- Biển số
- OF-870508
- Ngày cấp bằng
- 29/10/24
- Số km
- 156
- Động cơ
- 6,458 Mã lực
- Tuổi
- 53
Khu vực Đông Nam Á hiện nay đang ngày càng đóng vai trò tương đối năng động trong nền kinh tế toàn cầu. Trải quá gần 30 năm kể từ khi hội nhập với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế của Việt Nam đã có khá nhiều thay đổi so với thời điểm năm 1994. Trong nhiều năm qua, có rất nhiều quan điểm khác nhau, mỗi người sẽ xem xét và nhận định điểm mạnh, điểm yếu của Việt Nam so với thế giới và các nước trong khu vực theo quan điểm và góc nhìn khác nhau, tùy thuộc vào nguồn dữ liệu và thông tin mà họ tiếp cận được. Có khá nhiều quan điểm đánh giá khách quan và ghi nhận sự tiến triển của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề; nhận diện được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm cải thiện vị thế trong mỗi doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành nghề mình hoạt động. Tuy nhiên, vẫn còn có rất nhiều người đánh giá, nhìn nhận mang chiều hướng tiêu cực và tự ti so với các nước khác trong khu vực, thậm chí nhiều người còn đánh giá kinh tế Việt Nam thua kém cả các nước như Philippines, Cambodia, Lào. Nếu chỉ nhìn vào một hay một vài khía cạnh, có thể sẽ khó có được cái nhìn toàn diện và tổng thể. Trên cơ sở các nguồn số liệu thống kê chi tiết của thế giới và khu vực, xin được tạo thớt và dần đần chia sẻ với anh chị em một số số liệu để phân tích và so sánh nền kinh tế của các nước Đông Nam Á mang tính tương đối tổng thể, toàn diện nhất, cho tới các số liệu của từng lĩnh vực, ngành nghề đặc thù.
Bắt đầu bằng việc so sánh giá trị sản lượng tính theo tỷ USD của từng lĩnh vực, ngành nghề; tỷ trọng của từng nước trong tổng sản lượng của từng ngành; cũng như thứ hạng của từng nước trong khu vực:
Bắt đầu bằng việc so sánh giá trị sản lượng tính theo tỷ USD của từng lĩnh vực, ngành nghề; tỷ trọng của từng nước trong tổng sản lượng của từng ngành; cũng như thứ hạng của từng nước trong khu vực: