TS BS Phạm Thị Lệ Hoa
Phụ trách Phòng khám Viêm gan
thưa bác sĩ ,em đi xét nghiệm định kì trong cơ quan thì được kết quả sau : anti HBS định lượng 2 IU/L ,HBsAg 3546 ,anti HCV 0.132 ,hồng cầu 6,28 T/l ,GGT 84 ,GPT 95 ,GOT 37 ,acid uric 435 ,cholesterol 5.5 ,triglycerid 4.1 ,DNA HBV < 20IU/ml .Em được chẩn đoán là viêm gan B mạn tính ,không nguy hiểm và không cần điều trị ,nhưng e thắc mắc tại sao men gan em lại tăng ,ngoài ra hồng cầu cũng tăng và chỉ số HBsAg của e quá cao làm e lo sợ ,mong bác sĩ cho e biết về tình trạng và phương án điều trị ? chân thành cảm ơn bác sĩ
Người gửi: Đặng Minh Nhựt
ÁP:
Chào bạn,
Người nhiễm HBV thì có HBsAg dương tính.
Nhiễm cấp thì dương tính mạnh nhưng giảm nhanh và mất trong 6 tháng cùng với HBVDNA cũng thay đổi tương tự. Nhiễm mạn tính thì HBsAg dương tính cao, HBVDNA giảm dần đến âm tính sau khi HBeAg âm tính. Rất khó quan sát được âm tính HBsAg ở người nhiễm mạn tính. Bạn có HBsAg dương kéo dài > 6 tháng và HBVDNA âm tính như trong thư thì bạn có thể yên tâm theo dõi không cần dùng thuốc đặc trị viêm gan B. Giai đoạn này miễn dịch của bạn kiểm soát được siêu vi. Bạn chỉ cần thực hiện HBsAg và siêu âm bụng mỗi 6 tháng, HBVDNA định kỳ mỗi 1-3 năm để bảo đảm miễn dịch của bạn vẫn kiểm soát được HBV là được rồi. Chỉ số HBsAg cao không có liên quan với ý nghĩa bệnh lý nếu không đi kèm với HBVDNA cao và men gan dao động. Tuy vậy, bạn có tăng mỡ máu, tăng GGT, tăng GPT tức là bạn có rối loạn men gan cần theo dõi khả năng gan nhiễm mỡ. Bạn nên đi khám và theo dõi diễn biến, ngưng bia rượu, kiểm soát lipid máu bằng thuốc và bằng chế độ ăn uống. Bạn niên tiếp tục theo dõi bệnh gan cho đến khi mất hẳn HBsAg
Thân ái
TS BS Phạm Thị Lệ Hoa
Phụ trách Phòng khám Viêm gan
----------
Bạn thân mến!
Viêm gan B có HBeAg âm là thể bệnh mà siêu vi có thể thay đổi hoạt tính, thể hiện bằng HBVDNA âm tính hay <10^5, trở nên gia tăng trờ lại và làm cho gan bị tổn thương với biều hiện men gan tăng trở lại.
Nếu quan sát hang năm thấy HBVDNA tăng trở lại, là dấu hiện báo hiệu sắp tiến triển đến viêm gan. Khi có gia tăng men gan và HBVDNA vẫn còn nhiều >10^5 thì có chỉ định dung thuốc kiểm soát virus.
----------
Chào Bác sĩ, tôi năm nay 46 tuổi, phát hiện nhiễm virút viêm Gan B từ năm 2002, tôi vẫn theo dõi định kỳ và kết qủa T05/2013 như sau: HBsAg dương tính; HBeAg âm tính; Anti HBe âm tính; HCV âm tính; AST = 27; ALT=30; HBV-DNA = 10 mũ 5; Các chỉ số về máu, nước tiểu và tim phổi đều bình thường. Xin bác sĩ cho biết tình trạng bệnh Gan của tôi và có phải có cần dùng thuốc đặc trị hay không. Xin chân thành cảm ơn Bác sĩ!
Người gửi: Nguyễn Văn Nam
ÁP:
Chào bạn,
Chỉ định thuốc đặc trị không dựa vào xét nghiệm một thời điểm do bệnh gan do HBV thay đổi theo thời gian. Bệnh gan cũng không dựa trên xét nghiệm ALT, AST ở một thời điểm. Vì vậy bạn cần theo dõi định kỳ để bảo đảm siêu vi không bùng phát cũng như bệnh gan ổn định. HBVDNA như bạn kể là không an toàn và cần theo dõi để chỉ định điều trị khi cần thiết (HBVDNA >100.000 và ALT > 80U/L) để tránh xơ gan hay ung thư gan.
Thân ái
TS BS Phạm Thị Lệ Hoa
Phụ trách Phòng khám Viêm gan
---------
Fibroscan chỉ là một biên pháp gián tiếp để đánh giá phản ứng viêm và tạo xơ của gan. Tuy nhiên kết quả có thể bị nhiễu nếu thực hiện khi men gan đang tăng, gan bị nhiễm mỡ hay đang có bệnh tiến triển cấp gây ứ máu ở gan. Bạn còn trẻ, nên mức độ xơ gan như trên cần được xác định lại sau 6 tháng, khi men gan không còn tăng nữa. Sử dụng một ngưỡng nhất định đề đánh giá xơ gan hay chưa là điều không chính xác do chỉ số phản ành độ đàn hồi gan tính bằng đơn vị KpA hay m/s thay đổi trong biên độ rất rộng. Fibroscan của bạn cho kết quả độ đàn hồi gan là 9 KpA tương đương với F3. Độ đàn hồi 5 KpA lại là giới hạn bình thường (F0). Như vậy cho thấy chỉ số 9 KpA như của bạn là chưa quan trọng và cần tham khảo thêm các giá trị khác như tiểu cầu máu, albumin và tỷ lệ prothrombine. Chỉ định điều trị Viêm gan B trong trường hợp của bạn cần thêm dữ kiện HBeAg và loại trừ tăng men gan do rượu hay nguyên nhân khác. Viên giải độc gan Tuệ Linh không có tác dụng điều trị viêm gan B.
Thân ái
TS BS Phạm Thị Lệ Hoa
Phụ trách Phòng khám Viêm gan
---------
nhiễm HBV là virus không ở trạng thái đứng yên hoán toàn mà có thể biến đổi hoạt tính, gây viêm gan trở lại sau nhiều năm yên lặng, gây xơ gan và ung thư gan ở người không được theo dõi thường xuyên.
GGT tăng nhẹ có thể do nhiễm mỡ gan do tiểu đường, do bia rượu, hay do rối loạn lipid máu hay bệnh gan mật khác.
---------
Tôi xin hỏi, tôi viêm gan B, HBV DNA 1,81x10^7 cp/ml (xét nghiệm tháng 8/2012), siêu âm bụng và men gan bình thường (6/2013), HBeAg âm tính (6/2013). BS điều trị không chỉ định dùng thuốc. Vậy có đúng không thưa BS! Và nếu không dùng thuốc thì tôi có uống thuốc bổ gan (như Boganic) thường xuyên được không a? Xin cảm ơn BS!
Người gửi: nghia
ÁP:
Chào bạn,
Bạn có nhiễm HBV và HBVDNA còn cao nhưng HbeAg âm tính và chưa có bằng chứng của tổn thương gan do men gan không tăng. Giá trị men gan thay đồi theo thời gian. Vì vậy, bạn cần được:
Theo dõi định kỳ HBVDNA mỗi 6-12 tháng hay khi có tăng men gan
Theo dõi men gan mỗi 3-6 tháng nếu chưa có xơ gan.
Nếu có xơ hóa gan nặng với chỉ số Fibroscan >F2 thì cần sinh thiết gan để chỉ định thuốc đặc hiệu khi kết quả có viêm hay xơ hóa đáng kể hay và gia tăng chỉ số xơ hóa hay chỉ số viêm trong thời gian theo dõi.
Thuốc điều trị trong giai đoạn này không cần thiết nhưng việc theo dõi là tối quan trọng để tránh biến chứng xơ gan.
Thân ái,
TS BS Phạm Thị Lệ Hoa
Phụ trách Phòng khám Viêm gan
---------
Peg-IFN chống chỉ định cho người xơ gan, bệnh lý tuyến giáp hay cường giáp, bệnh tự miễn, đang tăng men gan quá nhiều (>10 lần)
--------
Kính thưa bác sỹ! Cháu phát hiện bị viêm gan B đã hơn 10 năm và vẫn kiểm tra men gan định kỳ. Tuy nhiên mới đây khi xét nghiệm cho kết quả HBeag (-), anti-HBe (+), ALT: 35; AST: 27; HBV-DNA 3,4 x 10 mũ 3. Bác sỹ không kê thuốc. Siêu âm fibroscan : 6,4; AFP: 1,7 Vậy kính mong bác sỹ cho cháu biết cháu đã phai diều trị thuốc chưa. mong tin bác sỹ nhiều. Cảm ơn bác sỹ
Người gửi: Đặng Trường Đức
ÁP:
Chào bạn,
Theo kết quả xét nghiệm thì bạn bị viêm gan siêu vi B mạn ở giai đoạn siêu vi B còn hoạt tính thấp (<10 000 copies/ml) và không có bệnh gan hoạt tính vì men gan không tăng. Bệnh viêm gan B mạn có chỉ định điều trị khi siêu vi B nhiều có hoạt tính và gây tổn thương gan.
Tuy bạn chưa cần sử dụng thuốc kháng virút nhưng bạn cần theo dõi định kỳ tại phòng khám viêm gan để được chỉ định điều trị khi cần thiết và không quá muộn.
Thân ái
ThS.BS Nguyễn Thị Cẩm Hường
Phòng khám Viêm gan
--------
Kính chào Bác sỹ, Em phát hiện viêm gan B năm 1999, điều trị liên tục bằng Lamivudine & Adefovir từ 2007 đến tháng 3 năm 2013 thì xét nghiệm HBsAg âm tính, HBV DNA âm tính nhiều lần liên tiếp. Bác sỹ cho em chích ngừa viêm gan 03 mũi, nhưng chỉ số Anti HBs chỉ đạt 2.2, bác sỹ cho ngưng và theo dõi. Em muốn hỏi là mình có nên chích tiếp để đủ kháng thể hay không? Sẽ mất khoảng bao lâu để có đủ kháng thể? Có nguy cơ tái phát bệnh không? Cám ơn bác sỹ.
Người gửi: Trần Quyết Chấn
ÁP:
Bạn thân mến!
Bạn hiện đã thải trừ sạch siêu vi B do bạn đã mất HBsAg. Nếu HBsAg đã âm thật sự, và antiHBs chưa tự chuyển đổi thành dương tính thì bạn có thể chích ngừa thêm 3 mũi với liều vắc xin tương tự hay chích gấp đôi liều vắc xin để có thể gây được miễn dịch tốt hơn.
Trong tương lai, khi có vắc xin thế hệ thứ ba với thành phần kháng nguyên gây đáp ứng miễn dịch mạnh hơn thì bạn cũng có thể chích trở lại 3 liều vắc xin thế hệ thứ ba với phác đồ 0, 1, và 6 và xét nghiệm đánh giá kháng thể 1 tháng sau mũi thứ ba này.
Ngoài ra, sau khi khỏi bệnh (mất HBsAg) bạn cũng sẽ tự có đáp ứng kháng thể nhanh hay chậm. Bạn nên xét nghiệm antiHBs mỗi 3-6 tháng sau khi mất HBsAg để thấy được đáp ứng chuyển đổi huyết thanh từ antiHBs âm sang antiHBs dương để chắc chắn mình đã khỏi bệnh và có miễn dịch.
Thân ái
TS BS Phạm Thị Lệ Hoa
Trưởng phòng khám Viêm gan
--------
xin chào Bac Sỹ ! cách đây 6 năm em có đi làm xét nghiệm thì có kết quả là em bị virut siêu vi gan B,C. nhưng em cũng chỉ uống thuốc nam cầm chừng ( tại gia đình cũng khó khăn ) rồi cách đây 1 tháng em đi làm xét nghiệm lại và kết quả cũng như vậy và em có làm xét nghiệm vi sinh ( định lượng virut B,C ) và có kết quả của HBV la Số lượng virut ( IU/ml ) huyết tương là 2.66 x 10(3). số lượng virut ( copies/ml) huyết tương là 1.55x 10 (4) . còn kết quả cua định lượng HCV- RNA : ngưỡng phát hiện, 15IU/ml ( 37 copies /ml ) số lượng virut ( IU.ml ) huyết tương 2,94x10 (6) . số lượng virut (copies/ml) huyết tương 7,35x 10 (6). vậy xin hỏi bác sỹ như vậy diễn biến căn bệnh của tôi đã chuẩn bị chuyển qua sơ gan chưa ? và tôi có thể sống được chừng bao nhiêu năm nữa ? ( nếu chỉ diều trị bằng thuốc nam ạ )? xin bác sỹ tư vấn giùm , Xin Chân Thành Cảm Ơn Bác Sỹ Rất Nhiều .
Người gửi: Dương Văn Danh
ÁP:
Chào bạn,
Theo kết quả xét nghiệm của bạn thì bạn bị nhiễm đồng thời siêu vi viêm gan siêu vi B và siêu vi viêm gan siêu vi C. Siêu vi B và C đều còn hoạt tính vì hiện diện trong máu mật độ cao, trong đó siêu vi C chiếm ưu thế hơn siêu vi B. Tuy nhiên điều quan trọng là lượng siêu vi trong máu nhiều hay ít không phản ánh mức độ nặng của bệnh.
Diễn tiến bệnh từ viêm gan mạn tính chuyển qua xơ gan có thể nhanh hơn khi có tình trạng đồng nhiễm 2 siêu vi B và C, thời gian nhiễm kéo dài, lớn tuổi, tăng men gan nhiều năm, tình trạng uống rượu bia và các bệnh lý gan do chuyển hóa như tiểu đường và rối loạn chuyển hóa mỡ.
Việc điều trị đặc hiệu viêm gan C cho một người nhiễm HCV có xét nghiệm HCVRNA dương tính nhằm kiểm soát virút kéo dài, và có thể kiểm soát cả virút HBV. Khi kiểm soát được virút sẽ có thể phòng ngừa được các biến chứng của bệnh. Điều trị bằng thuốc nam không có tác dụng giảm virút HBV lẫn HCV.
Hiện tại bạn chưa có điều kiện điều trị viêm gan C, và chưa có chỉ định điều trị viêm gan B thì cũng nên theo dõi định kỳ tình trạng chức năng gan để việc điều trị không bị trì hoãn đến giai đoạn xơ hóa gan nặng hay xơ gan. Hơn nữa, trong quá trình theo dõi định kỳ, việc điều trị HBV cũng sẽ được chỉ định ngay khi cần thiết.
Muốn đánh giá tình trạng xơ gan từ các thông tin bạn cung cấp không đủ để trả lời, mà cần căn cứ vào kết quả theo dõi xét nghiệm theo thời gian. Bạn nên đến khám định kỳ tại chuyên khoa Viêm Gan để được tham vấn, theo dõi và được chỉ định điều trị theo tình hình thực tế.
Thân ái.
TS BS Phạm thị Lệ hoa
Phụ trách Phòng khám Viêm gan
---------
Thưa bác sĩ. Em đi khám, kết quả xét nghiệm để gan cấu trúc thô, bờ đều, kích thước hai gan thùy gan không to, dịch dưới gan (-), tĩnh mạch cửa không dãn, không huyết khối. bác sĩ kết luận la gan cấu trúc thô. Xin cho em hỏi ý nghĩa của gan cấu trúc thô là gì? và cách chữa trị bệnh này. Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ
Người gửi: Nguyển Ngọc Mỹ
ÁP:
Bạn thân mến!
Gan cấu trúc thô có nghĩa là không còn cấu trúc mô gan bình thường. Tuy nhiên để kết luận chính xác gan có xơ hoá hay xơ gan thường nên dựa vào kết quả Fibroscan. Gan thô không phải là bệnh mà là biến chứng của nhiều bệnh khác nhau. Vì vậy cần phải chần đoán nguyên nhân và điều trị nguyên nhân gây xơ gan. Bạn nên đi khám và xét nghiệm máu để đánh giá nguyên nhân xơ gan và mức độ nặng nhẹ của xơ gan.
Thân ái
TS BS Phạm Thị Lệ Hoa
Trưởng phòng khám Viêm gan
----------
Thưa bác sỹ em năm nay 37 tuổi. Hiện đang điều trị viên gan B mạn Tại bệnh viện nhiệt đới Trung Ương từ tháng 4 năm 2013. Kết quả siêu âm gần nhất ngày 11/10/2013 Kết luận chuẩn đoán hình ảnh nang nhỏ gan phải ( Nhu mô gan hạ phân thùy V có nang nhỏ 7mm). Tuy nhiên kết quả các lần siêu âm trước không có hình ảnh trên. Xin hỏi bác sỹ kết luận trên mức độ bệnh của em như thế nào và có điều trị như thế nào ?
Người gửi: Trần Quang Huy
ÁP:
Chào bạn,
Hình ảnh nang gan trên siêu âm là do thay đổi cấu trúc gan do có một túi chứa dịch ở gan, sự thay đổi này là lành tính, không cần điều trị. Bệnh lý này không liên quan đến viêm gan B. Trong thời gian điều trị viêm gan siêu vi B bạn sẽ được bác sĩ cho chỉ định theo dõi kích thước nang gan qua siêu âm mỗi 3 -6 tháng.
Thân ái
ThS.BS Nguyễn Thị Cẩm Hường
Phòng khám Viêm gan
-----------
xin hỏi bs Cẩm Hường trong hướng dẫn sử dụng cycloferon là tạo nội sinh interferon là hoạt chất điều trị vi rút viêm gan B cả diệp hạ châu cũng vậy sao bs bảo không có tác dụng ức chế vi rút tôi dùng lamivudin và tenoforvit người rất mệt. xin hỏi ngoài SÂ fibroscan thì còn phương pháp nào đánh giá độ xơ hóa của gan xin cảm ơn!
Người gửi: nguyễn triều phát
ÁP:
Bạn thân mến!
Cycloferon là thuốc uống được cho là có vai trò giúp tạo ra inteferon nội sinh tác dụng điều hòa miễn dịch chống virus. Nhà sản xuất cho rằng thuốc có tác dụng trong điều trị siêu vi B. Tuy nhiên không có đồng thuận nào từ các Hiệp hội gan mật của thế giới (Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á khuyến cáo dùng Cyclofeoron. Cycloferon cũng không được đề cập trong phác đồ điều trị của Việt Nam. Tương tự, tác dụng của Diệp hạ châu cũng chưa đủ thuyết phục để được đưa vào phác đồ sử dụng điều trị độc lập chống virus HBV. Bạn có quyền chọn lựa sử dụng Cycloferon hay Diệp hạ Châu để điều trị nếu muốn ở cơ sở y tế có chấp nhận cho lưu hành thuốc này. Một số ít người sử dụng Lamivudin và Tenofovir có cảm giác mệt mỏi trong thời gian đầu nhưng sẽ quen dần. Hiện nay, phác đồ cho người mới trị liệu chỉ cần dùng đơn trị liệu Tenofovir chứ chứa cần dùng cùng lúc 2 thuốc như bạn nêu Để có hiệu quả kiểm soát được siêu vi tốt, bệnh nhân cần sử dụng thuốc đều đặn, hạn chế rượu bia và tập thể thao để tăng cường sức khoẻ. Rất hiếm trường hợp không dung nạp được Lamivudine hay Tenofovir kể cả ở bệnh nhân xơ gan. Ngoài siêu âm đàn hồi (Fibroscan) để đánh giá và theo dõi xơ gan thì bác sĩ thường đánh giá qua xét nghiệm sinh thiết gan hay thang điểm Child-Turcott Pugh (sử dụng các xét nghiệm như tiểu cầu, albumin, xét nghiệm đông máu).
Thân ái
TS BS Phạm Thị Lệ Hoa
Phụ trách phòng khám Viêm gan
---------
Tôi bị Viêm gan B tư năm 2000 đến nay có đi khám và làm định lượng virus Kết quả Âm tính ở BVDHYD HCM nên chưa phải điều trị Vì Kết quả XN năm 2007 SGOT 30,SGPT 40,GGT 44 .BS ghi Toa :Nhiễm HBV eAg(-) BS chỉ định
heo dõi.Đến tháng 5/2012 Xét nghiệm tại BVDHYD-HAGL cho kết quả SGOT 268,SGPT 398,GGT 131 ,AFP 4.7.CEA 1.95.BS cho uong Lamivudin,Tenofovir,BDD ,Đến tháng 6/2012 xét nghiệm lại SGOT 37,SGPT 28,GGT 68 BS chi cho uống BĐ Orient và BAR.Tháng 3/2013 Xét nghiệm máu cho kết quả SGPT 139,SGOT 101,GGT 51,Tháng 4/2013 ALT 392,ÁT 223,GGT 167, Đầu Tháng 5/2013 HBsAg(+), HBeAg (- )SGPT 246,SGOT 139,GGT 133 HBVDNA 2060 copies/ml BS BV DHYD-HAGLcho uống Bilavir,Meyerbinyl,Neurobion,Tenofovir stada 6 tháng . Cuối tháng 31/5/2013 chỉ số SGOT,SGPT,GGT lần lượt là 29,40,37 .,THáng 7 25,44,26 .Tháng 8: SGPT 29,SGOT 45,HBeAg (_)Tháng 9:21,33,29.Tháng 10 :14,25,24. Đến tháng 11/2013 xét nghiệm SGOT 32,SGPT 20,GGT 23 HBV DNA không tìm thấy virus.Bs tiếp tục cho uống Tenofovir ,Hebidy trong 6 tháng nữa.Đến tháng 12/2013 Test nhanh cho HBsAg(-).HBeAb(-) SGPT 22 SGOT 32 GGT 17 .Xin BS cho biết vì sao HBsAg(-),nếu đúng vậy tôi có cần uống thuốc tiếp nữa hay không.Và việc điều trị của tôi đã đúng chưa?Và cần tiếp tục bao lâu nữa?
Người gửi: Cần Nguyễn Thanh
ÁP:
Chào bạn,
Theo kết quả xét nghiệm thì bệnh của bạn diễn tiến từ nhiễm siêu vi B không hoạt tính với HBeAg âm từ năm 2007. Sau đó bạn có nhiều đợt tăng men gan với ALT tăng gấp 2-5 lần giá trị bình thường. Do có tăng men gan, bạn đã được điều trị kháng virut là Lamivudin và Tenofovir có tác dụng ức chế siêu vi B. Tuy nhiên trước khi điều trị, bạn có biều hiện tăng men gan nhưng không có bằng chứng siêu vi B có hoạt tính (HBeAg dương hay HBVDNA cao > 10.000 copy/ml) nên không thể kết luận tăng men gan của bạn là do viêm gan B mạn.
Hiện bạn đã mất hay âm tính HBsAg tức là đã khỏi viêm gan B. Khả năng mất HBsAg này khá thấp, nhưng bạn là người có thải trừ HBV tốt.
Bạn cần tiếp tục sử dụng thuốc và kiểm tra lại xét nghiệm HBsAg bằng phương pháp ELISA 1-3 tháng sau, làm thêm HBVDNA để khẳng định HBV được kiểm soát tốt.
Đồng thời bạn cần theo dõi men gan để phát hiện các bệnh lý gan khác kèm theo.
Thân ái
TS BS Phạm Thị Lệ Hoa
Phụ trách Phòng khám Viêm gan
--------
Cháu bị u gan đã đốt . Cháu thấy một số bệnh nhân BS nói nen chich zadaxin,còn cháu BS chỉ cho tenoforvi 300 trị Viêm gan B (và không nhắc chich zadaxin) . vậy cháu có nên chích zadaxin không? cháu xin cám ơn
Người gửi: nguyễn Nam
ÁP:
Bạn thân mến!
Zadaxin được cho là có tác dụng điều hòa miễn dịch chống virus. Tác dụng chống ung thư hay ngăn ngừa ung thư chưa được chứng minh. Bạn cần khám bác sĩ chuyên khoa viêm gan để chẩn đoán xem có mắc hai loại bệnh gan hay gây ung thư gan là siêu vi viêm gan B và C. Nếu có nguyên nhân dẫn đến ung thư thì việc điều trị nguyên nhân là quan trọng và có tác dụng chống tái phát u gan hiệu quả nhất. Viêm gan B và viêm gan C đều có thuốc điều trị hữu hiệu, nếu điều trị đáp ứng tốt thì không cần thiết dùng Zadaxin.
Bạn được bác sĩ cho dùng Tenofovir tức là điều trị nguyên nhân gay u gan do viêm gan B. Bạn cần dùng thuốc đều đặn và theo dõi đáp ứng điều trị bằng cách khám định kỳ tại phòng khám viêm gan. Đồng thời bạn cững cần theo dõi diễn tiến sau đốt u gan tại chuyên khoa u gan.
Thân ái
TS BS Phạm Thị Lệ Hoa
Phụ trách phòng khám Viêm gan
--------