- Biển số
- OF-495333
- Ngày cấp bằng
- 7/3/17
- Số km
- 3,564
- Động cơ
- 243,280 Mã lực
- Tuổi
- 44
Tôi dám khẳng định điều ấy bởi lẽ ngay cả ở thị trấn Vân Đình cũng gần như không có quán nào còn bán loại vịt cỏ mà muốn ăn phải biết chỗ, tìm đến nơi còn nuôi đặt trước và không phải lúc nào cũng có…
Vịt cỏ Vân Đình, giống thủy cầm tưởng chừng như đã tuyệt chủng mười mấy năm nay, không ngờ vào một buổi chiều tôi lại được rong rẩy tay gậy mà chăn đuổi chúng trên đồng.
Vịt bây giờ chủ yếu là loại vịt lai như thế này, không phải là vịt cỏ:
Chăn vịt gia truyền:
Bỏ giày dép, xắn ống quần, huơ huơ cái que tre dài đầu buộc buộc phất phơ vài dải ni lông, tôi lại thành người chăn vịt. Ký ức về thủa chân đất đầu trần ruổi gậy chăn vịt nơi quê nhà hết đồng cao, đồng thấp, mương nông lại máng sâu, ký ức về nồi cháo vịt lục bục sôi buổi chiều heo may thơm ngậy hành hoa, mùi tầu bỗng ùa về, ào ào như nước lũ tràn xứ đồng chiêm, quê tôi, Vân Đình.
Nguyễn Văn Dũng là tay chăn vịt cỏ ngoại hạng ở thôn Thái Bình (Vạn Thái, Ứng Hòa, Hà Nội). Cầm que lùa vịt là nghề gia truyền của nhà anh với ba đời cha, con rồi cháu kế tục. Dũng dựng lều chăn vịt ngay trên bờ máng rồi ăn ngủ nghỉ một năm 365 ngày cũng ngay trong cái lều ấy, Tết chỉ nhoáng nhoàng chúc họ hàng một buổi rồi lại ra với đàn vịt ngoài đồng. Mỗi cái chuồng gà, chuồng vịt, chuồng ngỗng ở ngoài đồng là mỗi cây ATM biết di động với tổng trị giá dăm trăm triệu chứ chẳng phải chuyện bỡn.
Mùa đông năm 1984, rét tê, rét tái khiến cây mạ trên đồng chết giá thêm khoét sâu vào nỗi thống khổ của người dân đận kinh tế bao cấp suy tàn. Mỗi con vịt cỏ đẻ hồi ấy đổi ngang một cân gạo mậu dịch mà người làng vẫn phải ngậm ngùi lùa ra chợ bán. Khi da bụng người còn dính đến sát sống lưng thì đào đâu ra thóc mà đổ vào mồm vịt?
Kiệt quệ đến mức anh Dũng phải dắt chiếc xe đạp Phượng Hoàng, tài sản có giá trị nhất của gia đình ra chợ đổi hai tạ thóc. Thóc ấy, không dành cho người mà để nuôi đàn vịt cỏ. Tiếng thóc trút từ miệng bao rơi rào rào xuống máng vịt kèm theo những tiếng thở dài nghe buốt buồn buột ruột gan của bà vợ quê nhưng Dũng thây kệ. Xác định giữ được đàn vịt qua lúc tháng ba ngày tám nó sẽ trả công, mà trả công hết sức “rực lửa”.
Đàn vịt cỏ:
Cận cảnh (ảnh mạng, màu lông thì giống nhưng cổ hình như hơi ngắn?):
Tháng 5 năm ấy, khi lúa chiêm ngoài đồng bắt đầu cong đòng cũng là lúc giá vịt tăng vù vù, tăng chóng mặt. Một con vịt đẻ bán đổi được 30 cân thóc đã kinh nhưng một quả trứng vịt ngang giá một cân thóc thì cả đời người chỉ chứng kiến có một. Người ta xúm đông xúm đỏ trước lều vịt của anh mua giống nhộn nhịp không khác cảnh xếp hàng trước cửa hàng lương thực. Sau đận ấy, Dũng cất nhà mái bằng rộng 100 m2, cái “nhà không nóc” thứ hai của làng…
Hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai?
Tôi còn nhớ rõ cách đây cỡ hai chục năm, người hàng xóm cạnh nhà có nuôi một đàn vịt lạ. Lông chúng màu trắng tinh, mỏ vàng tươi, lớn nhanh như thổi, con nào con nấy to như ngan, như ngỗng. Hôm giết thịt, bà khoe: “Mỗi con được lưng bát ô tô mỡ! Cắn miếng thịt vịt mà cứ phùm phụp như cắn miếng đậu phụ rán, ngập cả chăn răng”. Theo trào lưu thịt vịt cắn ngập chân răng ấy, đàn vịt cỏ quê tôi tan nát dần mà đỉnh điểm là năm 1999 - 2000.
Con vịt cỏ nặng chỉ chừng 1,2 - 1,4 kg, thịt có thơm ngon nhưng mỏng mảnh, cơ hồ khó mà địch lại được vịt siêu, vịt bầu cánh trắng. Các chợ quê vắng bặt màu cà kêm của vịt cỏ, các quán cháo vịt Vân Đình khắp cả nước trưng biển vịt cỏ nhưng cũng toàn vịt siêu, vịt bầu.
Một con vịt mua vào cỡ 90.000 - 100.000 đồng luộc hoặc nướng lên dư sức bán 150.000 đồng chưa kể bộ lòng mề, cổ cánh cộng bốn bát tiết canh, bỏ rẻ ra cũng được 50.00 - 70.000 đồng nữa, ngày bán chục con vịt là đút túi ngon ơ bạc triệu. Những ngôi nhà Tây, nhà tầng mới xây ở làng Ngọ Xá, làng vân Đình phần đa nhờ nghề bán cháo vịt toàn quốc.
Vịt nướng (ảnh mạng)
Anh Dũng bảo trước làng mình có chừng hai mươi hộ chăn vịt cỏ nhưng chục năm về trước chỉ còn có bốn hộ nuôi trong đó có anh. “Chăn vịt siêu tiếng là nông dân được đứng dõng lưng đổ cám vào máng nhưng chỉ béo cái anh “con cò” chứ lờ lãi chẳng được bao nhiêu. Con vịt cỏ suốt ngày luồn vào ruộng lúa ăn rong rêu, tôm tép, sâu bọ, mồm nó làm cỏ, đít nó bỏ phân. Nước ngoài đồng càng lớn vịt cỏ càng lớn nhanh".
Anh Dũng bên con vịt cỏ (ảnh gốc mất nên còn ảnh đã resize chất lượng kém)
Gột vịt cũng phải theo công thức. Bé ăn cơm thấm nước hay bún xắt nhỏ, bốn năm ngày tuổi ăn tép, giun, ngoài hai mươi ngày tuổi khẩu phần ăn sẽ chỉ là thóc chắc. Hạt thóc được người chăn cầu kỳ ngâm cả đêm cho “tỉnh”, nhu nhú mầm đem cho vịt ăn cứ gọi là béo đến phồng phao câu. Gột vịt cỏ từ lúc bóc trứng đến khi chéo cánh thịt được mất đúng hai tháng, thức ăn tốn rất ít.
Với giá bán tại chỗ mỗi con 60.000 đồng, tính ra nuôi thả đồng lãi 50/50 còn nuôi ròng bằng thóc cũng lãi được 15.000 - 20.000 đ/con. Thị trường cho con vịt cỏ luôn ổn định còn vịt siêu một năm có vài ngày được giá 45.000 - 50.000 đ/kg còn chỉ 30.000 đ/kg, cười ít, nhăn nhó nhiều là thế.
Vịt siêu đẻ mỗi năm 320 quả trứng nhưng chỉ 365 ngày đã phải thanh lý còn vịt cỏ đẻ mỗi năm 270 quả trứng, dẻo đến cả 1.000 ngày. Một con vịt cỏ đực phụ trách tới mười hai con cái nhưng vịt siêu chỉ có tỷ lệ một đực sáu cái. Nuôi vịt giống có cái cực ở chỗ phải phán đoán tình huống nhanh. Tỷ như ao hồ nhà ai đang nuôi cá chim, cá trê lai mà lùa đàn vịt giống xuống là họa đến tầy gang bởi vịt đực hứng chí nhảy lên lưng vịt cái đạp, “của quý” thò ra, cá dưới ao rỉa ngay tắp lự.
Vịt luộc (ảnh mạng):
Mưa bão, người chăn phải trùm áo tơi mà ra trông vì vịt cỏ rất hay đi theo dòng nước, dễ mất. Rét căm căm thâm da, tím thịt cũng phải bì bõm lội dưới bùn. Vịt cỏ khôn ngoại hạng, chăn cách xa cả cây số, con nào mải ăn sót lại trên đồng đêm đến vẫn nhớ máng, nhớ chuồng mà quay về. Lẫn đàn là vịt cỏ vùng vằng đòi ra, có chuột, rắn, có quạ diều là cả đàn dồn lại một chòm, ngẩng đầu lên “quàng… quạc” báo động, có mồi ăn là gọi nhau “kít kịt kịt” mời mọc.
Tối đàn vịt được quây lại một chỗ trên cánh đồng. Chuồng vịt có ba lớp bảo vệ, thứ nhất bằng răng nanh của đàn chó dữ, thứ hai bằng những cái tai cực thính của các con ngỗng già, thứ ba bằng chính cái lều chăn vịt. Lều của người chăn vịt chẳng cái nào có cửa mà chỉ là một tấm bạt che. Trong lều đặt sẵn chậu thau cát và cái mũ cối cùng một cái gậy.
“Động tĩnh gì ban đêm mình lấy cái gậy xỏ vào cái mũ cối giơ ra, nó có ghè vào cái mũ chứ không ghè vào đầu mình. Nó mà vào đã có chậu cát hắt vào mặt và mình thì đã ở thế chủ động rồi. Lắm bận thấy nghiện chích thuốc trước cửa lều nhưng không đụng đến vò gạo, chum tương của mình cũng thây kệ chúng”, Dũng kể.
Anh Hồng đi chăn vịt (ảnh gốc mất nên còn ảnh đã resize chất lượng kém)
Ở làng vịt cỏ còn có chuyện lạ đó là anh Nguyễn Văn Hồng, một người tàn tật ngồi xe lăn nhưng nuôi đến 1.000 con vịt. Mỗi sáng Hồng lại cho bao tải thóc lên xe đẩy ra cánh đồng rồi chu miệng gọi “kít kít kít” là cả đàn vịt chạy đến châu mỏ quanh xe chờ ăn. Chúng thuộc tiếng gọi, thuộc cả màu áo của chủ nhân thường mặc. CSTĐ
Vịt cỏ Vân Đình, giống thủy cầm tưởng chừng như đã tuyệt chủng mười mấy năm nay, không ngờ vào một buổi chiều tôi lại được rong rẩy tay gậy mà chăn đuổi chúng trên đồng.
Vịt bây giờ chủ yếu là loại vịt lai như thế này, không phải là vịt cỏ:
Chăn vịt gia truyền:
Bỏ giày dép, xắn ống quần, huơ huơ cái que tre dài đầu buộc buộc phất phơ vài dải ni lông, tôi lại thành người chăn vịt. Ký ức về thủa chân đất đầu trần ruổi gậy chăn vịt nơi quê nhà hết đồng cao, đồng thấp, mương nông lại máng sâu, ký ức về nồi cháo vịt lục bục sôi buổi chiều heo may thơm ngậy hành hoa, mùi tầu bỗng ùa về, ào ào như nước lũ tràn xứ đồng chiêm, quê tôi, Vân Đình.
Nguyễn Văn Dũng là tay chăn vịt cỏ ngoại hạng ở thôn Thái Bình (Vạn Thái, Ứng Hòa, Hà Nội). Cầm que lùa vịt là nghề gia truyền của nhà anh với ba đời cha, con rồi cháu kế tục. Dũng dựng lều chăn vịt ngay trên bờ máng rồi ăn ngủ nghỉ một năm 365 ngày cũng ngay trong cái lều ấy, Tết chỉ nhoáng nhoàng chúc họ hàng một buổi rồi lại ra với đàn vịt ngoài đồng. Mỗi cái chuồng gà, chuồng vịt, chuồng ngỗng ở ngoài đồng là mỗi cây ATM biết di động với tổng trị giá dăm trăm triệu chứ chẳng phải chuyện bỡn.
Mùa đông năm 1984, rét tê, rét tái khiến cây mạ trên đồng chết giá thêm khoét sâu vào nỗi thống khổ của người dân đận kinh tế bao cấp suy tàn. Mỗi con vịt cỏ đẻ hồi ấy đổi ngang một cân gạo mậu dịch mà người làng vẫn phải ngậm ngùi lùa ra chợ bán. Khi da bụng người còn dính đến sát sống lưng thì đào đâu ra thóc mà đổ vào mồm vịt?
Kiệt quệ đến mức anh Dũng phải dắt chiếc xe đạp Phượng Hoàng, tài sản có giá trị nhất của gia đình ra chợ đổi hai tạ thóc. Thóc ấy, không dành cho người mà để nuôi đàn vịt cỏ. Tiếng thóc trút từ miệng bao rơi rào rào xuống máng vịt kèm theo những tiếng thở dài nghe buốt buồn buột ruột gan của bà vợ quê nhưng Dũng thây kệ. Xác định giữ được đàn vịt qua lúc tháng ba ngày tám nó sẽ trả công, mà trả công hết sức “rực lửa”.
Đàn vịt cỏ:
Cận cảnh (ảnh mạng, màu lông thì giống nhưng cổ hình như hơi ngắn?):
Tháng 5 năm ấy, khi lúa chiêm ngoài đồng bắt đầu cong đòng cũng là lúc giá vịt tăng vù vù, tăng chóng mặt. Một con vịt đẻ bán đổi được 30 cân thóc đã kinh nhưng một quả trứng vịt ngang giá một cân thóc thì cả đời người chỉ chứng kiến có một. Người ta xúm đông xúm đỏ trước lều vịt của anh mua giống nhộn nhịp không khác cảnh xếp hàng trước cửa hàng lương thực. Sau đận ấy, Dũng cất nhà mái bằng rộng 100 m2, cái “nhà không nóc” thứ hai của làng…
Hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai?
Tôi còn nhớ rõ cách đây cỡ hai chục năm, người hàng xóm cạnh nhà có nuôi một đàn vịt lạ. Lông chúng màu trắng tinh, mỏ vàng tươi, lớn nhanh như thổi, con nào con nấy to như ngan, như ngỗng. Hôm giết thịt, bà khoe: “Mỗi con được lưng bát ô tô mỡ! Cắn miếng thịt vịt mà cứ phùm phụp như cắn miếng đậu phụ rán, ngập cả chăn răng”. Theo trào lưu thịt vịt cắn ngập chân răng ấy, đàn vịt cỏ quê tôi tan nát dần mà đỉnh điểm là năm 1999 - 2000.
Con vịt cỏ nặng chỉ chừng 1,2 - 1,4 kg, thịt có thơm ngon nhưng mỏng mảnh, cơ hồ khó mà địch lại được vịt siêu, vịt bầu cánh trắng. Các chợ quê vắng bặt màu cà kêm của vịt cỏ, các quán cháo vịt Vân Đình khắp cả nước trưng biển vịt cỏ nhưng cũng toàn vịt siêu, vịt bầu.
Một con vịt mua vào cỡ 90.000 - 100.000 đồng luộc hoặc nướng lên dư sức bán 150.000 đồng chưa kể bộ lòng mề, cổ cánh cộng bốn bát tiết canh, bỏ rẻ ra cũng được 50.00 - 70.000 đồng nữa, ngày bán chục con vịt là đút túi ngon ơ bạc triệu. Những ngôi nhà Tây, nhà tầng mới xây ở làng Ngọ Xá, làng vân Đình phần đa nhờ nghề bán cháo vịt toàn quốc.
Vịt nướng (ảnh mạng)
Anh Dũng bảo trước làng mình có chừng hai mươi hộ chăn vịt cỏ nhưng chục năm về trước chỉ còn có bốn hộ nuôi trong đó có anh. “Chăn vịt siêu tiếng là nông dân được đứng dõng lưng đổ cám vào máng nhưng chỉ béo cái anh “con cò” chứ lờ lãi chẳng được bao nhiêu. Con vịt cỏ suốt ngày luồn vào ruộng lúa ăn rong rêu, tôm tép, sâu bọ, mồm nó làm cỏ, đít nó bỏ phân. Nước ngoài đồng càng lớn vịt cỏ càng lớn nhanh".
Anh Dũng bên con vịt cỏ (ảnh gốc mất nên còn ảnh đã resize chất lượng kém)
Gột vịt cũng phải theo công thức. Bé ăn cơm thấm nước hay bún xắt nhỏ, bốn năm ngày tuổi ăn tép, giun, ngoài hai mươi ngày tuổi khẩu phần ăn sẽ chỉ là thóc chắc. Hạt thóc được người chăn cầu kỳ ngâm cả đêm cho “tỉnh”, nhu nhú mầm đem cho vịt ăn cứ gọi là béo đến phồng phao câu. Gột vịt cỏ từ lúc bóc trứng đến khi chéo cánh thịt được mất đúng hai tháng, thức ăn tốn rất ít.
Với giá bán tại chỗ mỗi con 60.000 đồng, tính ra nuôi thả đồng lãi 50/50 còn nuôi ròng bằng thóc cũng lãi được 15.000 - 20.000 đ/con. Thị trường cho con vịt cỏ luôn ổn định còn vịt siêu một năm có vài ngày được giá 45.000 - 50.000 đ/kg còn chỉ 30.000 đ/kg, cười ít, nhăn nhó nhiều là thế.
Vịt siêu đẻ mỗi năm 320 quả trứng nhưng chỉ 365 ngày đã phải thanh lý còn vịt cỏ đẻ mỗi năm 270 quả trứng, dẻo đến cả 1.000 ngày. Một con vịt cỏ đực phụ trách tới mười hai con cái nhưng vịt siêu chỉ có tỷ lệ một đực sáu cái. Nuôi vịt giống có cái cực ở chỗ phải phán đoán tình huống nhanh. Tỷ như ao hồ nhà ai đang nuôi cá chim, cá trê lai mà lùa đàn vịt giống xuống là họa đến tầy gang bởi vịt đực hứng chí nhảy lên lưng vịt cái đạp, “của quý” thò ra, cá dưới ao rỉa ngay tắp lự.
Vịt luộc (ảnh mạng):
Mưa bão, người chăn phải trùm áo tơi mà ra trông vì vịt cỏ rất hay đi theo dòng nước, dễ mất. Rét căm căm thâm da, tím thịt cũng phải bì bõm lội dưới bùn. Vịt cỏ khôn ngoại hạng, chăn cách xa cả cây số, con nào mải ăn sót lại trên đồng đêm đến vẫn nhớ máng, nhớ chuồng mà quay về. Lẫn đàn là vịt cỏ vùng vằng đòi ra, có chuột, rắn, có quạ diều là cả đàn dồn lại một chòm, ngẩng đầu lên “quàng… quạc” báo động, có mồi ăn là gọi nhau “kít kịt kịt” mời mọc.
Tối đàn vịt được quây lại một chỗ trên cánh đồng. Chuồng vịt có ba lớp bảo vệ, thứ nhất bằng răng nanh của đàn chó dữ, thứ hai bằng những cái tai cực thính của các con ngỗng già, thứ ba bằng chính cái lều chăn vịt. Lều của người chăn vịt chẳng cái nào có cửa mà chỉ là một tấm bạt che. Trong lều đặt sẵn chậu thau cát và cái mũ cối cùng một cái gậy.
“Động tĩnh gì ban đêm mình lấy cái gậy xỏ vào cái mũ cối giơ ra, nó có ghè vào cái mũ chứ không ghè vào đầu mình. Nó mà vào đã có chậu cát hắt vào mặt và mình thì đã ở thế chủ động rồi. Lắm bận thấy nghiện chích thuốc trước cửa lều nhưng không đụng đến vò gạo, chum tương của mình cũng thây kệ chúng”, Dũng kể.
Anh Hồng đi chăn vịt (ảnh gốc mất nên còn ảnh đã resize chất lượng kém)
Ở làng vịt cỏ còn có chuyện lạ đó là anh Nguyễn Văn Hồng, một người tàn tật ngồi xe lăn nhưng nuôi đến 1.000 con vịt. Mỗi sáng Hồng lại cho bao tải thóc lên xe đẩy ra cánh đồng rồi chu miệng gọi “kít kít kít” là cả đàn vịt chạy đến châu mỏ quanh xe chờ ăn. Chúng thuộc tiếng gọi, thuộc cả màu áo của chủ nhân thường mặc. CSTĐ
Chỉnh sửa cuối: