- Biển số
- OF-191532
- Ngày cấp bằng
- 26/4/13
- Số km
- 15,069
- Động cơ
- 479,101 Mã lực
Nói chung làm ăn hiện tại Tiền là 1 phần, nhiều cái Thái Độ của chủ Thuê cũng rất "Khệnh".Em thấy cụ ấy thế nào thì họ mới thế chứ ...
Nói chung làm ăn hiện tại Tiền là 1 phần, nhiều cái Thái Độ của chủ Thuê cũng rất "Khệnh".Em thấy cụ ấy thế nào thì họ mới thế chứ ...
Cảm ơn Cụ Quang, nhưng nhìn thấy phần chữ in hoa nên em mới thấy có gì không đúng và phải nói lại một chút ạ. Chủ yếu là nói với bạn ý chứ còn chủ thớt thì em không có ý gì ợ!Bác paulsteigel không nên trách người chưa biết và không hiểu!
Khi biết và hiểu sẽ không có ai như vậy!
Hoàn toàn đồng ý với bác!
Và có thể nói thêm, ngắn gọn ntn: "Muốn dịch đúng, giỏi: phải uyên bác. Muốn dịch hay: phải sáng tạo"!
Cảm ơn Cụ Quang, nhưng nhìn thấy phần chữ in hoa nên em mới thấy có gì không đúng và phải nói lại một chút ạ. Chủ yếu là nói với bạn ý chứ còn chủ thớt thì em không có ý gì ợ!
Cảm ơn bài viết rất thú vị của cụ. Câu chuyện Black Monday, em nghĩ nó thiên về Transcreation hơn là dịch, đúng không cụ .Vâng, thưa bác, không phải chỉ bác Kyson1, mà có rất nhiều người cũng có cùng suy nghĩ trên, vì nhiều lý do, một trong những lý do đó. có thể là vì họ chưa hiểu, không nắm vững cũng như không am tường ngôn ngữ, thậm chí ngay cả tiếng mẹ đẻ!
Một trong những nguyên tắc trong dich thuật là phải am tường không chỉ từ vựng mà cả vân hóa của hai ngôn ngữ, và có đầu óc thông minh, nhạy bén cũng như sáng tạo, và "để cả tâm hồn" trong dịch thuật!
BTW, Nhân dịp cuối tuần, em xin phép được dông dài đôi chút về chuyện dịch, dĩ nhiên những bác nào không thích, thì đừng coi người kẻo không, lại bảo em làm "loãng thớt"!
Trong thực tế, có những bản dịch hay câu dịch ấn tượng, có những câu chuyện để đời!
Thường những câu dịch này, là tiêu đề hay tựa đề của một tác phẩm văn học, hoặc bài hát cũng như có những đoạn dịch là văn viết mà khó có thể ai qua mặt.
Xin lấy một ví dụ như bản Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, là bản văn được viết bằng tiếng Hán, sau đó được chuyển thể sang chữ nôm tiếng Việt, dĩ nhiên, với một tác phẩm lớn như vậy thì rất nhiều người chuyển dịch, nhưng bản để lại dấu ấn sâu sắc nhất, có lẽ bản của "ông đầu xứ" Ngô Tất Tố!
Hay trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn, người chuyển dịch từ tiếng Hán sang tiếng Nôm, cũng như nâng tầm nó lên là bà Đoàn Thị Điểm.
Nếu ai biết tiếng Hán, sẽ thấy được cái tài của Hồng Hà nữ sĩ khi chuyển ngữ thành thơ sang tiếng nôm và làm cho nó trở lên tinh tế, phong phú, cũng như sâu sắc là như thế nào!
Còn nói ví dụ về tiêu đề bài hát, trong chúng ta, những ai thích nhạc Pháp, hẳn biết bài nhạc Pháp L'amour, ç''est pour rien đây là một tác phẩm thịnh hành trong Thập niên sáu mươi, và khi chuyển ngữ sang tiếng Việt Nam, dĩ nhiên cũng có rất nhiều người Việt và chuyển ngữ nhưng riêng cái tiêu đề của nó L'amour, ç''est pour rien (Dịch nôm na: Tình yêu, cho không (mà không nhận lại gì cả)) đã được dịch thành cái tựa bài hát "Tình cho không".
Nếu ai hiểu tiếng Pháp và đọc kỹ nội dung của bài hát sẽ thấy khi dịch là Tình cho không thì sai (xa) hẳn với câu gốc nếu không muốn nói là dịch chưa chính xác nhưng chính việc dich thành cái tựa này nó đã tôn giá trị của bản nhạc lên.
Và, một ví dụ khác, em tin chắc rằng rất nhiều bác, cả những bác đã từng sống ở miền Nam trước 30/41975 cũng như các bác đã từng "mài đũng quần" trên các trường của Việt Nam, hồi tiểu học, đều biết một đoạn văn hay, đoạn văn này trích từ tác phẩm Quê mẹ của nhà văn Thanh Tịnh. Đó là đoạn văn, được lấy tên (tiêu đề trong SGK) là Tôi đi học (trong những sách giáo khoa trước 30/4/1975) và ngày nay trong các sách giáo khoa thì mang tên Nhớ lại buổi đầu đi học.
Đoạn văn này (Tác phẩm Quê mẹ này) cũng là một đề thi dịch, trong trường Đại học Văn khoa Sài Gòn trước 30/4/1975:
Ai cũng biết việc là chuyển ngữ không chỉ đơn thuần là dịch "con chữ" mà để còn để cho người đọc "cảm và thấm" thì phải chuyển cả tư tưởng và tình cảm. Khi dịch sang tiếng Anh có một nữ sinh Văn khoa Sài Gòn đã dịch tiêu đề của đoạn văn là Black Monday!
Những ai đọc thoáng qua sẽ thấy tựa đề của đoạn văn (Tôi đi học hay Nhớ lại buổi đầu đi học) mà dich như vậy (Black Monday) là đã dịch sai hoàn toàn, khi so theo với bản tiếng Việt, nhưng nếu ai hiểu rõ văn hóa của người Anh, thì mới thấy rằng cái tiêu đề (tựa bài) mà dịch như thế này, là tuyệt vời!
FYI, Ở nước Anh trước đây, có một truyền thống là ngày tựu trường (Khai giảng năm học mới) luôn luôn phải là vào ngày thứ Hai.
Do đó, trong lòng (đầu) những cô bé chú nhóc xứ sương mù, lần đầu đi học, đầu tiên trong đời phải "xa vú mẹ", thì cái ngày "thứ hai khủng khiếp này" đúng là một Black Monday!
Như đã nói "DỊch là uyên bác, dỊch phải sáng tạo", nên khi các bác chịu khó, để ý nghiên cứu, hay quan tâm, mới thấy được cái thú vị trong dich thuật là như thế nào.
HAPPY WEEKEND!
Chắc bị nhan tin như thế lày : " CO VE AN COM KHONG CON CHO ? "
Vâng cảm ơn bác,Cảm ơn bài viết rất thú vị của cụ. Câu chuyện Black Monday, em nghĩ nó thiên về Transcreation hơn là dịch, đúng không cụ .
Chắc sếp nói từ từ, em phiên dịch dịch "Duyệt". Sếp nói, chiều sắp lịch sếp đi gặp đối tác, em nó dịch thành chuẩn bị cho sếp 1 em đào, sếp nói ngồi, em nó nằm nên mới nhanh mua được nhà nếu như chỉ làm phiên dịch.
Dịch thế sai rồi ăn đấm là đúng, chỉ dịch D*t mày thôi
15 tr mà thời giá năm 2005 thì 2 cây vàng ko hết cụ nhỉE, chưa gặp bao giờ. Thời xưa cách đây tầm 15 năm có cụ nào chạy khách chuyên gia chỗ con bé tên Thành ở Nikko thì chắc biết ông Tú, chạy như dại cả tuần, tháng dược khoảng 15 củ (Tiền thời điểm đó) nhưng vẫn thoải mái. Hay lâu rồi em không va cái mảng này nó khác nhỉ.
Cụ làm em nhớ lại bản dịch thơ Tôi yêu em - Puskin của dịch giả Thuý ToànVâng, thưa bác, không phải chỉ bác Kyson1, mà có rất nhiều người cũng có cùng suy nghĩ trên, vì nhiều lý do, một trong những lý do đó. có thể là vì họ chưa hiểu, không nắm vững cũng như không am tường ngôn ngữ, thậm chí ngay cả tiếng mẹ đẻ!
Một trong những nguyên tắc trong dich thuật là phải am tường không chỉ từ vựng mà cả vân hóa của hai ngôn ngữ, và có đầu óc thông minh, nhạy bén cũng như sáng tạo, và "để cả tâm hồn" trong dịch thuật!
BTW, Nhân dịp cuối tuần, em xin phép được dông dài đôi chút về chuyện dịch, dĩ nhiên những bác nào không thích, thì đừng coi người kẻo không, lại bảo em làm "loãng thớt"!
Trong thực tế, có những bản dịch hay câu dịch ấn tượng, có những câu chuyện để đời!
Thường những câu dịch này, là tiêu đề hay tựa đề của một tác phẩm văn học, hoặc bài hát cũng như có những đoạn dịch là văn viết mà khó có thể ai qua mặt.
Xin lấy một ví dụ như bản Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, là bản văn được viết bằng tiếng Hán, sau đó được chuyển thể sang chữ nôm tiếng Việt, dĩ nhiên, với một tác phẩm lớn như vậy thì rất nhiều người chuyển dịch, nhưng bản để lại dấu ấn sâu sắc nhất, có lẽ bản của "ông đầu xứ" Ngô Tất Tố!
Hay trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn, người chuyển dịch từ tiếng Hán sang tiếng Nôm, cũng như nâng tầm nó lên là bà Đoàn Thị Điểm.
Nếu ai biết tiếng Hán, sẽ thấy được cái tài của Hồng Hà nữ sĩ khi chuyển ngữ thành thơ sang tiếng nôm và làm cho nó trở lên tinh tế, phong phú, cũng như sâu sắc là như thế nào!
Còn nói ví dụ về tiêu đề bài hát, trong chúng ta, những ai thích nhạc Pháp, hẳn biết bài nhạc Pháp L'amour, ç''est pour rien đây là một tác phẩm thịnh hành trong Thập niên sáu mươi, và khi chuyển ngữ sang tiếng Việt Nam, dĩ nhiên cũng có rất nhiều người Việt và chuyển ngữ nhưng riêng cái tiêu đề của nó L'amour, ç''est pour rien (Dịch nôm na: Tình yêu, cho không (mà không nhận lại gì cả)) đã được dịch thành cái tựa bài hát "Tình cho không".
Nếu ai hiểu tiếng Pháp và đọc kỹ nội dung của bài hát sẽ thấy khi dịch là Tình cho không thì sai (xa) hẳn với câu gốc nếu không muốn nói là dịch chưa chính xác nhưng chính việc dich thành cái tựa này nó đã tôn giá trị của bản nhạc lên.
Và, một ví dụ khác, em tin chắc rằng rất nhiều bác, cả những bác đã từng sống ở miền Nam trước 30/41975 cũng như các bác đã từng "mài đũng quần" trên các trường của Việt Nam, hồi tiểu học, đều biết một đoạn văn hay, đoạn văn này trích từ tác phẩm Quê mẹ của nhà văn Thanh Tịnh. Đó là đoạn văn, được lấy tên (tiêu đề trong SGK) là Tôi đi học (trong những sách giáo khoa trước 30/4/1975) và ngày nay trong các sách giáo khoa thì mang tên Nhớ lại buổi đầu đi học.
Đoạn văn này (Tác phẩm Quê mẹ này) cũng là một đề thi dịch, trong trường Đại học Văn khoa Sài Gòn trước 30/4/1975:
Ai cũng biết việc là chuyển ngữ không chỉ đơn thuần là dịch "con chữ" mà để còn để cho người đọc "cảm và thấm" thì phải chuyển cả tư tưởng và tình cảm. Khi dịch sang tiếng Anh có một nữ sinh Văn khoa Sài Gòn đã dịch tiêu đề của đoạn văn là Black Monday!
Những ai đọc thoáng qua sẽ thấy tựa đề của đoạn văn (Tôi đi học hay Nhớ lại buổi đầu đi học) mà dich như vậy (Black Monday) là đã dịch sai hoàn toàn, khi so theo với bản tiếng Việt, nhưng nếu ai hiểu rõ văn hóa của người Anh, thì mới thấy rằng cái tiêu đề (tựa bài) mà dịch như thế này, là tuyệt vời!
FYI, Ở nước Anh trước đây, có một truyền thống là ngày tựu trường (Khai giảng năm học mới) luôn luôn phải là vào ngày thứ Hai.
Do đó, trong lòng (đầu) những cô bé chú nhóc xứ sương mù, lần đầu đi học, đầu tiên trong đời phải "xa vú mẹ", thì cái ngày "thứ hai khủng khiếp này" đúng là một Black Monday!
Như đã nói "DỊch là uyên bác, dỊch phải sáng tạo", nên khi các bác chịu khó, để ý nghiên cứu, hay quan tâm, mới thấy được cái thú vị trong dich thuật là như thế nào.
HAPPY WEEKEND!
Đúng là tiếng nhật bây giờ bình thường rồi cụ nhỉ . Khoảng 2003 em ra trường ngày ấy học tiếng nhật chuẩn ở hà nội chả có mấy trung tâm ngoài núi trúc. Bây giờ thì chỉ cần có một trình độ sơ cấp nhất định đăng ký học online , hoặc trên youtbe đầy. Nếu ai tập chung vẫn có thể lên cao.Giá phiên dịch tiếng Nhật giờ hẻo rồi cụ.
Thuê theo giờ theo ngày theo việc thì còn gì và này nọ được. Chứ phiên dịch đơn thuần full-time lương cứng mà đòi thế thì hơi khó.
N1 chục năm trước thì còn bảo nọ kia. Giờ ko còn báu hiếm gì. Học sinh cấp 3 mấy trường Chuyên ngữ các cháu nó thi lấy ầm ầm rồi. Nhật học về mà mang N1 ra khoe, chúng nó cười cho ^^
Chưa nói, mấy CTY tầm cỡ lại thích lấy chuẩn Tiếng Anh. Tiếng Nhật chỉ là một lợi thế khi tuyển dụng.
Ngoài lề thêm tí. Đừng nghĩ sếp Nhật thích nhân viên Việt có phong cách Nhật. Thứ phong cách cứng nhắc máy móc.. mệt bỏ xừ! Kabanmochi thôi, các ổng lúc trà dư tửu hậu là thật thà như vậy đấy.
Nghiêm túc, trách nhiệm với công việc nhưng đừng thể hiện đã đc đồng hoá.. thế mới ổn!
Trước e cũng làm với Nhật nhưng e k ghét phiên dịch họ có làm j đâu chỉ nói thay lời người khác chứ làm gì được nói chính kiến của mình cụ cứ cởi mở hơn để thân cận lại được việc em toàn bơm tư tưởng của e cho các bạn ấy, nhiều lúc mượn lời khách chửi sếp xơi xơi nhìn mấy thằng Nhật bị chửi vỗ mặt mà phải cúi đầu gật lia lịa trán toát mồ hôi, khăn lau không kịp mà em ngồi cạnh cứ phải nín cười đau cả ruộtChả làm em làm cty Nhật nên có mấy em phiên dịch. Em nghĩ họ cũng làm công ăn lương như mình thôi mỗi người mỗi nhiệm vụ trong cty> Nhưng em thấy họ rất khệnh nhiều lúc ức chế vãi. có lúc nhắn tin nó không thèm trả lời. Đang bực nên xả tý các cụ thông cảm. CCCM có ai dính kiểu này không?
Cảm ơn cụ. Người ta không cho em mời rượu cụ nữa, nhưng câu chuyện này cũng rất hay.Vâng cảm ơn bác,
Dịch kiểu này, người ta thường gọi là "chuyển ngữ" (chuyển mã/ Dịch "thoát") hay nói chính xác là "chuyển ngữ cấp cao".
Thường những người (dich giả) dich như thế này, phải là những người có khả năng tổng hợp cao, nắm vững nội dung bản dịch, cũng như có đấu óc sáng tạo, thông minh và cá tính rất mạnh. Họ có cái nhìn khác người, không thích đi theo "lối mòn"' và từ đó, dẫn tới những câu, những bản dịch vô cùng đặc sắc, và ấn tượng!
Để đáp lại sự quan tâm và chén rượu của bác issie, em xin phép kể tặng bác issie và các bác một câu chuyện khác rất "ấn tượng" về dịch thuật này.
In addition, em lại xin phép được dông dài một lần nữa về chuyện dịch, dĩ nhiên những bác nào không thích, thì đừng coi người kẻo không, lại bảo em làm "loãng thớt"!
Trước 30/4/1975, ở Sài Gòn có một dịch giả tên H., ông là người chuyên dịch các tác phẩm tình cảm, đặc biệt là của Nhật Bản, từ Anh sang tiếng Việt.
Có một lần, ông dịch một cuốn tiểu thuyết của Nhật có tên tựa là KYOTO (Tây Kinh) .
Đây (KYOTO) là một câu truyện, viết về cuộc sống của những người lao động nghèo tại Nhật Bản trong thế chiến thứ hai. Qua đó tác phẩm cũng mô tả được cuộc sống của người ở tầng lớp thấp trong xã hội Nhật Bản và cái mà người ta thường gọi gọi là "nhân tình thế thái" (thói đời).
Trong một phần, nó cũng viết về một chủ đề muôn thủa của nhân loại: Tình yêu!
FYI, Nội dung câu chuyện kể về một thiếu nữ là con gái nhà nghèo, phải gánh nợ cho cha mẹ khi làm thiếp cho một lão phú ông không có con trai tại một ngôi làng nhỏ xứ Phù Tang. Nàng vào gia đình này không đơn giản chỉ là một "công cụ tình dục" cho lão già "cứng đầu nhưng mềm ...." mà còn là một công cụ lao động cho gia đình "chồng".
Không biết là do "trời thương hay ghét" với thân phận làm bé, nàng có một đứa con trai với lão và khi thằng bé vừa chập chững biết đi thì lão chồng này chết. Do sợ bị nàng giành mất gia tài người vợ lớn đã buộc nàng phải giao con và đuổi nàng ra khỏi nhà.
Thương con, nàng bế con bỏ trốn.
Trong những dặm dài trốn chạy, nàng lạc bước đến Kyoto, là một thành phố, hoàn toàn đổ nát sau thế chiến và đang tái thiết. Nàng ở đây, kiếm sống để nuôi con và mình bằng cách bán nước và thức ăn cho những công nhân xây dựng công trình gần đó.
Sau chiến tranh, ở đây có rất nhiều công trình nhà cửa,
Không biết do duyên số, hay cái nhan sắc của một cô "gái một con" cộng thêm với tính tình hiền lành nhu mì, có một người công nhân chưa vợ, ngày ngày đến ăn uống,lân la làm quen, và tình cảm giữa hai người đã phát triển theo năm tháng như các tòa nhà đang xây tại Kyoto.
Rồi trong một đêm trời mưa lớn, và người công nhân này không kịp về chỗ ở. anh ta đã lại với nàng!
Có lẽ, không nói, thì ai cũng thừa biết chuyện gì sẽ xảy ra khi "lửa gần rơm".
Đêm đó, đây là lần đầu tiên, nàng biết thế nào là "yêu", biết thế nào là cảm giác đich thực về cái "chuyện khó nói" giữa một người đàn bà và người đàn ông khi họ "hòa hợp"!
Trước đây, nàng chỉ là một công cụ tình dục mà người "xử dụng" lại yếu tay nghề, cũng như chỉ là một cái máy đẻ cho gia đình chồng!
Cảm giác yêu thương, sự đồng cảm trong tình dục và sự tôn trọng dành cho mình của "bạn tình", nên sự thực, đêm hôm đó là đêm sướng nhất trong đời của nàng cả về thể xác lẫn tinh thần!
Những ngày sau đó, tuy không có cơ hội "chăn gối" nhưng hai người ngày càng thắm thiết. Nàng suy nghĩ đấu tranh và đi đến quyết định sẽ dẫn con về giao lại vào ngày "giỗ chồng" để hầu có thể đi thêm bước nữa.
Ngày nàng lên đường, chàng công nhân bận công việc không thể đưa tiễn, nhưng chàng ở lại với quyết chí làm việc để chuẩn vị cho cuộc sống sắp tới của hai ngưới
Sau khi nàng đã rời khỏi Kyoto, chàng hâm hở làm ngày làm đêm để có thật nhiều tiền, chẳng may do quá tham công tiếc việc, chàng kiệt sức và và rơi từ trên giàn giáo xuống đất chết thảm thương.
Sau khi trao trá con cho gia đình chồng, nàng vội về lại Kyoto để đến với người yêu.
Khi đến nơi, thì công trình cũng vừa xong! Đội công nhân, cũng đã dọn đi, chỉ còn sót lại, là cái tìn về cái chết thảm của chàng công nhân kia.
Trong một chiều mưa lất phất, lặng lẽ đứng trong cái quán nhỏ không người, nhìn vào làn mưa rơi ngập trời, mà không biết người yêu mình nơi đâu?
Nàng nhớ lại những giây phút ái ân nồng ấm mà hai người đã một lần bên nhau. Cái lần duy nhất cho nàng được biết thế nào là yêu, thế nào là "làm đàn bà"!
Câu chuyện này (KYOTO), sau khi dịch xong, dịch giả đã không lấy (hay dịch) tên gốc (Tây Kinh) mà sửa tên tác phẩm thành: Chỉ một lần thôi !!!
Bác issie và các bác khác thấy, tên tác phẩm đã được dịch giả H. dịch (transcreation) hay không???
Trên trời đất có 1 cái cờ nhíp 3-4 anh Hàn Quốc xxx 1 em phiên dịch Việt cụ ạ. Đúng là bọn chuym ngắn!Mảng xây lắp là mảng ăn nhanh nhất của phiên dịch, sắt thép, nhân công, thuê xe cộ. Túm lại là cái gì cũng có giá của nó. Đội nữ làm cho mấy bọn Hàn này muốn có xèng là phải đi chơi với các Anh, mà các em còn xung phong đi ấy. nói chung là cái gì cũng có giá của nó.