[Funland] Phim tài liệu cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979

Dan123

Xe hơi
Biển số
OF-785811
Ngày cấp bằng
28/7/21
Số km
189
Động cơ
27,342 Mã lực
Tuổi
34
Nhờ cuộc chiến này mà Đặng đã tiếp cận được vốn và công nghệ phương Tây, Mỹ còn dành cho Quy chế tối Huệ Quốc, Tổng Thống Trump đã phát biểu TQ lừa Mỹ 40 năm. Đến khi nhận ra hơi muộn.
Khi hàng đại ca Mỹ thì phải có quà ra mắt, đó là tẩn đàn em của LX, cũng là nước đã làm nhục Mỹ
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,924
Động cơ
449,410 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Năm 79, không biết ta đánh bại họ buộc họ phải rút về hay họ dạy xong bài học tự họ rút về nhỉ? Em nghe nói chỉ vì một phút nổi nóng của lão Bình, đập bàn cái.... Thế là bao máu lửa, sinh mạng ra đi.
Đây là 1 cuộc chiến tranh có rất nhiều ý nghĩa với TQ đấy cụ ạ, không phải 1 phút nổi nóng của ĐTB đâu.

1- Với cuộc chiến này, Đặng Tiểu Bình muốn chứng minh cho Mỹ thấy là TQ đã rời bỏ khối XNCN và ngả về phía Mỹ hoàn toàn. Mục đích này của ĐTB đã thành công.

2- Tất nhiên, có mục đích "trừng phạt" Việt nam vì đã đánh chư hầu Khmer đỏ. Sau cuộc chiến, TQ ép Mỹ tăng mức độ cấm vận VN (vốn đã được chính quyền Carter nới lỏng năm 1977). Các cụ nên biết rằng Lệnh cấm vận toàn diện của Mỹ chống VN từ tháng 11/1979 chủ yếu không phải là vì Chiến tranh Việt nam mà là vì Việt nam đánh CPC, và chính là do sức ép của Trung quốc chứ không phải là Mỹ chủ động.

3- Còn 1 mục đích thứ ba, giải thích cho kiểu tấn công biển người rất khó hiểu ở một số mặt trận: Năm 1978 Đặng phát động 4 hiện đại hóa, trong đó có Hiện đại hóa quân đội. Nhưng vụ này vấp phải phản đối của khá nhiều tướng lĩnh kiểu cũ, vì nếu hiện đại hóa quân đội thì những người này sẽ phải về hưu sớm hoặc mất quyền. Thế là Đặng dùng ngay cuộc chiến 17/2 để chứng minh cho quân đội TQ thấy đánh biển người kiểu cũ sẽ thế nào. Sau cuộc chiến 17/2, không một tướng nào dám phản đối hiện đại hóa quân đội nữa.

Trung quốc đã thiệt hại nặng ở cuộc chiến 17/2 nhưng những mục tiêu vĩ mô của Đặng lại được thực hiện hoàn toàn: Được Mỹ công nhận, thuận lợi hiện đại hóa quân đội, và ép Việt nam bị cả thế giới ngoài XHCN xa lánh cấm vận suốt mười mấy năm sau đó.

Đúng là "thâm như Tàu".
 
Chỉnh sửa cuối:

Dan123

Xe hơi
Biển số
OF-785811
Ngày cấp bằng
28/7/21
Số km
189
Động cơ
27,342 Mã lực
Tuổi
34
1. Kccm nào "kéo dài 30 năm" thế? Dốt sử thật hay cố tình nhập nhèm? ;))

2. Chiến tranh biên giới chống TQ xâm lược thực chất kéo dài 13 năm (1979-1991). 1991 cũng tạm gọi là gác lại thôi chứ TQ vẫn liên tục khiêu khích, xâm lấn đất liền, biển đảo thường xuyên từ 1991 tới giờ và thực tế là vẫn đang chiếm đóng 1 số phần lãnh thổ của VN.
Kể từ năm 1979, có ít nhất sáu đợt giao tranh lớn diễn ra tại một số điểm trên biên giới Việt-Trung, là các đợt tháng 6 và tháng 10 năm 1980, tháng 5 năm 1981, tháng 4 năm 1983, tháng 4 năm 1984, tháng 6 năm 1985 và đợt từ tháng 10 năm 1986 đến tháng 1 năm 1987. Tất cả các cuộc giao tranh trên đều do Trung Quốc khiêu khích hay gây hấn trước, nhằm phục vụ cho các mục tiêu chính trị của họ.[10] Nguy cơ thường trực của một cuộc xâm lăng mới từ nước láng giềng phía bắc buộc Việt Nam phải huy động một lực lượng cực lớn cho việc phòng thủ. Trong thập niên 1980, ước tính phía Việt Nam có khoảng 600.000[2]–800.000[1] quân chính quy và bán vũ trang hiện diện tại khu vực biên giới, đối chọi với khoảng 200.000[1]–400.000[2] quân Trung Quốc.
Mặt trận Vị Xuyên là mặt trận diễn ra các cuộc chạm trán ác liệt nhất, với nhiều đơn vị quân của cả hai phía luân phiên tham chiến. Theo thống kê chưa đầy đủ, 7 sư đoàn (313, 314, 325, 328, 354, 356 và 411) và 1 trung đoàn (Trung đoàn 266 Sư đoàn 341) của Việt Nam đã từng tham chiến tại mặt trận này trong khoảng giữa những năm 1980.[11] Về phía Trung Quốc, các lực lượng bao gồm nhiều quân đoàn thuộc 7 đại quân khu cũng được luân chuyển qua mặt trận này để "vuốt đuôi hổ", tức huấn luyện trận mạc, theo chủ trương của Đặng Tiểu Bình.[12] Từ năm 1984 đến năm 1989, ít nhất 14 quân đoàn Trung Quốc đã thay nhau tham chiến tại khu vực này (bao gồm các Quân đoàn 1, 12, 13, 14, 16, 20, 23, 26, 27, 38, 41, 42, 47 và 67).[11]
Giai đoạn sau này có tin là VN ta định dùng 1 đạo quân từ Lào đánh vu hồi qua mạn vân nam dọc biên giới nó, Cụ nào rõ thông tin này thì khai sáng giúp ạ?
 

giaitrihanoi

Xe tải
Biển số
OF-185016
Ngày cấp bằng
12/3/13
Số km
301
Động cơ
336,501 Mã lực
Ta trả giá nhiều vì thằng Tập rồi, cả bằng máu, nhiều máu.
Thế nên, làm ăn với nó mà có lợi thì ta cứ làm thôi, nhưng luôn cảnh giác.

Ví dụ có lần, tụi tôi order 1 thằng tàu sản xuất hàng hóa, tự nó sản xuất chứ không thuê gia công.
Lần đầu rất ổn.
Lần sau, volume lớn hơn nhiều. Vì bên tôi luôn cài ngay từ đầu là, bên mua có quyền kiểm tra chúng nó 24/7, thế nên tụi tôi mò sang kiểm tra đột xuất không báo trước.
Y như rằng, nó thuê thằng khác gia công.
Tụi tôi giải tán ngay lập tức, thoát được quả đó.
em làm nhiều vs TQ, về đa số e thấy bên đấy nó làm ăn chuẩn hơn VN mình nhiều
 

giaitrihanoi

Xe tải
Biển số
OF-185016
Ngày cấp bằng
12/3/13
Số km
301
Động cơ
336,501 Mã lực
Em quen một cụ đánh Mỹ - Cam. Cụ ấy nói lên đến Lạng Sơn thì Tàu rút quân. Quân trong ra thiện chiến và gan lỳ. Tàu ko rút nhanh em sợ tan hết toàn bộ lực lượng. Nghe nói LX chuẩn bị hiệp đồng đánh từ trên xuống, không rõ thực hư thế nào...
thực ra là ko có chuyện LX nó oánh đâu, nắn gân tí thôi
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,606
Động cơ
587,657 Mã lực
Đây là 1 cuộc chiến tranh có rất nhiều ý nghĩa với TQ đấy cụ ạ, không phải 1 phút nổi nóng của ĐTB đâu.

1- Với cuộc chiến này, Đặng Tiểu Bình muốn chứng minh cho Mỹ thấy là TQ đã rời bỏ khối XNCN và ngả về phía Mỹ hoàn toàn. Mục đích này của ĐTB đã thành công.

2- Tất nhiên, có mục đích "trừng phạt" Việt nam vì đã đánh chư hầu Khmer đỏ. Sau cuộc chiến, TQ ép Mỹ tăng mức độ cấm vận VN (vốn đã được chính quyền Carter nới lỏng năm 1977). Các cụ nên biết rằng Lệnh cấm vận toàn diện của Mỹ chống VN từ tháng 11/1979 chủ yếu không phải là vì Chiến tranh Việt nam mà là vì Việt nam đánh CPC, và chính là do sức ép của Trung quốc chứ không phải là Mỹ chủ động.

3- Còn 1 mục đích thứ ba, giải thích cho kiểu tấn công biển người rất khó hiểu ở một số mặt trận: Năm 1978 Đặng phát động 4 hiện đại hóa, trong đó có Hiện đại hóa quân đội. Nhưng vụ này vấp phải phản đối của khá nhiều tướng lĩnh kiểu cũ, vì nếu hiện đại hóa quân đội thì những người này sẽ phải về hưu sớm hoặc mất quyền. Thế là Đặng dùng ngay cuộc chiến 17/2 để chứng minh cho quân đội TQ thấy đánh biển người kiểu cũ sẽ thế nào. Sau cuộc chiến 17/2, không một tướng nào dám phản đối hiện đại hóa quân đội nữa.

Trung quốc đã thiệt hại nặng ở cuộc chiến 17/2 nhưng những mục tiêu vĩ mô của Đặng lại được thực hiện hoàn toàn: Được Mỹ công nhận, thuận lợi hiện đại hóa quân đội, và ép Việt nam bị cả thế giới ngoài XHCN xa lánh cấm vận suốt mười mấy năm sau đó.

Đúng là "thâm như Tàu".
Công nhận, họ Đặng hơn hẳn một cái đầu. Mặc dù thực tế thì ông ta rất lùn.
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,142
Động cơ
103,301 Mã lực
Tuổi
32
Đây là 1 cuộc chiến tranh có rất nhiều ý nghĩa với TQ đấy cụ ạ, không phải 1 phút nổi nóng của ĐTB đâu.

1- Với cuộc chiến này, Đặng Tiểu Bình muốn chứng minh cho Mỹ thấy là TQ đã rời bỏ khối XNCN và ngả về phía Mỹ hoàn toàn. Mục đích này của ĐTB đã thành công.

2- Tất nhiên, có mục đích "trừng phạt" Việt nam vì đã đánh chư hầu Khmer đỏ. Sau cuộc chiến, TQ ép Mỹ tăng mức độ cấm vận VN (vốn đã được chính quyền Carter nới lỏng năm 1977). Các cụ nên biết rằng Lệnh cấm vận toàn diện của Mỹ chống VN từ tháng 11/1979 chủ yếu không phải là vì Chiến tranh Việt nam mà là vì Việt nam đánh CPC, và chính là do sức ép của Trung quốc chứ không phải là Mỹ chủ động.

3- Còn 1 mục đích thứ ba, giải thích cho kiểu tấn công biển người rất khó hiểu ở một số mặt trận: Năm 1978 Đặng phát động 4 hiện đại hóa, trong đó có Hiện đại hóa quân đội. Nhưng vụ này vấp phải phản đối của khá nhiều tướng lĩnh kiểu cũ, vì nếu hiện đại hóa quân đội thì những người này sẽ phải về hưu sớm hoặc mất quyền. Thế là Đặng dùng ngay cuộc chiến 17/2 để chứng minh cho quân đội TQ thấy đánh biển người kiểu cũ sẽ thế nào. Sau cuộc chiến 17/2, không một tướng nào dám phản đối hiện đại hóa quân đội nữa.

Trung quốc đã thiệt hại nặng ở cuộc chiến 17/2 nhưng những mục tiêu vĩ mô của Đặng lại được thực hiện hoàn toàn: Được Mỹ công nhận, thuận lợi hiện đại hóa quân đội, và ép Việt nam bị cả thế giới ngoài XHCN xa lánh cấm vận suốt mười mấy năm sau đó.

Đúng là "thâm như Tàu".
Đặng Tiểu Bình là Hàn Tín thời nay. Luồn háng mĩ để có cơ hội làm giàu, chỉ tiếc chúng ta mất cảnh giác với kẻ thù ngàn năm
 

cuduc

Xe tải
Biển số
OF-46213
Ngày cấp bằng
11/9/09
Số km
342
Động cơ
464,548 Mã lực
Đặng Tiểu Bình là Hàn Tín thời nay. Luồn háng mĩ để có cơ hội làm giàu, chỉ tiếc chúng ta mất cảnh giác với kẻ thù ngàn năm
Chúng nó lý luận với nhau thêm một số nội dung :
- Đánh Vn năm 79 để tuyên bố với Mỹ và thế giới là Tq thoát khỏi và từ bỏ thứ cnxh giả hiệu do Lx đứng đầu
- Trừng trị tiểu bá Vn chuyên gây bất ổn ở khu vực ĐNA
Và sau 40 năm :
- Thứ cnxh mà nó đã thoát khỏi hoàn toàn sụp đổ, cnxh của nó đưa Tq thành nền Kt hàng đầu tg. GDP nga chỉ bằng tỉnh Quảng đông
- sau cuộc chiến của nó ĐNa được hoà bình
rất láo và ngụy biện
 

superPDP

Xe container
Biển số
OF-202990
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
6,045
Động cơ
383,789 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Tóm tắt diễn biến cuộc chiến tranh biên giới Tây-Nam:
Cuộc chiến tranh diễn ra theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (từ ngày 30-4-1977 đến ngày 5-1-1978): Quân Pôn Pốt mở các cuộc tiến công quy mô lớn sang lãnh thổ Việt Nam; cùng với tổ chức lực lượng vũ trang đánh lui quân địch, Đảng, Nhà nước ta tiếp tục nỗ lực ngoại giao nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình
Giai đoạn 2 (từ ngày 6-1-1978 đến ngày 7-1-1979): Tập đoàn ********* Pôn Pốt tiến hành xâm lược trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, Quân tình nguyện Việt Nam mở cuộc tổng phản công và cùng quân dân Campuchia tiến công đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Ngày 7-1-1979, sau 2 ngày tổng công kích, thủ đô Phnôm Pênh hoàn toàn được giải phóng. Ngày 8-1-1979, Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia được thành lập ra tuyên bố: Xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng của tập toàn Pôn Pốt, thành lập chế độ Cộng hòa nhân dân Campuchia. Việt Nam cùng nhiều nước đã công nhận Nhà nước Campuchia.
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam năm 1979 là 1 trong 23 cuộc chiến lớn trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, chính nghĩa và tất thắng.

https://images.hcmcpv.org.vn/Uploads/File/270220198B9269DD/TTTT T1 sua moi 2-1.pdf
http://baoquankhu5.vn/chien-tranh-bien-gioi-tay-nam-la-cuoc-chien-ve-quoc-lon-cua-dan-toc/
thích gói gọn Tây Nam trong 79 thì đừng thắc mắc gói gọn phía Bắc trong 79. Còn cố tình ko hiểu thì thôi hết thuốc
 

khausao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800200
Ngày cấp bằng
13/12/21
Số km
932
Động cơ
25,034 Mã lực
thích gói gọn Tây Nam trong 79 thì đừng thắc mắc gói gọn phía Bắc trong 79. Còn cố tình ko hiểu thì thôi hết thuốc
Chiến tranh Tây Nam 77-79 chống Cam xâm lược.
Chiến tranh chống Tàu xâm lược. 1979-1991.

Tháng 2/1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công vào biên giới sáu tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều, đánh bại "chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại" của quân Trung Quốc, buộc họ phải rút khỏi Việt Nam vào ngày 18/3.
Dù Trung Quốc rút quân, nhưng trong thư gửi chiến sĩ, đồng bào các tỉnh biên giới quân khu 2, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng lúc bấy giờ nhấn mạnh: "chiến sĩ đồng bào cần nêu cao cảnh giác, vì kẻ địch còn ngoan cố và tiếp tục gây thêm nhiều tội ác mới. Cần tăng cường đoàn kết các dân tộc anh em, đoàn kết quân dân, đoàn kết phía trước và phía sau, thực hiện tốt hơn nữa cuộc vận động “phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu” của các lực lượng vũ trang nhân dân".
Đúng như lời dự đoán, Trung Quốc không hoàn toàn rút quân mà vẫn duy trì lực lượng ở biên giới và lãnh thổ Việt Nam khiến cho chiến sự tiếp diễn suốt 10 năm sau đó.

Thị xã Hà Giang đầu năm 1984, đường phố hối hả với đủ loại xe vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược… lên trận địa. Thanh niên các phường, xã hăng say luyện tập bên sườn núi. Hầm trú ẩn được xây dựng khắp nơi, từ trường học đến xí nghiệp, khu chợ. Học sinh nườm nượp đến đơn vị dân quân tự vệ đăng ký lên đường chiến đấu, phục vụ chiến trường biên giới.

Từ tháng 4/1984, súng nổ không ngừng ở biên giới Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang). Trung Quốc dùng cả bộ binh và pháo binh, tấn công chiếm một số điểm cao ở vùng núi Hà Tuyên. Lúc này, Hà Tuyên chia làm hai tuyến, tuyến trước là vùng chiến sự trong phạm vi tấn công lấn chiếm của Trung Quốc, trong tầm phá hoại của pháo binh, còn tuyến sau là những vùng tương đối ổn định phục vụ tuyến trước.

Lấn chiếm biên giới tại mặt trận Thanh Thuỷ, Vị Xuyên là một phần cuộc chiến tranh phá hoại mà Trung Quốc tiến hành từ sau thất bại của cuộc chiến xâm lược quy mô lớn trên các tỉnh biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Đây là một dạng chiến tranh đặc biệt về phương thức tác chiến, vũ khí sử dụng, thời gian và không gian.

Trên hướng quân khu 2 mà trọng tâm là Vị Xuyên, Thanh Thuỷ, Trung Quốc tập trung một lực lượng binh, hoả lực lớn gồm 4 tập đoàn quân, 4 quân đoàn độc lập thuộc 8 đại quân khu: Côn Minh, Thành Đô, Nam Kinh, để lần lượt thay phiên tiến công lấn chiếm vùng biên.

Trung Quốc vừa dùng máy bay, thám báo, biệt kích luồn sâu sang đất Việt Nam nắm tình hình, vừa kết hợp bắn cấp tập pháo cối, chế áp các điểm cao, trục đường giao thông và lực lượng bộ binh tấn công lấn chiếm đất ta. Cách đánh của chúng không theo quy luật, không kể ngày đêm, tập trung mật độ lớn với mức độ huỷ diệt vào những khu vực trọng điểm như đồi Đài, Cô Ích, cao điểm 685, Cót Ép, khu 4 hầm. Số lượng đạn, pháo cối địch sử dụng trung bình mỗi ngày từ 10.000 đến 20.000 quả. Có ngày tới trên 65.000 quả (7/1/1987).

Phút nghỉ ngơi hiếm hoi sau trận chiến tại mặt trận Vị Xuyên tháng 7-1984. Ảnh: MINH ĐIỀN

Phút nghỉ ngơi hiếm hoi sau trận chiến tại mặt trận Vị Xuyên tháng 7/1984. Ảnh: Người lao động.

Trong hơn 5 năm (1984-1989), số lượng pháo Trung Quốc bắn vào Hà Tuyên là trên 2 triệu quả, trong đó 60% là đạn cối. Phạm vi địch bắn phá tập trung vào hai xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ trong khoảng diện tích 20 km2. Thị xã Hà Giang cách biên giới Thanh Thuỷ 20 km không bị bắn phá nên sinh hoạt vẫn diễn ra trong không khí thời bình.

Với cách đánh có chuẩn bị, Trung Quốc kết hợp tấn công chính diện với bao vây vu hồi, tiến công liên tục bằng nhiều thế đội, trung bình 3-5 lần mỗi ngày, thay phiên chiến đấu, thực hành chiến thuật lấn đẩy với lực lượng từ cấp đại đội đến sư đoàn trên các điểm tựa ở Thanh Thuỷ và Tây Sông Lô.

Từ ngày 2/4 đến 27/4/1984, Trung Quốc bắn pháo liên tục vào các trận địa phòng ngự của ta trên toàn tuyến biên giới. Ngày 28/4, Trung Quốc dùng lực lượng bộ binh đánh chiếm điểm cao 1509, 1030, 772. Năm 1984 ngoài 23 vụ khiêu khích trên toàn tuyến, địch tổ chức 3 đợt tấn công quy mô từ cấp đại đội, tiểu đoàn đến trung đoàn, lấn sâu vào đất ta 500-2.000 m.

Năm 1985 với 7 đợt tiến công lớn, Trung Quốc chiếm các cao điểm có vị trí quan trọng ở Thanh Thuỷ, Vị Xuyên như 1509, 685, 1100, 900, bình độ 300, 400, đồi Chuối, đồi Đài, Cô Ích, A6.

Bên cạnh tấn công bằng bộ binh, Trung Quốc sử dụng pháo cối bắn phá các điểm tựa và trục đường vận chuyển của Việt Nam.

Giành lại cao điểm

Để đối phó với âm mưu của Trung Quốc, Việt Nam tập hợp một lực lượng lớn gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Lực lượng vũ trang đóng ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc khoảng 30 vạn người. Riêng Vị Xuyên - hướng trọng điểm thường xuyên có 3 trung đoàn bộ binh và 2-3 sư đoàn.

Cuối tháng 6/1984, Việt Nam quyết định phản công. Trong trận chiến giành lại cao điểm 772, sư đoàn 356 đã tổ chức hàng chục đợt tấn công dưới sức ép hỏa lực địch từ trên xuống.

Trong năm năm, tỷ lệ thương vong hỏa tuyến cao nhất là sư đoàn 313. Ở sư đoàn này, trung bình mỗi ngày có 3 thương binh, ngày cao nhất là 23 thương binh. Trên toàn mặt trận Vị Xuyên, ngày cao nhất có 820 người bị thương (12/7/1984), trong đó chỉ riêng sư đoàn 356 đã có khoảng 600 người hy sinh. Năm 1989, sư 356 giải thể.

Do Trung Quốc khống chế các tuyến đường bộ nên quá trình vận chuyển thương binh ở hỏa tuyến rất khó khăn. Bộ đội vận tải phải qua vách đá, đèo dốc, nhiều chỗ phải trườn bò, dùng tời đưa thương binh xuống từng vách đá. Tỷ lệ thương vong của bộ đội vận tải tải thương chiếm 30% tổng số thương binh.

Việt Nam cũng 7 lần thay phiên chiến đấu cấp trung đoàn, sư đoàn. Thời gian mỗi đơn vị chiến đấu phòng ngự tại mặt trận Thanh Thuỷ, Vị Xuyên trung bình là 6-9 tháng (trước đó, cuộc chiến phòng ngự ở Thành cổ Quảng trị chỉ 82 ngày đêm, chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum 179 ngày). Hình thức chiến đấu của sư đoàn chủ yếu là phòng ngự, giữ từng mỏm đá, ngọn đồi và các điểm cao.

Mặt trận Vị Xuyên - Thanh Thuỷ được xác định là vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống lấn chiếm biên giới phía Bắc 1984-1989. Trong vòng 4 tháng (4/1984 - 8/1984), Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 7.500 quân Trung Quốc. Tuy vậy, đến nay chưa có tài liệu chính thức nào công bố tổng số người thương vong của hai phía. Cuộc chiến dù quy mô không lớn nhưng rất quyết liệt, căng thẳng và đau thương, như nhà thơ Lê Vân từng khắc khoải: Giặc Trung Quốc đánh Hà Tuyên/ Sông Nho Quế gầm lên bão sóng/ Súng trả lời với súng/ Xác quân thù chồng chất biên cương.


 
Chỉnh sửa cuối:

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,610
Động cơ
328,258 Mã lực
Tóm tắt diễn biến cuộc chiến tranh biên giới Tây-Nam:
Cuộc chiến tranh diễn ra theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (từ ngày 30-4-1977 đến ngày 5-1-1978): Quân Pôn Pốt mở các cuộc tiến công quy mô lớn sang lãnh thổ Việt Nam; cùng với tổ chức lực lượng vũ trang đánh lui quân địch, Đảng, Nhà nước ta tiếp tục nỗ lực ngoại giao nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình
Giai đoạn 2 (từ ngày 6-1-1978 đến ngày 7-1-1979): Tập đoàn ********* Pôn Pốt tiến hành xâm lược trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, Quân tình nguyện Việt Nam mở cuộc tổng phản công và cùng quân dân Campuchia tiến công đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Ngày 7-1-1979, sau 2 ngày tổng công kích, thủ đô Phnôm Pênh hoàn toàn được giải phóng. Ngày 8-1-1979, Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia được thành lập ra tuyên bố: Xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng của tập toàn Pôn Pốt, thành lập chế độ Cộng hòa nhân dân Campuchia. Việt Nam cùng nhiều nước đã công nhận Nhà nước Campuchia.
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam năm 1979 là 1 trong 23 cuộc chiến lớn trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, chính nghĩa và tất thắng.

https://images.hcmcpv.org.vn/Uploads/File/270220198B9269DD/TTTT T1 sua moi 2-1.pdf
http://baoquankhu5.vn/chien-tranh-bien-gioi-tay-nam-la-cuoc-chien-ve-quoc-lon-cua-dan-toc/
Đấy là gải phóng thủ đo và thành lập nhà nước CPC thôi, còn đánh nhay dai dẳng đến tận 89 mới là chính thức chấm dứt cụ nhé.
Thậm trí còn có "tin đồn" là nhà ta rút về, nhưng vẫn phải có 1 bộ phận âm thầm quay lại đánh trên danh nghĩa bộ dội Cam nhé.
 

khausao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800200
Ngày cấp bằng
13/12/21
Số km
932
Động cơ
25,034 Mã lực
chiến tranh Tây Nam đánh ở Cam đến 89 nhé ;) . Thích lập lờ gì ở đây
Chiến tranh Tây-Nam chống CPC xâm lược VN từ 1977-1/1979 (Chế độ Pol Pot sụp đổ).
Từ 1/1979 là chiến tranh của chính quyền CHND CPC tiễu trừ bọn thổ phỉ Khơ Me đỏ trên lãnh thổ CPC, VN chỉ tham gia với tư cách quân tình nguyện quốc tế giúp CP CHND Cam bu chia, ko nhập nhèm dc :)

Tóm tắt diễn biến cuộc chiến tranh biên giới Tây-Nam:
Cuộc chiến tranh diễn ra theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (từ ngày 30-4-1977 đến ngày 5-1-1978): Quân Pôn Pốt mở các cuộc tiến công quy mô lớn sang lãnh thổ Việt Nam; cùng với tổ chức lực lượng vũ trang đánh lui quân địch, Đảng, Nhà nước ta tiếp tục nỗ lực ngoại giao nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình
Giai đoạn 2 (từ ngày 6-1-1978 đến ngày 7-1-1979): Tập đoàn ********* Pôn Pốt tiến hành xâm lược trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, Quân tình nguyện Việt Nam mở cuộc tổng phản công và cùng quân dân Campuchia tiến công đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Ngày 7-1-1979, sau 2 ngày tổng công kích, thủ đô Phnôm Pênh hoàn toàn được giải phóng. Ngày 8-1-1979, Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia được thành lập ra tuyên bố: Xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng của tập toàn Pôn Pốt, thành lập chế độ Cộng hòa nhân dân Campuchia. Việt Nam cùng nhiều nước đã công nhận Nhà nước Campuchia.

https://images.hcmcpv.org.vn/Uploads/File/270220198B9269DD/TTTT T1 sua moi 2-1.pdf
http://baoquankhu5.vn/chien-tranh-bien-gioi-tay-nam-la-cuoc-chien-ve-quoc-lon-cua-dan-toc/
 

khausao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800200
Ngày cấp bằng
13/12/21
Số km
932
Động cơ
25,034 Mã lực
Đấy là gải phóng thủ đo và thành lập nhà nước CPC thôi, còn đánh nhay dai dẳng đến tận 89 mới là chính thức chấm dứt cụ nhé.
Thậm trí còn có "tin đồn" là nhà ta rút về, nhưng vẫn phải có 1 bộ phận âm thầm quay lại đánh trên danh nghĩa bộ dội Cam nhé.
Chiến tranh Tây-Nam chống CPC xâm lược VN từ 1977-1/1979 (Chế độ Pol Pot sụp đổ).
Từ 1/1979 là chiến tranh của chính quyền CHND CPC tiễu trừ bọn thổ phỉ Khơ Me đỏ trên lãnh thổ CPC, VN chỉ tham gia với tư cách quân tình nguyện quốc tế giúp CP CHND Cam bu chia, ko nhập nhèm dc :)

PS: "Tin đồn" nhằm bôi nhọ VN thực hiện nghĩa vụ quốc tế trên nước bạn.
 

khausao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800200
Ngày cấp bằng
13/12/21
Số km
932
Động cơ
25,034 Mã lực
Mặt trận Vị Xuyên: Chuyện chưa biết về ngày 12/7/1984
24/07/2016 18:29


Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, Vị Xuyên - Hà Giang là một trong những mặt trận khốc liệt nhất, với sự tập trung quân lực, hỏa lực lớn của quân Trung Quốc. Các chiến sỹ thuộc 9 sư đoàn chủ lực của QĐND Việt Nam đã kiên cường chiến đấu, hàng ngàn người trong số họ đã ngã xuống.
Tổ quốc, nhân dân không bao giờ quên các anh.

32 năm trước, ngày 12/7/1984 là ngày diễn ra trận chiến khốc liệt nhất tại mặt trận biên giới Hà Giang với bí danh MB84. Cũng từ đó, 12/7 trở thành ngày giỗ trận của Sư đoàn 356, khi chỉ trong 1 ngày, 600 chiến sĩ hy sinh.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 2 là Trưởng ban liên lạc. Trung tướng Đặng Quân Thụy, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội, nguyên Tư lệnh Quân khu 2 làm Chủ tịch danh dự.

Lần đầu tiên, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 2, người trực tiếp chỉ huy chiến dịch công bố những con số: Hơn 4.000 chiến sĩ hy sinh bảo vệ biên giới Vị Xuyên thuộc 9 sư đoàn chủ lực; hơn 9.000 thương - bệnh binh cùng nhiều đơn vị bộ đội trực tiếp tham chiến, đẩy lùi sự xâm lấn của quân Trung Quốc.

Tháng 2/1979, hơn 60 vạn quân Trung Quốc xâm lấn biên giới Việt Nam, có nơi vào sâu trong đất liền tới 50km, phá hoại và san bằng thị xã Lào Cai, Cao Bằng, một phần thị xã Lạng Sơn cùng nhiều làng mạc.

Trong cuộc chiến đó, từ tháng 4/1984 đến 5/1989, Trung Quốc lần lượt đưa hơn 50 vạn quân của 8 trong 10 đại quân khu tiến công toàn diện biên giới Hà Giang, tập trung vào huyện Vị Xuyên với âm mưu vẽ lại đường biên giới tới phía bắc suối Thanh Thủy.

Để giữ vững biên cương, 9 sư đoàn chủ lực cùng nhiều trung đoàn, tiểu đoàn trực tiếp tham chiến tại mặt trận Vị Xuyên.

Những trận đánh giữ đất của bộ đội Việt Nam diễn ra vô cùng quyết liệt trên các cao điểm 1509, 1100, 772, 685, Đồi Đài, Cô Ích, Bốn Hầm… Có những cao điểm bị bạt đi hơn 3m vì đạn pháo, ác liệt đến mức được gọi là "lò vôi thế kỷ". Quân dân Việt Nam đã tiêu diệt và làm bị thương hàng vạn quân Trung Quốc, buộc quân Trung Quốc phải rút quân về bên kia biên giới.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, hiện vẫn còn hơn 2.000 liệt sĩ nằm rải rác khắp chiến trường Vị Xuyên chưa quy tập được hài cốt, nhiều mộ liệt sĩ chưa có tên trong nghĩa trang, hàng ngàn ha đồi núi đến nay vẫn còn vật liệu nổ làm ảnh hưởng đến cuộc sống nhân dân.

heo tư liệu lịch sử, tháng 2/1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công vào biên giới 6 tỉnh phía Bắc. Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới đã dựa vào chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều, đánh bại "chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại" của quân Trung Quốc, buộc họ phải rút khỏi Việt Nam vào ngày 18/3.

Những người lính tuổi 18, 20 tham gia mặt trận Vị Xuyên. Ảnh tư liệu
Nhưng, Trung Quốc không hoàn toàn rút quân mà vẫn duy trì lực lượng ở biên giới và lãnh thổ Việt Nam khiến cho chiến sự tiếp diễn suốt 10 năm sau đó.

Từ tháng 4/1984, súng nổ không ngừng ở biên giới Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang). Trung Quốc huy động bộ binh, pháo binh, tấn công chiếm một số điểm cao ở vùng núi Hà Tuyên.

Hà Tuyên chia làm hai tuyến, tuyến trước là vùng chiến sự trong phạm vi tấn công lấn chiếm của Trung Quốc, trong tầm phá hoại của pháo binh, còn tuyến sau là những vùng tương đối ổn định phục vụ tuyến trước.

Lấn chiếm biên giới tại mặt trận Thanh Thuỷ, Vị Xuyên là một phần cuộc chiến tranh phá hoại mà Trung Quốc tiến hành từ sau thất bại của cuộc chiến xâm lược quy mô lớn trên các tỉnh biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Đây là một dạng chiến tranh đặc biệt về phương thức tác chiến, vũ khí sử dụng, thời gian và không gian.

Trên hướng quân khu 2 mà trọng tâm là Vị Xuyên, Thanh Thuỷ, Trung Quốc tập trung một lực lượng binh, hoả lực lớn gồm 4 tập đoàn quân, 4 quân đoàn độc lập thuộc 8 đại quân khu: Côn Minh, Thành Đô, Nam Kinh, để lần lượt thay phiên tiến công lấn chiếm vùng biên.

Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên
Trung Quốc vừa dùng máy bay, thám báo, biệt kích luồn sâu sang đất Việt Nam nắm tình hình, vừa kết hợp bắn cấp tập pháo cối, chế áp các điểm cao, trục đường giao thông và lực lượng bộ binh tấn công lấn chiếm đất ta. Cách đánh của chúng không theo quy luật, không kể ngày đêm, tập trung mật độ lớn với mức độ huỷ diệt vào những khu vực trọng điểm như đồi Đài, Cô Ích, cao điểm 685, Cót Ép, khu 4 hầm. Số lượng đạn, pháo cối địch sử dụng trung bình mỗi ngày từ 10.000 đến 20.000 quả. Có ngày tới trên 65.000 quả (7/1/1987).

Trong hơn 5 năm (1984-1989), Trung Quốc bắn vào Hà Tuyên trên 2 triệu quả pháo, trong đó 60% là đạn cối. Phạm vi địch bắn phá tập trung vào hai xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ trong khoảng diện tích 20km2.

Để đối phó với âm mưu của Trung Quốc, Việt Nam tập hợp một lực lượng lớn gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Lực lượng vũ trang đóng ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc khoảng 30 vạn người. Riêng Vị Xuyên - hướng trọng điểm thường xuyên có 3 trung đoàn bộ binh và 2-3 sư đoàn.

Cuối tháng 6/1984, Việt Nam quyết định phản công. Trong trận chiến giành lại cao điểm 772, Sư đoàn 356 đã tổ chức hàng chục đợt tấn công dưới sức ép hỏa lực địch từ trên xuống.

Mặt trận Vị Xuyên - Thanh Thuỷ được xác định là vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống lấn chiếm biên giới phía Bắc 1984-1989. Trong vòng 4 tháng (4/1984 - 8/1984), Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 7.500 quân Trung Quốc.

Theo Vietnamnet.vn
 

khausao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800200
Ngày cấp bằng
13/12/21
Số km
932
Động cơ
25,034 Mã lực
“Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc bắt đầu từ ngày 17/2/1979 thực chất đã kéo dài trong 10 năm, riêng Mặt trận Vị Xuyên kéo dài trong 5 năm”
-
Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy đã bắt đầu câu chuyện của mình như vậy khi hồi tưởng lại những năm tháng chiến đấu ở Mặt trận Vị Xuyên trong vai trò Tham mưu trưởng. Nếu như ở lần thứ nhất, Trung Quốc đưa 60 vạn quân vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam từ ngày 17/2/1979, kết thúc ngày 18/3 thì 5 năm sau đó, bắt đầu từ ngày 28/4/1984, Trung Quốc lần lượt huy động hơn 50 vạn quân lấn chiếm biên giới Vị Xuyên (tỉnh Hà Tuyên cũ, nay là Hà Giang).
Vị Xuyên – chiến trường ác liệt nhất
Theo lời kể của Tướng Nguyễn Đức Huy, biên giới Việt Nam- Trung Quốc sau sự kiện tháng 2/1979 vẫn luôn căng thẳng. Dù hoàn thành việc rút quân khỏi Việt Nam ngày 18/3/1979, Trung Quốc vẫn duy trì 12 sư đoàn và hàng chục trung đoàn độc lập áp sát biên giới Việt Nam, thường xuyên gây căng thẳng, tiếp tục lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam ở mọi quy mô, thực hiện kiểu “chiến tranh phá hoại nhiều mặt”.
Đặc biệt nghiêm trọng là rạng sáng ngày 28/4/1984, Trung Quốc lại mở cuộc tấn công lấn chiếm biên giới Việt Nam lần thứ 2, huy động 4 sư đoàn bộ binh dưới sự chi viện ác liệt của pháo binh tấn công đánh chiếm các cao điểm 1509, 772, 266…5 năm sau đó, Trung Quốc lần lượt huy động 50 vạn quân với hơn 20 sư đoàn bộ binh, hơn 400 khẩu pháo lớn các loại, trên 1000 xe cơ giới.
Lần này, Trung Quốc không tấn công trên diện rộng mà tập trung tấn công, lấn chiếm một phần đất ở khu vực biên giới Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang và Tuyên Quang) với khoảng 20km chiều dài và 5 km chiều sâu, nghĩa là nếu mất Vị Xuyên thì biên giới của chúng ta sẽ lùi sâu vào 5km.

Vị tướng già bùi ngùi: “Cuộc chiến đã lùi xa, người còn, người mất nhưng trong thâm tâm, ai cũng tâm niệm một điều là còn nhiều việc chưa làm được. Nhiều người đến nay vẫn chưa hiểu rõ về Mặt trận Vị Xuyên và những tháng ngày chiến đấu ác liệt ở chiến trường này”

VOV.VN - "Con em chúng ta cần biết và có quyền biết lịch sử, biết những gì mà cha ông đã làm, để tự hào và tiếp nối truyền thống yêu nước".


 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top