Tùy góc cua, độ dốc đường chỗ cua và đặc biệt là tài ôm cua ra sao thôi các bác ạ. Ôm cua tốt, đoạn đường làm đúng tiêu chuẩn thì 110-120 chả sao. Ôm cua không tốt, 40 cũng có thể lật xe. Các bác muồn thử độ ôm cua ngọt nên thử trên đường Hồ Chí Minh, nhiều đoạn cua phê lắm!
Xe phanh gấp có cảm tưởng gục xuống là do quán tính bị dừng đột ngột , theo thiết kế gầm của đại đa số các loại xe cơ giới, quán tính bị chuyển hướng tạo thành lực ép xuống đường, không khác gì bác trở tải nặng cả, nên thụt nó dồn, ngồi trên xe cảm giác bị hẫng. 1 lý do đầu tiên khi ngồi trên xe nên thắt dây an toàn các bác ạ! Còn tiếng kêu có thể có vài nguyên nhân: Tiếng đóng nhả của ABS, tiếng vặn của vỏ xe, tiếng thụt kêu, tiếng rít của lốp khi bị nén nặng đột ngột.
Theo kinh nghiệm của em, khi gặp khúc cua, nếu thoáng trước, em thao tác thế này:
1/ Ngớt ga (không phanh nhé, thói quen nhá phanh mỗi khi gặp cua có thể gây nguy hiểm khi di đường dài, đèo dốc)
2/ Lấn 1 chút ra làn ngoài của đoạn cua (mở lái) rồi khép dần vào. Em nói thế tức là ban đầu ta hướng xe ra xa tâm của góc cua, cua trái ta mở sang phải, cua phải ta mở sang trái. Cự li để mở lái và điểm khép ôm cua tùy thuộc vào độ cua, tốc độ. Mục đích: mở rộng bán kính cung chắn góc cua, xe sẽ ổn định hơn, an toàn hơn. Đồng thời cũng tăng được góc quan sát điểm khuất sau góc cua.
3/ Khi vào ôm vào cua, thả lái theo góc cua + tăng tốc cho phù hợp
Êm ái, tốc độ vẫn cao, tài xế & người ngồi trên xe không bị mệt, say xe, vẫn đảm bảo an toàn đi đúng làn đúng vạch, chủ động khi gặp chướng ngại vât.