Đợt này sao làm rầm rộ kỷ niệm vậy các cụ nhỉ.
Cụ đọc thêm sách đi ạ. Pháp nó đánh rừng núi ko lại ta nên nó kiếm 1 chỗ đồng bằng giữa rừng núi và dụ ta đánh 1 trận quy ước. Ta ko đánh ko đc. Vì nó sẽ trở thành 1 cái gai, 1 căn cứ tiền tiêu của Pháp trên đấy. Còn câu pháo thì có bao nhiêu viên mà câu. Chưa kể để vài tháng sau, nó bê tông hóa cứ điểm thì pháo còn ko ăn thuaTrường hợp nếu mình không cần đánh nhanh, cứ vây nó rồi thỉnh thoảng câu pháo vào thì sao các cụ nhỉ. Quân nó đồn trú ở đó sẽ tốn kém hậu cần hơn mình nhiều lần mà. Kể cả cho nó bắn pháo ra thì bắn được bao lâu và mức độ chính xác thế nào. Tóm lại, em hỏi chủ yếu để hiểu thêm về chiến dịch lịch sử này. Tự nhiên nó thì trực thăng vận lên đó cả đống, còn mình toàn sức người ào ào lên chiến với nó. Đúng là các cụ nhà mình anh hùng thật.
70 nămĐợt này sao làm rầm rộ kỷ niệm vậy các cụ nhỉ.
Hay quá. Những chuyện nhân văn và cảm động chưa bao giờ được nghe.Cô bị bắt khi cứ điểm thất thủ trong buổi chiều tháng năm đáng nhớ đó. Cô là người phụ nữ duy nhất trong đám tù binh, vì vậy mà được báo chí của Pháp hồi đó ở Hà Nội làm rùm beng lên. Theo lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cô y tá này được trả sớm cùng với các thương binh ở Điện Biên Phủ trong những ngày từ 13 đến 28-5.
17 giờ 30 phút chiều mùng 7/5/1954, trước sức tấn công như vũ bão quân đội Việt Nam đã ồ ạt tấn công vào trung tâm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ta đã bắt sống tướng Đờ Cát cùng toàn bộ bộ tham mưu và nhiều binh lính địch trong đó có bác sỹ trưởng và cô y tá G.Gallard. Khi nhóm nhân viên y tế bị dẫn giải qua cầu Mường Thanh, quân đội Việt Nam đã ra lệnh chọ họ được phép quay trở lại chăm sóc thương binh của chúng. Y bác sỹ và thương binh Pháp đã vô cùng cảm động khi được các y bác sỹ của ta cứu chữa, đối xử bình đẳng như những thương binh Việt Nam khác. G.Gallard giúp các bác sỹ của ta phân loại thương binh Pháp và viết thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị được đưa thương binh nặng đến bệnh viện để cứu chữa và được Bác chấp thuận.
Cũng trong thời gian này cô G.Gallard gặp lại người thầy cũ của mình; hiểu được chính sách khoan hồng đối với tù binh chiến tranh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam; ông mách nước cho cô nữ y tá và cô đã viết thư xin Chủ tịch Hồ Chí Minh tha cho các thương binh nặng và tha cho mình, cô hứa nếu được hưởng chính sách khoan hồng sẽ giành hết tâm sức đấu tranh cho hòa bình ở Việt Nam.
Theo lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 21/5/1954 tất cả thương binh nặng và cô nữ y tá được phép rời Điện Biên Phủ về Luang Prabang trong niềm vui sướng vô bờ.
4-1954 - nữ y tá-tiếp viên Genevieve de Galard trong thời gian mắc kẹt ở Điện Biên Phủ
24-5-1954, nữ y tá Genevieve de Galard-Terraube, “Thiên thần Điện Biên Phủ” là người phụ nữ duy nhất khi Điện Biên Phủ bị Việt Minh bao vây. Hình ảnh bà trở về Luang Prabang sau khi được Việt Minh thả tự do. Ảnh: Alain Nogues
Không có Drone cũng đã là cá trong rọ, baba trong chậu rồi.Hồi đấy mà có dăm chiếc Drone thì bọn này như cá trong chậu
Em xem thông tin trên youtube là do bay cao thả đồ nên tiếp tế luôn cho ta cả đạn pháo và lương thực vì vậy ta lại thêm rất nhiều đạn để đánh phải không cụ?Kể từ 27/3/1954, nguồn cung cấp nuôi Điện Biên Phủ hoàn toàn trômg bằng thả dù. Mỳ đã vét hết kho chứa dù ở các căn cứ ở châu Á mã vẫn không đủ
Máy bay Pháp và Mỹ thả dù không dám bay thấp vì sợ pháo phòng không của ta. Bay cao thì dù bay loạn xạ, rơi một phần vào trận địa ta.
Ngoài Pháp, Mỹ sử dụng Hãng hàng không dân sự TWA (do CIA điều hành) do phi công Đài Loan lái để tiếp tế cho Điện Biên Phủ
Chưa hết, khi lính Pháp ra nhặt đồ thả xuống, bị bộ đội ta bắn tỉa, chết khá nhiều
Binh sĩ Pháp thiếu thốn thức ăn, đạn dược, thuốc men... trời đổ mưa khiến căn hầm bùn lầy hôi thối không khác gì địa ngục