[CCCĐ] Pakistan : Hunza - Chilas - Phandar....Những dấu chân địa đàng.

Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
11,949
Động cơ
1,037,469 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Những ngày đầu mới sang Pakistan, mỗi khi giơ máy ảnh lên gặp những ánh mắt này em đều nín thở vì căng thẳng? liệu có một tiếng súng nổ bất thình lình vang lên không? Nhưng về sau thì mới hiểu: họ cũng đang chế ngự cảm xúc thích thú khi có người chụp ảnh mình...một đất nước Hồi giáo khá lạ







 

alongcamepolly

Xe lăn
Biển số
OF-24452
Ngày cấp bằng
19/11/08
Số km
13,295
Động cơ
721,126 Mã lực
Nơi ở
mọi nơi có thể
Cụ chã lại lên đường, cháu lót dép hóng tiếp hành trình về phương tây của cụ
 
Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
11,949
Động cơ
1,037,469 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Abbottabad cũng là điểm đầu tiên của con đường Karakoram hight way nổi tiếng, là công trình được người ta cho rằng đây là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Con đường này dài 1290km nối liền từ sâu trong nội địa của Pakistan tới vùng Tân cương của Trung quốc thông quan của khẩu Khunjejab gần như quanh năm tuyết phủ vì nằm ở độ cao hơn 5000m. Mỗi năm cửa khẩu này chỉ mở cửa 6 tháng đó là quãng thời gian mà giao thông có thể đi lại được. Karakoram HW được khởi công năm 1959 và hoàn thành vào năm 1979. Đã có cả vạn công nhân Pakistan, Ấn Độ, Trung quốc thiệt mạng khi mở con đường này. Thông tin trên báo chí là vài ngàn người thiệt mạng nhưng gã Riaz bảo tôi là phải hàng vạn người chết vì tai nạn, ngã xuống vực rồi ốm đau bệnh tật. Con đường được mở mới hoàn toàn bằng cách phá núi mở đường và men theo con đường tơ lụa ngày xưa với độ cao thấp hơn. Các cụ cứ hình dùng con đường Mã Pì Lèng ở ta thế nào thì Karakoram cũng y như vậy, nhưng về sự hiểm trở và nguy hiểm thì Karakoram hơn hẳn và thua xa về chất lượt mặt đường cũng như các điều kiện an toàn kỹ thuật. Karakoram được gọi là cao tốc ( hightway ) nhưng đó chỉ là so sánh với tốc độ di chuyển của đàn lừa ngựa ngày xưa thồ hàng mà thôi. Tốc đọ trung bình toàn tuyến chỉ là 40km/h. Đoạn nào tít nhất bác tài cũng chỉ dám nhấn ga lên 52-53km/h còn lại là trườn bò...mặt đường bị phá nát bởi đủ các thể loại xe tải hạng từ nhẹ đến siêu trường. Đặc biệt, điều kiện bảo đảm an toàn là vô cùng kinh khủng: toàn tuyến đường cứ 100m là lại có cái cua gập khuỷu tay nhưng tuyệt nhiên không có bất kỳ một cái gương cầu nào trên cả tuyến, không hàng rào hộ lan, nếu thi thoảng có thì chỉ là một hàng đá xây mong manh và cao chừng 20 cm. Nó không có tác dụng ngăn tai nạn mà chỉ là để phân biệt ranh giới mép đường. Đên giờ em vẫn còn nguyên cảm giác ớn lạnh chạy dọc xương sống mỗi khi vào cua cảm giác như xe lướt trên miệng vực. Không có gương cầu quan sát nhưng lái xe bên này cũng tuyệt nhiên không dùng còi báo hiệu nên nhiều pha vãi lái. Đã không biết bao nhiêu lần em phải thét lên : oh my god oh my god !!! Bác lái xe và tay Riaz chỉ mỉm cười giễu cợt em. Có thể họ đã quá quen thuộc với những việc như vậy, nhưng đếch ai mà làm quen được với cái chết. Và thực tế chiều về em liên tục gặp các xe tai nạn lao xuống vực.

Đi vài tiếng thì đến điểm dừng để ăn trưa, bữa ăn đầu tiên của quãng thời gian chịu đựng đồ ăn. Và đây cũng là bữa ngon nhất, sạch sẽ nhất vì nhà hàng còn ở vùng phát triển, nói như ở nhà ta là vẫn còn ở miền xuôi







 
Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
11,949
Động cơ
1,037,469 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Đến đây thì em cảm nhận rõ hơn sự hiếu khách của người dân Pakistan. Họ rất thân tình vồn vã và luôn là người chủ động giơ tay chào mình trước dù chả biết mình là ai. Ở bất cứ nơi nào, địa phương nào cũng đều như thế cho nên có thể nói đó là một phần tính cách của người dân bản địa. Tuy nhiên sự thân thiện đó nó vẫn tiềm ẩn một cái gì đó rất khó lường, thực sự là rất khó lường. Sự thân thiện đó xuất phát từ lòng hiếu khách, và cũng có thể là do Pakistan có quá ít người nước ngoài tới nên bất kỳ một người ngoại quốc nào cũng thu hút sự chú ý và cũng có thể họ có một mục đích gì khác: như tuyên truyền tư tưởng hồi giáo gì đó chẳng hạn. Mỗi khi gặp em trò chuyện trên đường là họ bu quanh lại hỏi han và sau đó kiểu gì cũng muốn xin số điện thoại và nhất là tài khoản FB. Những lúc như thế lập tức Riaz sẽ lao vào lôi em ra khỏi đám đông. E cũng chả hỏi lí do nhưng cảm nhận được một điều gì đó ẩn khuất bên trong, một lí do gì đó khá là sensitive...Chắc chắn không phải vì sợ trộm cắp, móc túi vì ở các nước Hồi giáo việc đó là trọng tội. Và, không còn nghi ngờ gì nữa : người dân Pakistan là một trong những dân tộc thích chụp ảnh và thích được chụp ảnh nhất thế giới. Cứ bước chân ra đường là kiểu gì em cũng sẽ bị túm lại xin 1 kiểu seo phì với họ :D và việc đó cứ diễn ra thường xuyên mọi lúc mọi nơi











 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top