Thảo luận Phân tích thói quen sử dụng xe xăng khi chuyển sang xe điện

Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,667
Động cơ
645,432 Mã lực
Cụ tính sạc 20p được 60% là ở đâu đấy ạ?
Trạm sạc nhanh dùng điện 1 chiều DC cụ ạ, chỉ có trạm ấy mới có tốc độ sạc nhanh nhất và thường đặt trên đường cao tốc để mọi người đi đường dài. Còn ở nhà lắp trạm này vừa đắt vừa lãng phí vì mình có cả đêm để sạc
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,667
Động cơ
645,432 Mã lực
Đôi khi có công viêc bất chợt hoặc quên sạc pin thì hơi vất nhỉ , nói chung ưu điểm khá nhiều nhưng nhược điểm cũng không nhỏ
Nếu ai đã dùng xe máy điện quen rồi thì chuyển sang ô tô điện sẽ quen hơn. Nói chung mấy thói quen này thay đổi nhanh ko vất vả lắm ạ
 

Huthasa

Xe lăn
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
10,044
Động cơ
542,626 Mã lực
Nếu ai đã dùng xe máy điện quen rồi thì chuyển sang ô tô điện sẽ quen hơn. Nói chung mấy thói quen này thay đổi nhanh ko vất vả lắm ạ
Em đang dùng Klara A1 đây. Nói chung xài xe điện tốn tg cho nó hơn xe xăng vụ nạp hay không nạp. Xe điện để không nó cũng hao pin 5-6% một ngày. Để 1 tuần không đi mà không sạc đến lúc lấy ra không dám đi.
 
Chỉnh sửa cuối:

alongcamepolly

Xe lăn
Biển số
OF-24452
Ngày cấp bằng
19/11/08
Số km
11,604
Động cơ
20,634 Mã lực
Nơi ở
mọi nơi có thể
Em đang dùng Klara A1 đây. Nói chung xài xe điện tốn tg cho nó hơn xe xăng vụ nạp hay không nạp. Xe điện để không nó cũng hao pin 56% một ngày. Để 1 tuần không đi mà không sạc đến lúc lấy ra không dám đi.
Cháu tưởng con xe còi nhà cháu mới hao pin, hoá ra xe nào cũng vậy!
 

Tookies

Xe điện
Biển số
OF-104819
Ngày cấp bằng
4/7/11
Số km
3,288
Động cơ
876,373 Mã lực
Em đang dùng Klara A1 đây. Nói chung xài xe điện tốn tg cho nó hơn xe xăng vụ nạp hay không nạp. Xe điện để không nó cũng hao pin 56% một ngày. Để 1 tuần không đi mà không sạc đến lúc lấy ra không dám đi.
5 or 6% thôi cụ. Nhà cụ 56% thì bán mịa nó đi; 100% chạy được tầm có 70 km mà mất 56% năng lượng sau 24h thì em khuyên cụ không bán cũng vứt :))

Em có con A1 chạy uống cafe 2 năm mới 6000 km đây. Lý do là cụ tắt điện nhưng hệ thống cảm biến của xe: nhiệt độ, chống trộm, bluetooth… nó vẫn hoạt động. Tuần trước sáng dắt xe ra đi lấy 4 bánh, còn 13% từ 49% sau 5,6 ngày dãn cách không đi đâu - cũng hơi chủ quan. Chiều về còn 12% sau 8 tiếng vứt bãi, chạy về nhà là đúng 10%!
Xe em gửi cách nhà 500m
Để 1 tuần không đi thì cụ bật nắp nhựa đáy cốp rút cái chấu xạc trên cục pin ra, pin 7 ngày vẫn 5 vạch sáng!
 
Chỉnh sửa cuối:

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,782
Động cơ
252,109 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Em đang dùng Klara A1 đây. Nói chung xài xe điện tốn tg cho nó hơn xe xăng vụ nạp hay không nạp. Xe điện để không nó cũng hao pin 56% một ngày. Để 1 tuần không đi mà không sạc đến lúc lấy ra không dám đi.
5-6% hay 56% vậy.
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,667
Động cơ
645,432 Mã lực
Em đang dùng Klara A1 đây. Nói chung xài xe điện tốn tg cho nó hơn xe xăng vụ nạp hay không nạp. Xe điện để không nó cũng hao pin 56% một ngày. Để 1 tuần không đi mà không sạc đến lúc lấy ra không dám đi.
Nhà em vợ em dùng xe điện hàng ngày và bỏ luôn xe xăng thì từ 2015 đến giờ. Em mà có cơ hội thì em cũng đổi xe điện, chắc em chờ Model Y Tesla là đẹp ... em khoái con đấy. Vừa miếng
 

Tookies

Xe điện
Biển số
OF-104819
Ngày cấp bằng
4/7/11
Số km
3,288
Động cơ
876,373 Mã lực
Đi được xe điện lên tận HG thì e thực sự nể cụ, quá nhiều rủi ro với 1 xe đi có 300km(NSX công bố).
Cũng bình thường nếu cụ chạy những cung 300km. Kiểu gì cũng có 1 lần nghỉ tầm 1h.
Em chạy Hà Nội - Vinh 8h sáng thì chọn nghỉ 12h ở Thanh còi chặng này ăn trưa. Vinh - Hà Nội 17h30 thì nghỉ ở Thanh Hoá, đi 1 mình thì em rít đến trạm Liêm Tuyền mới nghỉ 30p xả nước cứu thân.

Cơ bản là anh Vượng có phủ sóng được các trạm dừng chân không thôi. Dùng chung chuẩn sạc nhanh của Tesla là ngon choét! Như thế xuất hàng + trả phí sạc mới cộng hưởng được
 

ambdiep

Xe buýt
Biển số
OF-366922
Ngày cấp bằng
15/5/15
Số km
958
Động cơ
61,705 Mã lực
Liệu Vin có làm kiểu ban đầu 300km, sau công nghệ pin nên hoặc thuê đắt hơn thay pin 500km ko nhỉ 😀😂
 

Huthasa

Xe lăn
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
10,044
Động cơ
542,626 Mã lực
5 or 6% thôi cụ. Nhà cụ 56% thì bán mịa nó đi; 100% chạy được tầm có 70 km mà mất 56% năng lượng sau 24h thì em khuyên cụ không bán cũng vứt :))

Em có con A1 chạy uống cafe 2 năm mới 6000 km đây. Lý do là cụ tắt điện nhưng hệ thống cảm biến của xe: nhiệt độ, chống trộm, bluetooth… nó vẫn hoạt động. Tuần trước sáng dắt xe ra đi lấy 4 bánh, còn 13% từ 49% sau 5,6 ngày dãn cách không đi đâu - cũng hơi chủ quan. Chiều về còn 12% sau 8 tiếng vứt bãi, chạy về nhà là đúng 10%!
Xe em gửi cách nhà 500m
Để 1 tuần không đi thì cụ bật nắp nhựa đáy cốp rút cái chấu xạc trên cục pin ra, pin 7 ngày vẫn 5 vạch sáng!
Vâng, em đánh dấu cách nó lỗi. Tháo batt là để lâu cả tháng chứ 5n 1 tuần nó lằng nhằng. Cái cốp để bao đồ áo mưa, mũ mão... Mỗi lần bật cái nắp dọn quá tội.
 

sthd

Xe lăn
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
12,558
Động cơ
508,700 Mã lực
90% xe là chạy loanh quanh thành phố. khai thác hết phân khúc này là cũng ngon rồi
 

kaku223223

Xe tăng
Biển số
OF-422993
Ngày cấp bằng
17/5/16
Số km
1,525
Động cơ
345,139 Mã lực
690 tr, giá ngang Kona, Seltos. Chi phí nhiên liệu (Xăng - Điện) ngang nhau.
chi phí bảo trì xe xăng coi như bằng chi phí chai pin xe điện.
ko đẹp bằng. Đi ràng buộc hơn ( tạm sạc ít hơn trạm xăng- bình xăng nhiều km hơn bình điện). Thương hiệu độ bền ko bằng

vậy vì sao em phải mua e34 😃
 

Huthasa

Xe lăn
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
10,044
Động cơ
542,626 Mã lực
690 tr, giá ngang Kona, Seltos. Chi phí nhiên liệu (Xăng - Điện) ngang nhau.
chi phí bảo trì xe xăng coi như bằng chi phí chai pin xe điện.
ko đẹp bằng. Đi ràng buộc hơn ( tạm sạc ít hơn trạm xăng- bình xăng nhiều km hơn bình điện). Thương hiệu độ bền ko bằng

vậy vì sao em phải mua e34 😃
Chiếc thứ 2 thì đc, mua cho vợ đi chợ ok.
 

Rivers

Xe container
Biển số
OF-431945
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
9,609
Động cơ
749,444 Mã lực
Em cũng mong xe điện sớm thay thế và phổ cập vào đời sống, nó sẽ khoanh vùng xanh sạch cho các khu dân sinh. Nếu phát triển được hạ tầng sạc nhanh trên các cung đường xa thì sẽ khắc phục được phần nào nhược điểm quãng đường di chuyển ngắn của xe điện.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,451
Động cơ
623,241 Mã lực
690 tr, giá ngang Kona, Seltos. Chi phí nhiên liệu (Xăng - Điện) ngang nhau.
chi phí bảo trì xe xăng coi như bằng chi phí chai pin xe điện.
ko đẹp bằng. Đi ràng buộc hơn ( tạm sạc ít hơn trạm xăng- bình xăng nhiều km hơn bình điện). Thương hiệu độ bền ko bằng

vậy vì sao em phải mua e34 😃
Pin cụ thuê thì không phát sinh chi phí chai pin. Ngoài ra không phải ngửi mùi khói xe, độ ồn thấp hơn.
 

kaku223223

Xe tăng
Biển số
OF-422993
Ngày cấp bằng
17/5/16
Số km
1,525
Động cơ
345,139 Mã lực
Pin cụ thuê thì không phát sinh chi phí chai pin. Ngoài ra không phải ngửi mùi khói xe, độ ồn thấp hơn.
Ko tính đến vụ ko đi cũng phải trả tiền pin ah. Ông nào đảm bảo 12 tháng trong năm, tháng nào cũng đi chằn chặn theo thuê bao. ko thiếu km nào. Tháng dịch ntn thì ăn đủ tiền thuê nhé.
Pin Fanvist cam đoan 70% là thay, vậy còn 80%~ rănge 240km thì ăn cám nhé.
 

glory4us

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30916
Ngày cấp bằng
9/3/09
Số km
3,445
Động cơ
453,512 Mã lực
5148_VFe34_Exterior1.jpg



Sau đây em xin phân tích thói quen sử dụng ô tô nói chung của một số gia đình tôi cho là điển hình về sử dụng ôtô ở Hà Nội. Và thử áp dụng xem mức độ khả thi khi chuyển sang sử dụng ô tô điện thì sẽ thế nào?

Một gia đình mẫu như sau: Gia đình có 1 chiếc xe Compact SUV tương tự mẫu Ford Eco Sport. Hàng ngày người bố lái chiếc xe đi làm ví dụ từ Trung Hoà đi Từ Sơn, Bắc Ninh 20km mỗi chiều như vậy 1 ngày là 40km. Thỉnh thoảng buổi tối anh này đi oánh tennis cả đi cả về thêm 10km nữa. Cuối tuần, trẻ con được nghỉ học cả gia đình sáng thứ 7 về quê ở Nam Định – 75km, cộng cả di chuyển lòng vòng mua bán cứ tính là 90km. Chiều chủ nhật, cả nhà lại đi ra Hà Nội – Lần này 90km nữa. Gia đình 1 năm lại đi phượt 1 đến 2 lần. Có năm đi Đà Nẵng – 800km, và Sapa – 320km . Có năm thì đi Quảng Bình -500km và Hà Giang – 320km.

Như vậy sẽ có 3 nhóm thói quen sử dụng xe với gia đình mẫu như “Sử dụng hàng ngày” “ Về quê” và “Đi phượt”. Các thói quen sử dụng trên sẽ được áp dụng trên chiếc Vinfast VF-e34 có bộ pin 42kWh và cách tính thời gian sạc sẽ được tính trên trang (https://evcompare.io/charging-calculator)

1. Sử dụng hàng ngày
  • Mỗi ngày nếu thanh niên này chỉ sử dụng 40km thì pin từ sáng đầy 100% đến chiều sẽ còn khoảng từ 75% đến 80%. Thời gian cho việc sạc đầy trở lại bằng cách sử dụng ổ cắm ở tường công suất 10A-220V và sử dụng dây sạc đi theo xe sẽ là khoảng từ 4 tiếng đến 5 tiếng rưỡi. Nếu thanh niên này về nhà cắm sạc từ 11h đêm thì chỉ đến 5h sáng là pin đã đầy 100% và kể cả sạc không đầy 100% thì cũng không có vấn đề gì nghiêm trọng bởi vì mỗi ngày anh này cũng chỉ dùng hết có 20% dung lượng pin.
2. Về quê
  • Thanh niên và gia đình về quê, quê Nam Định cách Hà Nội 90km (có thể nhà không ở trung tâm nên đi xa hơn 1 chút). Chuyến đi về Nam Định dự đoán đốt khoảng 40% dung lượng pin. Nếu cả đi loanh quanh ăn chơi thăm thú thêm 40km nữa. Như vậy pin còn khoảng 50%. Để chủ nhật có thể về được Hà Nội, thanh niên nọ sẽ phải mất khoảng 10 tiếng để xạc từ 50% lên đến 100% cho yên tâm đi về. Như vậy nếu muốn về sáng Chủ Nhật thì thanh niên nọ phải cắm sạc vào ổ cắm 10A từ 8h tối và đến 6h sáng hôm sau là xe đã sẵn sàng có 100% pin để quay lại HN 1 cách an tâm. Trường hợp cả nhà vẫn muốn đi chơi tối thứ 7 thì cũng có thể chỉ cần sạc từ 11h tối đến 5h sáng là có thể lên được 80% pin và với dung lượng này thì về nhà rất an toàn.
3. Đi phượt
  • Đi phượt với xe ô tô điện thường chỉ khi hạ tầng trạm sạc đã rất phát triển và rất cần các trạm sạc nhanh, siêu nhanh dùng điện 1 chiều DC ở giữa đường. Trong trường hợp này, với một ôtô điện có khả năng chạy 300km thì khoảng sử dụng được chỉ tầm 170 đến 180km. Tại sao lại như vậy, bởi vì người lái sẽ không bao giờ để pin rủi ro dưới 20% và các trạm sạc nhanh ở dọc đường sẽ chỉ đạt tốc độ nhanh ở trước khi chạm 80% dung lượng.
Như vậy trong trường hợp gia đình của thanh niên nọ xuất phát ở Hà Nội sẽ phải dừng lại ở Thanh Hoá cách Hà Nội tầm 155km để sạc nhanh. Và sau 15 ~ 20 phút, pin từ 20% sẽ lên đến 80% và gia đình lại di chuyển tiếp tới Vinh cách đó khoảng 150km nữa và sẽ lại vào trạm sạc tiếp lần thứ 2 trạm này cũng phải là trạm sạc nhanh và cả gia đình lại ngồi chơi uống nước tầm 15~ 20 phút. Cứ như vậy gia đình của thanh niên nọ sẽ phải sạc 5 lần thì mới đến được Đà Nẵng và chiều về cũng sẽ lặp lại như vậy.
Tương tự như vậy, với Sapa thì sẽ phải sạc 1 lần giữa đường. Quảng Bình khoảng 3 đến 4 lần và Hà Giang sẽ phải sạc cỡ 2 lần cho mỗi chiều.

Kính các cụ nào đã được dùng ô tô điện hàng ngày chia sẻ thêm kinh nghiệm ạ

Em sẽ không phân tích việc đi phượt với dây sạc chậm theo xe vì nếu không có hạ tầng sạc nhanh hoặc đổi pin thì không thể cứ đi khoảng 160km lại ngủ lại và chờ cỡ khoảng 12 tiếng sạc pin.

Chốt lại, như vậy chiếc xe Vfe34 hoàn toàn phù hợp với việc đi làm hàng ngày, cuối tuần về quê nếu có kế hoạch, tính toán cụ thể cũng sẽ khá an toàn và thoải mái. Riêng đi phượt thì rất không phù hợp cho đến khi chúng ta có hạ tầng sạc nhanh đầy đủ cho mỗi tỉnh thành phố với khoảng cách từ 100km đến 150km.
Nói thật cạn xăng còn dám đi ra đường. Chứ quên ko sạc mà đi ra đường thì run lắm. Sạc thì lâu, tắc đường bật điều hòa thì ko dám. Giờ đi làm mà ko sạc kịp có khi phải vào Vincom mất 20 phút để sạc?
Đi phượt thì ví dụ như đợt 30/4 vừa rồi. Em đi HN. -Thanh Hóa 8 tiếng. Nếu cụ nào tính xoẳn ắc quy đủ đi đường thì chết ngay. Đường tắc thì vẫn phải chạy điều hòa nhé. Lý thuyết đi được đến Nghệ An nhưng khéo chỉ đến được Thanh Hóa.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,451
Động cơ
623,241 Mã lực
Ko tính đến vụ ko đi cũng phải trả tiền pin ah. Ông nào đảm bảo 12 tháng trong năm, tháng nào cũng đi chằn chặn theo thuê bao. ko thiếu km nào. Tháng dịch ntn thì ăn đủ tiền thuê nhé.
Pin Fanvist cam đoan 70% là thay, vậy còn 80%~ rănge 240km thì ăn cám nhé.
Không đi thì mua xe thuê pin làm gì? Người ta tính với những người đi lại với mức tương đương hoặc nhiều hơn mức tối thiểu thuê pin.
Nếu đã không đi thì mua xe nào cũng là lãng phí.
Và khi tranh luận thì không nên bám vào những thứ mang tính đặc biệt, hãn hữu mà phải xem trên tổng thế nhu cầu.
Ví dụ thấy 1 người không thể chịu nổi mùi xe dấu thế là kết luận luôn mọi người đừng bao giờ mua xe dầu?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top