- Biển số
- OF-424775
- Ngày cấp bằng
- 25/5/16
- Số km
- 6,871
- Động cơ
- 135,173 Mã lực
- Tuổi
- 43
Theo em nguyên nhân chủ yếu là tốc độ không cao nhưng vận tốc lớnB
Báo nói tốc độ không cao. Nhưng em nghĩ là phóng cũng nhanh
Theo em nguyên nhân chủ yếu là tốc độ không cao nhưng vận tốc lớnB
Báo nói tốc độ không cao. Nhưng em nghĩ là phóng cũng nhanh
Em mới đọc cái này, chắc đúng vấn đề bác quan tâm:Nguyên nhân nào mà xe chở 17 người, 14 người chết khi 2 xe tốc độ 80km/h đâm ngược chiều nhau.
Nhiều vụ xe lao xuống vực sâu nhưng cũng không nặng nề ntn?
Cụ nào chuyên vật lý, trạng thái phân tích giùm em?
Đọc thấy kinh chết nhỉ, thôi đi từ từ cho nó lànhEm mới đọc cái này, chắc đúng vấn đề bác quan tâm:
"Điều gì thực sự tàn phá cơ thể trong một vụ tai nạn
"Khi đang lái xe, bạn có động năng và đó là năng lượng bạn sở hữu bằng cách di chuyển", tiến sĩ Logan giải thích với StudentEdge. Thông thường, khi muốn dừng xe, bạn phải loại bỏ động năng đó bằng cách đạp chân phanh. Trong trường hợp này, động năng giải phóng qua ma sát dưới dạng nhiệt. Tuy nhiên, trong một vụ tai nạn sự chuyển đổi này không kịp xảy ra.
Tiến sĩ cho biết, mục đích của một chiếc xe hiện đại là hấp thụ càng nhiều năng lượng và ngăn không cho chúng đi vào cơ thể của bạn. Nhưng, trong những tai nạn ở tốc độ cao, đối với một số xe hơi và một số loại tai nạn thì không thể tránh khỏi việc cơ thể sẽ phải hấp thụ một số lớn năng lượng.
"Hãy nghĩ đơn giản nó như một cú đấm vào ngực. Bạn có thể không bị thương bởi vì đang hấp thụ năng lượng từ nắm đấm của tôi vào ngực của bạn. Nhưng ngoài ngưỡng nhất định, cơ thể không thể hấp thụ được năng lượng đó nữa và lúc này bạn sẽ bị thương", Logan phân tích.
Đầu tiên, tùy thuộc vào tác động của tai nạn, bạn có thể bị gãy xương cổ. Nếu va chạm ở tốc độ cao hơn, bạn tiếp tục bị phá vỡ xương sườn. "Bạn càng hấp thụ nhiều năng lượng hơn trên xương sườn thì càng có nhiều xương sườn sẽ bị gãy", Logan nói thêm.
Một khi đã vỡ toàn bộ xương sườn, ngực sẽ mất cấu trúc và phổi bắt đầu bị ảnh hưởng. Lúc này, mọi thứ trở nên kinh khủng. Nạn nhân sẽ bị tràn khí màng phổi. Đó là một trong những chấn thương đầu tiên xảy ra trong một vụ đâm xe trực diện với tốc độ cao.
Nhưng đó chỉ là những gì xảy ra với vụ tai nạn đâm trực diện phía trước. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi xe bị va chạm bên hông?
Tiến sĩ Logan nói, trong một tai nạn trực diện, bạn đôi khi sẽ giảm thiểu được tổn thương bởi toàn bộ mặt trước của chiếc xe đã chống chọi. Khi có va chạm bên hông, tất cả những gì bảo vệ bạn chỉ là cánh cửa xe dày 10 cm hoặc 15 cm.
"Cơ thể của bạn đang bị nghiền nát từ một bên. Bạn sẽ bị chấn thương nghiêm trọng hơn nhiều ở ngực và thân trên. Bạn bị gãy xương sườn nhiều hơn, thiệt hại nặng nề ở phổi và các cơ quan nội tạng. Bạn cũng bị gãy xương chậu nghiêm trọng", Tiến sĩ Logan nói.
Đôi khi sử dụng sai dây an toàn cũng có thể gây thương tích nghiêm trọng. Nếu bạn cài dây an toàn không đúng cách, khi gặp tai nạn dây an toàn sẽ áp lực lên phần bụng và các cơ quan như lá lách, gan và dạ dày sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí dây an toàn có thể cứa đứt chúng. Nếu ruột bị vỡ, chất thải chảy tràn vào bên trong cơ thể gây nhiễm trùng, nhiễm trùng máu, khi ấy thật sự tồi tệ.
Tuy nhiên, bạn không thể lái xe mà không cài dây an toàn. Khi chiếc xe bắt đầu giảm tốc, cơ thể di chuyển về phía trước, dây an toàn được thiết kế để hỗ trợ bạn và ngực không tiếp xúc hay va chạm với vô lăng. Nếu không cài dây an toàn, khi va chạm thì cơ thể bạn, nhất là đầu có thể văng tới trước nằm ở trên kính chắn gió.
"Đầu là thứ duy nhất chúng ta phải bảo vệ", Tiến sĩ Logan nhấn mạnh. Bạn có thể sống với những vết thương ở hầu hết các phần khác của cơ thể, nhưng không thể sống với những vết thương trên đầu. Nó là nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất cho chất lượng cuộc sống của bạn trong thời gian dài".
"từ từ" ko hẳn đã đúng trong mọi trường hợp, đoạn đường vắng mà bác chạy 60km/h thì sẽ bị xe sau xin vượt liên tụcĐọc thấy kinh chết nhỉ, thôi đi từ từ cho nó lành
Ý em là từ từ khi không làm chủ đc về bản thân ( buồn ngủ, sd điện thoại, v...v...) hoặc khi đi vào đường 2 chiều, chứ còn cao tốc cho 100 thì cũng phải chạy đủ 100 chứ , Nghĩ lại lắm hôm say say chạy đêm 1 mình đóng toàn lít rưỡi cũng thấy sợ. Tự răn mình thôi cụ ạ"từ từ" ko hẳn đã đúng trong mọi trường hợp, đoạn đường vắng mà bác chạy 60km/h thì sẽ bị xe sau xin vượt liên tục
Các cụ mợ vẫn toán học mí động lực học quá nhể. Khó nhất là nhận biết tác động như thế nào. 1tr Newton nếu không có ai bảo tương đương 45 con xe 2 hơn 2 tấn thì cũng khó mà biết 1tr Newton nó nhiều đến mức độ nào. Vậy nên, vẫn là so sánh tương đương cái mà chúng ta có thể hình dung.Một xe 80km/h (22m/s), một xe 51km/h (14m/s) đối đầu ~ 36m/s
Áp dụng công thức rơi tự do S = V*V/2g -> S = 64m tương đương với nhảy tự do từ tòa nhà cao xấp xỉ 20 tầng. Còn sống được chăng
Vâng bác, nói chung chủ động trong mọi tình huống, về lý thuyết là như thếÝ em là từ từ khi không làm chủ đc về bản thân ( buồn ngủ, sd điện thoại, v...v...) hoặc khi đi vào đường 2 chiều, chứ còn cao tốc cho 100 thì cũng phải chạy đủ 100 chứ , Nghĩ lại lắm hôm say say chạy đêm 1 mình đóng toàn lít rưỡi cũng thấy sợ. Tự răn mình thôi cụ ạ
Cụ ơi mình không cảm quan như thế được. Cụ đi tốc độ 10km/h hay 50km/h mà đâm vào tường cũng đứng im, chẳng lẽ nó giống nhau à? 2 xe ngược chiều đâm vào nhau đứng im, đâm vào tường cũng đứng im, đi nhanh hay chậm cũng đứng im. Nên em thực sự muốn biết cụ nào giải thích giúp. Tóm lại khi đâm thì vận tốc là v hay v+v ạ?Các cụ nói đúng đấy. Giả sử xe khách ấy đâm trực diện với một xe máy đi ngược chiều đang đi với vận tốc 50km/h thì xe khách sẽ (hầu như) không làm sao cả, còn xe máy sẽ bị bắn tung ngược lại. Yếu tố để xét ở đây chính là động lượng (momentum): P=m*v, có tính chất bảo toàn, có nghĩa là sau va chạm tổng động lượng không đổi. Viết đúng ra phải có dấu vector trên đầu (xác định hướng)
Thế thì hai xe cùng khối lượng m đi với tốc độ bằng nhau đâm trực diện, động lượng triệt tiêu, vận tốc xuống = 0, tương đương đâm vào một tường bê tông.
Cái này là vật lý phổ thông thôi. Vật lý phổ thông sẽ phải giả thiết: động tử chuyển động có độ cứng tuyệt đối, tức là không biến dạng. Như thế sẽ tính được vận tốc sau va chạm là bao nhiêu.
Mức độ đại học, nhiều trường kỹ thuật sẽ được học cơ học vật rắn biến dạng, dùng những kiến thức ấy giải thích thì bài toán trên sẽ phải lý giải khác đi.
Chính các tài xế đua F1 hoặc rally thực ra lại an toàn hơn so với kiểu dân mình ngồi xe khách. Tốc độ cao nhưng va chạm hầu như không tránh khỏi nên họ rất đề cao an toàn cho người lái. Bản thân con xe đua F1 hệ khung gầm thiết kế chuyên biệt để hấp thụ phần lớn lực khi va chạm, vật liệu giòn nên gẫy hoàn toàn giúp giảm lực tác động lên người lái, nôm na là cùng dạng va chạm nhưng xe nào nguyên vẹn thì người lái lãnh đủ vì lực truyền hết vào người, còn xe rúm ró gẫy nát thì người lái an toàn vì lực bị triệt tiêu ở các bộ phận gẫy. Họ sẵn sàng hi sinh con xe để cứu người. Ngoài ra đồ bảo vệ trên người cũng ngon, bảo vệ từ trên xuống dưới kín tận răng. Hồi trước xem xem cái clip về Schumacher, riêng cái mũ bảo hiểm của ổng giá 15k đô, để xuống đường cho xe tăng lăn qua không xước.Cụ nào tính toán gia tốc mí cả xung lực em e còn thiếu cái gì đó. Vì nhiều người còn sống. Các vụ lao vực và đặc biệt đội đua F1 chạy toàn trên 200 km/h mà va chạm hầu như không sao.
Cụ so xe dân dụng mí xe F1 thì chịu rồi... người nó mang giáp bảo hiểm tận răng!Cụ nào tính toán gia tốc mí cả xung lực em e còn thiếu cái gì đó. Vì nhiều người còn sống. Các vụ lao vực và đặc biệt đội đua F1 chạy toàn trên 200 km/h mà va chạm hầu như không sao.
Cảm quan là cảm quan thế nào? Động lượng p = m*v (vật lý phổ thông) thì định tính chính xác được còn gì? Xe máy 200kg tốc độ 50km/2 đâm đấu đầu với ô tô 1 tấn tốc độ 10km/2 thì tất cả dừng lại.Cụ ơi mình không cảm quan như thế được. Cụ đi tốc độ 10km/h hay 50km/h mà đâm vào tường cũng đứng im, chẳng lẽ nó giống nhau à? 2 xe ngược chiều đâm vào nhau đứng im, đâm vào tường cũng đứng im, đi nhanh hay chậm cũng đứng im. Nên em thực sự muốn biết cụ nào giải thích giúp. Tóm lại khi đâm thì vận tốc là v hay v+v ạ?
Lại ở Tàu ah
Có thế này thôi ạ