Phác đồ điều trị bệnh viêm gan B,C (Phần 2)

Trạng thái
Thớt đang đóng

travinh05

Xe tải
Biển số
OF-375971
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
318
Động cơ
250,080 Mã lực
Dấu hiệu cảnh báo gan của bạn không khỏe

Màu sắc phân và nước tiểu bất thường, cơ thể ngứa ran, trào ngược axit... là những dấu hiệu cảnh báo gan đang có vấn đề.

Theo Boldsky, tổn thương gan là triệu chứng nghiêm trọng của bệnh gan và nhiều hình thức khác nhau như viêm gan B, C và A, viêm gan do rượu, xơ gan, bệnh gan nhiễm mỡ... Những rối loạn này có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của gan, gây thiệt hại nặng nề cho cơ quan này. Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về gan chủ yếu là do virus, lạm dụng rượu, tích lũy chất béo dư thừa trong gan... Khi các tế bào gan bị tổn thương sẽ gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Dưới đây là 4 dấu hiệu phổ biến nhất báo hiệu gan của bạn đang bị tổn thương.

Màu sắc phân, nước tiểu

Hầu hết chúng ta có xu hướng bỏ qua việc quan sát màu sắc của phân và nước tiểu. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn cần quan sát chúng đều đặn bởi đây là dấu hiệu của căn bệnh nào đó, trong đó có bệnh về gan. Nếu nước tiểu của bạn tối màu, sủi bọt kèm theo phân lỏng và nhợt nhạt thì nên cẩn trọng. Tốt nhất bạn nên đi kiểm tra gan để được tầm soát.

Trào ngược axit

Trào ngược axit là bình thường nếu xảy ra một vài lần sau khi ăn thực phẩm không lành mạnh. Tuy nhiên, bạn thường xuyên gặp dấu hiệu này kết hợp với buồn nôn thì đây là cảnh báo gan đang bị tổn thương.

Ngứa

Bạn bị ngứa trầm trọng mặc dù không có dị ứng hoặc các vấn đề về da, tức cơ thể báo hiệu gan đang gặp tổn thương. Đây là lúc bạn cần đi kiểm tra sức khỏe ngay.

Chảy máu bất thường

Một dấu hiệu cảnh báo gan bị tổn thương gan là cơ thể dễ chảy máu bất thường. Nếu bị thương nhẹ hoặc thể chất bị tổn thương dễ dàng hơn so với trước đây thì có nghĩa bạn có nguy cơ tổn thương gan. Hãy đi kiểm tra sớm để có phương pháp điều trị kịp thời.

>>
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/dau-hieu-canh-bao-gan-cua-ban-khong-khoe-3422054.html
 

ht02316

Đi bộ
Biển số
OF-429405
Ngày cấp bằng
13/6/16
Số km
2
Động cơ
215,320 Mã lực
Tuổi
33
hôm trước em có đi bạch mai khám lại. em có nói tình trạng bệnh của em cho bác sĩ. nhưng bác sĩ chỉ cho em làm xét nghiệm sinh hóa tế báo, các chỉ sổ vê men gan, mỡ chi đó, rồi Fe. em có nói da em hơi vàng thì bs cho làm thêm xét nghiệm bilirubin. em hỏi em bị VGB sao ko cho em làm các xét nghiệm khang nguyên, kháng thể hay đo định lượng thì bs quắc mắt lên gắt " làm gì là do chúng tôi chỉ định chứ ko phải do chị". em ngậm ngùi đi làm thì tất cả các xét nghiệm bs yêu cầu đều bình thường hết. bs bảo bình thường cả, ko sao, ko phải uống thuốc. hết.
mà em thấy dạo này em ăn rất lâu tiêu, hay bị ợ chua ko biết có phải trào ngược axít ko nữa. mà rõ ràng da em vàng đi mà sao các chỉ số lại bt hết. ko vàng lắm nhưng để ý kỹ so vơi ng khác em thấy có vàng đi mà.
Bác sĩ bảo ko phải uống thuốc mà sao em cứ ko yên tâm thôi các bác ạ.
 

seiryu

Tháo bánh
Biển số
OF-355071
Ngày cấp bằng
23/2/15
Số km
10
Động cơ
263,000 Mã lực
hôm trước em có đi bạch mai khám lại. em có nói tình trạng bệnh của em cho bác sĩ. nhưng bác sĩ chỉ cho em làm xét nghiệm sinh hóa tế báo, các chỉ sổ vê men gan, mỡ chi đó, rồi Fe. em có nói da em hơi vàng thì bs cho làm thêm xét nghiệm bilirubin. em hỏi em bị VGB sao ko cho em làm các xét nghiệm khang nguyên, kháng thể hay đo định lượng thì bs quắc mắt lên gắt " làm gì là do chúng tôi chỉ định chứ ko phải do chị". em ngậm ngùi đi làm thì tất cả các xét nghiệm bs yêu cầu đều bình thường hết. bs bảo bình thường cả, ko sao, ko phải uống thuốc. hết.
mà em thấy dạo này em ăn rất lâu tiêu, hay bị ợ chua ko biết có phải trào ngược axít ko nữa. mà rõ ràng da em vàng đi mà sao các chỉ số lại bt hết. ko vàng lắm nhưng để ý kỹ so vơi ng khác em thấy có vàng đi mà.
Bác sĩ bảo ko phải uống thuốc mà sao em cứ ko yên tâm thôi các bác ạ.
Nếu bạn muốn xét nghiệm các thứ mình muốn thì có thể qua 12 Kim Mã, phòng khám chuyên gan. Mình bị từ năm ngoái cũng xét nghiệm ở đây, làm nhanh gọn chứ ko lâu như bệnh viện nhà nước.
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
11,855
Động cơ
654,457 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy


E nhờ cụ travinh05 với ạ. AST và ALT của e vẫn ngưỡng bình thường ạ
 

ht02316

Đi bộ
Biển số
OF-429405
Ngày cấp bằng
13/6/16
Số km
2
Động cơ
215,320 Mã lực
Tuổi
33
Nếu bạn muốn xét nghiệm các thứ mình muốn thì có thể qua 12 Kim Mã, phòng khám chuyên gan. Mình bị từ năm ngoái cũng xét nghiệm ở đây, làm nhanh gọn chứ ko lâu như bệnh viện nhà nước.
mình ko ở hà nội nên mỗi lần đi là phải tranh thủ sắp xếp tg mới đi đc. lúc đầu cũng định qua đó nhưng đọc trên đây ngta bảo cứ qua hẳn bạch mai đừng qua mấy chỗ khám tư làm gì cho tốn tiền nên mình vào bạch mai đúng là ko đc cái gì. bảo ko sao đáng lẽ ra phải mừng mà mình lại cứ thấy lo lo. haizz
 

travinh05

Xe tải
Biển số
OF-375971
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
318
Động cơ
250,080 Mã lực


E nhờ cụ travinh05 với ạ. AST và ALT của e vẫn ngưỡng bình thường ạ
Em ko có dữ liệu về kq siêu âm gan và do đàn hồi gan nhưng nếu bt thì..

Của Bác co' HBV DNA 1700 cps là thấp, nên Hbeag âm tính, men gan bt là hoàn toàn có thể dự đoán được.. Bác bị Vgb với Hbsag dương tính nhưng ko có viêm gan nên ở trạng thái này ko phải điều trị.. Nếu hệ miễn dịch vẫn kiểm soát tốt bác có thể duy trì trạng thái này kéo dài nhiều năm sau với sức khoẻ hoàn toàn bt! Bác cần ktra men gan 3t - siêu âm 6t - Afp 1 năm/1 lần trong năm đầu, 6t đến 1 năm/lần các năm sau.. duy trì sức khoẻ để hệ miễn dịch khoẻ mạnh..
 

travinh05

Xe tải
Biển số
OF-375971
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
318
Động cơ
250,080 Mã lực
mình ko ở hà nội nên mỗi lần đi là phải tranh thủ sắp xếp tg mới đi đc. lúc đầu cũng định qua đó nhưng đọc trên đây ngta bảo cứ qua hẳn bạch mai đừng qua mấy chỗ khám tư làm gì cho tốn tiền nên mình vào bạch mai đúng là ko đc cái gì. bảo ko sao đáng lẽ ra phải mừng mà mình lại cứ thấy lo lo. haizz
Bác ko gặp may nên gặp phải ông bs đó, năm rồi em vào nhiệt đới tw bs hỏi muốn làm xn những gì em bảo làm tất thế là bs cho làm tất tay luôn, một tập giấy xn dầy cộp gồm cả xn HIV luôn.. lúc lấy máu cái xi lanh to bằng cổ tay, về nhà bị thiếu máu lên não nằm bẹp mấy ngày..
 

travinh05

Xe tải
Biển số
OF-375971
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
318
Động cơ
250,080 Mã lực
TS BS Phạm Thị Lệ Hoa

Phụ trách Phòng khám Viêm gan



thưa bác sĩ ,em đi xét nghiệm định kì trong cơ quan thì được kết quả sau : anti HBS định lượng 2 IU/L ,HBsAg 3546 ,anti HCV 0.132 ,hồng cầu 6,28 T/l ,GGT 84 ,GPT 95 ,GOT 37 ,acid uric 435 ,cholesterol 5.5 ,triglycerid 4.1 ,DNA HBV < 20IU/ml .Em được chẩn đoán là viêm gan B mạn tính ,không nguy hiểm và không cần điều trị ,nhưng e thắc mắc tại sao men gan em lại tăng ,ngoài ra hồng cầu cũng tăng và chỉ số HBsAg của e quá cao làm e lo sợ ,mong bác sĩ cho e biết về tình trạng và phương án điều trị ? chân thành cảm ơn bác sĩ

Người gửi: Đặng Minh Nhựt

ÁP:


Chào bạn,

Người nhiễm HBV thì có HBsAg dương tính.

Nhiễm cấp thì dương tính mạnh nhưng giảm nhanh và mất trong 6 tháng cùng với HBVDNA cũng thay đổi tương tự. Nhiễm mạn tính thì HBsAg dương tính cao, HBVDNA giảm dần đến âm tính sau khi HBeAg âm tính. Rất khó quan sát được âm tính HBsAg ở người nhiễm mạn tính. Bạn có HBsAg dương kéo dài > 6 tháng và HBVDNA âm tính như trong thư thì bạn có thể yên tâm theo dõi không cần dùng thuốc đặc trị viêm gan B. Giai đoạn này miễn dịch của bạn kiểm soát được siêu vi. Bạn chỉ cần thực hiện HBsAg và siêu âm bụng mỗi 6 tháng, HBVDNA định kỳ mỗi 1-3 năm để bảo đảm miễn dịch của bạn vẫn kiểm soát được HBV là được rồi. Chỉ số HBsAg cao không có liên quan với ý nghĩa bệnh lý nếu không đi kèm với HBVDNA cao và men gan dao động. Tuy vậy, bạn có tăng mỡ máu, tăng GGT, tăng GPT tức là bạn có rối loạn men gan cần theo dõi khả năng gan nhiễm mỡ. Bạn nên đi khám và theo dõi diễn biến, ngưng bia rượu, kiểm soát lipid máu bằng thuốc và bằng chế độ ăn uống. Bạn niên tiếp tục theo dõi bệnh gan cho đến khi mất hẳn HBsAg

Thân ái

TS BS Phạm Thị Lệ Hoa

Phụ trách Phòng khám Viêm gan

----------



Bạn thân mến!

Viêm gan B có HBeAg âm là thể bệnh mà siêu vi có thể thay đổi hoạt tính, thể hiện bằng HBVDNA âm tính hay <10^5, trở nên gia tăng trờ lại và làm cho gan bị tổn thương với biều hiện men gan tăng trở lại.


Nếu quan sát hang năm thấy HBVDNA tăng trở lại, là dấu hiện báo hiệu sắp tiến triển đến viêm gan. Khi có gia tăng men gan và HBVDNA vẫn còn nhiều >10^5 thì có chỉ định dung thuốc kiểm soát virus.

----------


Chào Bác sĩ, tôi năm nay 46 tuổi, phát hiện nhiễm virút viêm Gan B từ năm 2002, tôi vẫn theo dõi định kỳ và kết qủa T05/2013 như sau: HBsAg dương tính; HBeAg âm tính; Anti HBe âm tính; HCV âm tính; AST = 27; ALT=30; HBV-DNA = 10 mũ 5; Các chỉ số về máu, nước tiểu và tim phổi đều bình thường. Xin bác sĩ cho biết tình trạng bệnh Gan của tôi và có phải có cần dùng thuốc đặc trị hay không. Xin chân thành cảm ơn Bác sĩ!

Người gửi: Nguyễn Văn Nam

ÁP:


Chào bạn,

Chỉ định thuốc đặc trị không dựa vào xét nghiệm một thời điểm do bệnh gan do HBV thay đổi theo thời gian. Bệnh gan cũng không dựa trên xét nghiệm ALT, AST ở một thời điểm. Vì vậy bạn cần theo dõi định kỳ để bảo đảm siêu vi không bùng phát cũng như bệnh gan ổn định. HBVDNA như bạn kể là không an toàn và cần theo dõi để chỉ định điều trị khi cần thiết (HBVDNA >100.000 và ALT > 80U/L) để tránh xơ gan hay ung thư gan.

Thân ái

TS BS Phạm Thị Lệ Hoa

Phụ trách Phòng khám Viêm gan

---------


Fibroscan chỉ là một biên pháp gián tiếp để đánh giá phản ứng viêm và tạo xơ của gan. Tuy nhiên kết quả có thể bị nhiễu nếu thực hiện khi men gan đang tăng, gan bị nhiễm mỡ hay đang có bệnh tiến triển cấp gây ứ máu ở gan. Bạn còn trẻ, nên mức độ xơ gan như trên cần được xác định lại sau 6 tháng, khi men gan không còn tăng nữa. Sử dụng một ngưỡng nhất định đề đánh giá xơ gan hay chưa là điều không chính xác do chỉ số phản ành độ đàn hồi gan tính bằng đơn vị KpA hay m/s thay đổi trong biên độ rất rộng. Fibroscan của bạn cho kết quả độ đàn hồi gan là 9 KpA tương đương với F3. Độ đàn hồi 5 KpA lại là giới hạn bình thường (F0). Như vậy cho thấy chỉ số 9 KpA như của bạn là chưa quan trọng và cần tham khảo thêm các giá trị khác như tiểu cầu máu, albumin và tỷ lệ prothrombine. Chỉ định điều trị Viêm gan B trong trường hợp của bạn cần thêm dữ kiện HBeAg và loại trừ tăng men gan do rượu hay nguyên nhân khác. Viên giải độc gan Tuệ Linh không có tác dụng điều trị viêm gan B.

Thân ái

TS BS Phạm Thị Lệ Hoa

Phụ trách Phòng khám Viêm gan

---------


nhiễm HBV là virus không ở trạng thái đứng yên hoán toàn mà có thể biến đổi hoạt tính, gây viêm gan trở lại sau nhiều năm yên lặng, gây xơ gan và ung thư gan ở người không được theo dõi thường xuyên.


GGT tăng nhẹ có thể do nhiễm mỡ gan do tiểu đường, do bia rượu, hay do rối loạn lipid máu hay bệnh gan mật khác.

---------


Tôi xin hỏi, tôi viêm gan B, HBV DNA 1,81x10^7 cp/ml (xét nghiệm tháng 8/2012), siêu âm bụng và men gan bình thường (6/2013), HBeAg âm tính (6/2013). BS điều trị không chỉ định dùng thuốc. Vậy có đúng không thưa BS! Và nếu không dùng thuốc thì tôi có uống thuốc bổ gan (như Boganic) thường xuyên được không a? Xin cảm ơn BS!

Người gửi: nghia

ÁP:


Chào bạn,

Bạn có nhiễm HBV và HBVDNA còn cao nhưng HbeAg âm tính và chưa có bằng chứng của tổn thương gan do men gan không tăng. Giá trị men gan thay đồi theo thời gian. Vì vậy, bạn cần được:

Theo dõi định kỳ HBVDNA mỗi 6-12 tháng hay khi có tăng men gan

Theo dõi men gan mỗi 3-6 tháng nếu chưa có xơ gan.

Nếu có xơ hóa gan nặng với chỉ số Fibroscan >F2 thì cần sinh thiết gan để chỉ định thuốc đặc hiệu khi kết quả có viêm hay xơ hóa đáng kể hay và gia tăng chỉ số xơ hóa hay chỉ số viêm trong thời gian theo dõi.

Thuốc điều trị trong giai đoạn này không cần thiết nhưng việc theo dõi là tối quan trọng để tránh biến chứng xơ gan.

Thân ái,

TS BS Phạm Thị Lệ Hoa

Phụ trách Phòng khám Viêm gan

---------


Peg-IFN chống chỉ định cho người xơ gan, bệnh lý tuyến giáp hay cường giáp, bệnh tự miễn, đang tăng men gan quá nhiều (>10 lần)

--------


Kính thưa bác sỹ! Cháu phát hiện bị viêm gan B đã hơn 10 năm và vẫn kiểm tra men gan định kỳ. Tuy nhiên mới đây khi xét nghiệm cho kết quả HBeag (-), anti-HBe (+), ALT: 35; AST: 27; HBV-DNA 3,4 x 10 mũ 3. Bác sỹ không kê thuốc. Siêu âm fibroscan : 6,4; AFP: 1,7 Vậy kính mong bác sỹ cho cháu biết cháu đã phai diều trị thuốc chưa. mong tin bác sỹ nhiều. Cảm ơn bác sỹ

Người gửi: Đặng Trường Đức

ÁP:


Chào bạn,

Theo kết quả xét nghiệm thì bạn bị viêm gan siêu vi B mạn ở giai đoạn siêu vi B còn hoạt tính thấp (<10 000 copies/ml) và không có bệnh gan hoạt tính vì men gan không tăng. Bệnh viêm gan B mạn có chỉ định điều trị khi siêu vi B nhiều có hoạt tính và gây tổn thương gan.

Tuy bạn chưa cần sử dụng thuốc kháng virút nhưng bạn cần theo dõi định kỳ tại phòng khám viêm gan để được chỉ định điều trị khi cần thiết và không quá muộn.

Thân ái

ThS.BS Nguyễn Thị Cẩm Hường

Phòng khám Viêm gan

--------


Kính chào Bác sỹ, Em phát hiện viêm gan B năm 1999, điều trị liên tục bằng Lamivudine & Adefovir từ 2007 đến tháng 3 năm 2013 thì xét nghiệm HBsAg âm tính, HBV DNA âm tính nhiều lần liên tiếp. Bác sỹ cho em chích ngừa viêm gan 03 mũi, nhưng chỉ số Anti HBs chỉ đạt 2.2, bác sỹ cho ngưng và theo dõi. Em muốn hỏi là mình có nên chích tiếp để đủ kháng thể hay không? Sẽ mất khoảng bao lâu để có đủ kháng thể? Có nguy cơ tái phát bệnh không? Cám ơn bác sỹ.

Người gửi: Trần Quyết Chấn

ÁP:


Bạn thân mến!

Bạn hiện đã thải trừ sạch siêu vi B do bạn đã mất HBsAg. Nếu HBsAg đã âm thật sự, và antiHBs chưa tự chuyển đổi thành dương tính thì bạn có thể chích ngừa thêm 3 mũi với liều vắc xin tương tự hay chích gấp đôi liều vắc xin để có thể gây được miễn dịch tốt hơn.


Trong tương lai, khi có vắc xin thế hệ thứ ba với thành phần kháng nguyên gây đáp ứng miễn dịch mạnh hơn thì bạn cũng có thể chích trở lại 3 liều vắc xin thế hệ thứ ba với phác đồ 0, 1, và 6 và xét nghiệm đánh giá kháng thể 1 tháng sau mũi thứ ba này.


Ngoài ra, sau khi khỏi bệnh (mất HBsAg) bạn cũng sẽ tự có đáp ứng kháng thể nhanh hay chậm. Bạn nên xét nghiệm antiHBs mỗi 3-6 tháng sau khi mất HBsAg để thấy được đáp ứng chuyển đổi huyết thanh từ antiHBs âm sang antiHBs dương để chắc chắn mình đã khỏi bệnh và có miễn dịch.

Thân ái

TS BS Phạm Thị Lệ Hoa

Trưởng phòng khám Viêm gan

--------


xin chào Bac Sỹ ! cách đây 6 năm em có đi làm xét nghiệm thì có kết quả là em bị virut siêu vi gan B,C. nhưng em cũng chỉ uống thuốc nam cầm chừng ( tại gia đình cũng khó khăn ) rồi cách đây 1 tháng em đi làm xét nghiệm lại và kết quả cũng như vậy và em có làm xét nghiệm vi sinh ( định lượng virut B,C ) và có kết quả của HBV la Số lượng virut ( IU/ml ) huyết tương là 2.66 x 10(3). số lượng virut ( copies/ml) huyết tương là 1.55x 10 (4) . còn kết quả cua định lượng HCV- RNA : ngưỡng phát hiện, 15IU/ml ( 37 copies /ml ) số lượng virut ( IU.ml ) huyết tương 2,94x10 (6) . số lượng virut (copies/ml) huyết tương 7,35x 10 (6). vậy xin hỏi bác sỹ như vậy diễn biến căn bệnh của tôi đã chuẩn bị chuyển qua sơ gan chưa ? và tôi có thể sống được chừng bao nhiêu năm nữa ? ( nếu chỉ diều trị bằng thuốc nam ạ )? xin bác sỹ tư vấn giùm , Xin Chân Thành Cảm Ơn Bác Sỹ Rất Nhiều .

Người gửi: Dương Văn Danh

ÁP:


Chào bạn,

Theo kết quả xét nghiệm của bạn thì bạn bị nhiễm đồng thời siêu vi viêm gan siêu vi B và siêu vi viêm gan siêu vi C. Siêu vi B và C đều còn hoạt tính vì hiện diện trong máu mật độ cao, trong đó siêu vi C chiếm ưu thế hơn siêu vi B. Tuy nhiên điều quan trọng là lượng siêu vi trong máu nhiều hay ít không phản ánh mức độ nặng của bệnh.

Diễn tiến bệnh từ viêm gan mạn tính chuyển qua xơ gan có thể nhanh hơn khi có tình trạng đồng nhiễm 2 siêu vi B và C, thời gian nhiễm kéo dài, lớn tuổi, tăng men gan nhiều năm, tình trạng uống rượu bia và các bệnh lý gan do chuyển hóa như tiểu đường và rối loạn chuyển hóa mỡ.

Việc điều trị đặc hiệu viêm gan C cho một người nhiễm HCV có xét nghiệm HCVRNA dương tính nhằm kiểm soát virút kéo dài, và có thể kiểm soát cả virút HBV. Khi kiểm soát được virút sẽ có thể phòng ngừa được các biến chứng của bệnh. Điều trị bằng thuốc nam không có tác dụng giảm virút HBV lẫn HCV.

Hiện tại bạn chưa có điều kiện điều trị viêm gan C, và chưa có chỉ định điều trị viêm gan B thì cũng nên theo dõi định kỳ tình trạng chức năng gan để việc điều trị không bị trì hoãn đến giai đoạn xơ hóa gan nặng hay xơ gan. Hơn nữa, trong quá trình theo dõi định kỳ, việc điều trị HBV cũng sẽ được chỉ định ngay khi cần thiết.

Muốn đánh giá tình trạng xơ gan từ các thông tin bạn cung cấp không đủ để trả lời, mà cần căn cứ vào kết quả theo dõi xét nghiệm theo thời gian. Bạn nên đến khám định kỳ tại chuyên khoa Viêm Gan để được tham vấn, theo dõi và được chỉ định điều trị theo tình hình thực tế.

Thân ái.

TS BS Phạm thị Lệ hoa

Phụ trách Phòng khám Viêm gan

---------


Thưa bác sĩ. Em đi khám, kết quả xét nghiệm để gan cấu trúc thô, bờ đều, kích thước hai gan thùy gan không to, dịch dưới gan (-), tĩnh mạch cửa không dãn, không huyết khối. bác sĩ kết luận la gan cấu trúc thô. Xin cho em hỏi ý nghĩa của gan cấu trúc thô là gì? và cách chữa trị bệnh này. Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ

Người gửi: Nguyển Ngọc Mỹ

ÁP:


Bạn thân mến!

Gan cấu trúc thô có nghĩa là không còn cấu trúc mô gan bình thường. Tuy nhiên để kết luận chính xác gan có xơ hoá hay xơ gan thường nên dựa vào kết quả Fibroscan. Gan thô không phải là bệnh mà là biến chứng của nhiều bệnh khác nhau. Vì vậy cần phải chần đoán nguyên nhân và điều trị nguyên nhân gây xơ gan. Bạn nên đi khám và xét nghiệm máu để đánh giá nguyên nhân xơ gan và mức độ nặng nhẹ của xơ gan.

Thân ái

TS BS Phạm Thị Lệ Hoa

Trưởng phòng khám Viêm gan

----------


Thưa bác sỹ em năm nay 37 tuổi. Hiện đang điều trị viên gan B mạn Tại bệnh viện nhiệt đới Trung Ương từ tháng 4 năm 2013. Kết quả siêu âm gần nhất ngày 11/10/2013 Kết luận chuẩn đoán hình ảnh nang nhỏ gan phải ( Nhu mô gan hạ phân thùy V có nang nhỏ 7mm). Tuy nhiên kết quả các lần siêu âm trước không có hình ảnh trên. Xin hỏi bác sỹ kết luận trên mức độ bệnh của em như thế nào và có điều trị như thế nào ?

Người gửi: Trần Quang Huy

ÁP:


Chào bạn,

Hình ảnh nang gan trên siêu âm là do thay đổi cấu trúc gan do có một túi chứa dịch ở gan, sự thay đổi này là lành tính, không cần điều trị. Bệnh lý này không liên quan đến viêm gan B. Trong thời gian điều trị viêm gan siêu vi B bạn sẽ được bác sĩ cho chỉ định theo dõi kích thước nang gan qua siêu âm mỗi 3 -6 tháng.

Thân ái

ThS.BS Nguyễn Thị Cẩm Hường

Phòng khám Viêm gan

-----------


xin hỏi bs Cẩm Hường trong hướng dẫn sử dụng cycloferon là tạo nội sinh interferon là hoạt chất điều trị vi rút viêm gan B cả diệp hạ châu cũng vậy sao bs bảo không có tác dụng ức chế vi rút tôi dùng lamivudin và tenoforvit người rất mệt. xin hỏi ngoài SÂ fibroscan thì còn phương pháp nào đánh giá độ xơ hóa của gan xin cảm ơn!

Người gửi: nguyễn triều phát

ÁP:


Bạn thân mến!

Cycloferon là thuốc uống được cho là có vai trò giúp tạo ra inteferon nội sinh tác dụng điều hòa miễn dịch chống virus. Nhà sản xuất cho rằng thuốc có tác dụng trong điều trị siêu vi B. Tuy nhiên không có đồng thuận nào từ các Hiệp hội gan mật của thế giới (Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á khuyến cáo dùng Cyclofeoron. Cycloferon cũng không được đề cập trong phác đồ điều trị của Việt Nam. Tương tự, tác dụng của Diệp hạ châu cũng chưa đủ thuyết phục để được đưa vào phác đồ sử dụng điều trị độc lập chống virus HBV. Bạn có quyền chọn lựa sử dụng Cycloferon hay Diệp hạ Châu để điều trị nếu muốn ở cơ sở y tế có chấp nhận cho lưu hành thuốc này. Một số ít người sử dụng Lamivudin và Tenofovir có cảm giác mệt mỏi trong thời gian đầu nhưng sẽ quen dần. Hiện nay, phác đồ cho người mới trị liệu chỉ cần dùng đơn trị liệu Tenofovir chứ chứa cần dùng cùng lúc 2 thuốc như bạn nêu Để có hiệu quả kiểm soát được siêu vi tốt, bệnh nhân cần sử dụng thuốc đều đặn, hạn chế rượu bia và tập thể thao để tăng cường sức khoẻ. Rất hiếm trường hợp không dung nạp được Lamivudine hay Tenofovir kể cả ở bệnh nhân xơ gan. Ngoài siêu âm đàn hồi (Fibroscan) để đánh giá và theo dõi xơ gan thì bác sĩ thường đánh giá qua xét nghiệm sinh thiết gan hay thang điểm Child-Turcott Pugh (sử dụng các xét nghiệm như tiểu cầu, albumin, xét nghiệm đông máu).

Thân ái

TS BS Phạm Thị Lệ Hoa

Phụ trách phòng khám Viêm gan

---------


Tôi bị Viêm gan B tư năm 2000 đến nay có đi khám và làm định lượng virus Kết quả Âm tính ở BVDHYD HCM nên chưa phải điều trị Vì Kết quả XN năm 2007 SGOT 30,SGPT 40,GGT 44 .BS ghi Toa :Nhiễm HBV eAg(-) BS chỉ định :Theo dõi.Đến tháng 5/2012 Xét nghiệm tại BVDHYD-HAGL cho kết quả SGOT 268,SGPT 398,GGT 131 ,AFP 4.7.CEA 1.95.BS cho uong Lamivudin,Tenofovir,BDD ,Đến tháng 6/2012 xét nghiệm lại SGOT 37,SGPT 28,GGT 68 BS chi cho uống BĐ Orient và BAR.Tháng 3/2013 Xét nghiệm máu cho kết quả SGPT 139,SGOT 101,GGT 51,Tháng 4/2013 ALT 392,ÁT 223,GGT 167, Đầu Tháng 5/2013 HBsAg(+), HBeAg (- )SGPT 246,SGOT 139,GGT 133 HBVDNA 2060 copies/ml BS BV DHYD-HAGLcho uống Bilavir,Meyerbinyl,Neurobion,Tenofovir stada 6 tháng . Cuối tháng 31/5/2013 chỉ số SGOT,SGPT,GGT lần lượt là 29,40,37 .,THáng 7 25,44,26 .Tháng 8: SGPT 29,SGOT 45,HBeAg (_)Tháng 9:21,33,29.Tháng 10 :14,25,24. Đến tháng 11/2013 xét nghiệm SGOT 32,SGPT 20,GGT 23 HBV DNA không tìm thấy virus.Bs tiếp tục cho uống Tenofovir ,Hebidy trong 6 tháng nữa.Đến tháng 12/2013 Test nhanh cho HBsAg(-).HBeAb(-) SGPT 22 SGOT 32 GGT 17 .Xin BS cho biết vì sao HBsAg(-),nếu đúng vậy tôi có cần uống thuốc tiếp nữa hay không.Và việc điều trị của tôi đã đúng chưa?Và cần tiếp tục bao lâu nữa?

Người gửi: Cần Nguyễn Thanh

ÁP:


Chào bạn,

Theo kết quả xét nghiệm thì bệnh của bạn diễn tiến từ nhiễm siêu vi B không hoạt tính với HBeAg âm từ năm 2007. Sau đó bạn có nhiều đợt tăng men gan với ALT tăng gấp 2-5 lần giá trị bình thường. Do có tăng men gan, bạn đã được điều trị kháng virut là Lamivudin và Tenofovir có tác dụng ức chế siêu vi B. Tuy nhiên trước khi điều trị, bạn có biều hiện tăng men gan nhưng không có bằng chứng siêu vi B có hoạt tính (HBeAg dương hay HBVDNA cao > 10.000 copy/ml) nên không thể kết luận tăng men gan của bạn là do viêm gan B mạn.

Hiện bạn đã mất hay âm tính HBsAg tức là đã khỏi viêm gan B. Khả năng mất HBsAg này khá thấp, nhưng bạn là người có thải trừ HBV tốt.

Bạn cần tiếp tục sử dụng thuốc và kiểm tra lại xét nghiệm HBsAg bằng phương pháp ELISA 1-3 tháng sau, làm thêm HBVDNA để khẳng định HBV được kiểm soát tốt.

Đồng thời bạn cần theo dõi men gan để phát hiện các bệnh lý gan khác kèm theo.

Thân ái

TS BS Phạm Thị Lệ Hoa

Phụ trách Phòng khám Viêm gan

--------


Cháu bị u gan đã đốt . Cháu thấy một số bệnh nhân BS nói nen chich zadaxin,còn cháu BS chỉ cho tenoforvi 300 trị Viêm gan B (và không nhắc chich zadaxin) . vậy cháu có nên chích zadaxin không? cháu xin cám ơn

Người gửi: nguyễn Nam

ÁP:


Bạn thân mến!

Zadaxin được cho là có tác dụng điều hòa miễn dịch chống virus. Tác dụng chống ung thư hay ngăn ngừa ung thư chưa được chứng minh. Bạn cần khám bác sĩ chuyên khoa viêm gan để chẩn đoán xem có mắc hai loại bệnh gan hay gây ung thư gan là siêu vi viêm gan B và C. Nếu có nguyên nhân dẫn đến ung thư thì việc điều trị nguyên nhân là quan trọng và có tác dụng chống tái phát u gan hiệu quả nhất. Viêm gan B và viêm gan C đều có thuốc điều trị hữu hiệu, nếu điều trị đáp ứng tốt thì không cần thiết dùng Zadaxin.


Bạn được bác sĩ cho dùng Tenofovir tức là điều trị nguyên nhân gay u gan do viêm gan B. Bạn cần dùng thuốc đều đặn và theo dõi đáp ứng điều trị bằng cách khám định kỳ tại phòng khám viêm gan. Đồng thời bạn cững cần theo dõi diễn tiến sau đốt u gan tại chuyên khoa u gan.

Thân ái

TS BS Phạm Thị Lệ Hoa

Phụ trách phòng khám Viêm gan

--------
 

travinh05

Xe tải
Biển số
OF-375971
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
318
Động cơ
250,080 Mã lực
Dấu hiệu thầm lặng của bệnh ung thư gan

Cảm giác đau bụng vùng hạ sườn, sụt cân nhanh, vàng da nhiều khả năng liên quan đến bệnh ung thư gan, theo Reader's Digest.


Từ những năm 1990, ung thư gan trở thành căn bệnh khá phổ biến. Theo Otis Brawley, giám đốc y tế của Hiệp hội ung thư Mỹ, triệu chứng của ung thư gan thường xuất hiện trễ khi bệnh đã ở vào giai đoạn tiến triển gây khó khăn cho việc điều trị. Việc thăm khám thường xuyên và theo dõi những dấu hiệu bất thường là điều cần thiết.

Dưới đây là 4 yếu tố và 4 triệu chứng nguy cơ cảnh báo bệnh gan bạn nên lưu tâm.

Người mắc viêm gan C

Những người bị viêm gan C có thể phát triển ung thư gan sau 10 năm được chẩn đoán, vì vậy việc chẩn đoán và sàng lọc viêm gan C hết sức cần thiết.

Viêm gan B

Nếu bạn mắc chứng viêm gan B hay không tiêm phòng viêm gan B thì bạn cũng có nguy cơ mắc ung thư. Bất kỳ người mắc viêm gan nào cũng cần được theo dõi sát sao, định kỳ siêu âm ổ bụng mỗi năm một lần để sàng lọc ung thư. Việc xét nghiệm lượng anpha-fetoprotein cũng có thể chỉ điểm ung thư gan.

Nhậu nhẹt nhiều

Thói quen uống nhiều bia rượu gây tàn phá tế bào gan âm thầm và để lại hậu quả dai dẳng, nguy cơ dẫn đến ung thư gan.

Béo phì

Tỷ lệ ung thư gan liên quan đến béo phì và đái tháo đường ngày càng gia tăng trong những năm qua. Nếu bạn thừa cân thì việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, sàng lọc nguy cơ ung thư gan càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Triệu chứng đau bụng bất thường cảnh báo nguy cơ bệnh tật. Ảnh: R.D

Đau bụng bất thường

Người bị ung thư gan thường bị đau bụng ở vùng hạ sườn phải, tức vùng bụng phía trên, bên phải. Tuy nhiên, đau bụng ở vị trí này cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh khác như viêm gan, các bệnh về túi mật hoặc tụy và tốt nhất nên đi kiểm tra sớm.

Vàng mắt, vàng da

Những triệu chứng như vàng mắt, vàng da nhiều khả năng là cảnh báo nguy cơ ung thư gan. Nếu cơ thể có dấu hiệu ngứa kèm theo vàng da thì đó không phải là một dấu hiệu tốt.

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Cân nặng giảm không phanh mà không rõ lý do cộng thêm các triệu chứng mệt mỏi, triệu chứng liên quan đến ung thư thì bạn không nên chần chừ việc thăm khám.

Nhanh no kèm chán ăn

Hiện tượng có nhiều dịch ổ bụng có thể khiến bạn cảm thấy nhanh no hơn bình thường và việc mắc bệnh ung thư gan luôn khiến bạn cảm thấy chán ăn.

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/dau-hieu-tham-lang-cua-benh-ung-thu-gan-3429634.html
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr.Khoale

Xe tải
Biển số
OF-373082
Ngày cấp bằng
9/7/15
Số km
228
Động cơ
251,480 Mã lực
Nơi ở
Gò Vấp - Hồ Chí Minh
Website
vkstore.net
Không biết có cụ nào còn theo top này ko. Cho em hỏi chút
E cũng bị gan B mạn, kết quả sau 6 tháng dùng thuốc mới khám lại thì

+ AST tặng từ 32 -> 37
+ ALT tăng từ 105 -> 114
+ HBsAG tăng từ 2840.67 -> 3757.85 (S/CO) reactive
+ Anti -HBs từ 0.14 - 0.00(mIU/ml) Nonactive

Đang đợi chỉ số HBV DNA. Em điều trị hơn 6 tháng liên tục rồi mà thấy tình rồi mà đi xet nghiệm thế này thấy lo lắng quá.... Các cụ rõ cho em thêm ý kiến
 

transyhuan

Xe buýt
Biển số
OF-360354
Ngày cấp bằng
27/3/15
Số km
849
Động cơ
268,100 Mã lực
Nơi ở
Long Biên - Hà Nội
Vào otofun mà vô tình thấy pic này, em cũng xin chia sẻ chút: em cũng bị bệnh viêm gan B mạn gần chục năm rồi, em hiện đang điệu trị tài BV bệnh nhiệt đới TW tp. hcm.
1. Về thời gian uống thuốc thì em cứ uống vào tối trước khi ngủ, vì em đã hỏi BS thì được trả lời là uống thuốc này không quan trọng lắm là phải sau khi ăn hay vào buổi nào mà quan trọng nhất là phải luôn uống thuốc đủ, không được ngưng để tránh virut kháng thuốc.
2. Mỗi tháng em lại đi khám một lần bằng BHYT,chi phí khám của em là 0 đồng ( em thuộc đối tượng BHYT 100%), thuốc uống và xét nghiệm đều của bệnh viện Nhiệt đới TW (BV hàng đầu về điều trị gan). Các bác nào cần tư vấn hay quan tâm về thủ tục khám BHYT cứ để lại bình luận em sẽ hướng dẫn kĩ.
3. Nhiều bác mới bị thì không nên thất vọng và buồn quá vì dần dần sống chung với nó em cũng tự thấy bệnh này cũng bình thường, không đến mức suy sụp như ngày đầu mới biết bệnh. Chỉ cần uống thuốc đều đặn và tái khám thường xuyên thì luôn đảm bảo bản thân sống thọ như người bình thường. Hiện nay chưa có loại thuốc nào đặc trị được bệnh này, em có coi một phóng sự của VTV về một ông thầy thuốc ở Nghệ An có thể trị khỏi được bệnh này , bác nào gần đó thì tiện có thể điều trị tại đó, nghe đâu giá thuốc rẻ hơn uống thuốc Tây nữa.
Chia sẻ với các bác chút chút những gì bản thân biết vậy thôi!
Chào bác!

Bác cho hỏi khám theo BHYT thì ntn? Chuyển BHYT sang viện khác có lằng nhằng ko hả bác?

Cảm ơn bác!
 

travinh05

Xe tải
Biển số
OF-375971
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
318
Động cơ
250,080 Mã lực
Không biết có cụ nào còn theo top này ko. Cho em hỏi chút
E cũng bị gan B mạn, kết quả sau 6 tháng dùng thuốc mới khám lại thì

+ AST tặng từ 32 -> 37
+ ALT tăng từ 105 -> 114
+ HBsAG tăng từ 2840.67 -> 3757.85 (S/CO) reactive
+ Anti -HBs từ 0.14 - 0.00(mIU/ml) Nonactive

Đang đợi chỉ số HBV DNA. Em điều trị hơn 6 tháng liên tục rồi mà thấy tình rồi mà đi xet nghiệm thế này thấy lo lắng quá.... Các cụ rõ cho em thêm ý kiến
Bác có kq HBV DNA mới chưa?? và kq HBV DNA trc điều trị để so sánh!

HbsAg của bác là định tính ko phải định lượng, mà khi HBsag>1000 thì thường bs ko căn cứ vào đây để kết luận nặng nhẹ của bệnh!!

Men AST và ALT của bác tuy tăng thêm nhưng so với kq cũ ko đáng kể, có thể mỗi lần xn sẽ ra những kq khác nhau chênh lệch một ít..

Nếu HBV DNA của bác giảm mạnh hoặc về âm tính mà men gan vẫn cao, thì bác tìm nguyên nhân khác như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, rượu, do dùng thuốc khác gây viêm gan xem.. Nếu không có các nhuyên nhân trên mà sau 6 tháng điều trị mà HBV DNA không giảm nhiều hay về dưới ngưỡng, men gan ko về bt mà bác hoàn toàn tuân thủ điều trị như không bỏ thuốc, uống đúng giờ, đúng chỉ định như Entercavir uống cách bữa ăn 2h.. thì bác có thể xem xét việc điều trị thuốc không hiệu quả!! phải yêu cầu BS điều trị thêm thuốc như Teno + Lami hoặc đổi phác đồ sang Entecavir và ngược lại.. Nếu có điều kiện và chưa bị xơ gan thì yêu cầu dùng thuốc tiêm Peg Interferon + lami hoặc Teno..
 

Mr.Khoale

Xe tải
Biển số
OF-373082
Ngày cấp bằng
9/7/15
Số km
228
Động cơ
251,480 Mã lực
Nơi ở
Gò Vấp - Hồ Chí Minh
Website
vkstore.net
Bác có kq HBV DNA mới chưa?? và kq HBV DNA trc điều trị để so sánh!

HbsAg của bác là định tính ko phải định lượng, mà khi HBsag>1000 thì thường bs ko căn cứ vào đây để kết luận nặng nhẹ của bệnh!!

Men AST và ALT của bác tuy tăng thêm nhưng so với kq cũ ko đáng kể, có thể mỗi lần xn sẽ ra những kq khác nhau chênh lệch một ít..

Nếu HBV DNA của bác giảm mạnh hoặc về âm tính mà men gan vẫn cao, thì bác tìm nguyên nhân khác như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, rượu, do dùng thuốc khác gây viêm gan xem.. Nếu không có các nhuyên nhân trên mà sau 6 tháng điều trị mà HBV DNA không giảm nhiều hay về dưới ngưỡng, men gan ko về bt mà bác hoàn toàn tuân thủ điều trị như không bỏ thuốc, uống đúng giờ, đúng chỉ định như Entercavir uống cách bữa ăn 2h.. thì bác có thể xem xét việc điều trị thuốc không hiệu quả!! phải yêu cầu BS điều trị thêm thuốc như Teno + Lami hoặc đổi phác đồ sang Entecavir và ngược lại.. Nếu có điều kiện và chưa bị xơ gan thì yêu cầu dùng thuốc tiêm Peg Interferon + lami hoặc Teno..
Rồi hôm nay mình đã có kết quả HBV DNA

HBV DNA tháng 7 năm ngoái xét nghiệm là 1.7* 10^8 hay 7 gì đó quên rồi. còn mới đây là 211 IU/ML
Bác vào hỗ trợ em chút nữa. Hiện giờ mình đang uống tenafovir đảm bảo 98% đúng quy định, nhiều hôm lệch giờ một chút
 

chuoi89

Xe đạp
Biển số
OF-395135
Ngày cấp bằng
4/12/15
Số km
17
Động cơ
234,670 Mã lực
Tuổi
33
Bác trà vinh hay a e cho mình hỏi chút, mình mới phát hiện và uống thuốc vien gan b đcược 9 tháng, qua 3 lần định lượng đều 10 mũ 2, chưa xuống được nghưỡng. mình đang điều trị tại bệnh viện bạch mai, khoa khám theo yêu cầu, dạo gần đây mình thường hay bị nặng tức vùng hạ sườn, mình mới khám định kì, và siêu âm gan cách đây 1 tháng rưỡi và các kết quả đều bình thường, lúc đó thì cũng thi thoảng hơi tức hạ sườn rồi, có bảo bác sĩ, và bác sĩ cho chụp thêm x quang phổi , và kết quả đều bình thường, và đến giờ hạ sườn vẫn hơi tức, các bác cho hỏi như vậy nên xử trí như nào ạ, mình đang lo gan làm sao, mà kết quả khám và định lưỡng các đây 1,5 tháng của mình là bình thường, bap gồm xét nghiệm máu và siêu am gan. mình đang hoang mang quá
 

minhbimbim

Xe buýt
Biển số
OF-198079
Ngày cấp bằng
11/6/13
Số km
520
Động cơ
330,330 Mã lực
Bác trà vinh hay a e cho mình hỏi chút, mình mới phát hiện và uống thuốc vien gan b đcược 9 tháng, qua 3 lần định lượng đều 10 mũ 2, chưa xuống được nghưỡng. mình đang điều trị tại bệnh viện bạch mai, khoa khám theo yêu cầu, dạo gần đây mình thường hay bị nặng tức vùng hạ sườn, mình mới khám định kì, và siêu âm gan cách đây 1 tháng rưỡi và các kết quả đều bình thường, lúc đó thì cũng thi thoảng hơi tức hạ sườn rồi, có bảo bác sĩ, và bác sĩ cho chụp thêm x quang phổi , và kết quả đều bình thường, và đến giờ hạ sườn vẫn hơi tức, các bác cho hỏi như vậy nên xử trí như nào ạ, mình đang lo gan làm sao, mà kết quả khám và định lưỡng các đây 1,5 tháng của mình là bình thường, bap gồm xét nghiệm máu và siêu am gan. mình đang hoang mang quá
Vãi. Bth mà đã uống thuốc ruig
 

chuoi89

Xe đạp
Biển số
OF-395135
Ngày cấp bằng
4/12/15
Số km
17
Động cơ
234,670 Mã lực
Tuổi
33
Vãi. Bth mà đã uống thuốc ruig
đâu đợt mới phát hiện cách đây 1 năm thì e cũng man gan cao, virut 10 mũ 6 thì phải, sau bác sĩ cho uống thuốc bổ gan tầm 2 tháng khám lại rồi chắc xác định là mạn rồi mới cho uống thuốc dietj virut, ý e là kết quả khám cách đây 1 tháng của e là siêu âm gan và man gan bình thường, còn định lượng thì vẫn là 10 mũ 2, nhung ko hiểu sao hơi tức hạ sườn phải, thi thoảng lại tức đằng sau lưng phía dưới bên phải
 

minhbimbim

Xe buýt
Biển số
OF-198079
Ngày cấp bằng
11/6/13
Số km
520
Động cơ
330,330 Mã lực
đâu đợt mới phát hiện cách đây 1 năm thì e cũng man gan cao, virut 10 mũ 6 thì phải, sau bác sĩ cho uống thuốc bổ gan tầm 2 tháng khám lại rồi chắc xác định là mạn rồi mới cho uống thuốc dietj virut, ý e là kết quả khám cách đây 1 tháng của e là siêu âm gan và man gan bình thường, còn định lượng thì vẫn là 10 mũ 2, nhung ko hiểu sao hơi tức hạ sườn phải, thi thoảng lại tức đằng sau lưng phía dưới bên phải
E mãn từ sơ sunh thì phải. Hno khám chảnphair uống thuốc nên kệ
 
Biển số
OF-439945
Ngày cấp bằng
25/7/16
Số km
320
Động cơ
214,200 Mã lực
Dấu hiệu thầm lặng của bệnh ung thư gan

Cảm giác đau bụng vùng hạ sườn, sụt cân nhanh, vàng da nhiều khả năng liên quan đến bệnh ung thư gan, theo Reader's Digest.


Từ những năm 1990, ung thư gan trở thành căn bệnh khá phổ biến. Theo Otis Brawley, giám đốc y tế của Hiệp hội ung thư Mỹ, triệu chứng của ung thư gan thường xuất hiện trễ khi bệnh đã ở vào giai đoạn tiến triển gây khó khăn cho việc điều trị. Việc thăm khám thường xuyên và theo dõi những dấu hiệu bất thường là điều cần thiết.

Dưới đây là 4 yếu tố và 4 triệu chứng nguy cơ cảnh báo bệnh gan bạn nên lưu tâm.

Người mắc viêm gan C

Những người bị viêm gan C có thể phát triển ung thư gan sau 10 năm được chẩn đoán, vì vậy việc chẩn đoán và sàng lọc viêm gan C hết sức cần thiết.

Viêm gan B

Nếu bạn mắc chứng viêm gan B hay không tiêm phòng viêm gan B thì bạn cũng có nguy cơ mắc ung thư. Bất kỳ người mắc viêm gan nào cũng cần được theo dõi sát sao, định kỳ siêu âm ổ bụng mỗi năm một lần để sàng lọc ung thư. Việc xét nghiệm lượng anpha-fetoprotein cũng có thể chỉ điểm ung thư gan.

Nhậu nhẹt nhiều

Thói quen uống nhiều bia rượu gây tàn phá tế bào gan âm thầm và để lại hậu quả dai dẳng, nguy cơ dẫn đến ung thư gan.

Béo phì

Tỷ lệ ung thư gan liên quan đến béo phì và *** tháo đường ngày càng gia tăng trong những năm qua. Nếu bạn thừa cân thì việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, sàng lọc nguy cơ ung thư gan càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Triệu chứng đau bụng bất thường cảnh báo nguy cơ bệnh tật. Ảnh: R.D

Đau bụng bất thường

Người bị ung thư gan thường bị đau bụng ở vùng hạ sườn phải, tức vùng bụng phía trên, bên phải. Tuy nhiên, đau bụng ở vị trí này cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh khác như viêm gan, các bệnh về túi mật hoặc tụy và tốt nhất nên đi kiểm tra sớm.

Vàng mắt, vàng da

Những triệu chứng như vàng mắt, vàng da nhiều khả năng là cảnh báo nguy cơ ung thư gan. Nếu cơ thể có dấu hiệu ngứa kèm theo vàng da thì đó không phải là một dấu hiệu tốt.

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Cân nặng giảm không phanh mà không rõ lý do cộng thêm các triệu chứng mệt mỏi, triệu chứng liên quan đến ung thư thì bạn không nên chần chừ việc thăm khám.

Nhanh no kèm chán ăn

Hiện tượng có nhiều dịch ổ bụng có thể khiến bạn cảm thấy nhanh no hơn bình thường và việc mắc bệnh ung thư gan luôn khiến bạn cảm thấy chán ăn.

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/dau-hieu-tham-lang-cua-benh-ung-thu-gan-3429634.html
lắm lúc em cũng cảm như mình bị viêm gan B ý ạ! hài
 

travinh05

Xe tải
Biển số
OF-375971
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
318
Động cơ
250,080 Mã lực
Bác trà vinh hay a e cho mình hỏi chút, mình mới phát hiện và uống thuốc vien gan b đcược 9 tháng, qua 3 lần định lượng đều 10 mũ 2, chưa xuống được nghưỡng. mình đang điều trị tại bệnh viện bạch mai, khoa khám theo yêu cầu, dạo gần đây mình thường hay bị nặng tức vùng hạ sườn, mình mới khám định kì, và siêu âm gan cách đây 1 tháng rưỡi và các kết quả đều bình thường, lúc đó thì cũng thi thoảng hơi tức hạ sườn rồi, có bảo bác sĩ, và bác sĩ cho chụp thêm x quang phổi , và kết quả đều bình thường, và đến giờ hạ sườn vẫn hơi tức, các bác cho hỏi như vậy nên xử trí như nào ạ, mình đang lo gan làm sao, mà kết quả khám và định lưỡng các đây 1,5 tháng của mình là bình thường, bap gồm xét nghiệm máu và siêu am gan. mình đang hoang mang quá
Em nợ bác chắc trả lời sau, dạo này em bận quá..
 

travinh05

Xe tải
Biển số
OF-375971
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
318
Động cơ
250,080 Mã lực
4 loại thực phẩm chắc chắn gây ung thư gan chuyên gia khuyên bạn tránh xa


5 triệu chứng "mách" bạn nhận biết bệnh ung thư gan. Chuyên gia khuyên bạn cách ăn uống phòng tránh ung thư gan tốt nhất.

Ung thư gan: Sẽ không chết sớm nếu hiểu đúng về cách chữa trị

Cùng với sự gia tăng nhanh chóng số lượng bệnh nhân mắc bệnh về gan, ung thư gan ngày càng nhiều khiến cho căn bệnh nguy hiểm này đứng vị trí thứ 2 về tỉ lệ tử vong sau bệnh ung thư phổi.

Biết trước được gan khỏe hay yếu là vô cùng quan trọng, tác động lớn đến việc phòng và chữa bệnh, đón đầu cơ hội cứu sống người bệnh nếu phát hiện sớm.
Theo các chuyên gia sức khỏe, tốt nhất bạn nên đi khám định kỳ để phát hiện sự bất thường, tuy nhiên nếu chưa đi khám, tự tìm hiểu bệnh và "để tâm" hơn đến sức khỏe bản thân là vô cùng quan trọng.

Sau đây là 5 triệu chứng thường xảy ra khi gan có vấn đề dẫn đến ung thư, bất kỳ ai cũng nên quan sát để có những tác động y tế kịp thời.

1. Giảm cân, mệt mỏi

Người bị ung thư gan thường có triệu chứng giảm cân, mệt mỏi.
Đây có thể là do chất chuyển hóa trong khối u gây ra bởi những thay đổi sinh hóa của cơ thể. Người bệnh sẽ chán ăn, ăn ít và có cảm giác suy nhược nghiêm trọng.

2. Sốt

Người mang mầm bệnh ung thư gan thường sốt khoảng 37.5℃ ~ 38 ℃, thậm chí lên đến 39 ℃.
Kiểu sốt bất thường không rõ nguyên nhân, nhiều người không kèm theo ớn lạnh, hay sốt vào buổi chiều. Nguyên nhân sốt có thể do hoại tử khối u hoặc các chất chuyển hóa khối u gây ra.
4 loại thực phẩm chắc chắn gây ung thư gan chuyên gia khuyên bạn tránh xa - Ảnh 1.

3. Hệ tiêu hóa thay đổi


Người mắc bệnh có triệu chứng chán ăn tăng lên, đầy bụng sau bữa ăn, thậm chí buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

4. Xuất hiện những cơn đau

Đây là một triệu chứng phổ biến của bệnh nhân ung thư gan, cơn đau thường nằm ở vùng gan. Bệnh nặng sẽ cảm thấy đau ở dưới phần sườn bên phải hoặc theo hình lưỡi kiếm.
Thông thường sẽ đau nhiều lần và dai dẳng, lúc đau âm ỉ, lúc đau ngứa ran. Một số người đau lan xuống vùng bụng trên dẫn đến đoán nhầm là đau dạ dày và trì hoãn điều trị.
Khi mầm ung thư di căn sẽ có các triệu chứng đau tăng lên, có thể đau thêm ở vùng phổi, di căn đến xương sẽ cảm thấy đau xương.
Một vài bệnh nhân lâm sàng có biểu hiện như đau dữ dội đột ngột ở vùng gan, chủ yếu đau trên bề mặt của các nốt ung thư gan bị vỡ chảy máu.
Nếu bệnh nhân bị đau kèm theo chóng mặt, hoa mắt, đánh trống ngực, hiệu suất áp lực máu giảm, là cảnh báo hiện tượng chảy máu nội bộ nghiêm trọng, trong trường hợp này cần cấp cứu ngay lập tức.
4 loại thực phẩm chắc chắn gây ung thư gan chuyên gia khuyên bạn tránh xa - Ảnh 2.

5. Các triệu chứng khác

Người bị bệnh viêm gan, xơ gan hoặc ung thư thường có triệu chứng chảy máu bất thường như chảy máu cam, nướu và bầm máu dưới da. Thi thoảng xuất hiện phù nề, cổ trướng, đầy bụng.
Theo các chuyên gia, ăn uống lành mạnh có thể giảm tới 40% tỉ lệ mắc bệnh ung thư. Vậy ăn thế nào để phòng tránh ung thư gan?
Sau đây là cách ăn uống phòng tránh ung thư gan mà bất kỳ ai cũng nên tham khảo để phòng và tránh bệnh.
Những thực phẩm bảo vệ gan chuyên gia khuyên bạn nên ăn thường xuyên

1. Cà rốt, cam quýt

Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ trái cây rau củ có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư là vì chúng chứa các chất vitamin, khoáng chất, chất xơ.
Khi các chất này kết hợp với nhau sẽ sinh ra các phản ứng hóa học, cản trở sự phát triển của mầm bệnh.
Theo lời khuyên của một tiến sĩ nghiên cứu về thực phẩm, mỗi ngày chúng ta nên ăn khoảng ít nhất 5 loại rau củ quả hoặc nhiều hơn.
Buổi sáng uống một ly nước ép sẽ rất tốt. Buổi trưa, chiều nên ăn thêm vài miếng hoa quả. Trong bữa ăn chính nên ăn vài món rau.
Như vậy cả ngày sẽ đưa vào cơ thể tổng lượng khoảng 400- 800gram, giúp làm giảm nguy cơ ung thư gan tới 20%.

2. Uống trà

Người có thói quen uống trà, nếu duy trì thường xuyên với liều lượng phù hợp sẽ có tác dụng tốt trong phòng ngừa ung thư gan.


3. Ăn các sản phẩm từ sữa

Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, trong trường hợp kiểm soát tốt việc uống rượu, nếu ăn uống thêm các sản phẩm từ sữa hàng ngày, sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư gan tới 78%.
Hiện nay trẻ em đã có thói quen uống sữa khá đều, nhưng người lớn vẫn chưa đủ qua tâm đến việc bổ sung sữa, hãy lưu ý sớm điều này để giảm nguy cơ mắc ung thư.

4. Măng tre, rau diếp, măng tây

Các chuyên gia gợi ý rằng ăn ba món này trong bữa ăn hàng ngày, không chỉ tươi ngon hấp dẫn, mà còn có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan.

Những thực phẩm gây ung thư gan chuyên gia khuyên bạn nên tránh tối đa

1. Không ăn thức ăn bị mốc

Thực phẩm bị mốc chứa các chất aflatoxin gây ra ung thư gan, thời gian ủ bệnh ngắn nhất chỉ trong vòng 24 tuần.
Tốt nhất cần phải lưu trữ thực phẩm đúng cách, một khi bị mốc cần được loại bỏ ngay lập tức, đặc biệt là đậu nành, lạc, khoai lang, mía…
Ngoài ra, dầu lạc cũng không nên lưu trữ lâu ngày, khi ngửi thấy dầu có mùi hôi hoặc biến mùi lạ thì nên vứt bỏ.

2. Hạn chế ăn dưa chua

Bắp cải, dưa và các món muối chua luôn là món khai vị ngon. Khi thời tiết nắng nóng, cơ thể mệt mỏi, chán ăn sẽ là lúc dễ lựa chọn các món ăn từ dưa chua.
Tuy nhiên dưa chua có chứa một lượng lớn chất nitrosamine, đã được các nhà nghiên cứu chứng minh rằng nó có thể gây ra ung thư gan, tốt nhất là không ăn hoặc ăn càng ít càng tốt.

3. Hạn chế uống rượu, uống càng ít càng tốt

Người uống rượu bia dài ngày sẽ làm tổn thương lớn đến niêm mạc dạ dày, khi các tế bào dạ dày bị thương, các chất độc hại trong thực phẩm sẽ được hấp thụ vào dạ dày, gây ra viêm gan.
Khi chức năng gan kém, khả năng giải độc yếu đi sẽ gây ra xơ gan, tiền đề cho nguy cơ mắc ung thư gan.
Nếu uống bia rượu với lạc bị mốc thì nguy cơ sinh bệnh sẽ còn tăng lên gấp nhiều lần. Chuyên gia khuyến cáo nam giới mỗi ngày không nên uống quá 2 ly, nữ không nên nhiều hơn 1 ly rượu.

4. Không ăn dầu mỡ đã bị biến chất

Dầu mỡ không nên nấu đi nấu lại, chỉ chiên rán một lần rồi nên bỏ đi. Dầu cũ có chứa thành phần hóa học MDA, có thể tạo ra polymer và phản ứng với protein trong cơ thể làm cho cấu trúc của protein bị biến dị.
Từ đó, làm cho các tế bào protein biến dị mất đi chức năng bình thường và tự chuyển hóa thành tế bào ung thư giai đoạn đầu tiên.

*Theo Health/Sina
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top