[Funland] Phiên dịch rất khệnh.....

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
19,850
Động cơ
544,800 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Chả làm em làm cty Nhật nên có mấy em phiên dịch. Em nghĩ họ cũng làm công ăn lương như mình thôi mỗi người mỗi nhiệm vụ trong cty> Nhưng em thấy họ rất khệnh nhiều lúc ức chế vãi. có lúc nhắn tin nó không thèm trả lời. Đang bực nên xả tý các cụ thông cảm. CCCM có ai dính kiểu này không?
Nó đang phải dịch, làm sao mà trả lời được? Phiên dịch cũng là công việc bình thường thôi, sao cụ cứ tự ti thế?
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Cụ làm em nhớ lại bản dịch thơ Tôi yêu em - Puskin của dịch giả Thuý Toàn
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai.
Đúng là dịch giả đã nâng tầm bài thơ lên một bước ah.

1/ Em không dám bảo hai câu trên là dở, nhưng em thấy câu 1 không phải là "tiếng Việt" mà là "Tây nói (viết) tiếng Việt"! :))
Theo em, nếu quyết giữ nguyên câu văn (thơ) này, thì nếu ghi ntn (hai câu thành một, và xuống dòng vì khổ thơ "bắt phải như vậy") sẽ "ổn" hơn: :D

Tôi yêu em đến nay chừng có thể
ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai.


2/ VÀ, với ý đó, em xin chuyển sang thơ lục bát ntn cho gần gũi hơn với tâm hồn cả người NN lẫn người VN:

Tình này, hẳn mãi chưa mờ,​
Tìm kia, vẫn chửa hững hờ lửa yêu.​
Đường đời chân bước liêu xiêu,​
Tay run, giọng yếu, quyết liều khôn(g) nguôi! :P
(Tay run, giọng yếu, quyết liều yêu em)
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Cảm ơn cụ. Người ta không cho em mời rượu cụ nữa, nhưng câu chuyện này cũng rất hay.

Em không hiểu nhiều về nghề dịch, tuy nhiên em có một câu hỏi, là dịch từ Kyoto sang Chỉ một lần thôi, người dịch có cần phải được sự đồng ý của tác giả không ạ? Vì em nghĩ, khi tác giả dùng từ KYOTO, họ có dụng ý riêng của họ, có thể truyện họ viết không đơn thuần phản ánh cuộc sống của cô gái kia mà còn muốn khái quát một cái gì đó chung hơn, cao hơn chẳng hạn.

Đây chỉ là câu hỏi của em thôi cụ nhé, chứ không phải em chê CHỈ MỘT LẦN THÔI không hay. Truyện CHỈ MỘT LẦN THÔI chắc chắn bán sẽ dễ hơn truyện KYOTO, đấy là với những người tò mò, hiếu kỳ, và chỉ thích trong truyện có một lần gì đó hay hay để xem như em 😀. Đôi khi việc dịch từ KYOTO sang CHỈ MỘT LẦN THÔI là còn do yêu cầu của NXB nữa ấy, đúng không cụ? Và nếu em là NXB, em còn yêu cầu dịch KYOTO thành một cụm từ chỉ cái cảm xúc “sướng nhất” của nàng trong cái một lần duy nhất ấy thì sách còn bán chạy nữa cụ ạ 😀.

Giống như các tên phim đang được dịch hiện nay ý cụ. Có những tên được dịch rất hay, nhưng có những tên bị thêm vào một vài từ câu khách, làm mất đi cái kín kẽ, huyền bí ban đầu của tên phim.

Những câu chuyện của cụ rất thú vị. Cụ tiếp tục chia sẻ nhé. Nếu cụ sợ làm loãng thớt này, cụ có thể mở thớt khác, em sẽ ủng hộ cụ.

1/ Bác không đọc kỹ nội dung em chia sẻ.
2/ Bác có lẽ còn quá "trẻ tuổi" (nên không biết lý do) hay "già tuổi đời mà non tuổi học" nên chửa tường kiến thức:


Bác xem kỹ hộ em:

.........................................
Trước 30/4/1975, ở Sài Gòn có một dịch giả tên H., ông là người chuyên dịch các tác phẩm tình cảm, đặc biệt là của Nhật Bản, từ Anh sang tiếng Việt.

Có một lần, ông dịch một cuốn tiểu thuyết của Nhật có tên tựa là KYOTO (Tây Kinh) .

Câu chuyện này (KYOTO), sau khi dịch xong, dịch giả đã không lấy (hay dịch) tên gốc (Tây Kinh) mà sửa tên tác phẩm thành: Chỉ một lần thôi !!! :x
.......................

Xin thưa, "Trước 30/4/1975, ở Sài Gòn" luật tác quyền nó hầu như chửa có, hay có mà không "áp dụng" ghê ghớm như ngày nay.
Thường khi dịch, người dịch chỉ đôi khi "qua lại" với tác giả dưới dạng pen friend và dịch lại.
Trước 1975, việc dịch luôn được các cơ quan văn hóa (Tham tán văn hóa ĐSQ) khuyến khích và tạo đều kiện cho các dich giả để trao đổi và giao lưu văn hóa!
 
Chỉnh sửa cuối:

NguyenBan360

Xe hơi
Biển số
OF-507025
Ngày cấp bằng
27/4/17
Số km
176
Động cơ
185,474 Mã lực
chưa tính đến công việc , trả lời tin nhắn còn tùy người nhận,
có người rep ngay...., có người họ còn suy nghĩ chán cả ngày mới rep.......... có người còn đếu thèm trả lời luôn.
cho nên cụ bực tý rồi kệ mịa nhà nó. Công việc thì gọi trực tiếp hoặc mail cho nhanh.:)
 

issie

Xe tải
Biển số
OF-353316
Ngày cấp bằng
2/2/15
Số km
367
Động cơ
266,535 Mã lực
1/ Bác không đọc kỹ nội dung em chia sẻ.
2/ Bác có lẽ còn quá "trẻ tuổi" (nên không biết lý do) hay "già tuổi đời mà non tuổi học" nên chửa tường kiến thức:


Bác xem kỹ hộ em:




Xin thưa, "Trước 30/4/1975, ở Sài Gòn" luật tác quyền nó hầu như chửa có, hay có mà không "áp dụng" ghê ghớm như ngày nay.
Thường khi dịch, người dịch chỉ đôi khi "qua lại" với tác giả dưới dạng pen friend và dịch lại.
Trước 1975, việc dịch luôn được các cơ quan văn hóa (Tham tán văn hóa ĐSQ) khuyến khích và tạo đều kiện cho các dich giả để trao đổi và giao lưu vân hóa!
Vâng, kính cụ ạ.

Em non tuổi học nên em không hiểu được CÂU TRUYỆN cũng như cách XỬ DỤNG từ rất có học của cụ ạ.
 

Racehorse206

Xe tăng
Biển số
OF-588341
Ngày cấp bằng
4/9/18
Số km
1,956
Động cơ
153,579 Mã lực
Chả làm em làm cty Nhật nên có mấy em phiên dịch. Em nghĩ họ cũng làm công ăn lương như mình thôi mỗi người mỗi nhiệm vụ trong cty> Nhưng em thấy họ rất khệnh nhiều lúc ức chế vãi. có lúc nhắn tin nó không thèm trả lời. Đang bực nên xả tý các cụ thông cảm. CCCM có ai dính kiểu này không?
Cụ tưởng mấy em đó chỉ làm phiên dịch không à,
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
chưa tính đến công việc , trả lời tin nhắn còn tùy người nhận,
có người rep ngay...., có người họ còn suy nghĩ chán cả ngày mới rep.......... có người còn đếu thèm trả lời luôn.
cho nên cụ bực tý rồi kệ mịa nhà nó. Công việc thì gọi trực tiếp hoặc mail cho nhanh.:)

Bác nói "phũ" quá nhất là mấy câu cuối! :((
Nhưng mà .......... chuẩn!!! :)) =D>
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Cụ làm em nhớ lại bản dịch thơ Tôi yêu em - Puskin của dịch giả Thuý Toàn
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai.
Đúng là dịch giả đã nâng tầm bài thơ lên một bước ah.

Và tiện thể, còn chút mực, em xin "gắn thêm cái đuôi" cho hai câu bác trích chia sẻ ntn: :D

Tôi yêu em đến nay chừng có thể
ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai.
Trời kia dầu mưa sớm nắng mai​
nhưng sẽ còn mãi chẳng phai nồng nàn.​
(Tình tôi thắm mãi chẳng hoài dối gian)
 
Chỉnh sửa cuối:

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
13,020
Động cơ
1,336,117 Mã lực
Chả nhẽ phải giả nhời tất cả tin nhắn àh, cái gì cần mới hồi đáp.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Vâng, kính cụ ạ.

Em non tuổi học nên em không hiểu được CÂU TRUYỆN cũng như cách XỬ DỤNG từ rất có học của cụ ạ.

1/ Cám ơn bác issie đã nhắc nhở "chỉnh lý". Em đã sửa lại lỗi sai chính tả này! ^:)^

BTW, em cũng xin qua đây, chia sẻ lại (em đã từng chia sẻ trước đây) căn nguyên, em viết đượccác còm dài trên OF:

Em không đánh máy/ gõ chữ (typing) khi viết "còm" vì nếu như vậy, thì lấy đâu ra giờ mà viết! :-?

Khi đọc một "còm", hay nội dung mà em thấy thú vị, hoặc cần trả lời. em sẽ mắt đọc và miệng trả lời. và "viết" bằng "máy đọc". sau đó em sẽ "hoàn thiện" lại (kiểm tra lỗi chính tả, cấu trúc câu, cách trình bày bài viết (thụt lề, lên xuống dòng, tô màu hay bôi đậm, chỗ cần lưu ý, ..... in nghiêng các nội dung không phải của mình (trích dẫn,...), thêm biểu tượng (Icon).... ), :D

Do đó với những bài dài việc sai sót chính tả là khó tránh khỏi, Mong các bác rộng lượng tha thứ khi đọc. ^:)^

Bản thân em, mặc dầu tiếng Việt không phải ngôn ngữ chính khi em cắp sách đi học, nhưng em tự hào là không bao giờ viết sai chính tả. [-X
Qua "còm" này em không đổ lỗi, mà chỉ cắt nghĩa nguyên do nếu có sai chính tả, trong các bài viết do lượng từ quá nhiều và không chỉnh sửa (edit) hết. :((

Em luôn trân trọng sự thông cảm và nhắc nhở của các bác khi em có sai sót. ^:)^ ^:)^


2/ In addition, em luôn viết xử dụng! (Các bác cứ tra Google tìm căn nguyên).

Với những bài viết quan trọng em sẽ ghi là "xử (sử) dụng" để tránh tranh cãi. Các bác có thể kiểm tra các bài trong số hơn 4.800 "còm' của em trong diễn đàn khi viết từ này để thấy rõ. :">


Với "còm" viết mang nội dung "tầm chương trích cú" bắt lỗi kiểu "vạch lá tìm sâu bới lông tìm vết" em rất vui và "cười khẩy" vào mặt người viết! :P
 
Chỉnh sửa cuối:

Phuclongchau

Xe điện
Biển số
OF-595217
Ngày cấp bằng
19/10/18
Số km
2,229
Động cơ
311,783 Mã lực
Em chỉ nhắn hỏi cv bình thường thôi chứ động chạm gì đâu.
Họ không được phép,người Nhật rất nguyên tắc và lại càng nguyên tắc hơn nếu Cty lớn,phiên dịch chỉ dịch ngoài ra kg đc phép liên hệ,phát ngôn....với đối tác,cụ nên hiểu điều này
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,301
Động cơ
173,027 Mã lực
Chả làm em làm cty Nhật nên có mấy em phiên dịch. Em nghĩ họ cũng làm công ăn lương như mình thôi mỗi người mỗi nhiệm vụ trong cty> Nhưng em thấy họ rất khệnh nhiều lúc ức chế vãi. có lúc nhắn tin nó không thèm trả lời. Đang bực nên xả tý các cụ thông cảm. CCCM có ai dính kiểu này không?
Em nghe nói mấy em phiên dịch tiếng Nhật tác phong rất jav, có lẽ cụ nên thử phang nhau với các em ý một vài trận. Phàm cái hội khệnh khạng thì có khi lại thích bị trói với quất mông.

Đấy là nói nghiêm túc, chứ còn nói vui thì thế này: cụ cũng đi làm công ăn lương như họ, nên chẳng có lẽ nào lại tạo áp lực cho nhau hay ôm chuyện bực bội vớ vẩn vào người cho mệt. Giảm áp lực cho đồng nghiệp cũng là giảm áp lực cho mình. Từ cái thời @ tới giờ, email, máy nhắn tin, đt di động, rồi smart phone với các kiểu app Viber, WhatsApp, Zalo, … khiến tốc độ thông tin và khối lượng công việc tăng lên kinh khủng. Người phiên dịch làm cầu nối sẽ phải nhận rất nhiều trong khi tính chất công việc của họ khiến họ luôn ở trạng thái bị động. Họ phải chịu áp lực nhiều hơn cụ nghĩ.
Để giảm áp lực cho nhau thì cụ thử để ý một số điểm này:
- Cụ đã trao đổi số điện thoại, email với các bạn phiên dịch chưa? Gặp nhau, được giới thiệu, đưa danh thiếp chỉ là thủ tục và không đảm bảo người ta sẽ lưu thông tin của mình. Có khi em đấy chưa lưu số đthoại của cụ nên khi nhận tin nhắn không biết là của ai và bỏ qua hoặc để lại sau.
- Tin nhắn: ngắn gọn, rõ ràng, sử dụng câu cầu khiến, không bao giờ sử dụng câu mệnh lệnh hoặc dễ bị hiểu là mệnh lệnh. Sử dụng đại từ đầy đủ. Ví dụ: "Cám ơn em!" thay vì chỉ "Cám ơn".
- Tin nhắn công việc khẩn: thêm chữ KHẨN hay URGENT hay PRIORITY/ ƯU TIÊN ngay ở đầu tin nhắn để người nhận lưu ý xem trước. Nếu thực sự cần thiết thì gọi trao đổi cho nhanh, hoặc để lưu ý người ta xem tin nhắn. Một phút cụ bấm đthoại tối đa được khoảng 100 từ, nhưng nói thì đã có thể giải quyết xong vấn đề.
- Email: Tiêu đề (subj) mail phải ngắn gọn, rõ ràng và xúc tích để người nhận có thể biết ngay từ tiêu đề là mail về vấn đề gì. Đối với em thì mail mà tiêu đề không rõ ràng em sẽ để sau. Người nào không chịu để tiêu đề rõ ràng em sẽ luôn ưu tiên xem mail người đó sau. Người nào thích để em vào cc hay bcc lung tung em cũng ưu tiên để sau. Khi cụ phải nhận cả trăm email mỗi ngày thì cụ sẽ thấy việc để tiêu đề mail rõ ràng nó quan trọng thế nào.
- Lựa chọn đúng giữa việc gọi điện, nhắn tin, gửi email. Nhắn tin như đã nói rất tốn thời gian và hay có những tin nhắn rất xàm.
- Đừng làm forwarder chuyển tiếp thông tin đi mà không xử lý. Cty em có đám sale chuyên trị như vậy, làm việc như bác đưa thư mà không cần biết nội dung nó liên quan tới mức nào với người nhận, cái tiêu đề mail còn không buồn chỉnh lại. Đến sếp của sale và giờ là sếp tổng cũng vậy. Em vẫn đang chỉnh từ từ :D
- Ngoài những việc trên thì đừng quên cảm ơn. Muốn gây thiện cảm, tạo thuận lợi hơn trong công việc thì cảm ơn trực tiếp bằng lời.

Tính chất của người phiên dịch và nghề phiên dịch thì cụ QUANG1970 và cụ paulsteigel đã chỉ ra rồi. Em muốn nói thêm về cái sự uyên bác của họ mà cụ QUANG1970 đã nhắc tới. Để dịch tốt, họ phải đọc rất nhiều, và nghiền ngẫm nữa, để hiểu sâu và chắc. Họ có thể nói chuyện rất sâu về các lĩnh vực khác nhau. Hãy tưởng tượng như là nếu nghe một phiên dịch chuyên về kinh tế/chứng khoán mà nói chuyện buôn trứng thì ta có cảm giác muốn mời họ đi buôn trứng cùng luôn được. Nhưng 5 phút sau ta có thể muốn mời họ đi tư vấn về M&A. Nhưng họ cũng có thể nói về giáo dục, y tế, nông nghiệp.. Họ là những người đọc rất nhiều, hiểu rất nhanh, và nhớ dai :)
Trong lĩnh vực hẹp như ở các nhà máy, người phiên dịch có thể nắm bắt rất nhiều về kỹ thuật. Họ không tính toán kỹ thuật được, nhưng các cụ kỹ thuật lơ tơ mơ là không qua mắt họ được.
Họ cũng là những người rất tinh ý và chú ý tới các chi tiết nhỏ. Điển hình là cụ QUANG1970 :D:D:D mặc dù cụ ấy không chuyên.
Dĩ nhiên là phiên dịch cũng có 3-7 loại mà ta có thể ghép thêm vào cái danh sách phân loại của cụ paulsteigel. Tuy nhiên một người phiên dịch có tiềm năng tốt thì phẩm chất của họ sẽ thể hiện từ khi họ còn chưa dịch được tốt.
Là em nói vui vậy để hầu các cụ xem chơi. Nếu thấy ổn thì áp dụng vào công việc. Không thì cười ruồi thôi.

BTW cụ QUANG1970 thì đã ngồi cabin. Em đoán cụ paulsteigel chắc cũng vậy.
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,325
Động cơ
514,364 Mã lực
Vâng, thưa bác, không phải chỉ bác Kyson1, mà có rất nhiều người cũng có cùng suy nghĩ trên, vì nhiều lý do, một trong những lý do đó. có thể là vì họ chưa hiểu, không nắm vững cũng như không am tường ngôn ngữ, thậm chí ngay cả tiếng mẹ đẻ!


Một trong những nguyên tắc trong dich thuật là phải am tường không chỉ từ vựng mà cả vân hóa của hai ngôn ngữ, và có đầu óc thông minh, nhạy bén cũng như sáng tạo, và "để cả tâm hồn" trong dịch thuật! :P



BTW, Nhân dịp cuối tuần, em xin phép được dông dài đôi chút về chuyện dịch, dĩ nhiên những bác nào không thích, thì đừng coi người kẻo không, lại bảo em làm "loãng thớt"! :((


Trong thực tế, có những bản dịch hay câu dịch ấn tượng, có những câu chuyện để đời!

Thường những câu dịch này, là tiêu đề hay tựa đề của một tác phẩm văn học, hoặc bài hát cũng như có những đoạn dịch là văn viết mà khó có thể ai qua mặt.

Xin lấy một ví dụ như bản Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, là bản văn được viết bằng tiếng Hán, sau đó được chuyển thể sang chữ nôm tiếng Việt, dĩ nhiên, với một tác phẩm lớn như vậy thì rất nhiều người chuyển dịch, nhưng bản để lại dấu ấn sâu sắc nhất, có lẽ bản của "ông đầu xứ" Ngô Tất Tố! =D>

Hay trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn, người chuyển dịch từ tiếng Hán sang tiếng Nôm, cũng như nâng tầm nó lên là bà Đoàn Thị Điểm.
Nếu ai biết tiếng Hán, sẽ thấy được cái tài của Hồng Hà nữ sĩ khi chuyển ngữ thành thơ sang tiếng nôm và làm cho nó trở lên tinh tế, phong phú, cũng như sâu sắc là như thế nào! ^:)^

Còn nói ví dụ về tiêu đề bài hát, trong chúng ta, những ai thích nhạc Pháp, hẳn biết bài nhạc Pháp L'amour, ç''est pour rien đây là một tác phẩm thịnh hành trong Thập niên sáu mươi, và khi chuyển ngữ sang tiếng Việt Nam, dĩ nhiên cũng có rất nhiều người Việt và chuyển ngữ nhưng riêng cái tiêu đề của nó L'amour, ç''est pour rien (Dịch nôm na: Tình yêu, cho không (mà không nhận lại gì cả)) đã được dịch thành cái tựa bài hát "Tình cho không".
Nếu ai hiểu tiếng Pháp và đọc kỹ nội dung của bài hát sẽ thấy khi dịch là Tình cho không thì sai (xa) hẳn với câu gốc nếu không muốn nói là dịch chưa chính xác nhưng chính việc dich thành cái tựa này nó đã tôn giá trị của bản nhạc lên. :x

Và, một ví dụ khác, em tin chắc rằng rất nhiều bác, cả những bác đã từng sống ở miền Nam trước 30/41975 cũng như các bác đã từng "mài đũng quần" trên các trường của Việt Nam, hồi tiểu học, đều biết một đoạn văn hay, đoạn văn này trích từ tác phẩm Quê mẹ của nhà văn Thanh Tịnh. Đó là đoạn văn, được lấy tên (tiêu đề trong SGK) là Tôi đi học (trong những sách giáo khoa trước 30/4/1975) và ngày nay trong các sách giáo khoa thì mang tên Nhớ lại buổi đầu đi học.

Đoạn văn này (Tác phẩm Quê mẹ này) cũng là một đề thi dịch, trong trường Đại học Văn khoa Sài Gòn trước 30/4/1975:

Ai cũng biết việc là chuyển ngữ không chỉ đơn thuần là dịch "con chữ" mà để còn để cho người đọc "cảm và thấm" thì phải chuyển cả tư tưởng và tình cảm. Khi dịch sang tiếng Anh có một nữ sinh Văn khoa Sài Gòn đã dịch tiêu đề của đoạn văn là Black Monday! :D

Những ai đọc thoáng qua sẽ thấy tựa đề của đoạn văn (Tôi đi học hay Nhớ lại buổi đầu đi học) mà dich như vậy (Black Monday) là đã dịch sai hoàn toàn, khi so theo với bản tiếng Việt, nhưng nếu ai hiểu rõ văn hóa của người Anh, thì mới thấy rằng cái tiêu đề (tựa bài) mà dịch như thế này, là tuyệt vời! :))

FYI, Ở nước Anh trước đây, có một truyền thống là ngày tựu trường (Khai giảng năm học mới) luôn luôn phải là vào ngày thứ Hai.

Do đó, trong lòng (đầu) những cô bé chú nhóc xứ sương mù, lần đầu đi học, đầu tiên trong đời phải "xa vú mẹ", thì cái ngày "thứ hai khủng khiếp này" đúng là một Black Monday! :((

Như đã nói "DỊch là uyên bác, dỊch phải sáng tạo", nên khi các bác chịu khó, để ý nghiên cứu, hay quan tâm, mới thấy được cái thú vị trong dich thuật là như thế nào. :P



HAPPY WEEKEND! :)) :)) :)) :)) :)) :))
Cụ còn nhớ câu chuyện của nhà thơ Tố Hữu khi dịch bài thơ Đợi anh về của ximonop, kể cho mọi người cùng nghe đi cụ?
 

cmyk77

Xe điện
Biển số
OF-90245
Ngày cấp bằng
30/3/11
Số km
3,459
Động cơ
452,484 Mã lực
Nơi ở
Quận Hoàng Mai
Họ không được phép,người Nhật rất nguyên tắc và lại càng nguyên tắc hơn nếu Cty lớn,phiên dịch chỉ dịch ngoài ra kg đc phép liên hệ,phát ngôn....với đối tác,cụ nên hiểu điều này
Nguyên tắc thì em hiểu nhưng tập đoàn này nó có hệ thống Gmail nội bộ riêng có Box chat cho toàn bộ NV trao đổi cv. Em làm chục năm trao đổi đủ các thể loại nv và cả các sếp trên cái box chat này và cty cũng yêu cầu trao đổi như vậy chứ có phải ngoài đt cá nhân đau.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Chả làm em làm cty Nhật nên có mấy em phiên dịch. Em nghĩ họ cũng làm công ăn lương như mình thôi mỗi người mỗi nhiệm vụ trong cty> Nhưng em thấy họ rất khệnh nhiều lúc ức chế vãi. có lúc nhắn tin nó không thèm trả lời. Đang bực nên xả tý các cụ thông cảm. CCCM có ai dính kiểu này không?
qua sông nên lụy đò, được viêc của mình mà người khác cũng vất vả thì nên thông cảm cho họ. đây chính là đạo lý. Mà thèng nào hay nói đạo lý thì ... ;))
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Chả làm em làm cty Nhật nên có mấy em phiên dịch. Em nghĩ họ cũng làm công ăn lương như mình thôi mỗi người mỗi nhiệm vụ trong cty> Nhưng em thấy họ rất khệnh nhiều lúc ức chế vãi. có lúc nhắn tin nó không thèm trả lời. Đang bực nên xả tý các cụ thông cảm. CCCM có ai dính kiểu này không?
Do cách ông chủ người ta sử dụng phiên dịch nữa. Nhiều ông chủ sử dụng phiên dịch chỉ để dịch mà thôi. Tuy nhiên nhiều ông chủ, sử dụng phiên dịch như một trợ lý, đội Nhật hay như thế. Do đó phiên dịch đôi khi cũng phải khệnh theo vị trí của họ.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Cụ còn nhớ câu chuyện của nhà thơ Tố Hữu khi dịch bài thơ Đợi anh về của ximonop, kể cho mọi người cùng nghe đi cụ?

Cám ơn bác,

Văn tài của con chim đầu đàn ntn thì người đọc tự nhận định. em chỉ chia sẻ thông tin mà em "cóp nhặt" chứ em không "mặn" với con "chim" này! :P

Đợi anh về (tiếng Nga Жди меня / Hãy đợi anh) do nhà thơ Konstantin Simonov viết, là một trong những bài thơ nổi tiềng của Nga trong giai đoạn Thế chiến thứ hai. Bài thơ được sáng tác vào năm 1941 sau khi anh tạm biệt người vợ Valentina Serova để lên đường thực hiện nghĩa vụ chiến đấu nơi tiền tuyến. =D>

Tác phẩm đã được nhà thơ Tố Hữu dịch từ bản tiếng Pháp (Attends-moi) sang tiếng VIệt vào khoảng năm 49 -50 và đã cũng được phổ nhạc.

Bản dịch của Tố Hữu:

Đợi Anh Về” (Жди меня – Konstantin Mikhailovich Simonov
Em ơi đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có buồn lê thê
Em ơi em cứ đợi.
Dù tuyết rơi gió thổi
Dù nắng cháy em ơi
Bạn cũ có quên rồi
Đợi anh về em nhé!
Tin anh dù vắng vẻ
Lòng ai dù tái tê
Chẳng mong chi ngày về
Thì em ơi cứ đợi!
Em ơi em cứ đợi
Dù ai thương nhớ ai
Chẳng mong có ngày mai
Dù mẹ già con dại
Hết mong anh trở lại
Dù bạn viếng hồn anh
Yên nghỉ nấm mồ xanh
Nâng chén tình dốc cạn
Thì em ơi mặc bạn
Đợi anh hoài em nghe
Tin rằng anh sắp về!
Đợi anh anh lại về.
Trông chết cười ngạo nghễ.
Ai ngày xưa rơi lệ
Hẳn cho sự tình cờ
Nào có biết bao giờ
Bởi vì em ước vọng
Bời vì em trông ngóng
Tan giặc bước đường quê
Anh của em lại về.
Vì sao anh chẳng chết?
Nào bao giờ ai biết
Có gì đâu em ơi
Chỉ vì không ai người.
Biết như em chờ đợi.
Nguyên bản tiếng Nga:
Жди меня, и я вернусь (Konstantin Mikhailovich Simonov – 1941)
Жди меня, и я вернусь.
Только очень жди,
Жди, когда наводят грусть
Желтые дожди,
Жди, когда снега метут,
Жди, когда жара,
Жди, когда других не ждут,
Позабыв вчера.
Жди, когда из дальних мест
Писем не придет,
Жди, когда уж надоест
Всем, кто вместе ждет.
Жди меня, и я вернусь,
Не желай добра
Всем, кто знает наизусть,
Что забыть пора.
Пусть поверят сын и мать
В то, что нет меня,
Пусть друзья устанут ждать,
Сядут у огня,
Выпьют горькое вино
На помин души…
Жди. И с ними заодно
Выпить не спеши.
Жди меня, и я вернусь,
Всем смертям назло.
Кто не ждал меня, тот пусть
Скажет: – Повезло.
Не понять, не ждавшим им,
Как среди огня
Ожиданием своим
Ты спасла меня.
Как я выжил, будем знать
Только мы с тобой,-
Просто ты умела ждать,
Как никто другой.
(1941)


Bản tiếng Pháp:
Attends-moi (Konstantin Mikhailovich Simonov – 1941)
Si tu m’attends, je reviendrai,
Mais attends-moi très fort.
Attends, quand la pluie jaune
Apporte la tristesse,
Attends quand la neige tournoie,
Attends quand triomphe l’été
Attends quand le passé s’oublie
Et qu’on attend plus les autres.
Attends quand des pays lointains
Il ne viendra plus de courrier,
Attends, lorsque seront lassés
Ceux qui avec toi attendaient.
Si tu m’attends, je reviendrai.
Ne leur pardonne pas, à ceux
Qui vont trouver les mots pour dire
Qu’est venu le temps de l’oubli.
Et s’ils croient, mon fils et ma mère,
S’ils croient, que je ne suis plus,
Si les amis las de m’attendre
Viennent s’asseoir auprès du feu,
Et s’ils portent un toast funèbre
A la mémoire de mon âme..
Attends. Attends et avec eux
refuse de lever ton verre.
Si tu m’attends, je reviendrai
En dépit de toutes les morts.
Et qui ne m’a pas attendu
Peut bien dire : “C’est de la veine”.
Ceux qui ne m’ont pas attendu
D’où le comprendraient-ils, comment
En plein milieu du feu,
Ton attente
M’a sauvé.
Comment j’ai survécu, seuls toi et moi
Nous le saurons,
C’est bien simple, tu auras su m’attendre,
comme personne.
Bản tiếng Anh:
Wait For Me (Konstantin Mikhailovich Simonov – 1941)
Wait for me, and I will return.
Only truly wait.
Wait while bringing sorrow
The autumn rains come late.
Wait while snow is blowing,
Wait while heat burns haze,
Wait while others cease to wait,
Forgetting yesterdays.
Wait when letters cease to come
From places far away,
Wait, while others tire of waiting
Together day after day.
Wait for me, and I will return.
Wish no good to those you’ve met
Who tell you, without thinking,
That it is time to forget.
Let my son and mother believe
That I have met my doom,
Let my friends all quit their hopes,
In the fire-lit gloom
Let them drink their bitter wine,
In memoriam…
Wait. Oh, do not hasten
To sit and drink with them.
Wait for me, and I will return,
Despite all death can do.
Let those who didn’t wait for me
Say “Just lucky he came through.”
Those who didn’t wait can’t know
How, while battle blazed,
Just by waiting for your own
Me you truly saved.
We will know how I survived
Only just us two:
Simply, you knew how to wait
As no one else could do

Ta chưa bàn về nội dung, nhưng chỉ nhìn cái tựa bài là đã thấy có vấn đề! :-/

Bài thơ Жди меня trong tiếng Nga Жди меня nghĩa là Hãy đợi anh. Đây là câu mệnh lệnh cách rõ nét (Imperative mood)

Trong khi Đợi anh về tuy vẫn là câu mệnh lệnh cách nhưng nghe chừng như là một câu trực thuyết cách (Indicative mood)! :x

Các bác cứ thử nghiền ngẫm coi ntn rồi ta sẽ bàn nội dung. :D :x
 
Chỉnh sửa cuối:

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,592
Động cơ
522,325 Mã lực
Vâng, kính cụ ạ.

Em non tuổi học nên em không hiểu được CÂU TRUYỆN cũng như cách XỬ DỤNG từ rất có học của cụ ạ.
Cụ đúng non tuổi học thật đấy ạ, trước khi đá xoáy cụ Quang thì cụ cũng nên google câu chữ ,xem ngữ nghĩa nó ra làm.sao đi chứ ạ. 😂
 

quanggialai

Xe điện
Biển số
OF-305258
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
2,191
Động cơ
461,753 Mã lực
Nơi ở
Gia lai
ở công ty em thì khi phiên dịch cho em với cấp trên. Phiên dịch toàn bị chửi. Đổi mấy phiên dịch rồi cũng không được. Cũng phiên dịch đó nhưng phiên dịch giữa nhân viên khác với cấp trên thì nhân viên đó bị chửi.

Hơn nhau là ở chỗ hiểu ý, hiểu việc và mức độ tập trung. Có đôi lúc nghe phiên dịch dịch xong em với sếp nói nửa nạc nửa mỡ còn nhanh hơn. Nên hết dám chảnh. Nhưng đối với đồng nghiệp khác thì lại chảnh được.

Có rất nhiều phiên dịch họ dùng chính kiến bản thân vào truyền đạt nội dung công việc của cấp trên, hoặc phiên dịch lại nội dung theo ý hiểu của họ. Những phiên dịch này thường chỉ làm được trong các lĩnh vực sản xuất hoặc những ngành nghề, vị trí có tính chất lặp đi lặp lại thì rất ổn Và bản thân họ lại rất chảnh. Nhưng khi đổi qua các ngành nghề mang nặng tính chuyên ngành, sâu, rộng, linh hoạt hơn thì tắc tịt. Những Phiên dịch này tụi em gọi là trình độ chưa tới nhưng họ không biết nên họ tự mãn. Còn khi họ biết trình độ họ đang ở đâu thì rất khác.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Cụ còn nhớ câu chuyện của nhà thơ Tố Hữu khi dịch bài thơ Đợi anh về của ximonop, kể cho mọi người cùng nghe đi cụ?
Cám ơn bác,

Văn tài của con chim đầu đàn ntn thì người đọc tự nhận định. em chỉ chia sẻ thông tin mà em "cóp nhặt" chứ em không "mặn" với con "chim" này! :P

Đợi anh về (tiếng Nga Жди меня / Hãy đợi anh) do nhà thơ Konstantin Simonov viết, là một trong những bài thơ nổi tiềng của Nga trong giai đoạn Thế chiến thứ hai. Bài thơ được sáng tác vào năm 1941 sau khi anh tạm biệt người vợ Valentina Serova để lên đường thực hiện nghĩa vụ chiến đấu nơi tiền tuyến.
=D>


Tác phẩm đã được nhà thơ Tố Hữu dịch từ bản tiếng Pháp (Attends-moi) sang tiếng VIệt vào khoảng năm 49 -50 và đã cũng được phổ nhạc.

Bản dịch của Tố Hữu:

Đợi Anh Về” (Жди меня – Konstantin Mikhailovich Simonov
Em ơi đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có buồn lê thê
Em ơi em cứ đợi.
Dù tuyết rơi gió thổi
Dù nắng cháy em ơi
Bạn cũ có quên rồi
Đợi anh về em nhé!
Tin anh dù vắng vẻ
Lòng ai dù tái tê
Chẳng mong chi ngày về
Thì em ơi cứ đợi!

Em ơi em cứ đợi
Dù ai thương nhớ ai
Chẳng mong có ngày mai
Dù mẹ già con dại
Hết mong anh trở lại
Dù bạn viếng hồn anh
Yên nghỉ nấm mồ xanh
Nâng chén tình dốc cạn
Thì em ơi mặc bạn
Đợi anh hoài em nghe
Tin rằng anh sắp về!
Đợi anh anh lại về.
Trông chết cười ngạo nghễ.

Ai ngày xưa rơi lệ
Hẳn cho sự tình cờ
Nào có biết bao giờ
Bởi vì em ước vọng
Bời vì em trông ngóng
Tan giặc bước đường quê
Anh của em lại về.
Vì sao anh chẳng chết?
Nào bao giờ ai biết
Có gì đâu em ơi
Chỉ vì không ai người.
Biết như em chờ đợi.



Nguyên bản tiếng Nga:
Жди меня, и я вернусь (Konstantin Mikhailovich Simonov – 1941)

Жди меня, и я вернусь.
Только очень жди,
Жди, когда наводят грусть
Желтые дожди,
Жди, когда снега метут,
Жди, когда жара,
Жди, когда других не ждут,
Позабыв вчера.
Жди, когда из дальних мест
Писем не придет,
Жди, когда уж надоест
Всем, кто вместе ждет.

Жди меня, и я вернусь,
Не желай добра
Всем, кто знает наизусть,
Что забыть пора.
Пусть поверят сын и мать
В то, что нет меня,
Пусть друзья устанут ждать,
Сядут у огня,
Выпьют горькое вино
На помин души…
Жди. И с ними заодно
Выпить не спеши.

Жди меня, и я вернусь,
Всем смертям назло.
Кто не ждал меня, тот пусть
Скажет: – Повезло.
Не понять, не ждавшим им,
Как среди огня
Ожиданием своим
Ты спасла меня.
Как я выжил, будем знать
Только мы с тобой,-
Просто ты умела ждать,
Как никто другой.
(1941)



Bản tiếng Pháp:
Attends-moi (Konstantin Mikhailovich Simonov – 1941)

Si tu m’attends, je reviendrai,
Mais attends-moi très fort.
Attends, quand la pluie jaune
Apporte la tristesse,
Attends quand la neige tournoie,
Attends quand triomphe l’été
Attends quand le passé s’oublie
Et qu’on attend plus les autres.
Attends quand des pays lointains
Il ne viendra plus de courrier,
Attends, lorsque seront lassés
Ceux qui avec toi attendaient.


Si tu m’attends, je reviendrai.
Ne leur pardonne pas, à ceux
Qui vont trouver les mots pour dire
Qu’est venu le temps de l’oubli.
Et s’ils croient, mon fils et ma mère,
S’ils croient, que je ne suis plus,
Si les amis las de m’attendre
Viennent s’asseoir auprès du feu,
Et s’ils portent un toast funèbre
A la mémoire de mon âme..
Attends. Attends et avec eux
refuse de lever ton verre.

Si tu m’attends, je reviendrai
En dépit de toutes les morts.
Et qui ne m’a pas attendu
Peut bien dire : “C’est de la veine”.
Ceux qui ne m’ont pas attendu
D’où le comprendraient-ils, comment
En plein milieu du feu,
Ton attente
M’a sauvé.
Comment j’ai survécu, seuls toi et moi
Nous le saurons,
C’est bien simple, tu auras su m’attendre,
comme personne.


Bản tiếng Anh:
Wait For Me (Konstantin Mikhailovich Simonov – 1941)

Wait for me, and I will return.
Only truly wait.
Wait while bringing sorrow
The autumn rains come late.
Wait while snow is blowing,
Wait while heat burns haze,
Wait while others cease to wait,
Forgetting yesterdays.
Wait when letters cease to come
From places far away,
Wait, while others tire of waiting
Together day after day.


Wait for me, and I will return.
Wish no good to those you’ve met
Who tell you, without thinking,
That it is time to forget.
Let my son and mother believe
That I have met my doom,
Let my friends all quit their hopes,
In the fire-lit gloom
Let them drink their bitter wine,
In memoriam…
Wait. Oh, do not hasten
To sit and drink with them.

Wait for me, and I will return,
Despite all death can do.
Let those who didn’t wait for me
Say “Just lucky he came through.”
Those who didn’t wait can’t know
How, while battle blazed,
Just by waiting for your own
Me you truly saved.
We will know how I survived
Only just us two:
Simply, you knew how to wait
As no one else could do



Ta chưa bàn về nội dung, nhưng chỉ nhìn cái tựa bài là đã thấy có vấn đề! :-/

Bài thơ Жди меня trong tiếng Nga Жди меня nghĩa là Hãy đợi anh. Đây là câu mệnh lệnh cách rõ nét (Imperative mood)

Trong khi Đợi anh về tuy vẫn là câu mệnh lệnh cách nhưng nghe chừng như là một câu trực thuyết cách (Indicative mood)! :x

Các bác cứ thử nghiền ngẫm coi ntn rồi ta sẽ bàn nội dung. :D :x



Còn bàn về nội dung bản dịch của "con chim đầu đàn" ntn thì xin thưa, em vốn "văn dốt vũ dát" chỉ ti toe dăm chữ tiếng Nga đủ để mua bán ngoài chợ, cãi lộn trong nhà và .... tâm sự "chuyện đêm khuya". :P Đã vậy, lại không đủ tư cách, nên không dám lạm bàn. Đành phải "mượn mồm" người khác chia sẻ thay ntn: :D



Link: https://luatminhkhue.vn/ban-dich-bai-tho-‘doi-anh-ve’.aspx

Đợi Anh Về là bài thơ rất hay của nhà thơ Xô Viết Xi-Mô-Nốp , đã được nhà thơ Tố Hữu dịch ra tiếng Việt (năm 1947) thông qua một bản dịch bằng tiếng Pháp . Bản dịch của Tố Hữu khá hay, và đã đi vào tâm hồn của biết bao người Việt Nam ...

Tuy nhiên tình cờ chúng tôi có được bài thơ này dưới dạng nguyên bản tiếng Nga , vì lòng yêu thích thơ và tiếng Nga tôi thử dịch lại. Bởi tôi thấy rằng bản dịch của Tố Hữu là không thật lột tả được cái hồn, cái chữ của nhà thơ Xô-Viết này.

Lời bình và sửa lại:

1. Trong khổ đầu, Tố Hữu dịch:

" Em ơi đợi Anh về
Đợi Anh hoài Em nhé "


Tố Hữu đã dùng câu điệp là thừa, hơn nữa từ " hoài " làm nghĩa câu thơ bị sái (hoài công, phí công). Cả hai câu này là lời nhắn nhủ của người lính ở xa. Anh nhắn nhủ thế là đúng, nhưng còn Anh thì sao? Không thấy nói đến. Do đó câu thơ trở nên một chiều.

Còn trong nguyên bản là :

" Em ơi, đợi Anh!
Anh sẽ về "


Hai câu là hai vế khác nhau. Một vế nhắn nhủ Em, còn một vế nhắn với Em rằng: Anh sẽ về. Đây là niềm tin hi vọng của cả hai bên, và cũng là niềm chung thủy của người lính ở ngoài mặt trận.

2. Câu thứ 8 và thứ 9 Tố Hữu dịch là :

" Bạn cũ có quên rồi
Đợi Anh hoài Em nhé "


Câu này không rõ nghĩa, không chuẩn về mặt ngữ pháp và nhắc lại từ " hoài " không đắt. Nội dung chính trong nguyên tác là :" Dù các bạn của Em, có ai đó đã quên người yêu của họ, thì riêng Em cứ chờ ". Hai câu có hai vế đối lập nhau, làm tăng thêm sức mạnh nội tâm về lòng chung thủy. Vậy nên dịch lại là :

" Dẫu ai đó quên rồi
Thì riêng Em cứ đợi "


Cụm từ " ai đó " ở đây có nghĩa không xác định, không chỉ một người cụ thể nào chứ không nên dịch như Tố Hữu là " bạn cũ có quên rồi " vì nó cụ thể quá làm bạc nghĩa. Ngoài ra, cụm từ " Dẫu ai đó "đối lập với cụm từ " Thì riêng Em " sẽ làm nổi bật lên sự kiên định của Em . Lời dịch của Tố Hữu không phản ánh được điều này.

3. Tiếp theo Tố Hữu dịch :

" Tin Anh dù vắng vẻ
Lòng ai dù tái tê
Chẳng mong chi người về
Thì Em ơi cứ đợi ".


Dịch thế là sai nguyên tác, vì tác giả không hề nói :" Chẳng mong chi ngày về " nghe nó tuyệt vọng quá ( giống như từ " hoài " vậy ). Xi-Mô-Nốp không nói thế. Còn vô nghĩa là ở câu dịch :" Lòng ai dù tái tê ", bởi " lòng ai " có nghĩa không xác định, không rõ đối tượng, còn trong nguyên bản đối tượng rất cụ thể là " Lòng Em " chứ không phải là một ai khác.

Nên dịch lại là:

"Đợi Anh dù phương xa
Thư Anh dù chẳng lại
Dẫu lòng bao tê tái
Thì Em ơi, cứ chờ "


4. Còn một khổ dài Tố Hữu dịch là:

" Em ơi, Em cứ đợi
Dù ai nhớ thương ai
Chẳng mong có ngày mai
Dù mẹ già con dại
Hết mong Anh trở lại..."


Khổ thơ này gần như sai hoàn toàn so với nguyên tác. Trong bài thơ, Xi-Mô-Nốp nói: " Em chờ Anh, nhưng đừng có hoàn toàn mong những điều tốt lành. Bởi vì, trong chiến tranh điều gì cũng có thể xảy ra cả. Nếu chẳng may Anh có hy sinh thì nỗi đau khổ của Em, Em phải gắng quên đi trong nghị lực, hãy giúp Mẹ nuôi con thay Anh... ". Trong khổ thơ này, Tố Hữu một lần nữa lại dùng cụm từ không xác định " Dù ai nhớ thương ai " làm câu thơ trở nên vô hồn, không có nghĩa.

Thêm nữa, chỉ có 4 câu 5 chữ mà Tố Hữu đã 2 lần lặp lại , trùng văn , trùng ý: " Chẳng mong có ngày mai - .... - Hết mong Anh trở lại ... ". Trong thơ của mình Xi - Mô - Nốp không hề có ý nghĩ tiêu cực về bà mẹ như lời dịch của Tố Hữu: " Dù mẹ già con dại - Hết mong Anh trở lại ". Còn trong nguyên tác ý nghĩa rất tích cực của tác giả là : " Em hãy cố gắng quên khổ đau để nuôi Mẹ nuôi con " Tố Hữu lại bỏ mất. Có thể nói khổ thơ này dịch sai hoàn toàn cả ý, cả lời.

Nên dịch lại là :

"Chờ Anh, Anh sẽ về
( nhưng ) Đừng chỉ mong điều tốt đẹp
Như Em từng đã biết
Nỗi đau cần phải quên...
Hãy nhìn vào Mẹ hiền
Và các con thơ dại...
... Nếu Anh không trở lại
"

Như thế vừa sát nguyên văn, phản ánh được đúng tâm hồn của tác giả.

5. Lại một đoạn thơ rất hay của Xi-Mô-Nốp, nói với người vợ ở hậu phương rằng: " Nếu có người bạn gái của Em vẫn chờ chồng phương xa, thường ngồi bên cửa sổ nhâm nhi li rượu cay ( từ cay ở đây rất hay ) để có thể nguôi ngoai đi phần nào nỗi nhớ, nỗi khổ, thì Em ơi, Em hãy cứ như bạn mà uống đi ".

Nhưng Tố Hữu lại dịch khác hẳn:

" Dù bạn viếng hồn Anh
Yên nghỉ nấm mồ xanh
Nâng chén tình dốc cạn
Thì Em ơi mặc bạn
Đợi Anh hoài Em nghe
Anh của Em sắp về
"

Thì có thể nói gần như đã phóng bút đến mức bịa ra một ý khác hẳn. Trong nguyên tác, không hề có " nấm mồ xanh ", không có " ai viếng hồn ai " cả. Còn câu: " Nâng chén tình dốc cạn... " thì không thể hiểu ý tứ gì, nghĩa lí gì được nữa. Phải dịch là :

" Như ai đó đợi chờ
Vẫn ngồi bên cửa sổ
Li rượu cay, nỗi nhớ
Thì Em ơi uống đi
Cho lòng vơi nỗi khổ "


6. Và Xi-Mô-Nốp còn viết: " Nếu có người vợ nào đó có cầm lòng không được, thì đừng trách họ làm gì. Nhưng trong bom rơi đạn lửa ta (em và anh) vẫn biết chờ nhau ". Tố Hữu dịch ra ngoài ý này: " Thì Em ơi mặc bạn -.... ". Nên dịch lại là:

" Đợi Anh! Anh sẽ về
Dẫu kề bên cái chết
Nếu có ai quên hết
Chẳng biết đợi chờ ai
Đừng trách họ lạt phai
Đã không cam chờ đợi "


Đoạn này nói lên tư tưởng thoáng đạt, niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với những người phụ nữ hậu phương có thể đi bước nữa, trong cảnh rất nhiều người chồng, người anh của họ đã ra đi mà không bao giờ có thể trở về.

7. Đoạn cuối Tố Hữu dịch là:

" Đợi Anh, anh sẽ về
Trong chết cười ngạo nghễ
Hẳn cho sự tình cờ...".


Trong nguyên tác không hề có sự " chết cười ", không có " ngạo nghễ ". Nói thế làm câu thơ không còn đẹp nữa. Trên đời không có sự tình cờ nào cả, mà nếu có thì cũng ra ngoài cái ý chí, lòng kiên định, sự tin tưởng của tác giả muốn nói. Cần phải dịch lại:

" Trong bom rơi lửa dội
Chỉ ta biết chờ nhau
Em ngã vào lòng đau
Lúc Anh về, Anh biết "


Biết cái gì ? Tác giả đã lí giải và nên dịch lại đoạn này như sau:

" Chỉ có Em tha thiết
Dù dòng lệ cạn khô
Em của Anh biết chờ
Không như ai, chẳng đợi ".


Sau đây là toàn bộ bài thơ “ Em ơi ! đợi anh về ” của Simonop - được ông Nguyễn Tất San và anh Nguyễn Tất Thịnh dịch lại theo nguyên bản tiếng Nga:



Em ơi, Đợi anh,
Anh sẽ về
Dù mưa rơi dầm dề
Dù ngày buồn tái tê
Thì Em ơi, cứ đợi.
Dù gió Đông tuyết dội,
Dù nắng Hạ mưa rơi
Dẫu ai đó quên rồi
Thì riêng Em, cứ đợi.
Đợi Anh dù phương xa
Thư Anh thường chẳng lại
Dẫu lòng bao tê tái
Thì Em ơi, cứ chờ.
Như ai đó vẫn chờ,
Ngồi bên ô cửa sổ
Ly rượu cay nỗi nhớ,
Thì Em ơi uống đi
Cho lòng vơi nỗi khổ.
Đợi Anh, Anh sẽ về
Dẫu kề bên cái chết,
Nếu có ai quên hết
Chẳng biết đợi chờ ai
Đừng trách họ lạt phai
Đã không cam chờ đợi.
Trong bom rơi lửa dội
Chỉ ta biết chờ nhau
Em ngã vào lòng đau,
Lúc Anh về, Anh biết:
Anh biết Anh không chết
Đâu phải lẽ tình cờ.
Chỉ có Em tha thiết
Dẫu dòng lệ cạn khô,
Em của Anh biết chờ
Không như ai, chẳng đợi.
Konstantin Mikhailovich Simonov sinh 1919 tại thành phố Sankt-Peterburg là một nhà văn, nhà thơ và nhà biên kịch Liên Xô nổi tiếng với những tác phẩm viết về Chiến tranh giữ nước vĩ đại. Có lẽ tác phẩm được biết tới nhiều nhất của Simonov là bài thơ Đợi anh về (Жди меня), một trong những bài thơ hay và được biết đến nhiều nhất của Văn học Xô viết trong Thế chiến thứ hai.

Tháng 10 năm 1941, trong khi quân Đức đang tiến như vũ bão về thủ đô Moskva và Hồng quân đang lâm vào thế phải chống đỡ rất khó khăn, Konstantin Simonov đã cho ra đời bài thơ Đợi anh về (Жди меня).

Ban đầu, bài thơ được sáng tác với ý định dành tặng riêng cho người yêu của tác giả là nghệ sĩ Valentina Serova , nhưng tình cờ tâm trạng của người lính trong bài thơ đã trùng với tâm trạng chung của hàng triệu người lính Hồng quân đang chiến đấu trên mặt trận, vì vậy " Đợi anh về " đã nhanh chóng trở nên phổ biến ở Liên Xô và sau đó là nhiều nước khác trên Thế giới.

---------------
...Chỉ nhờ một ngẫu hứng và đồng cảm mà tôi mới đánh bạo thử dịch "Đợi anh về" từ nguyên bản tiếng Nga, Để tưởng nhớ Simonov và tình yêu đau đớn và bất tuyệt mà ông đã dành cho nữ nghệ sĩ Valentina Serova (V.S). Cuộc hôn nhân của họ không kéo dài được tới lúc đầu bạc răng long nhưng đã giúp cho Simonov viết được những bài thơ trữ tình hay nhất của ông, mà đỉnh cao là "Đợi anh về".
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top