốn sách này gồm toàn văn bản văn kiện nói trên.

Nhà Xuất Bản Sự Thật
- Hà Nội 10/1979 gồm 5 phần tổng cộng 114 trang

Mục lục

Phần Thứ Nhất

Việt Nam Trong Chiến Lược Của Trung Quốc

I- Việt Nam Trong Chiến Lược Toàn Cầu Của Trung Quốc

II- Việt Nam Trong Chính Sách Đông Nam Á Của Trung Quốc.

Phần Thứ Hai

Trung Quốc Với Việc Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Năm 1954.

I- Sau Điện Biên Phủ, nhân dân Việt Nam Có Khả Năng Hoàn Toàn Giải Phóng Đất Nước

II- Lập Trường Của Trung Quốc ở Giơnevơ Khác Hẳn Lập Trường Của Việt Nam, Nhưng Phù Hợp Với Lập Trường Của Pháp.

III- Hiệp Định Giơnevơ Năm 1954 Về Đông Dương Và Sự Phản Bội Của Những Người Lãnh Đạo Trung Quốc.

Phần Thứ Ba

Trung Quốc Với Cuộc Đấu Tranh Của Nhân Dân Việt Nam Để Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Nước Nhà (1954-1975)

I- Thời Kỳ 1954-1964: Những Người Cầm Quyền Trung Quốc Ngăn Cản Nhân Dân Việt Nam Đấu Tranh Để Thực Hiện Thống Nhất Nước Nhà.

II –Thời Kỳ 1965-1969: Làm Yếu Và Kéo Dài Cuộc Kháng Chiến Của Nhân Dân Việt Nam

III –Thời Kỳ 1969-1973 : Đàm Phán Với Mỹ Trên Lưng Nhân Dân Việt Nam

IV- Thời Kỳ 1973-1975: Cản Trở Nhân Dân Việt Nam Giải Phóng Hoàn Toàn Miền Nam

Phần Thứ Tư

Trung Quốc Với Nước Việt Nam Hoàn Toàn Giải Phóng Và Thống Nhất (từ tháng 5 năm 1975 đến nay)

I -Trung Quốc Sau Thất Bại Của Mỹ ở Việt Nam

II -Điên Cuồng Chống Việt Nam Nhưng Còn Cố Giấu Mặt

III -Điên Cuồng Chống Việt Nam Một Cách Công Khai

Phần Thứ Năm

Chính Sách Bành Trướng Của Bắc Kinh Mối Đe Doạ Đối Với Độc Lập Dân Tộc, Hoà Bình Và Ổn Định Ở Đông Nam Châu Á.

I Hòa bình ổn định ở Đông nam châu Á và trên thế giới

II Tóm lại trong 30 năm qua…

III Cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam

I- VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CỦA TRUNG QUỐC
Trong chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, nếu họ coi Liên Xô và Mỹ là những đối tượng chủ yếu cần phải chiến thắng, thì họ coi Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ.
Bước vào những năm 1950, khi bắt đầu công cuộc xây dựng lại hòng đưa nước Trung Hoa nhanh chóng trở thành cường quốc trên thế giới, những người lãnh đạo Trung Quốc phải đối phó với cuộc chiến tranh của Mỹ xâm lược Triều Tiên ở phía bắc và mối nguy cơ đe doạ an ninh của Trung Quốc ở phía nam do cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam gây ra. Đồng thời đế quốc Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ và tên sen đầm quốc tế, thi hành một chính sách thù địch đối với Trung Quốc và đang ra sức tiến hành kế hoạch bao vây, cô lập Trung Quốc.
Cuộc kháng chiến thắng lợi của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Campuchia chống thực dân Pháp đã đưa đến Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. Pháp lo sợ thắng lợi hoàn toàn của nhân dân Việt Nam sẽ dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc Pháp. Trung Quốc là nước cung cấp nhiều vũ khí nhất cho Việt Nam vào cuối cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp. Những người lãnh đạo Trung Quốc đã lợi dụng tình hình đó để đứng ra làm người thương lượng chủ yếu đối với đế quốc Pháp, câu kết với chúng và cùng nhau thoả hiệp về một giải pháp có lợi cho Trung Quốc và Pháp, không có lợi cho nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Campuchia. Họ đã hy sinh lợi ích của nhân dân ba nước ở Đông Dương để bảo đảm an ninh cho Trung Quốc ở phía nam, để thực hiện mưu đồ nắm Việt Nam và Đông Dương, đồng thời để có vai trò là một nước lớn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, trước hết là ở châu Á. Trong Hội nghị Giơnevơ năm 1954 mà phần đầu dành cho vấn đề Triều Tiên, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa lần đầu tiên xuất hiện ngang hàng với bốn cường quốc uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Đó là một cơ hội tốt cho những người lãnh đạo Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực châu Á và châu Phi. Đồng thời, họ tìm cách bắt tay với đế quốc Mỹ qua các cuộc thương lượng trực tiếp bắt đầu Giơnevơ, về sau chuyển sang Vacsava.
Từ sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đế quốc Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào Việt Nam, nhằm biến miền Nam Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới và một căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam châu Á. Những người cầm quyền ở Bắc Kinh muốn duy trì lâu dài tình trạng Việt Nam bị chia cắt. Nhưng nhân dân Việt Nam đã anh dũng đứng lên chống Mỹ cứu nước và ngày càng giành được nhiều thắng lợi.
Cuối những năm 1960, đế quốc Mỹ bị sa lầy trong chiến tranh xâm lược chống Việt Nam, một cuộc chiến tranh đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng về kinh tế, chính trị và xã hội của nước Mỹ, đồng thời làm suy yếu thêm vị trí của đế quốc Mỹ trên thế giới. Tình hình đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh mẽ và tạo cho các nước Tây Âu, Nhật Bản có cơ hội ngoi lên thành những lực lượng cạnh tranh mạnh mẽ với Mỹ. Trước tình thế ngày càng tuyệt vọng, tổng thống Nichxơn đã đề ra kế hoạch “Việt Nam hoá” chiến tranh và theo kinh nghiệm của đế quốc Pháp năm 1954, dùng Trung Quốc hòng giải quyết vấn đề Việt Nam với những điều kiện có lợi cho đế quốc Mỹ: rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam mà vẫn giữ được chế độ bù nhìn Nguyễn Văn Thiệu ở miền nam Việt Nam. Đồng thời, chính quyền Nichxơn chơi con bài Trung Quốc để gây sức ép đối với Liên Xô, chống phong trào cách mạng thế giới.
Lợi dụng sự suy yếu của đế quốc Mỹ và chiều hướng chính sách của chính quyền Nichxơn, những người lãnh đạo Trung Quốc tăng cường chống Liên Xô và thoả hiệp với Mỹ, giúp Mỹ giải quyết vấn đề Việt Nam để cố tạo nên thế ba nước lớn trên thế giới theo công thức của Kitxinhgơ về “thế giới nhiều cực”, trong đó một trong ba cực lớn là Trung Quốc, xoá bỏ “thế hai cực” Mỹ và Liên Xô đã hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời dùng vấn đề Việt Nam để đổi lấy việc Mỹ rút khỏi Đài Loan. Do đó, họ lật ngược chính sách liên minh, bắt đầu từ việc coi Liên Xô là kẻ thù chủ yếu, gây ra xung đột biên giới với Liên Xô tháng 3 năm 1969, đến việc phản bội Việt Nam lần thứ hai, buôn bán với Mỹ để ngăn cản thắng lợi hoàn toàn của nhân dân Việt Nam. Trong năm 1971, họ lần lượt tiến hành chính sách “ngoại giao bóng bàn”, đón tiếp Kitxinhgơ ở Bắc Kinh. Tiếp đó là việc khôi phục địa vị của Trung Quốc ở Liên hợp quốc và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trở thành một trong năm uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an. Đỉnh cao là việc Trung Quốc tiếp tổng thống Mỹ Nichxơn và hai bên ra Thông cáo Thượng Hải tháng 2 năm 1972. Đối với những người cầm quyền Bắc Kinh, sự câu kết với đế quốc Mỹ là một bước có ý nghĩa quyết định đối với việc triển khai chiến lược toàn cầu của họ.
 

Vulq71

OFer Tích cực
Biển số
OF-160636
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
8,528
Động cơ
436,681 Mã lực
Rất xúc động. Mùng 1 tết vừa rồi đã dạy cho ông hàng xóm bài học cũng đích đáng đấy. Đừng tưởng ăn hiếp mà dễ nhá.
 

khausao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800200
Ngày cấp bằng
13/12/21
Số km
934
Động cơ
25,034 Mã lực
Nó vẫn lưu manh lắm cụ ơi. Nó mới tổ chức ném đá bộ đội ta khi thi công biên giới bị sạt lở. Có cụ phía trước bảo nó còn dụ dỗ đồng bào dân tộc dao gì nữa kìa. Nó làm đủ thể loại đấy chứ chưa yên đâu.

Bọn lính nhà Tập bẩn bựa.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,814 Mã lực
Trưa nay

PXL_051219812.MP.JPG


Thực ra tụi em có 1 ông bạn, linh Bình Trị Thiên (Phong Điền - QT), nhưng vào Lâm Đồng. Từ hồi xuất ngũ đến giờ mới gặp lại nhau, nhân tiện dẫn ông ấy đi luôn 1 vòng.
Bên bàn ăn còn tranh luận với nhau ông ấy và 1 ông nữa (cũng ngồi trong cái bàn này) khi nhận được lệnh bắn cấp tập (thường cối 82 là 3 đến 4 chục quả liên tục), xem đúng là các ông ấy hút chết hay không. Đang bắn ông ấy chặn ông kia đang nhặt 1 quả đạn lên định thả vào nòng. 2 ông ấy dốc ra được quả đạn xịt. Nhiều người bảo khả năng nổ của 2 quả đạn rất thấp vì cơ chế kích nổ của đầu đạn cối 82...!
 

mucdichcuatoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-45123
Ngày cấp bằng
31/8/09
Số km
8,807
Động cơ
533,447 Mã lực
Các Cụ xem chưa? Em xem thấy xúc động quá 😢

Tất cả 6 tập

Bộ phim tài liệu này gồm 9 tập, dài tổng cộng 2 tiếng 40 phút.
Nội dung từ tập

▶ Tập 1 | Hận thù dân tộc: https://youtu.be/32HV03u4ULA
▶ Tập 2 | Hoa Kiều tại Việt Nam: https://youtu.be/vgr3mQMicc0
▶ Tập 3 | Tổng động viên quân đội: https://youtu.be/ZbxPDt0xx5c
▶ Tập 4 | Tử chiến pháo đài Đồng Đăng: https://youtu.be/rlC8Z2Cadh4
▶ Tập 5 | Đặc công tham chiến: https://youtu.be/q6MTMhAJ5lA
▶ Tập 6 | Cao Bằng - Lửa và Máu: https://youtu.be/c4HormEQ0Dw
▶ Tập 7 | Bộ đội chủ lực tham chiến: https://youtu.be/yA4LjI2X9oo
▶ Tập 8 | Những sư đoàn thiện chiến: https://youtu.be/jCzmkAKJ34Y
▶ Tập 9 | Triệt thoái và truy kích: https://youtu.be/alIYC-4OqaQ
Em oánh dấu tối xem
 

QueViet

Xe tăng
Biển số
OF-59533
Ngày cấp bằng
20/3/10
Số km
1,873
Động cơ
564,679 Mã lực
Trưa nay

PXL_051219812.MP.JPG


Thực ra tụi em có 1 ông bạn, linh Bình Trị Thiên (Phong Điền - QT), nhưng vào Lâm Đồng. Từ hồi xuất ngũ đến giờ mới gặp lại nhau, nhân tiện dẫn ông ấy đi luôn 1 vòng.
Bên bàn ăn còn tranh luận với nhau ông ấy và 1 ông nữa (cũng ngồi trong cái bàn này) khi nhận được lệnh bắn cấp tập (thường cối 82 là 3 đến 4 chục quả liên tục), xem đúng là các ông ấy hút chết hay không. Đang bắn ông ấy chặn ông kia đang nhặt 1 quả đạn lên định thả vào nòng. 2 ông ấy dốc ra được quả đạn xịt. Nhiều người bảo khả năng nổ của 2 quả đạn rất thấp vì cơ chế kích nổ của đầu đạn cối 82...!
Thật cảm động với tình cảm của những người lính đã từng sinh tử cùng nhau
 

Đại tướng Alo

Xe điện
Biển số
OF-737513
Ngày cấp bằng
29/7/20
Số km
2,237
Động cơ
92,770 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
May thật, VN mình mà không thống Nhất Nam-Bắc thì Miền Nam VN thành đất nước của người Hoa rồi. Phù....=D>
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,800
Động cơ
531,352 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
33A87260-5486-405D-BA9E-B5D0056712CE.jpeg
 

Đại tướng Alo

Xe điện
Biển số
OF-737513
Ngày cấp bằng
29/7/20
Số km
2,237
Động cơ
92,770 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Xem, đọc lại ...và ngẫm, mới thấy các Lãnh đạo Việt Nam rất giỏi và bản lĩnh.

Ngay cả những năm gần đây, những tranh chấp trên Biển Đông, VN luôn xử lý rất khéo léo và đầy toan tính, khiến TQ càng ngày càng hụt hơi, không thể làm gì hơn ngoài việc đổ đống tiền vào mấy cái đảo nửa nổi nửa chìm....mà không giành được ưu thế gì cả....haha....:))
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,246
Động cơ
400,425 Mã lực
Hồi 79 k đánh sâu sâu vào đất nó rồi vẽ lại đường biên nhỉ
 

onlinefisher

Xe điện
Biển số
OF-60731
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
2,634
Động cơ
462,299 Mã lực
Nơi ở
Vườn Chuối
Có tiếng trung phụ đề đó Cụ, nhưng bên tàu nó chặn hết tất website video nước ngoài.

Nó tuyên truyền ác chiến hơn VN mình nhiều, nó bào Việt Nam tấn công biên giới quảng tây nó nên nó đánh ngược lại, giết phụ nữ trẻ em bên nó nên nó mới đánh. Nói chung là nó tuyên truyền nó là nạn nhân của Việt Nam.

Video bên nó đây, các cụ dùng google chrome mở lên, sau đó kích chuột phải, dùng chức năng dịch là ok.

4k năm lịch sử mình chưa khi nào sợ nó.
 

giaitrihanoi

Xe tải
Biển số
OF-185016
Ngày cấp bằng
12/3/13
Số km
237
Động cơ
336,501 Mã lực
Xem, đọc lại ...và ngẫm, mới thấy các Lãnh đạo Việt Nam rất giỏi và bản lĩnh.

Ngay cả những năm gần đây, những tranh chấp trên Biển Đông, VN luôn xử lý rất khéo léo và đầy toan tính, khiến TQ càng ngày càng hụt hơi, không thể làm gì hơn ngoài việc đổ đống tiền vào mấy cái đảo nửa nổi nửa chìm....mà không giành được ưu thế gì cả....haha....:))
e thấy mình toàn bị động, từ 2014 đến khi nó xây đảo, VN luôn đi sau
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,461
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
e thấy mình toàn bị động, từ 2014 đến khi nó xây đảo, VN luôn đi sau
Tài lực mình ít hơn cụ ơi, lúc kêu gọi các bên không thay đổi hiện trạng mình luôn tuân thủ, nhưng khi nó nuốt lời thì mình cũng phải xây đảo theo, cái này không gọi là bị động mà là rơi vào tình thế cụ ạ, chứ nếu nó cũng giữ lời thì đã không có chuyện chạy đua bồi đắp mở rộng đảo.
 

chilatamthoi

Xe tải
Biển số
OF-507732
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
344
Động cơ
192,532 Mã lực
Biết cả đấy, nhưng vẫy vẫn vẫy, khóc vẫn khóc. Ngày em đi bà già chạy theo xe khóc hết nước mắt. Trên đường tới đv bọn em vẫn ngồi nóc cano nhặt lại đất ném nhau với hội tn làm đồng trên bãi, vui như tết. Tất nhiên cũng có nhiều thằng đảo ngũ, lại được gđ động viên đưa lên đv cho nằm nhà ghi, lđ đào hào, nuôi lợn phạt. Tuổi 17-18 trẻ trâu ấy mà.
Đúng là trẻ. Tháng 9/1982 xe chở tụi tân binh ( này) chạy dọc đường 1 lên ga Yên Viên để đi tàu lên Lạng Sơn, có thằng nó thủ sẵn cành tre gai rồi dọc đường thấy gái là nhoài ra vụt. Đi ra mặt trận mà chẳng nghĩ là ra trận
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,945
Động cơ
317,814 Mã lực
Đúng là trẻ. Tháng 9/1982 xe chở tụi tân binh ( này) chạy dọc đường 1 lên ga Yên Viên để đi tàu lên Lạng Sơn, có thằng nó thủ sẵn cành tre gai rồi dọc đường thấy gái là nhoài ra vụt. Đi ra mặt trận mà chẳng nghĩ là ra trận
Tân binh là thế mà. Bọn em đi xe từ xã về huyện tập kết để hôm sau ra bến tàu đi cano lên HB cũng thế. Xe dán băng zon bên thành chạy 1 đoàn, dân 2 bên đường vẫy vẫy thì lính nhà ta nhoài ra trêu ném hoa với giấy vo viên. Đại khái có cái gì trong tay là ..ném. Rồi khi được phát quân trang rộng thùng thình, thắt lưng sovin trông xộc xệch, gượng gạo, mặt thì non choẹt nhìn như tấu hài, thế mà đi đường hành quân trêu gái như ranh dù lúc trước nhát gái như cáy ngày😅. Tn ngày xưa chưa biết sơ vin cắm thùng chải chuốt như các cháu 17-18 bây giờ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top