Riệu vang pháp nói chung và Bóc đô nói riêng (nước khác em k biết) chia ra hai dòng chính là Vanh đờ Táp và Vanh đờ Sa Tô, khác nhau ở cách sản xuất:
- Vin De Table: là loại bình thường, nho được trồng không giới hạn năng suất thu hoạch trên diện tích đất, càng được nhiều càng tốt. Khi sản xuất hầu như hoàn toàn bằng máy từ xay nghiền, lọc, ngâm ủ bằng thùng Inox...loại này thường trong vắt vì dây chuyền hiện đại. Nhưng vì làm bằng máy, khâu chọn lọc quả nho để lọt cả quả thối, quả non quá...làm giảm chất lượng rượu
- Vin De Chateau (Vang của Lâu đài): trước nhất là mỗi nhãn hiệu vang được gắn với tên một Lâu đài nơi sở hữu đất đai trồng ra nho để làm, nó có vài qui định nghiêm ngặt như sau:
1) cơ quan nông lương của chính phủ tính toán trên mỗi diện tích đất để trồng nho chỉ đạt sản lượng là xx tấn thì mới cho ra loại rượu ngon nhất, quả nho vốn chứa nhiều nước nên nếu năng suất cao quá sẽ nhạt. Từ tính toán đó, dựa trên diện tích ruộng hữu hạn của mỗi tòa Lâu đài, họ chỉ cho phép mỗi Lâu đài sản xuất một số lượng nhất định rượu, làm nhiều hơn thì chỉ có đổ đi, chắc chắn nghiêm ngặt hơn nước ta ở khâu quản lý. Khâu đầu tiên này đảm bảo chất lượng gắn với thương hiệu ở yếu tố nguyên liệu (tội sản xuất rượu này với số lượng nhiều hơn cho phép coi như buôn lậu, có thể đóng cửa doanh nghiệp để bảo vệ uy tín cho toàn bộ ngành rượu vang - nói chung chả ai mắc, các Lâu Đài có sự hãnh diện của quý tộc hàng trăm năm, chả ai làm điều đó)
2) các khâu sản xuất, lựa..đều làm thủ công kể cả chắt lọc, nên rượu này có khả năng có cặn hơn loại Vanh Đờ Táp
3) rượu này ủ trong thùng gỗ sồi, mỗi thùng chỉ được dùng tối đa hai lần là vứt đi, uống loại này cảm nhận được vị chát đặc thù của vang pháp, vị chát của gỗ sồi
Chả biết chuẩn không, đây là kiến thức em được phòng thương vụ sứ quán pháp dạy từ 1997 trong khóa training cho các công ty nhập khẩu
..... gửi từ Nokia 8120 sử dụng phần mềm bút bi .....