[TT Hữu ích] 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Hoang Giang91

Xe tăng
Biển số
OF-96362
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
1,528
Động cơ
421,378 Mã lực
Theo e thì Ta có thừa thời gian để bắn thử, căn chỉnh các tọa độ mục tiêu rõ ràng , chủ động hoàn toàn mọi thứ, Địch thì ngược lại , bị động , phủ đầu ngoài sức tưởng tượng, không biết chính xác Pháo ta nằm ở đâu...
Trong phim "Lá cờ chuẩn" là trinh sát ta bò lên cắm cờ chuẩn và cứ thế pháo ta dội vào. Ngược lại vùng lòng chảo thì ngoài việc phản pháo thì Pháp bắn vu vơ vào rừng thì ko ổn, chỉ bắn ta lúc đào hào vây lấn
 

muathuhanoi883

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-856084
Ngày cấp bằng
27/3/24
Số km
204
Động cơ
5,394 Mã lực
Tuổi
43
Pháp nằm ở thế phòng thủ tập trung hoả lực, và điểm đóng quân ở vị trí thấp hơn ta.
Ta thì ở thế bao vây lại đóng trên điểm cao đồi núi.
Pháp chủ động phòng bị, còn ta chủ động tấn công, ta biết được trận địa hoả lực của địch, còn địch chỉ có thể bắn phản pháo, như vậy Pháp chỉ có thể tấn công điểm hoả lực của ta sau khi ta đã khai hoả, như vậy thì sự chủ động rõ ràng đã bị ta định đoạt ngay từ đầu.
Em chỉ lấy ví dụ thế này cho đơn giản nhé, cụ có 10 người với 10 viên gạch trong tay đứng dưới sân trường, còn đối phương có 5 người mỗi người 2 viên gạch đang nấp ở các căn phòng trên cao.
Thế hỏi khi ném nhau thì bên nào lợi hơn ạ, nhất là đối phương ném các cụ trước.
Cái vấn đề này thì nó quá dễ hiểu, mà sao nhiều cụ vẫn thắc mắc nhỉ ?
Cụ nói chả chuẩn. Các mặt bằng có thể đặt pháo xung quanh đã được trinh sát pháo binh Pháp đánh dấu từng chỗ. Có vị trí là phản pháo ngay lập tức. Trình độ tác xạ pháo binh Pháp hơn hẳn ta đơn giản vì nó bắn quá nhiều. Ta bắn đêm đầu 2000 viên, chia cho 40 khẩu thì mỗi khẩu bắn 50v. Cứ 10s 1 vien thì chưa đến 10ph bắn hết. Pháp thì bắn thả cửa. Cái nguy hiểm là trên bầu trời ĐBP luôn có máy bay trinh sát nó thay nhau trực, cứ thấy chớp lửa là nó báo vị trí ngay cho pháo Pháp. Rồi cứ theo tọa độ mà tương. Nếu ko có hầm tránh pháo cho pháo thì chắc bắn 2, 3 viên là bị phản pháo nát.
Còn chuyện định đoạt thì ko có sự gan dạ của pháo thủ 37mm thì không quân nó quần nát nhừ. Nó tiếp tế full. Nên đừng thấy thắng lại bảo dễ
 

muathuhanoi883

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-856084
Ngày cấp bằng
27/3/24
Số km
204
Động cơ
5,394 Mã lực
Tuổi
43
Trong phim "Lá cờ chuẩn" là trinh sát ta bò lên cắm cờ chuẩn và cứ thế pháo ta dội vào. Ngược lại vùng lòng chảo thì ngoài việc phản pháo thì Pháp bắn vu vơ vào rừng thì ko ổn, chỉ bắn ta lúc đào hào vây lấn
Cụ ko nghĩ pháo Pháp nó bắn vào các tuyến hào xung phong và cửa mở à. Nó đầy đạn chống bộ binh

 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
912
Động cơ
479,011 Mã lực
em sợ là thu 50k đạn cối thì hơi nhiều quá!
Cả chiến dịch, 1000 tấn đạn ta thu được, chủ yếu là đạn pháo 105mm và đạn cối.
Chia toán lớp 2 ra là ra số lượng thôi cụ.
Chỉ một đêm ngày 22/4/1954, Đại đoàn 308 thu được 1.000 viên đạn cối 81mm do Mỹ sản xuất.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mũi tên vàng

Xe máy
Biển số
OF-821126
Ngày cấp bằng
18/10/22
Số km
65
Động cơ
1,940 Mã lực
Tuổi
45
1714572522396.png

Hình ảnh lỗ châu mai cụ Phan Đình Giót lấy thân mình lấp vào, được chiếu trên Thời sự 19h tối nay. Tôi chưa hình dung nổi thân cụ lấp như thế nào?
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,850
Động cơ
1,265,799 Mã lực
Tuổi
49
Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đánh dấu bước phát triển vượt bậc về nghệ thuật tác chiến của Quân đội ta, trong đó có nghệ thuật sử dụng pháo binh. Điều đó được thể hiện rõ nét trên một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, tạo lập thế trận pháo binh liên hoàn, hiểm hóc, vững chắc, chuyển hóa linh hoạt, phù hợp với Quyết tâm chiến dịch. Để đưa các khẩu trọng pháo nặng hàng tấn vào trận địa bắn trong điều kiện phải tuyệt đối giữ bí mật là nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Song với ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm, Bộ đội Pháo binh đã cùng với các lực lượng khác đưa được pháo lên các sườn núi cao bao quanh tập đoàn cứ điểm, hình thành thế vây hãm địch ngay từ đầu và trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch. Đây thực sự là yếu tố bất ngờ đối với quân Pháp. Các loại pháo đều bố trí theo nguyên tắc "hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung", bảo đảm tập trung trên hướng, khu vực, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu, vừa có hỏa lực đánh địch trên các hướng khác, hình thành thế trận pháo binh hiểm hóc, vững chắc, có chiều sâu, bổ trợ lẫn nhau, phát huy cao nhất hiệu quả chiến đấu của từng loại pháo.

Hai là, tập trung ưu thế pháo binh chi viện trực tiếp cho bộ binh đánh chắc thắng, tiêu diệt từng cứ điểm, tiến tới tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm địch. Ở Điện Biên Phủ, địch có 126 khẩu pháo, bao gồm pháo 155mm, lựu pháo 105mm, cối 120mm,… Ngoài ra, địch còn hỏa lực của xe tăng, không quân chi viện. Để đánh thắng, đòi hỏi ta phải tạo được ưu thế hơn hẳn địch cả về lực lượng và thế trận, nhất là hỏa lực. Ngay từ đầu chiến dịch, ta đã huy động, sử dụng 229 khẩu pháo, cối các loại, đến cuối đợt 2 và cả đợt 3 chiến dịch, số lượng này đã tăng lên 261 khẩu. Xét về số lượng pháo thì ta hơn địch (tỷ lệ là 2,1/1), nhưng địch có nhiều pháo lớn hơn ta (chủ yếu là pháo lựu 105mm và pháo lựu 155mm, có tầm bắn xa, uy lực lớn). Bởi vậy, để tạo ưu thế áp đảo về hỏa lực, giải quyết mâu thuẫn giữa số lượng, chất lượng pháo, Bộ chỉ huy chiến dịch đã sử dụng LLPB tập trung vào hướng, khu vực tiến công chủ yếu, các trận then chốt, then chốt quyết định. Điển hình như: Trong trận tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam-trận then chốt mở đầu chiến dịch, ta đã huy động 100% pháo xe kéo, hơn 70% sơn pháo và 80% súng cối 120mm, tạo ưu thế hỏa lực lớn gấp 10 lần địch. Việc tập trung hỏa lực chủ yếu của pháo binh vào những hướng, nhiệm vụ chủ yếu, mục tiêu chủ yếu, thời cơ quan trọng của chiến dịch đã làm tê liệt hoàn toàn pháo binh địch, chi viện cho bộ binh đánh tiêu diệt gọn từng cứ điểm và giảm thương vong cho bộ đội ta.

Ba là, vận dụng cách đánh linh hoạt, sáng tạo, phát huy sức mạnh hỏa lực của mỗi loại pháo. Theo cách đánh của chiến dịch: Bao vây, tiến công trận địa…, pháo binh chiến dịch đã mở đầu bằng trận tập kích hỏa lực chuẩn bị tập trung chế áp Phân khu Trung tâm, các sân bay, trận địa pháo và kho tàng của địch, tạo điều kiện cho pháo binh đi cùng cơ động vào chiếm lĩnh trận địa. Khi kết thúc hỏa lực chuẩn bị, pháo đi cùng của các đơn vị mới khai hỏa để chi viện cho bộ binh thực hành xung phong đánh chiếm mục tiêu, nên đã bảo toàn được LLPB và tạo ra yếu tố bất ngờ trên các hướng, mũi tiến công. Với lối đánh này, hỏa lực pháo binh luôn theo sát đội hình chiến đấu bộ binh, chi viện đạt hiệu quả cao.
Hơn 60 năm đã qua nhưng tầm vóc lịch sử và những bài học về nghệ thuật tạo lập thế trận tác chiến pháo binh rút ra từ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đến nay vẫn còn nguyên giá trị, cần được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, phát triển trong điều kiện mới của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Theo: qdnd.vn
Đấy, đọc những bài chuẩn chuyên môn từ báo Quân đội nó khác hẳn các truyền thuyết kiểu ta lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, chỉ cần ý chí là đủ.
 

AngleSword

Xe tải
Biển số
OF-792159
Ngày cấp bằng
3/10/21
Số km
224
Động cơ
14,136 Mã lực
Tuổi
34
cụ chắc còn trẻ, nên tập thói quen tranh luận văn minh và tư duy cấp độ 2 khi nhìn dữ liệu.
Tỷ lệ pháo binh VN luôn vượt trội khi vào trận thực sự, nó nằm ở những chi tiết có chiều sâu, cho người nghiên cứu nghiêm túc chứ không dành cho googler.
Ví dụ: "261 khẩu sơn pháo, lựu pháo, cối, DKZ... các cỡ nòng của Việt Minh còn bắn tốt đến ngày 7/5. Nhưng phía Pháp chỉ sau 02 ngày khai trận thì pháo binh Pháp đã mất 1 khẩu 155mm, 2 khẩu 105mm. Đến giai đoạn 2 thì Pháo binh Pháp còn không đủ 50% cơ số pháo bắn đc. Hay ngày 6/4 Pháp chi viện thả 13 khẩu bắn thẳng 75mm thì Việt Minh thu được 11 khẩu..."
Tấn công mà không có phương án áp chế hoả lực địch khi mở màn chiến dịch thì tấn công kiểu gì ?
Nếu ta vượt trội hoả lực địch lớn như vậy thì sao không chọn đánh nhanh thắng nhanh đi, mà lại phải đánh chắc thắng chắc.
Tại sao lại mất tới gần 2 tháng mới đánh xong.
Cụ đọc số liệu mà không tìm hiểu hoàn cảnh, không tìm hiểu không gian địa lý, không tìm hiểu đến cách triển khai binh lực. Thì mọi thứ nó vô nghĩa lắm.
Vấn đề nữa, cụ tựu chung toàn bộ số pháo của ta để đánh giá tương quan lực lượng pháo binh của ta và pháp thì lại càng bất ổn.
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
912
Động cơ
479,011 Mã lực
kể cả sơn pháo 75, cối 120..., cũng ko thể đến 240 khẩu được đâu

Lực lượng pháo thuộc Bộ Chỉ huy chiến dịch:
-24 pháo 105mm;
-30 pháo 75mm;
-16 cối 120mm;
-36 cối 82mm;
-12 dàn hoả tiễn H6 (12 x6 = 72 ống phóng);

Lưc lượng cối + DKZ trực thuộc các Đại đoàn:
120 khẩu

Bổ sung thêm:
15/3 trận đồi Độc Lập thu thêm được 3 cối 120mm
4/4 thu được 8 khẩu sơn pháo 75mm qua đường Pháp tiếp tế bằng dù cho quân ta
...
 

AngleSword

Xe tải
Biển số
OF-792159
Ngày cấp bằng
3/10/21
Số km
224
Động cơ
14,136 Mã lực
Tuổi
34
Cụ nói chả chuẩn. Các mặt bằng có thể đặt pháo xung quanh đã được trinh sát pháo binh Pháp đánh dấu từng chỗ. Có vị trí là phản pháo ngay lập tức. Trình độ tác xạ pháo binh Pháp hơn hẳn ta đơn giản vì nó bắn quá nhiều. Ta bắn đêm đầu 2000 viên, chia cho 40 khẩu thì mỗi khẩu bắn 50v. Cứ 10s 1 vien thì chưa đến 10ph bắn hết. Pháp thì bắn thả cửa. Cái nguy hiểm là trên bầu trời ĐBP luôn có máy bay trinh sát nó thay nhau trực, cứ thấy chớp lửa là nó báo vị trí ngay cho pháo Pháp. Rồi cứ theo tọa độ mà tương. Nếu ko có hầm tránh pháo cho pháo thì chắc bắn 2, 3 viên là bị phản pháo nát.
Còn chuyện định đoạt thì ko có sự gan dạ của pháo thủ 37mm thì không quân nó quần nát nhừ. Nó tiếp tế full. Nên đừng thấy thắng lại bảo dễ
Ấy không, em không bao giờ nói dễ, mà là rất khó, em chỉ nói đến sự chủ động, nên đã giúp ta mặc dù có số đạn pháo ít hơn pháp nhiều, nhưng đạt hiệu quả hoả lực cao hơn pháp.
Ý của em chỉ có vậy thôi ạ.
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
912
Động cơ
479,011 Mã lực
Thực tế là pháo mình bắn cho pháo nó không ngóc đầu lên được. Vậy thì do kỹ thuật của mình hay do gì ạ. Vì cụ nói số lượng ngang bằng nhau
Số lượng ta hơn hẳn, nguồn thông tin đầy đủ, không phải là số lượng "tuyên huấn" nói pháo binh ta ít ỏi.

Do cách đánh (TQ bí truyền cho) nữa cụ, "hoả khí phân tán", "hoả lực tập trung", Pháp thì tổ chức trận địa pháo tập trung, nên khi bị áp chế, không phản pháo được.
Riêng trận mở màn, 240 pháo của ta bắn liên tuc trong một giờ, sau 15 phút thì trận địa pháo trung tâm của Pháp bị áp chế tịt ngòi, đừng nói là ta bắn ít đạn bắn 10 phút xong trận đánh. Đánh Pháp mà dễ thế thì đã chả mất 9 năm.
Vào từng cao điểm, từng trận đánh. Pháo cấp chiến dịch ta luôn tập trung 100% bắn áp đảo đợt 1 (bố trí vòng cung quanh lòng chảo, bắn chụm vào cao điểm địch), sau đó là cối phối thuộc bám theo các cánh quân bắn tiếp trong quá trình bộ binh tấn công.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
912
Động cơ
479,011 Mã lực
Văn mẫu của lật sử là hay lấy 1 vài số liệu chưa chắc chắn và lơ đi những số liệu khác mà chúng thấy bất lợi. 261 khẩu pháo chắc tính cả 12.7mm hay pháo phòng không à?. Rồi lơ đi 100k viên đạn pháo lớn Pháp bắn gấp 5 lần VM à? Lơ luôn không quân và dù à? Cả tăng nữa lật sử ạ
Cụ cứ dùng toàn lớp 2 cộng thôi

Lực lượng pháo thuộc Bộ Chỉ huy chiến dịch:
-24 pháo 105mm;
-30 pháo 75mm;
-16 cối 120mm;
-36 cối 82mm;
-12 dàn hoả tiễn H6 (12 x6 = 72 ống phóng);

Lưc lượng cối + DKZ trực thuộc các Đại đoàn:
120 khẩu

Bổ sung thêm:
15/3 trận đồi Độc Lập thu thêm được 3 cối 120mm
4/4 thu được 8 khẩu sơn pháo 75mm qua đường Pháp tiếp tế bằng dù cho quân ta
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Thì cụ Ngao sai bét

Thưa cụ, trong cuốn Điểm hẹn Lịch sử cụ Giáp viết:
7 giờ 30 ngày 14 tháng 3 năm 1954, lực lượng phản kích có chiến xa yểm trợ vừa tiến được một đoạn ngắn trên đường 41 tắt bị đẩy lui vì hoả lực dữ dội của trung liên và đại liên. Rõ ràng phía trước có cả một trận địa đang chờ.
Trong khi quân Pháp tập hợp lại để chuẩn bị một cuộc tiến công thì một sĩ quan lê dương cuốn băng đầy người, từ phía đối phương tập tễnh đi về phía chúng. Đó là trung uý Turpin của đại đội 11. Y cầm trong tay lá thư của bộ chỉ huy sư đoàn 312 cho phép quân Pháp ra thu thập xác chết và binh lính bị thương tại Him Lam từ 8 giờ đến 12 giờ trưa.
De Castries báo cáo với Hà nội. Cogny điện hỏi ý kiến của tổng hành dinh ở Sài gòn, rồi trả lời chấp thuận.
9 giờ, một chiếc xe Jeep cắm cờ trắng có dấu chữ thập đỏ cùng với một xe vận tải và một xe cứu thương từ Mường Thanh chạy ra Him Lam. Viên đại uý bác sĩ Le Damany xuống xe, xin phép cán bộ ta thu lượm thương binh. Cùng đi với viên đại uý có hai cha tuyên uý và 12 lính lê dương, trong đó có viên hạ sĩ Kubiak. Đôi mắt những người mới tới lộ vẻ kinh hoàng. Pháo đài thép Him Lam chỉ còn là một đống đổ nát, lô cốt, ụ súng, đường hào đều bị phá vỡ, sặc mùi thuốc súng. 750 người của tiểu đoàn 3, Bán lữ đoàn lê dương chỉ còn là hàng trăm xác chết nằm la liệt khắp nơi. Họ thu lượm được 14 thương binh. Một người chết ngay trong tay cha tuyên uý.
Cuộc phản kích giành lại Him Lam sau đó không diễn ra còn có một lý do khác. De Castries cho rằng không nên dùng lực lượng phản kích ít ỏi để giành lại một vị trí đã mất, mà phải dùng nó để bảo vệ những vị trí còn đang nằm trong tay quân Pháp có thể mất tiếp trong đêm nay. Đó chính là Gabrielle. Cogny cũng đồng ý.
Trận đánh mở màn đã thành công ngoài sự mong đợi. Nếu một trung tâm đề kháng như Him Lam không đứng vững trước cuộc tiến công với lực lượng trung đoàn của ta, thì tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ quyết không phải là một pháo đài không thể công phá!

Em không sai đâu cụ ạ.
Thân
 

lolotica

Xe điện
Biển số
OF-3269
Ngày cấp bằng
3/2/07
Số km
3,126
Động cơ
612,405 Mã lực
Thưa cụ, trong cuốn Điểm hẹn Lịch sử cụ Giáp viết:
7 giờ 30 ngày 14 tháng 3 năm 1954, lực lượng phản kích có chiến xa yểm trợ vừa tiến được một đoạn ngắn trên đường 41 tắt bị đẩy lui vì hoả lực dữ dội của trung liên và đại liên. Rõ ràng phía trước có cả một trận địa đang chờ.
Trong khi quân Pháp tập hợp lại để chuẩn bị một cuộc tiến công thì một sĩ quan lê dương cuốn băng đầy người, từ phía đối phương tập tễnh đi về phía chúng. Đó là trung uý Turpin của đại đội 11. Y cầm trong tay lá thư của bộ chỉ huy sư đoàn 312 cho phép quân Pháp ra thu thập xác chết và binh lính bị thương tại Him Lam từ 8 giờ đến 12 giờ trưa.
De Castries báo cáo với Hà nội. Cogny điện hỏi ý kiến của tổng hành dinh ở Sài gòn, rồi trả lời chấp thuận.
9 giờ, một chiếc xe Jeep cắm cờ trắng có dấu chữ thập đỏ cùng với một xe vận tải và một xe cứu thương từ Mường Thanh chạy ra Him Lam. Viên đại uý bác sĩ Le Damany xuống xe, xin phép cán bộ ta thu lượm thương binh. Cùng đi với viên đại uý có hai cha tuyên uý và 12 lính lê dương, trong đó có viên hạ sĩ Kubiak. Đôi mắt những người mới tới lộ vẻ kinh hoàng. Pháo đài thép Him Lam chỉ còn là một đống đổ nát, lô cốt, ụ súng, đường hào đều bị phá vỡ, sặc mùi thuốc súng. 750 người của tiểu đoàn 3, Bán lữ đoàn lê dương chỉ còn là hàng trăm xác chết nằm la liệt khắp nơi. Họ thu lượm được 14 thương binh. Một người chết ngay trong tay cha tuyên uý.
Cuộc phản kích giành lại Him Lam sau đó không diễn ra còn có một lý do khác. De Castries cho rằng không nên dùng lực lượng phản kích ít ỏi để giành lại một vị trí đã mất, mà phải dùng nó để bảo vệ những vị trí còn đang nằm trong tay quân Pháp có thể mất tiếp trong đêm nay. Đó chính là Gabrielle. Cogny cũng đồng ý.
Trận đánh mở màn đã thành công ngoài sự mong đợi. Nếu một trung tâm đề kháng như Him Lam không đứng vững trước cuộc tiến công với lực lượng trung đoàn của ta, thì tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ quyết không phải là một pháo đài không thể công phá!

Em không sai đâu cụ ạ.
Thân
đêm 13/3 ta xử lý xong Him Lam rồi, đến sáng Pháp mới định phản kích lại (chờ sáng thì mới có không quân yểm trợ được). Như cụ nói ở trước thì là sáng 14/3 ta vẫn chưa chiếm xong Him Lam.
 

lolotica

Xe điện
Biển số
OF-3269
Ngày cấp bằng
3/2/07
Số km
3,126
Động cơ
612,405 Mã lực
cũng may là cụ Giáp ko nghe theo cố vấn TQ đánh nhanh thắng nhanh, ko thì quân mình đại bại luôn!
 

PenII

Xe buýt
Biển số
OF-786854
Ngày cấp bằng
7/8/21
Số km
622
Động cơ
543,549 Mã lực
View attachment 8497159
Hình ảnh lỗ châu mai cụ Phan Đình Giót lấy thân mình lấp vào, được chiếu trên Thời sự 19h tối nay. Tôi chưa hình dung nổi thân cụ lấp như thế nào?
đồng đội cụ nói. cụ bị thương, bò lên ném lựu đạn hoặc cái j tương đương, vào trong lô cốt, và lô cốt đó im lặng, trong luôn ctrinh, sự thật đơn giản là tối ưu
 

muathuhanoi883

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-856084
Ngày cấp bằng
27/3/24
Số km
204
Động cơ
5,394 Mã lực
Tuổi
43
Thưa cụ, trong cuốn Điểm hẹn Lịch sử cụ Giáp viết:
7 giờ 30 ngày 14 tháng 3 năm 1954, lực lượng phản kích có chiến xa yểm trợ vừa tiến được một đoạn ngắn trên đường 41 tắt bị đẩy lui vì hoả lực dữ dội của trung liên và đại liên. Rõ ràng phía trước có cả một trận địa đang chờ.
Trong khi quân Pháp tập hợp lại để chuẩn bị một cuộc tiến công thì một sĩ quan lê dương cuốn băng đầy người, từ phía đối phương tập tễnh đi về phía chúng. Đó là trung uý Turpin của đại đội 11. Y cầm trong tay lá thư của bộ chỉ huy sư đoàn 312 cho phép quân Pháp ra thu thập xác chết và binh lính bị thương tại Him Lam từ 8 giờ đến 12 giờ trưa.
De Castries báo cáo với Hà nội. Cogny điện hỏi ý kiến của tổng hành dinh ở Sài gòn, rồi trả lời chấp thuận.
9 giờ, một chiếc xe Jeep cắm cờ trắng có dấu chữ thập đỏ cùng với một xe vận tải và một xe cứu thương từ Mường Thanh chạy ra Him Lam. Viên đại uý bác sĩ Le Damany xuống xe, xin phép cán bộ ta thu lượm thương binh. Cùng đi với viên đại uý có hai cha tuyên uý và 12 lính lê dương, trong đó có viên hạ sĩ Kubiak. Đôi mắt những người mới tới lộ vẻ kinh hoàng. Pháo đài thép Him Lam chỉ còn là một đống đổ nát, lô cốt, ụ súng, đường hào đều bị phá vỡ, sặc mùi thuốc súng. 750 người của tiểu đoàn 3, Bán lữ đoàn lê dương chỉ còn là hàng trăm xác chết nằm la liệt khắp nơi. Họ thu lượm được 14 thương binh. Một người chết ngay trong tay cha tuyên uý.
Cuộc phản kích giành lại Him Lam sau đó không diễn ra còn có một lý do khác. De Castries cho rằng không nên dùng lực lượng phản kích ít ỏi để giành lại một vị trí đã mất, mà phải dùng nó để bảo vệ những vị trí còn đang nằm trong tay quân Pháp có thể mất tiếp trong đêm nay. Đó chính là Gabrielle. Cogny cũng đồng ý.
Trận đánh mở màn đã thành công ngoài sự mong đợi. Nếu một trung tâm đề kháng như Him Lam không đứng vững trước cuộc tiến công với lực lượng trung đoàn của ta, thì tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ quyết không phải là một pháo đài không thể công phá!

Em không sai đâu cụ ạ.
Thân
Trận Him Lam kết thúc đêm. Còn sáng thì bọn định phản kích từ Mường Thanh ra. Trận nào ra trận đó
 

lolotica

Xe điện
Biển số
OF-3269
Ngày cấp bằng
3/2/07
Số km
3,126
Động cơ
612,405 Mã lực
có điều nuối tiếc là đợt tấn công lần 1 lên A1, Pháp sắp sập nguồn rồi thì ta dừng lại (do ta cũng thiệt hại nặng, hết cả dự bị). Thêm nữa là ta mà phát hiện ra đường hào tiếp quân từ PK trung tâm lên A1, rồi mai phục cắt đứt tuyến này; thì Pháp cũng không giữ được A1 lâu vậy.
 

muathuhanoi883

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-856084
Ngày cấp bằng
27/3/24
Số km
204
Động cơ
5,394 Mã lực
Tuổi
43
đồng đội cụ nói. cụ bị thương, bò lên ném lựu đạn hoặc cái j tương đương, vào trong lô cốt, và lô cốt đó im lặng, trong luôn ctrinh, sự thật đơn giản là tối ưu
Em cũng nghĩ là Cụ lên và ném bộc phá vào. Dù chấp nhận địch bắn và hi sinh. Chứ đạn nó bắn xuyên cơ thể tốt. Hoặc cụ lấy thân che lỗ châu mai thì bên trong ko thấy được. Im tiếng súng vài chục giây là đã đủ để xung phong
 

muathuhanoi883

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-856084
Ngày cấp bằng
27/3/24
Số km
204
Động cơ
5,394 Mã lực
Tuổi
43
Đây cận cảnh lỗ châu mai. Nếu bị lấp từ bên ngoài thì 1 là phải chui ra kéo đi chỗ khác, 2 là lấy cây đẩy ra. Cả 2 việc đều làm gián đoạn việc bắn.
 

lolotica

Xe điện
Biển số
OF-3269
Ngày cấp bằng
3/2/07
Số km
3,126
Động cơ
612,405 Mã lực
Đây cận cảnh lỗ châu mai. Nếu bị lấp từ bên ngoài thì 1 là phải chui ra kéo đi chỗ khác, 2 là lấy cây đẩy ra. Cả 2 việc đều làm gián đoạn việc bắn.
sao ko ném quả lựu đạn khói che mắt nó khỏi nhìn gì mà bắn nhể
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top