[TT Hữu ích] 70 năm trước đây, 10/10/1954, tiếp quản Hà Nội

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,833
Động cơ
77,841 Mã lực
Bức tường phía sau, em nhớ mang máng là tường Nhà tù Hỏa Lò thì phải...? trông giống lắm luôn.
Trong hoàn cảnh bấy giờ, phương tiện còn lạc hậu, thô sơ, phải nói sự kiện này các bên tổ chức quy củ và khá bài bản. Hơn đứt 1 số cuộc di tản, rút lui, bàn giao, tiếp quản... trong "hỗn loạn" ở TK21. ;)
Cảm ơn thread của cụ chủ cùng các cụ, e xin theo dõi tiếp ạ.
chắc hỏa lò đấy cụ, e ấn tượng quả cắm mảnh chai chi chít ở tường. bây h vẫn giữ 1 đoạn nguyên bản thế này
 

chip_m

Xe buýt
Biển số
OF-95680
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
826
Động cơ
424,584 Mã lực
- Tiếp quản: Thường được sử dụng khi một bên nhận quyền kiểm soát mà không cần chiến đấu, thông qua đàm phán, hiệp định hoặc thỏa thuận, như trường hợp Hà Nội 1954. Sau Hiệp định Genève,việc Pháp trao trả Hà Nội diễn ra trong điều kiện hòa bình, không có giao tranh, nên hành động này được gọi là "tiếp quản".

- Giải phóng: Thường được dùng khi có một lực lượng giải phóng vùng đất, dân tộc khỏi sự áp bức, chiếm đóng hoặc đô hộ thông qua đấu tranh vũ trang, như giải phóng đất nước năm 1975. Nếu không có Hiệp định Genève và Việt Minh phải chiến đấu để giành lại Hà Nội từ Pháp, thì hành động này nhiều khả năng sẽ được gọi là "giải phóng" vì nó đi kèm với việc sử dụng vũ lực để đánh đuổi kẻ chiếm đóng.

Nên trong bối cảnh lịch sử, khi Pháp trao trả Hà Nội cho chính quyền miền Bắc Việt Nam sau 1 hiệp định, thuật ngữ đúng hơn là "tiếp quản" Hà Nội.
 

thuyphongthanh

Xe lăn
Biển số
OF-190452
Ngày cấp bằng
19/4/13
Số km
13,042
Động cơ
440,980 Mã lực
Phố Tống Duy Tân dài 200m từ phố Trần Phú đến đường Điện Biên Phủ
Nhờ cụ xem lại, em không phải dâm gốc Hà Nội, nhưng em biết Tống Duy Tân là con phố nhỏ, ngắn, hình chữ L, một đâu nói với Hàng Bông, đầu kia nối với Điện Biên Phủ, hình như nhà gia đình Đặng Thái Sơn ở phố này, trông ra phía đường Điện Biên Phủ. Năm 2004 phố này biến thành phố "ẩm thực", nay không rõ
****
Tống Duy Tân khác với Duy Tân
Tống Duy Tân (chữ Hán: 宋維新; 1837 - 1892) là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887 - 1892) trong lịch sử Việt Nam.
Còn Vĩnh San, tức vua Duy Tân, người bị đày sang châu Phi, chết vì tai nạn máy bay năm 1945
Xin thêm đôi dòng về phố Huế, nơi có dốc Hàng Gà – Chợ Hôm. Không ít người ngỡ tên phố Huế mới xuất hiện vào giai đoạn đất nước bị chia cắt, nhằm thể hiện ý chí thống nhất Tổ quốc, cụ thể là sau lễ kết nghĩa ba thành phố Hà Nội – Huế – Sài Gòn được tổ chức trọng thể vào ngày 8-10-1960. Nếu đúng vậy thì cớ sao thủ đô chẳng có đường phố nào mang tên Sài Gòn? Kỳ thực, tên phố Huế xuất hiện từ thời thuộc Pháp: route de Hué. Sau Cách mạng tháng 8-1945, đổi thành phố Duy Tân. Từ ngày Hà Nội giải phóng, 10-10-1954, tên phố Huế được phục hồi và giữ nguyên đến nay.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,663
Động cơ
626,142 Mã lực
Ở đây không có đúng/ sai. Có điều dùng từ TIẾP QUẢN thì khách quan và phù hợp cho cả 2 phía: Theo Hiệp định đình chiến, Quân Pháp rút quân khỏi miền Bắc và Việt Minh rút khỏi miền Nam trong thời hạn 300 ngày.

Dùng từ "giải phóng" Hà Nội/ miền Bắc đối với VNDCCH thì cũng không sao nhưng mang tính cảm xúc từ 1 bên nhiều hơn, hơn nữa khi rút quân khỏi miền Nam thì sẽ dùng từ gì đối lại với "giải phóng" ?

View attachment 8752981
Đương nhiên từ Giải phóng chỉ áp dụng cho người chủ sau khi trục xuất được kẻ chiếm đóng đi rồi. Còn người VN thì phải đứng phía bên người VN chứ đứng phía bên kia làm gì?
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,663
Động cơ
626,142 Mã lực
- Tiếp quản: Thường được sử dụng khi một bên nhận quyền kiểm soát mà không cần chiến đấu, thông qua đàm phán, hiệp định hoặc thỏa thuận, như trường hợp Hà Nội 1954. Sau Hiệp định Genève,việc Pháp trao trả Hà Nội diễn ra trong điều kiện hòa bình, không có giao tranh, nên hành động này được gọi là "tiếp quản".

- Giải phóng: Thường được dùng khi có một lực lượng giải phóng vùng đất, dân tộc khỏi sự áp bức, chiếm đóng hoặc đô hộ thông qua đấu tranh vũ trang, như giải phóng đất nước năm 1975. Nếu không có Hiệp định Genève và Việt Minh phải chiến đấu để giành lại Hà Nội từ Pháp, thì hành động này nhiều khả năng sẽ được gọi là "giải phóng" vì nó đi kèm với việc sử dụng vũ lực để đánh đuổi kẻ chiếm đóng.

Nên trong bối cảnh lịch sử, khi Pháp trao trả Hà Nội cho chính quyền miền Bắc Việt Nam sau 1 hiệp định, thuật ngữ đúng hơn là "tiếp quản" Hà Nội.
Đấu tranh vũ trang không nhất thiết phải đến tận ngày cuối cùng và cũng không nhất thiết phải làm đúng trên mảnh đất được giải phóng.
 

crYztaL

Xe buýt
Biển số
OF-315514
Ngày cấp bằng
11/4/14
Số km
984
Động cơ
315,023 Mã lực
- Tiếp quản: Thường được sử dụng khi một bên nhận quyền kiểm soát mà không cần chiến đấu, thông qua đàm phán, hiệp định hoặc thỏa thuận, như trường hợp Hà Nội 1954. Sau Hiệp định Genève,việc Pháp trao trả Hà Nội diễn ra trong điều kiện hòa bình, không có giao tranh, nên hành động này được gọi là "tiếp quản".

- Giải phóng: Thường được dùng khi có một lực lượng giải phóng vùng đất, dân tộc khỏi sự áp bức, chiếm đóng hoặc đô hộ thông qua đấu tranh vũ trang, như giải phóng đất nước năm 1975. Nếu không có Hiệp định Genève và Việt Minh phải chiến đấu để giành lại Hà Nội từ Pháp, thì hành động này nhiều khả năng sẽ được gọi là "giải phóng" vì nó đi kèm với việc sử dụng vũ lực để đánh đuổi kẻ chiếm đóng.

Nên trong bối cảnh lịch sử, khi Pháp trao trả Hà Nội cho chính quyền miền Bắc Việt Nam sau 1 hiệp định, thuật ngữ đúng hơn là "tiếp quản" Hà Nội.
Cụ làm như thằng Pháp tự nhiên nó trả lại Hà Nội ấy, không ăn no đòn ở ĐBP thì làm sao mà nó bàn giao lại được. Cái Hiệp định Geneve cũng là kết quả của chiến thắng quân sự chứ có phải đàm phán hòa bình mà ra đâu.
 

alffa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-863559
Ngày cấp bằng
14/7/24
Số km
426
Động cơ
5,593 Mã lực
Đương nhiên từ Giải phóng chỉ áp dụng cho người chủ sau khi trục xuất được kẻ chiếm đóng đi rồi. Còn người VN thì phải đứng phía bên người VN chứ đứng phía bên kia làm gì?
Thế rút quân thì gọi là gì?
Đang bàn về khái niệm dùng ngôn từ khách quan, khoa học chứ đâu có bàn đứng bên này hay bên kia, ko nên tổ lái cụ nhé.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,663
Động cơ
626,142 Mã lực
Thế rút quân thì gọi là gì?
Đang bàn về khái niệm dùng ngôn từ khách quan, khoa học chứ đâu có bàn đứng bên này hay bên kia, ko nên tổ lái cụ nhé.
Rút quân thì là rút lui thôi chứ là gì nữa. Giải phóng là GP, không có khoa học nào biến nó chỉ thành tiếp quản. Bao nhiên chiến thắng mới có được cái tiếp quản ấy chứ có phải là tự nhiên rơi xuống đâu. Tiếp quản xong là giải phóng.
 

alffa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-863559
Ngày cấp bằng
14/7/24
Số km
426
Động cơ
5,593 Mã lực
Rút quân thì là rút lui thôi chứ là gì nữa. Giải phóng là GP, không có khoa học nào biến nó chỉ thành tiếp quản. Bao nhiên chiến thắng mới có được cái tiếp quản ấy chứ có phải là tự nhiên rơi xuống đâu. Tiếp quản xong là giải phóng.
Cụ nói đúng rồi đấy.
Nhưng em đọc báo chí, SGK VN chưa từng nghe thấy câu "QĐNDVN rút quân/ rút lui khỏi miền Nam" theo Hiệp định đình chiến 1954 bg cả.
Cũng theo Hiệp định trên (do 2 bên và đại diện quốc tế cùng ký) không có từ "giải phóng".
 
Chỉnh sửa cuối:

7ieulongn

Xe hơi
Biển số
OF-858451
Ngày cấp bằng
3/5/24
Số km
162
Động cơ
2,865 Mã lực
Tuổi
53
1. Phố Huế chả liên quan gì đến "dốc Hàng Gà" cả.
2. Phố Hàng Gà (nằm trong khu phố cổ) là phố bằng phẳng, ko có dốc cũng chưa ai gọi nó là "dốc" cả 😂
Dốc hàng gà là tên gọi dân gian thời Pháp thuộc đoạn phố Huế (Route de Hue) từ Lê Văn Hưu (Rue Laveran) tới ngõ Huế hiện nay do đoạn dốc này ngang qua chợ Hôm tập trung bán gà vịt. Còn phố Hàng Gà trong phố cổ là tên gọi sau 1945, thời Pháp thuộc tên là Rue de Tien Tsin (phiên âm từ Hán Việt Thiên Tân), phố này cũng bán gà vịt.
 

7ieulongn

Xe hơi
Biển số
OF-858451
Ngày cấp bằng
3/5/24
Số km
162
Động cơ
2,865 Mã lực
Tuổi
53
Hà Nội 1954_10 (140).jpg

10/10/1954 – Phổ Duy Tân, ngày tiếp quản Hà Nội
Lưu ý: Phố Duy Tân, phường Dịch Vọng, Hà Nội ngày nay, không phải là phố Duy Tân dưới thời Pháp thuộc
Phố Tống Duy Tân dài 200m từ phố Trần Phú đến đường Điện Biên Phủ
Phố Duy Tân như cụ chủ thớt chú thích là tên gọi Phố Huế từ 1945 đến sau ngày Giải phóng Thủ Đô. Trước 1945 Pháp đặt tên là Rue de Hue, sau Giải phóng mình đặt lại là Phố Huế.
 

alffa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-863559
Ngày cấp bằng
14/7/24
Số km
426
Động cơ
5,593 Mã lực
Dốc hàng gà là tên gọi dân gian thời Pháp thuộc đoạn phố Huế (Route de Hue) từ Lê Văn Hưu (Rue Laveran) tới ngõ Huế hiện nay do đoạn dốc này ngang qua chợ Hôm tập trung bán gà vịt. Còn phố Hàng Gà trong phố cổ là tên gọi sau 1945, thời Pháp thuộc tên là Rue de Tien Tsin (phiên âm từ Hán Việt Thiên Tân), phố này cũng bán gà vịt.
Cảm ơn cụ đã cung cấp thông tin, dù nó chỉ là "tên gọi dân gian", nhưng e sẽ xóa còm trên.
 

Payroll

Xe điện
Biển số
OF-51431
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
3,123
Động cơ
437,294 Mã lực
Nơi ở
Hắc mộc nhai
Các cụ bàn luận về tiếp quản với giải phóng. Em nhớ đến vở kịch “ông không phải bố tôi” của Lưu Quang Vũ
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,810
Động cơ
281,920 Mã lực
Tranh luận từ ngữ nhiều làm loãng mất thớt hay của cụ Ngao. Dùng từ nào cũng có lý của nó, và dù cả 2 cùng đúng thì vẫn có 1 từ nhỉnh hơn về độ chính xác mô tả sự kiện. Tranh luận sẽ ko hồi kết. Dẫn chứng từ ngữ xuất hiện trên báo chí cũng vẫn là phản ảnh quan điểm người viết. Nếu muốn có đáp án từ nào chuẩn hơn thì chỉ có 2 nguồn:

- Từ được sử dụng trong 1 văn bản chính thức nào đó giữa bên ta và bên Pháp thoả thuận việc giải phóng/tiếp quản Thủ đô đó.

- Phát ngôn của lãnh đạo cấp cao chính phủ của ta trong 1 sự kiện chính thức ngay sau, sát với ngày giải phóng/tiếp quàn Thủ đô nhất.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,264
Động cơ
204,429 Mã lực
Em cũng chỉ dùng từ tiếp quản từ xưa đến giờ nhưng ko hiểu sao sau này người ta cứ thích dùng từ giải phóng hay nghe giải phóng cho nó hoành tá tràng ko biết nữa.
Giải phóng là có chiến đấu? Tiếp quản là có thỏa thuận, bàn giao giữa các bên.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,663
Động cơ
626,142 Mã lực
Cụ nói đúng rồi đấy.
Nhưng em đọc báo chí, SGK VN chưa từng nghe thấy câu "QĐNDVN rút quân/ rút lui khỏi miền Nam" theo Hiệp định đình chiến 1954 bg cả.
Cũng theo Hiệp định trên (do 2 bên và đại diện quốc tế cùng ký) không có từ "giải phóng".
Rút lui = tập kết. Còn hiệp định người ta chỉ tính đến hoạt động cụ thể của các bên mà thôi. Vì dụ ta đi về quê thì người ngoài chỉ thấy ta lái ô tô. Về quê mới là kết quả còn lái ô tô chỉ là hoạt động mà thôi.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,663
Động cơ
626,142 Mã lực
Tranh luận từ ngữ nhiều làm loãng mất thớt hay của cụ Ngao. Dùng từ nào cũng có lý của nó, và dù cả 2 cùng đúng thì vẫn có 1 từ nhỉnh hơn về độ chính xác mô tả sự kiện. Tranh luận sẽ ko hồi kết. Dẫn chứng từ ngữ xuất hiện trên báo chí cũng vẫn là phản ảnh quan điểm người viết. Nếu muốn có đáp án từ nào chuẩn hơn thì chỉ có 2 nguồn:

- Từ được sử dụng trong 1 văn bản chính thức nào đó giữa bên ta và bên Pháp thoả thuận việc giải phóng/tiếp quản Thủ đô đó.

- Phát ngôn của lãnh đạo cấp cao chính phủ của ta trong 1 sự kiện chính thức ngay sau, sát với ngày giải phóng/tiếp quàn Thủ đô nhất.
Giải phóng là công việc của riêng chúng ta còn tiếp quản là công việc cụ thể giữa 2 bên trong 1 thời điểm. Vậy văn bản giữa 2 bên đương nhiên không có từ này. Ngoài ra từ giải phóng chỉ có ý nghĩa với ta, ý nghĩa chỉ có 1 chiều nên cả 2 bên đều không thể cùng lúc dùng được.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,663
Động cơ
626,142 Mã lực
Các cụ bàn luận về tiếp quản với giải phóng. Em nhớ đến vở kịch “ông không phải bố tôi” của Lưu Quang Vũ
Cụ cho là việc gọi không đúng bản chất của 1 sự kiện quan trọng là không cần thiết phải bàn?
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,810
Động cơ
281,920 Mã lực
Giải phóng là công việc của riêng chúng ta còn tiếp quản là công việc cụ thể giữa 2 bên trong 1 thời điểm. Vậy văn bản giữa 2 bên đương nhiên không có từ này. Ngoài ra từ giải phóng chỉ có ý nghĩa với ta, ý nghĩa chỉ có 1 chiều nên cả 2 bên đều không thể cùng lúc dùng được.
Nếu buộc phải tìm 1 cơ sở để tham chiếu, mà trong 1 văn bản có thể coi là văn bản ngoại giao chính thức cấp CP liên quan đến sự kiện, có xuất hiện từ này thì coi nó là từ chính thức được chứ. Tất nhiên nếu nó xuất hiện.
 

YarisVerso

Xe tải
Biển số
OF-353921
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
490
Động cơ
300,189 Mã lực
Em thì nghĩ rằng chuẩn nhất là cái khẩu hiệu được người Hà Nội treo lên trong ngày hôm đó: "Giải-phóng Thủ--Đô", như trong ảnh.
Thủ đô được giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Còn sự kiện diễn ra là tiếp quản Hà Nội, một phần của cuộc giải phóng.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top