[Funland] Phim "Đào, Phở và Piano"

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,791
Động cơ
460,643 Mã lực
Cụ hãy đọc kỹ còm trước khi quote, còm e ko hề đả động gì đến hình ảnh các cụ ông nhé.
Thời Pháp nam nhân Hà Nội mặc complet đeo cà vạt hoặc quần soóc lửng cưỡi Renault, Simca, Peugeot, Citroen ... tham gia/ ko tham gia ctq là chuyện bình thường nhé (trừ chuyện chiến sĩ cảm tử mặt đánh bự phấn tô vẽ lông mày như hát tuồng :)) )
Nếu cho 1 nhân vật thiếu nữ Hà Thành pre54 áo cưới đỏ chót miệng cười thớ lợ, 2 tay quoắp chặt chú rể là "ước lệ" thì đừng gọi đó là phim lịch sử nữa,
Em nói nam nhân là vd về sự ước lệ, chứ còn về trang phục cụ thích tả thực thay vì ước lệ thì em cũng nói luôn là cô gái sao có đủ quần áo lượt là chỉ trong 1 ngày mà thay 3-4 bộ được. Cụ cứ hiểu một thứ gọi là “hợp tình nhưng không hợp lý” là được. Miễn là nó không gây nghi ngờ về ý đồ phục trang như phim đất rừng phương nam là được.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,014
Động cơ
523,923 Mã lực
Không chỉ lòe loẹt mà còn sai cách (cô dâu HN thời Pháp ko mặc áo dài màu đỏ chót như các cô dâu bên Tàu hoặc ở Đàng trong).
Mà cử chỉ dáng điệu của thiếu nữ HN như trong cảnh phim vào thời điểm đó được coi là thiếu sự đoan trang, khiêm cung cần có vs 1 thiếu nữ con nhà gia giáo, dù là trong bối cảnh chiến sự:
- Mặc áo cưới đỏ chót cười mỉm ngạo nghễ (tôi chưa từng thấy 1 ảnh cưới HN nào thời đó mà cô dâu nét mặt có chút tươi vui chứ đừng nói là cười mỉm).
- Trong thời điểm hôn lễ đứng trước người ngoài mà cô dâu quắp cả 2 tay vào tay chú rể + đứng dính vào người chú rể: cử chỉ này thời đó (thậm chí cả thời nay với 1 số ít gia đình HN giữ truyền thống lễ giáo xưa) sẽ dc coi là "hạng gái lẳng lơ, lăng loàn, thiếu giáo dục".
Có thể nhiều cụ trẻ sẽ thấy điều đó là "quá đáng" nhưng đó là thực tế, đến cả thời 197x-198x, vs những gia đình gia giáo ở Hà Nội, thanh niên nam nữ khi yêu nhau trước hôn nhân hiếm khi có cử chỉ cầm tay nhau (hoặc các sự gần gũi về cơ thể khác) trước mặt người khác cả trong gia đình lẫn nơi công cộng.
Cô dâu trong đám cưới không được cười? Cười chứ nhỉ. Cô dâu chú rể không được có cử chỉ gần gũi nhau? Có chứ nhỉ
Ảnh đám cưới 2 thành viên của Trung đoàn Thủ đô.
Cô dâu ôm bó hoa cuoi lay dơn, đứng sát chú rể, cả hai đều cười rất tươi.
1000006767.jpg

Chiến sỹ , dân quân Hà Nôi tại Pháp Vân.
1000006768.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

AcidS

Xe điện
Biển số
OF-165369
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
4,545
Động cơ
477,169 Mã lực
Cô dâu trong đám cưới không được cười? Cười chứ nhỉ. Cô dâu chú rể không được có cử chỉ gần gũi nhau? Có chứ nhỉ
Ảnh đám cưới 2 thành viên của Trung đoàn Thủ đô.
Cô dâu ôm bó hoa cuoi lay dơn, đứng sát chú rể, cả hai đều cười rất tươi.
1000006767.jpg

Chiến sỹ , dân quân Hà Nôi tại Pháp Vân.
1000006768.jpg
Nợ vodka cụ nhé
 

haiyen1012

Xe điện
Biển số
OF-586932
Ngày cấp bằng
26/8/18
Số km
3,463
Động cơ
256,988 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không chỉ lòe loẹt mà còn sai cách (cô dâu HN thời Pháp ko mặc áo dài màu đỏ cờ đỏ chót như các cô dâu bên Tàu hoặc ở Đàng trong).
Mà cử chỉ dáng điệu của thiếu nữ HN như trong cảnh phim vào thời điểm đó được coi là thiếu sự đoan trang, khiêm cung cần có vs 1 thiếu nữ Hà Thành trong hôn lễ dù là trong bối cảnh chiến sự:
- Mặc áo cưới đỏ chót cười mỉm ngạo nghễ (tôi chưa từng thấy 1 ảnh cưới HN nào thời đó mà cô dâu nét mặt có chút tươi vui chứ đừng nói là cười mỉm).
- Trong thời điểm hôn lễ đứng trước người ngoài mà cô dâu quắp cả 2 tay vào tay chú rể + đứng dính vào người chú rể: cử chỉ này thời đó (thậm chí cả thời nay với 1 số ít gia đình HN giữ truyền thống lễ giáo xưa) sẽ dc coi là "hạng gái lẳng lơ, thiếu giáo dục".
Có thể nhiều cụ trẻ sẽ thấy điều đó là "quá đáng" nhưng đó là thực tế, đến cả thời 197x-198x, vs những gia đình nề nếp ở Hà Nội, thanh niên nam nữ khi yêu nhau trước hôn nhân hiếm khi có cử chỉ cầm tay nhau (hoặc các sự gần gũi về cơ thể khác) trước mặt người khác cả trong gia đình lẫn nơi công cộng.
Cụ có vẻ hơi luyên thuyên. Vậy thì để em giải thích cho cụ từng điểm mà cụ đang bới móc nhé:
1. Đỏ Cờ hay đỏ Hỷ: cụ có biết rằng sắc độ của màu sắc dưới mỗi điều kiện ánh sáng khác nhau sẽ có sự sai khác, màu đỏ dưới ánh sáng đèn dây tóc, đèn neon hay ánh sáng ban ngày nó không thể giống hệt nhau, và hơn thế nữa ở thời đại công nghệ ngày nay thì màu sắc hiển thì trên mỗi màn hình thiết bị như Laptop, TV, Điện thoại nó khác nhau lắm, màn hình ngày nay có công nghệ IPS LCD, OLED, AMOLED... với độ bao phủ màu đạt bao nhiêu % sRGB, Adobe RGB... cụ có chắc màn hình cụ đang xem hiển thị màu chuẩn so với mắt cụ nhìn ở ngoài đời không? Em có chơi 1 chút về ảnh, đã từng kéo màu bằng Lightroom trên màn hình Laptop thì nó là màu đỏ Cà Rốt nhưng sang màn hình điện thoại thì nó thành màu đỏ Cà Chua hay Gấc cơ cụ ạ :)). Tiếp tục, cô gái trong phim đâu có biết trước đám cưới sẽ diễn ra để mà chuẩn bị 1 cái áo dài đúng chuẩn của đám cưới. Cô gái này là tiểu thư sẽ có vài bộ áo dài trong hành lý khi di tản, lễ thành hôn đến bất ngờ trên chiến lũy thì đâu có thể mua hay may áo dài cưới chuẩn được mà chỉ có thể chọn 1 cái màu đỏ trong những cái áo có sẵn của mình cho phù hợp thôi.
2. Cô gái mỉm cười trong khi làm lễ thành hôn: Cụ có phân biệt được đâu là khung hình cắt ra từ bộ phim và đâu là ảnh hậu trường ko? Cụ ko thấy bên tay trái bức ảnh có anh nhân viên đoàn phim mặc áo phông đội mũ lưỡi trai à? Hình ảnh này chụp lúc các diễn viên đang chuẩn bị chứ chưa thực sự vào đoạn diễn thì sao?
3. Cô gái đứng sát, khoác tay chàng trai: Cô gái bị thất lạc cha mẹ vượt qua bao hiểm nguy để về chiến lũy tìm người yêu, cô coi người yêu là chỗ dựa duy nhất và có lẽ đã coi đó là chồng của mình từ trước khi lễ thành hôn diễn ra rồi, một người con gái thể hiện niềm hạnh phúc của mình trong hoàn cảnh như vậy mà còn phải nghĩ đến những lễ nghi giáo điều nam nữ thụ thụ bất thân nữa hay sao?
Cụ ko xem phim thì cũng đừng nên bới móc những thứ vớ vẩn như vậy, chẳng khác gì mấy ông ở trên bảo tên phim không được dùng Piano mà phải dùng Dương Cầm hay Đào, Phở là những từ gợi đòn để tăng sự hiếu kỳ cho khán giả. Muốn bới thì đi xem đi, phim có nhiều sạn to hơn nếu quyết tâm muốn bới móc đấy :))
 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
524
Động cơ
271,929 Mã lực
Trích " Sống mãi với Thủ Đô " của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Tiếc là tác phẩm dở dang chưa được hoàn thành.

" Vũ Minh hùng hồn:

- Thì thiêu đốt kinh thành ra tro. Thành La Mã đẹp là thế mà thằng bạo chúa Néron còn đốt trong một trận điên cuồng kia mà. Huống chi là cái thành phố cổ lỗ này, xấu xí và bẩn thỉu, vá víu và lai căng, bé bằng cái hổng mũi, trơ trẽn như một con đĩ, cái thành phố đầy những cai Công, cai Mơ, những J. Dod, Kính què, những mụ cai Đen, những mụ Bé Tý, những Đốc Sao, những Trịnh Thục Oanh, những Cả Vê, Hai Cua, còn gì nữa cái thành phố ấy, thì để làm gì mà không đốt nó đi để mà xây dựng một cái mới.

Trần Văn cãi:

- Hà Nội có chín trăm năm lịch sử. Ông nên nhớ cái vinh quang của Thăng Long, Đông Đô. Nó còn lâu đời hơn cái Paris lộng lẫy kia.

- Vì Paris lộng lẫy nên thằng Pháp không đánh đã hàng. Hà Nội xấu xí cho nên ta đốt nó đi và cùng với nó đốt luôn cả thằng Pháp. Để xem dân tộc Pháp anh hùng hay dân tộc Việt Nam anh hùng. Vậy thì nâng cốc vì Tổ quốc, vì Cụ Hồ, vì thắng lợi, vì sự tàn phá của Hà Nội. Không nên để Hà Nội làm gì. Hà Nội xấu, Hà Nội ô nhục…

- Chúng ta không nên nói thế

- Xin lỗi ông, đau lòng đấy, nhưng là sự thật. Hà Nội xấu lắm. Hà Nội không có Acropole, không có Arc de triomphe, không có Saint Pierre. Hà Nội nhục lắm. Đến cả cái đền Bạch Mã Hàng Buồm, thờ ông thành hoàng của chúng ta, mà cái tượng Mã Viện vẫn còn sờ sờ, vẫn có người lễ bái. Phát khóc lên được.

- Ông bất công đấy, ông bạn ạ.

Trần Văn vừa nói vừa đứng lên. Anh đã say lắm, người lảo đảo, tay run run cầm cốc:

- Hà Nội không xấu đâu, ông ạ. Hà Nội thiếu lâu đài nhưng không thiếu cảnh. Các cụ ngày xưa chả nói Hà Nội là đất của năm núi, hai mươi tám đảo, của Thăng Long, đại bát cảnh đấy ư? Ở trên thế giới đâu có Hồ Gươm, Hồ Tây ở giữa thủ đô. Ở đâu có con sông nước đỏ chảy qua? Ta đừng trách Hà Nội mà trách những kẻ làm xấu, làm hại Hà Nội. Tháp Đại thắng tư thiên đời Lý, có trụ đá, có tượng đồng, cao hàng mấy chục trượng. Tượng thì thằng Tàu đem đúc súng để đánh lại Bình Định Vương, trụ đá thì thằng Tây phá đi để xây dựng cái nhà thờ ở phố Nhà Thờ bây giờ.

Thu Phong nói:
Các cụ còn nói Hà Nội có Rừng bàng Yên Thái, hàng vạn cây bàng trên một ngọn đồi thoai thoải bên Hồ Tây, mùa hè thì xanh mát, mùa thu thì rực đỏ, lại có Bến trúc Nghi Tàm, hàng vạn cây trúc thân vàng soi bóng xuống nước hồ biếc, những cảnh thần tiên ấy, mà ông cha ta thường đến nghỉ mát ngâm thơ, thì thằng Lê Chiêu Thống phá đi để triệt mả chúa Trịnh. Đền Kính Thiên rất đẹp, thằng Gia Long đem vào Huế, sợ để Hà Nội đẹp hơn kinh đô của nó. Nếu những cái đó còn thì Hà Nội sẽ đẹp biết mấy. Tiếc vô cùng. Thế rồi đến Pháp, nó hoàn toàn biến cái Hà Nội thành một đất thực dân. Hà Nội mất mát nhiều rồi. Nhưng ta đừng trách nó. Nó vẫn còn đẹp với những con người lịch sự của nó.

Thu Phong đứng khum khum người, nắm tay Trần Văn:

- Đúng. Rất dúng. Ông uống với tôi một cốc. Hà Nội là đất lịch sự, rất có gu, rất tế nhị, từ cái ăn, cái nói, cái cách cư xử, đến cách ăn mặc của một người phụ nữ thủ đô.

- Và Hà Nội cũng không nhục đâu, ông ạ. Nó có Đống Đa, có Đông Kinh Nghĩa Thục. Muốn hay không muốn, nó vẫn là Thủ đô toàn quốc. Ông bạn trước mặt tôi, nếu ông đồng ý, ta uống cạn cốc rượu này.

Vũ Minh đứng dậy trong khi mọi người chăm chú nhìn Trần Văn, gật gù nghe những chuyện mà họ chưa biết bao giờ. Vũ Minh nâng cốc:

- Ông nói hay lắm. Tôi chắc ông là một nhà khảo cứu mà lại thiết tha. Cái đất khốn khổ này cần chúng ta hiểu thêm để yêu thêm. Nhưng bây giờ thì làm thế nào? Những cái đẹp của Hà Nội mất rồi? Còn tiếc gì nữa? Phá đi làm lại? Đồng ý không? Xin nâng cốc. "
Lúc còn nhỏ em có đọc cả Sống mãi với Thủ đô của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và cuốn Hà Nội 60 ngày đêm khói lửa (em không nhớ tác giả). Theo góc nhìn nặng về lịch sử thì em thích Hà Nội 60 ngày đêm khói lửa hơn vì tác phẩm này viết theo dạng ký nên nó thật hơn, mặc dù vẫn phải viết theo văn phong tuyên truyền. Nó không theo góc nhìn và cảm xúc kiểu tư sản - tiểu tư sản thành thị như cụ Nguyễn Huy Tưởng. Mà đúng ra là khi ấy em còn nhỏ nên chưa hiểu lắm về chuyện của người lớn nên đọc Sống mãi với Thủ đô nó không vào, và lúc em còn bé thì Hà Nội khổ sở về mặt vật chất lắm nên càng khó mà thấy thích cái gì câu chữ lãng mạn, bay bổng quá.
 
Chỉnh sửa cuối:

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Không chỉ lòe loẹt mà còn sai cách (cô dâu HN thời Pháp ko mặc áo dài màu đỏ chót như các cô dâu bên Tàu hoặc ở Đàng trong).
Mà cử chỉ dáng điệu của thiếu nữ HN như trong cảnh phim vào thời điểm đó được coi là thiếu sự đoan trang, khiêm cung cần có vs 1 thiếu nữ con nhà gia giáo, dù là trong bối cảnh chiến sự:
- Mặc áo cưới đỏ chót cười mỉm ngạo nghễ (tôi chưa từng thấy 1 ảnh cưới HN nào thời đó mà cô dâu nét mặt có chút tươi vui chứ đừng nói là cười mỉm).
- Trong thời điểm hôn lễ đứng trước người ngoài mà cô dâu quắp cả 2 tay vào tay chú rể + đứng dính vào người chú rể: cử chỉ này thời đó (thậm chí cả thời nay với 1 số ít gia đình HN giữ truyền thống lễ giáo xưa) sẽ dc coi là "hạng gái lẳng lơ, lăng loàn, thiếu giáo dục".
Có thể nhiều cụ trẻ sẽ thấy điều đó là "quá đáng" nhưng đó là thực tế, đến cả thời 197x-198x, vs những gia đình gia giáo ở Hà Nội, thanh niên nam nữ khi yêu nhau trước hôn nhân hiếm khi có cử chỉ cầm tay nhau (hoặc các sự gần gũi về cơ thể khác) trước mặt người khác cả trong gia đình lẫn nơi công cộng.
Lảm nhảm phét lác, ra vẻ hiểu biết.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,014
Động cơ
523,923 Mã lực
Nữ chiến sỹ tại Hà Nôi 1946.
1000006770.jpg

Nữ quân y chụp ảnh cùng chiến sỹ tại Sơn Tây 1947.
1000006769.jpg
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,014
Động cơ
523,923 Mã lực
1. Đọc kỹ: Cô dâu đề cập là "thiếu nữ Hà Thành con nhà GIA GIÁO nhé".
2. Quote ảnh phải cung cấp link nguồn.
1. Có biết các chiến sỹ của Trung đoàn Thủ Đô thì gồm toàn người Hà Nội thanh lịch của 36 phố phường không ? 😀.
2. Ảnh nguồn Google nhé.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Bắt đầu hiểu ra vấn đề rồi đấy, về hỏi tiếp ôbcm nhé (nếu họ xuất xứ người Hà Nội pre54)
Thôi nói phét nói dối trợn mắt lên rồi thì lẳng lặng mà im đi. Trên kia là đám cưới năm 1936 của cụ Nguyễn Văn Huyên và bà Vi Kim Ngọc, tìm hiểu thân thế gia thế của họ đi rồi nói phét tiếp nhé.

Chả biết được tiêm nhiễm ở đâu ba cái thông tin nhảm mang ra khè thiên hạ :))
 

dannongthon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-326965
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
1,402
Động cơ
264,616 Mã lực
Không dìm một bộ phim nhưng phải dìm những thành phần bơm thổi lùa gà
Lùa gà để được gì? Phim nhà nước! Không có đến cả chi phí phát hành! Không chia chi chi phí với rạp! Ai được lợi? Ai lùa gà?
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,014
Động cơ
523,923 Mã lực
Thôi nói phét nói dối trợn mắt lên rồi thì lẳng lặng mà im đi. Trên kia là đám cưới năm 1936 của cụ Nguyễn Văn Huyên và bà Vi Kim Ngọc, tìm hiểu thân thế gia thế của họ đi rồi nói phét tiếp nhé.

Chả biết được tiêm nhiễm ở đâu ba cái thông tin nhảm mang ra khè thiên hạ :))
Đúng vậy, em post thêm với cụ ảnh cưới " đời sống mới " năm.1946.
Cho hắn tắt loa rè hẳn đi.😀
1000006771.jpg
 

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,791
Động cơ
460,643 Mã lực
Lại nhớ cái nhà cổ ở đoạn trần hưng đạo đc phục dựng, mấy lão chê cái ô cửa cầu thang không đúng với lịch sử rồi show cái ảnh chụp năm 19xx gì đó bị người ta lật lại nói cái ô cửa hỏng bị thằng nào nó sửa sai với nguyên gốc kiến trúc chứ đúng cái khỉ gì.
Phim nghệ thuật nắn nó thành phim tài liệu, đã bẻ lại còn không nghiên cứu ra hồn.
 

dannongthon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-326965
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
1,402
Động cơ
264,616 Mã lực
thời đấy xem là quá đỉnh rồi. Giờ xem lại nhưng nó gắn với ký ức tuổi thơ nên các cụ già "dễ tính". Phim đấy giờ cho trẻ con xem nó chả xem đâu. Toàn người lớn xem hoặc bật tv để đấy thôi (thấy phim đấy thì không chuyển kênh).

kỹ xảo: ngày xưa thời 8x có phim Hoa ăn thịt người (Adrela chưa ăn bữa tối), phim của LX có lão quỷ Chéc-rơ-mo râu dài có phép thuật, phim Maika bay ... nhìn đã mê mẩn rồi. Giờ xem lại chắc buồn cười lắm
Cụ không phải dân Hn hoặc ít tuổi quá! Cuối những năm 80 các rạp ở HN chiếu Tây Du Ký như rạp Đống Đa! Em cũng xem Tây Du Ký lần đầu ở rạp Đống Đa!
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Đúng vậy, em post thêm với cụ ảnh cưới " đời sống mới " năm.1946.
Cho hắn tắt loa rè hẳn đi.😀
1000006771.jpg
Mà trên kia có cụ Hieumos thì phải, bảo là không cãi nhau với mấy ông đi bộ, xe đạp. Ngoài đời cũng chả ai cãi nhau với đứa trẻ sơ sinh cả. Em rút kinh nghiệm vậy :))
 

AcidS

Xe điện
Biển số
OF-165369
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
4,545
Động cơ
477,169 Mã lực
Đã phản biện và đang chờ cụ thể hiện sự uyên bác của mình :))
Bị hỏi cho tối tăm mặt mũi không trả lời được, bắt người ta phản biện nhưng chính mình đưa ra thông tin thì không có một dẫn chứng nào, chỉ mấy dòng chém gió.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,014
Động cơ
523,923 Mã lực
Lại huyên thuyên cãi lấy được rồi. Áo đỏ chỗ nào, cười thớ lợ chỗ nào, khoác tay khoác chân chỗ nào ;))

View attachment 8376684
Screenshot 2024-02-22 181943.jpg


Screenshot 2024-02-22 182330.jpg
Bảo Đại với Nam Phương bà vợ, cụ chuyển nguyên quán cả hai 1 từ Huế, 1 từ Gò Công, Nam Kỳ về Hà Nội? Chỉ để.chứng minh là người Hà Nội đám cưới phải yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu ? 😀 mà theo lý hiểu đời rởm cụa cụ, thì tại sao trong ảnh cưới bà Nam phương HH lại khi quân, vô lễ khi đi trước cả chồng không?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top