[Funland] Phiên bản Su-30 nào tốt nhất ?

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,914
Động cơ
605,894 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Túm lại là thế này:
Mỹ ngầm thỏa thuận với Iran để giúp Iraq bằng:
- Iran đưa toàn bộ 7 chiếc Su 25 của Iran sang chiến đấu. Iraq chỉ có 4 phi công Su 25 phần còn lại do phi công Iran bay.
3 chiếc đầu tiên tới đây:
[YOUTUBE]http://www.youtube.com/embed/ah7HP6d42m8[/YOUTUBE]
- Nga giao ngay 5/12 chiếc Su 25 cho Iraq. Nếu Iraq thiếu phi công thì Nga sẽ bay.
Giao 5 chiếc đây:
[YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?v=6zr3fnVXC4U[/YOUTUBE]
- 5 chiếc Su 30KN Iraq mua sẽ do phi công Iran bay.
82 of 95 http://www.airliners.net/photo/Russia---Air/Antonov-An-30B/2170807/L/


- Mỹ đang thúc đẩy nhanh việc giao F16 và Apache cho Iraq.
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Anh mỹ cứ lừng khừng khg giao máy bay. Iraq nóa mua luôn chỗ khác
Mỹ sợ giao hàng xong bị bị chiêu "gậy ông đập lưng ông", chính quyền Irắc tồn tại được mấy hồi trống trận nữa!:))
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,675
Động cơ
544,973 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Su 30 có nhiều biến thể, mỗi biến thể có sức mạnh riêng. Còn Su 30 nào tốt nhất? Sẽ là Su 30 mà Nga không xuất khẩu và dùng trong nước.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,914
Động cơ
605,894 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Mỹ sợ giao hàng xong bị bị chiêu "gậy ông đập lưng ông", chính quyền Irắc tồn tại được mấy hồi trống trận nữa!:))
Thỏa thuận mua F16 và AH64 chưa được Iraq ký chính thức nên Maliki nên tự trách mình. Việc Nga và Iran hỗ trợ Su25, hỗ trợ phi công cũng là phản ừng tức thời nhằm ngăn chặn phong trào hồi giáo cực đoan chiếm Bagda chứ chưa hẳn là giải pháp lâu dài. Mỹ cũng đưa máy bay ko người lái có vũ trang vào rồi. Có bắn phiến quân hay ko thì chả biết.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Phiến quân này nghe đồn xưa đc mỹ cho xiền để oánh saddam sau nài maliki lại đàn áp nên bắt tay với al queda quay lahi chống
Haizzz dân chủ viển vông
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Sao nhà mình không nghĩ đến việc mua Su 25 nhể, hay gia cát dự sẽ không sảy ra xung đột trên bộ!:-w
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Em nghe tây đồn là mình dự định mua Su 34 rồi thì mua 25 làm gì ợ
Hai thằng lày chiến thuật tương đối khác nhau cụ ợ. Su 34 là máy bay ném bom chuyên nghiệp, còn thàng em Su 25 là lại ném bom, phóng tên lửa diệt thiết giáp hỗ trợ cho bộ binh!b-)
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Phiến quân này nghe đồn xưa đc mỹ cho xiền để oánh saddam sau nài maliki lại đàn áp nên bắt tay với al queda quay lahi chống
Haizzz dân chủ viển vông
Không hiểu, không biết không nên đặt điều. Mỹ gây thù hắn để kiếm tiền, nhưng việc nào ra việc đó đừng xuyên tạc.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Không hiểu, không biết không nên đặt điều. Mỹ gây thù hắn để kiếm tiền, nhưng việc nào ra việc đó đừng xuyên tạc.
anh nói cho cu biết cu không biết thì ngồi im không ai chê cu dốt
Abu Bakr al-Baghdadi ai chả biết là kẻ kế nhiệm Abu Musab Al-Zarqawi kẻ chống Xô viết điên cuồng với đạo quân mujahedin sau này là Jihad
Profile: Abu Bakr al-Baghdadi
http://www.bbc.com/news/world-middle-east-27801676
Abu Musab al-Zarqawi
http://en.wikipedia.org/wiki/Abu_Musab_al-Zarqawi
 
Chỉnh sửa cuối:

tuanprado

Xe tăng
Biển số
OF-25066
Ngày cấp bằng
1/12/08
Số km
1,148
Động cơ
502,247 Mã lực
Mời các bạn xem

'Quái vật ngoài hành tinh” trong Không quân Việt Nam


“Su-30 như một con quái vật ngoài hành tinh. Khó lòng hạ gục Su-30MK, Su-30SM và Su-30MK2V”.
Su-30 (được NATO định danh là “Flanker-C”) là một loại máy bay tiêm kích 2 động cơ, 2 chỗ ngồi. Đây là loại tiêm kích F/A (Fighter/Attack – Chiến đấu/Tấn công) siêu cơ động được phát triển bởi tập đoàn hàng không Sukhoi. Su-30 là mẫu tiêm kích đa nhiệm có thể hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết với 2 nhiệm vụ chính là không chiến và tấn công mặt đất.

Su-30SM của không quân Nga chuẩn bị vượt tường âm thanh.
Sau sự thành công của người tiền nhiệm Su-27, Su-30 ra đời với tư cách là phiên bản nâng cấp và cải tiến của Su-27, được phát triển từ dự án Su-27PU. Su-30 là thành viên thứ 2 của gia đình “Flanker” (kẻ tấn công sườn). Dự án được Sukhoi chính thức khởi động từ những năm 1996 và được Bộ quốc phòng Liên bang Nga tài trợ.
Hiện nay, tất cả các thành viên của gia đình Flanker đều được Bộ quốc phòng Nga đặt hàng và được biên chế đều vào các lực lượng phòng không và không quân Liên bang Nga, bao gồm: Tiêm kích Su-27, Su30, Su-33, Su-35 và máy bay tấn công mặt đất Su-34 “Fullback”. Hiện tại, Sukhoi đang phát triển thế hệ tiếp theo của dòng “Flanker” là Su-37 nhằm thay thế những người tiền nhiệm trong tương lai.

Su-30MK2V (một phiên bản nâng cấp từ Su-30MKV2) của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Su-30 hiện được sản xuất bởi 2 công ty chính là Komsomolsk-on-Amur Aircraft Production Association (KnAAPO) và công ty hàng không Irkut. Cả 2 đều là công ty con của Tập đoàn hàng không Sukhoi và trực thuộc Tập đoàn hàng không thống nhất Liên bang Nga (OAK).
OAK gồm khá nhiều tập đoàn hàng không của Liên bang Nga được thống nhất trong một liên minh chung gồm khá nhiều tên tuổi nổi tiếng của hàng không thế giới cả về dân sự lẫn quân sự: Antonov, Kamov, Moskva Mil, Sukhoi, Mikoyan, Iiyushin, Tupolev và Yakovlev.
KnAAPO là nơi nhận các đơn hàng từ các nước đồng minh và các quốc gia là bạn hàng lâu năm. KnAAPO cũng là nơi sản xuất ra các phiên bản Su-30MKK, Su-30MK2 được bán cho Không quân giải phóng Trung Hoa (PLAAF), Su-30MK2V và Su-30MK được bán cho Việt Nam. Ngoài ra, Indonesia và Venezula cũng là bạn hàng của KnAAPO. Hiện nay, KnAAPO còn sản xuất loại tiêm kích thế hệ 4++ là Su-35 (được NATO định danh là “Flanker-E”).
Phiên bản Su-30MKK bán cho PLAAF được trang bị hệ thống điện tử do chính Tập đoàn công nghiệp quốc phòng phương Bắc – NORINCO của Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, nó không được đánh giá cao vì hầu hết công nghệ là sao chép từ Sukhoi nhưng lại không vượt trội mà còn bị đánh giá là khá tệ.
Tất nhiên, nó không thể nào sánh với Su-30MK và Su-30MK2V của Việt Nam. Các phiên bản dành cho Việt Nam được đánh giá là tốt nhất trong họ Su-30 và cũng là khá vượt trội trong gia đình “Flanker”.
Su-30 được xem như là đồng cấp với F-15 “Eagle”, tuy nhiên, các minh chứng thực tế lại chứng minh khác. Su-30 bỏ xa F-15 “Eagle” về mọi mặt, thậm chí F-35 “Lightning II” còn nhận thất bại cay đắng trước nó.

Buồng lái của một chiếc Su-30MK2V của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Khác với KnAAPO, thì Irkut chủ yếu nhận các đơn đặt hàng phiên bản Su-30SM từ phía Bộ quốc phòng Liên bang Nga. Su-30SM là một phiên bản tối tân, hiện đại nhất được trang bị cho Không quân Liên bang Nga và Lực lượng phòng không Liên bang Nga.
Việt Nam khá may mắn khi Su-30SM chính là người song sinh của các phiên bản Su-30MK2V, với những hệ thống và vũ khí hiện đại nhất hiện nay. Ngoài ra, Irkut còn nhận các đơn hàng từ người hàng xóm Ấn Độ và các bạn hàng mới như Malaysia.
Khi được xem thế hệ “Flanker-C”, Ấn Độ tỏ ra rất thích thú và rất muốn có mẫu tiêm kích này. Do đó, Irkut đã phát triển một phiên bản khác dành cho Ấn Độ từ Su-27UB (mẫu tiêm kích nâng cấp từ Su-27PU) theo yêu cầu từ phía Ấn Độ.
Dự án này cũng có sự tham gia của các kỹ sư Ấn Độ. Những chiếc Su-30MKI của Ấn Độ đều sử dụng tên lửa không đối không (AAM) và không đối đất (ASM) của Brahmos, sản phẩm của sự hợp tác Nga-Ấn Độ.
Lịch sử phát triển
Phiên bản gốc Su-27 của gia đình “Flanker” được trang bị những tính năng tuyệt vời, tuy nhiên, nó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của Lực lượng phòng không Liên bang Xô Viết (PVO).
Do lãnh thổ Xô Viết quá rộng lớn, các phi đội Su-27 không có khả năng phủ sóng tất cả các khu vực nên bài toán đặt ra vẫn là bài toán về tầm hoạt động.
Do đó, một dự án mới với cái tên Su-27PU đã được khởi động vào năm 1968, dưới sự bảo trợ của Bộ quốc phòng và Sukhoi một lần nữa được chọn. So với Su-27, Su-27PU đã cải tiến được phạm vi hoạt động lên khá nhiều, mục đích ban đầu là phục vụ cho nhiệm vụ đánh chặn hoặc không chiến tầm xa nhưng trên thực tế, Su-27PU được phục vụ cho các nhiệm vụ đánh chặn nhiều hơn. Đây là loại máy bay 2 động cơ và có 2 chỗ ngồi.
Các tính năng kỹ chiến thuật

Su-30 của phi đội Hiệp sĩ Nga trong cuộc biểu diễn tại triển lãm hàng không Malaysia 2013.
Su-30 được thiết kế với kiểu dáng khí động học tiên tiến nhằm tránh lực cản của gió và không khí. Ngoài ra, nó còn được trang bị cả hệ thống kiểm soát vector lực nâng cánh chính, cánh tà và cả lực đẩy phương ngang của động cơ.
Những điều này đã làm nên 1 chiếc tiêm kích cơ động bậc nhất trên thế giới. Đây là điều mà cả giới quân sự trên thế giới khẳng định: “Su-30 là một chiếc máy bay siêu cơ động nhất trong lịch sử hàng không quân sự
Ngoài ra, Su-30 còn có thể thực hiện được kiểu bay Pugachev’s Cobra nổi tiếng, động tác bay TailSide. Tailside là một động tác tương tự 0 knot nhưng Su-30 lại bay lên theo 1 vòng lặp với phương bay kỹ thuật, dựa trên 1 góc 60 độ. Sau khi đạt đến vận tốc cực đại, phi công sẽ tắt động cơ.
Lúc này, lực nâng cánh tà và 2 cánh chính sẽ nâng chiếc máy bay lên trong thời gian khoảng 2,3 giây. Sau đó, nó sẽ rơi từ từ xuống đất, tương tự 0 knot, tuy nhiên thiết kế đặc biệt giúp Su-30 không bị mất hoàn toàn độ cao mà có thể bay được trong vòng 10 giây kể từ lúc rơi xuống. TailSide là một động tác khá khó và ít phi công làm được vì điều này phụ thuộc khá nhiều vào vector nâng cánh chính và cánh đuôi.
Su-30 còn trình diễn được cả động tác 360 Angel. Đây là một động tác nhào lộn 360 theo phương ngang, với một góc chếch chỉ 10 độ. Chính động tác này đã khiến cho 1 chiếc F-35 bị nó hạ gục khi cố săn đuổi từ phía sau.
Su-30 sở hữu 2 động cơ Saturn AL-31F hoạt động độc lập. Mỗi động cơ nặng 12500 kgF (kgF là đơn vị đo kỹ thuật với các vật thể bay có vận tốc cao, dựa trên tốc độ bay và lực hút của trọng lực). Su-30 có thể đạt vận tốc cao nhất là Mach 2.0 và thấp nhất là Mach 1.2
Các minh chứng về sức mạnh của Su-30
- Năm 1992, người tiền nhiệm Su-27 và Su-27PU (Su-27PU về sau được đổi tên thành Su-30 và cũng là mẫu Su-30 đầu tiên) cùng nhau tham gia tập trận tại Hoa Kỳ. SU-27 và Su-27PU đã chiến thắng áp đảo F-15 “Eagle” trong lần lượt các bài tập bắn, bay kỹ thuật, phóng tên lửa, thậm chí là không chiến giả định. F-15 đều bị Su-27PU hạ gục một cách dễ dàng và bỏ xa với số điểm 965/1000. Trong khi đó F-15 chỉ đạt 890/1000.
- Năm 2004, Su-30MKI của Không quân Ấn Độ đã hạ gục toàn bộ 10 chiếc F-16 “Lightning Falcon” và 8 chiếc F-15”Eagle” trong cuộc tập trận Cope India. Điều đáng nói chỉ có 15 chiếc Su-30MKI tham gia trong bài tập không chiến giả định. Các phi công F-16 đều lắc đầu ngao ngán khi trực nhiện đối mặt với Su-30.
- Năm 2006, Su-30SM của Không quân Liên bang Nga đã khiến cho các phi cơ Mirage 2000 (Không quân Pháp), Tornado F-3 (Không quân CHLB Đức) phải chào thua. Một phi công lão luyện của Đức là Charles đã trả lời phóng viên: “Ngay trên đó (chỉ tay trên không trung) nếu bạn bị Su-30 bắt được, thì hãy nói lời vĩnh biệt nếu đó là một cuộc chiến.”
- Năm 2009, Su-30SM lại một lần nữa làm bẽ mặt cả phi đội số12 trực thuộc Bộ chỉ huy trên không của Không lực Hoa Kỳ (USAF) tại Florida gồm F-22 “Raptor”, F-35 “Lightning II” đều gục ngã trước đối thủ Su-30SM. Ngay sau sự kiện này, thượng nghị sĩ James Inhofe đã nói trước thượng viện: “Nếu Su-30 của người Nga tấn công, chúng ta sẽ để họ chiếm lĩnh cả bầu trời!
Còn theo chuyên gia từ Lockheed Martin thì: “Su-30 như một con quái vật ngoài hành tinh. Khó lòng hạ gục Su-30MK, Su-30SM và Su-30MK2V”.



http://giaoducthoidai.vn/thoi-su/quai-vat-ngoai-hanh-tinh-trong-khong-quan-viet-nam-141839-l.html
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Có vẻ nhưng Phương Tây muốn ru ngủ người Nga cụ Tuấn ợ!:-s
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,944
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Ko phải ru ngủ mà muốn tăng ngân sách QP
 

l0ng_py

Xe buýt
Biển số
OF-304656
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
840
Động cơ
312,028 Mã lực
Không quân VN có trang bị Su 30 - MK2 thì phải :)
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Su-30MKI Ấn Độ đã sẵn sàng “phiêu” cùng tên lửa BrahMos

(Soha.vn) - Ấn Độ đã hoàn tất việc tu sửa một trong hai chiến đấu cơ Su-30MKI để tiến hành thử nghiệm biến thể tên lửa BrahMos phóng từ máy bay


Thông tin trên do tờ ARMS-TASS dẫn lời giám đốc điều hành BrahMos Aerospace từ phía Nga, ông Alexander Maksichev cho hay.
"Hai chiếc Su-30MKI đã được Tư lệnh Không quân Ấn Độ lựa chọn để thực hiện các chuyến bay thử nghiệm với tên lửa BrahMos." - Maksichev nói.

Biến thể BrahMos phóng từ trên không.
Theo ông, cho đến cuối năm nay, công ty liên doanh Ấn Độ-Nga sẽ bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm tên lửa mới và thực hiện chuyến bay đầu tiên của Su-30MKI với mô hình kích thước-trọng lượng tên lửa BrahMos.
Trước khi thực hiện chuyến bay đầu tiên của Su-30MKI với tên lửa BrahMos ở Bangalore, mô hình tổ hợp “máy bay - tên lửa” sẽ tiếp tục được thử nghiệm trong ống khí động lực học và mô phỏng tách tên lửa từ máy bay.
Theo Maksichev, mô hình kích thước-trọng lượng tên lửa không đơn giản chỉ là một "thỏi đúc" mà nó được tạo ra bởi công nghệ phức tạp với rất nhiều cảm biến để đo tải trọng và những rung động tác động lên tên lửa trên thiết bị phóng khi máy bay bay.

Su-30MKI với tên lửa BrahMos.
"Thiết bị phóng tên lửa đã được phát triển ở Ấn Độ và hoàn toàn sẵn sàng. Hiện tại “tên lửa-thiết bị phóng” đang được tiến hành thử nghiệm và sau đó sẽ là “thiết bị phóng-máy bay.” - Maksichev nói.
HOTThưởng 500.000đ mỗi ngày cho Cộng tác viên có tin bài hay
BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất. Tên lửa được phát triển dựa trên sự hợp tác nghiên cứu giữa công ty Mashinostroeyenia của Nga và tổ chức nghiên cứu & phát triển quốc phòng Ấn Độ với dự án BrahMos Aerospace.
Loại tên lửa này đã được biên chế vào hải quân Ấn Độ và gắn trên các loại tàu như tuần dương hạm lớp Talwar và tuần dương hạm lớp Shivalik. Biến thể Brahmos phóng từ mặt đất trên các bệ phóng di động cũng đã được đưa vào hoạt động trong Lục quân Ấn Độ.

Biến thể tên lửa BrahMos phóng từ trên không có chiều dài 8,4m, đường kính 0,6m, tầm bắn 300km, trọng lượng phóng 2,5 tấn, mang đầu đạn 250kg, có thể được phóng trên độ cao tối đa 14km, thông thường 10km với vận tốc siêu âm Mach3, gấp hơn 3 lần vận tốc các loại tên lửa hành trình cận âm của Mỹ.
Trong năm ngoái, hãng thông tấn Itar-Tass của Nga dẫn một nguồn tin thân cận từ Bộ quốc phòng Ấn Độ cho biết Công ty liên doanh Nga-Ấn Độ BrahMos Aerospace đã bắt đầu công việc thiết kế một biến thể nhỏ hơn của tên lửa siêu thanh BrahMos mang tên BrahMos-M.
“Tiểu BrahMos” sẽ có trọng lượng khoảng 1,5 tấn và dài gần 6m. Loại tên lửa này sẽ được trang bị các máy bay Su-30MKI và MiG-29, tuy nhiên, nó cũng thích hợp để trang bị cho các chiến đấu cơ khác hiện đang hoặc sẽ phục vụ trong lực lượng không quân của Ấn Độ như Mirage-2000, Rafale...
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Sốc! Chiến đấu cơ Su-30MKI Ấn Độ bay bằng...một động cơ
(Vũ khí) - Ấn Độ vừa tiết lộ thêm một sự thật gây "choáng" khi mà các máy bay Su-30MKI của nước này liên tục gặp lỗi ở 1 động cơ.

Các phi đội máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30MKI của Không quân Ấn Độ (IAF) đã liên tục gặp phải trục trặc về động cơ khi bay giữa không trung trong thời gian kéo dài suốt 2 năm qua. Ấn Độ đã chính thức đề nghị phía Nga phải tìm cách khắc phục.
Các sự cố được lặp đi lặp lại về sự thất bại của động cơ và các biện pháp phòng ngừa mới nhất đã làm ảnh hưởng đáng kể tới khả năng hoạt động của các máy bay chiến đấu Su-30MKI, khi mà IAF đang sở hữu tới 200 máy bay loại này.
Theo tờ Tribune India, sau khi một động cơ gặp lỗi trên máy bay Su-30MKI, nó sẽ được thay thế và thử nghiệm trước khi cho phép máy bay tiếp tục cất cánh lên bầu trời. Việc xử lý tháo và thay thế một động cơ thường mất từ 4 - 5 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào mức độ hư hại của động cơ. Trong khi đó, phía Nga cũng đã phản hồi bằng việc đề xuất một số biện pháp tạm thời.
Su-30MKI - chiến đấu cơ tiên tiến và đóng vai trò chủ lực trong Không quân Ấn Độ liên tục gặp sự cố về động cơ. Không quân Ấn Độ chưa đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân dẫn đến các sự cố động cơ trên, nhưng để bảo đảm an toàn, cứ sau 700 giờ họ sẽ bảo dưỡng một lần - thay vì sau 1.000 giờ bay như tuyên bố của nhà sản xuất. Nhưng giải pháp này cũng gây ra bất lợi đáng kể bởi số lượng các máy bay Su-30MKI sẵn sàng chiến đấu ở một thời điểm sẽ bị giảm xuống.
Tháng 6 vừa qua, Không quân Ấn Độ đã chính thức thông báo với các quan chức Nga sau khi nghiên cứu lỗi của các động cơ AL-31FP do hãng NPO Saturn của Nga chế tạo cho các máy bay Su-30MKI. Số lượng các các máy bay Sukhoi hạ cánh bằng một động cơ trong 2 năm (2012 và 2013) ở mức cao và không an toàn. Thậm chí còn làm giảm khả năng hoạt động của các phi đội chiến đấu cơ xuống mức thấp và đặt ra câu hỏi khó trả lời về khả năng sẵn sàng tham chiến.
Su-30MKI là máy bay chiến đấu phản lực 2 động cơ, và khi một động cơ bất ngờ gặp sự cố trên không, máy bay sẽ buộc phải hạ cánh bằng một động cơ còn lại. Tuy nhiên, khả năng hoạt động này là không thể chấp nhận được nếu như xảy ra một cuộc chiến tranh - khi mà phi công sẽ rất cần tối ưu tốc độ để tấn công hoặc rút lui sau khi tấn công. Sức mạnh của cả hai động cơ là yêu cầu bắt buộc để máy bay có thể mang theo 8 tấn vũ khí (tên lửa và rocket) và tham gia chiến đấu.
Trước đó, Ấn Độ cũng đã từng phàn nàn với phía Nga rằng, các máy bay Su-30MKI của họ liên tục gặp phải lỗi trên màn hình hiển thị HUD và màn hình LCD hiển thị các thông số kỹ thuật bay bị "xóa trắng" mà chưa có cách khắc phục, khiến các máy bay này phải "nằm đất" trong một thời gian dài.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top