[Funland] 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

sskkb

Xe tăng
Biển số
OF-761152
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
1,969
Động cơ
150,915 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
.
Thời điểm trước chiến dịch Điện Biên Phủ
- Chủ lực ta về đồng bằng không đánh được do Pháp có lợi thế là mạng lưới đồn bốt dày đặc, hoả lực vượt trội, chuyển quân bằng cơ giới với bộ binh và lính dù bằng máy bay. Vậy ở Đồng bằng ta chỉ đánh quấy rối, tiêu hao quân Pháp và nguỵ quân bằng du kích và bộ đội địa phương.
- Pháp đưa quân với binh hoả lực cực mạnh đánh lên vùng chiến khu của ta được thời gian ngắn cũng ôm đầu máu mà chạy.

Hai bên đánh nhùng nhằng mãi ko bên nào thắng trong khi cả ta và Pháp đều thấy cần có một trận dứt điểm
Vậy nên Pháp mới lập ra tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ dụ ta tới quyết một trận thắng thua, ban đầu sợ ta không đánh còn gửi thư khiêu chiến, khích bác Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra trò

Nói như ý của cụ: ta lợi dụng quân Pháp tập trung ở ĐBP để đưa quân về giải phóng vùng tạm chiếm là do cụ ko nắm được những điều cơ bản nhất của cuộc chiến chống Pháp

- Pháp đưa quân lên DBP nhưng không có nghĩa là Pháp đưa hết quân lên chủ lực lên đó, ở các vùng tạm chiếm, Pháp vẫn giữ nguyên đội quân chiếm đóng và kiểm soát, phòng ngự trong đồn bốt, công sự vững chắc, dày đặc.
Do Pháp chuyển quân bằng cơ giới nên tập trung binh lực nhanh, hậu cần thuận tiện, chưa kể lực lượng lính dù thì điều quân từ ĐBP về ngay trong ngày.

- Quân ta muốn giải phóng một vùng nào đó ở đồng bằng trước tiên phải tập kết hậu cần, tập trung chiến đấu cả tháng trời, đủ thời gian cho Pháp tập trung đối phó.
Mà về đồng bằng tức là dùng sở đoản của ta chiến với sở trường của Pháp => khó có cơ hội thắng
Đỉnh cao của chiến dịch ĐBP về phía ta có lẽ là công tác hậu cần

1. Chính Pháp cũng k tin rằng ta đảm bảo được hậu cần cho 5-6 sư đoàn đủ quân đánh lâu dài hàng 2 tháng trời như vậy. Và người pháp tin rằng k có hậu cần thì quân ta sẽ thua

2. Cũng chính Pháp k thể nghĩ rằng ĐBP lại bất lợi như vậy về hậu cần đối với phía Pháp. 1 lòng chảo chỉ có thể tiếp vận bằng đường không. Người Pháp gọi ĐBP là Verdun ở VN nhưng k hề nghĩ rằng để có trận Verdun trong Thế chiến 1, Pháp đã dựa vào “Con đường thần thánh” để đảm bảo hậu cần cho Verdun đứng vững. Nhưng ĐBP k có con đường đó cho phía Pháp

3. Có 1 nhà sử học Pháp từng nói đại ý là “Không phải những khẩu pháo 105 li do Trung Quốc viện trợ giúp Việt Nam chiến thắng, mà chính những chiếc xe đạp Poujot mới giúp VN làm nên ĐBP”. Quả thực như vậy, với những chiếc xe đạp thồ, đôi vai, đôi chân của dân công hỏa tuyến mà lương thực, đạn dược cho cả 1 đội quân đông đảo đủ sức đánh lâu dài ở xa hậu phương như vậy.
Cảm ơn các cụ đã cung cấp thêm thông tin. Em vẫn còn 1 câu hỏi từ xưa mà chưa kiếm được nguồn tin nào để giải đáp, đó là vì sao người Pháp lại chọn Điện Biên Phủ mà không phải là Yên Bái, Lào Cai ... hay các địa phương khác?

Theo em được học thì ĐBP là thung lũng lòng chảo, người Pháp lập cứ điểm ở ví trí thấp, trong khi Việt Minh kéo pháo lên cứ điểm cao hơn. Mà theo binh pháp của Tàu thì tối kị lập căn cứ ở chân núi. Bản thân tụi châu Âu cũng toàn xây pháo đài, lâu đài trên đỉnh núi, đỉnh đồi cao hơn khu vực xung quanh. Như vậy ko hiểu vì lý do gì người Pháp lại chọn 1 vị trí bất lợi cho chính họ như vậy?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Điện Biên Phủ 1954_5 (2).jpg

5/1954 – Lính Lê Dương Hải ngoại trên địa hình rộng mở ở Điện Biên Phủ
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Điện Biên Phủ 1954_5_1 (1).jpg

5-1954 – binh sĩ quân đội Quốc gia Việt Nam (Bảo Đại) bị bắt làm tù binh. Ảnh: Jean-Claude LABBE (sưu tập)
Điện Biên Phủ 1954_5_3 (1).jpg

Đại úy Jean Pouget – trợ lý của Đại tướng Navarre.
Ngày 3-5-1954, ông tình nguyện nhảy dù xuống Điện Biên Phủ và Chỉ huy cứ điềm A3, phản kích và chì huy cứ điểm A1 từ 6-5-1954. Ông bị bắt làm tù binh và dược trao trà
Ông có viết một cuôn sách "Navarre với Điện Biên Phủ" được dịch và in ra tiếng Việt
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,054
Động cơ
247,743 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
.


Cảm ơn các cụ đã cung cấp thêm thông tin. Em vẫn còn 1 câu hỏi từ xưa mà chưa kiếm được nguồn tin nào để giải đáp, đó là vì sao người Pháp lại chọn Điện Biên Phủ mà không phải là Yên Bái, Lào Cai ... hay các địa phương khác?

Theo em được học thì ĐBP là thung lũng lòng chảo, người Pháp lập cứ điểm ở ví trí thấp, trong khi Việt Minh kéo pháo lên cứ điểm cao hơn. Mà theo binh pháp của Tàu thì tối kị lập căn cứ ở chân núi. Bản thân tụi châu Âu cũng toàn xây pháo đài, lâu đài trên đỉnh núi, đỉnh đồi cao hơn khu vực xung quanh. Như vậy ko hiểu vì lý do gì người Pháp lại chọn 1 vị trí bất lợi cho chính họ như vậy?
Người Pháp không nghĩ Việt Minh kéo pháo lên đó được.
 

Tuongtien1977

Xe điện
Biển số
OF-623327
Ngày cấp bằng
13/3/19
Số km
2,711
Động cơ
152,793 Mã lực
Tuổi
47
Chỗ Tam Điệp là ranh giới vùng tạm chiếm (Pháp chiếm) và vùng tự do (của ta). Thanh Nghệ Tĩnh là vùng tự do của ta
Pháp chỉ giữ Thị xã Ninh Bình, 10 km tính từ Ninh Bình đến Tam Điệp là "vành đai trắng" (No-man Land) Pháp bắn phá bất cứ lúc nào. Vì thế các cụ đi thuyền thăm hang Tám Cốc Bích Động thấy có kho quân khí của ta trong hang
Gạo thóc từ Thanh Nghệ lên Điện Biên Phủ đi theo tuyến Rịa, Nho Quan. Mai Châu, Tòng Đậu, Bãi Sang, Mộc Châu, Cò Nòi, Sơn La, Tuần Giáo, Điện Biên Phủ
Bãi Sang thuộc đường 6 cũ, nay không sử dụng nữa mà đi theo Quốc lộ 6 mới
14 kg gạo từ Thanh Nghệ lên Điện Biên Phủ chỉ được 1 kg
Người Pháp biết rõ điều này nên tin chắc ta sẽ thua
hôm qua em đọc báo Đảng thì nói 1 kg gạoncho bộ đội thì cần 24kg gạo nuôi dân công
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Điện Biên Phủ 1954_5_4 (1).jpg

4/5/1954 – giao tranh tại khu vực cụm cứ điểm Eliane (khu vực Đồi A, trong đó có A1)
Điện Biên Phủ 1954_5_5 (1).jpg

5/5/1954 – binh sĩ Tiểu đoàn 27 Bộ binh Algeria, nghỉ ngơi và nghe đài, trong rừng rậm bản Na Phao trong trận Điện-Biên-Phủ. Ảnh: Ouali Djellali (thành viên của Tiểu đoàn này)
 

Manlivestrong

Xe máy
Biển số
OF-734201
Ngày cấp bằng
28/6/20
Số km
66
Động cơ
68,328 Mã lực
Tuổi
34
.


Cảm ơn các cụ đã cung cấp thêm thông tin. Em vẫn còn 1 câu hỏi từ xưa mà chưa kiếm được nguồn tin nào để giải đáp, đó là vì sao người Pháp lại chọn Điện Biên Phủ mà không phải là Yên Bái, Lào Cai ... hay các địa phương khác?

Theo em được học thì ĐBP là thung lũng lòng chảo, người Pháp lập cứ điểm ở ví trí thấp, trong khi Việt Minh kéo pháo lên cứ điểm cao hơn. Mà theo binh pháp của Tàu thì tối kị lập căn cứ ở chân núi. Bản thân tụi châu Âu cũng toàn xây pháo đài, lâu đài trên đỉnh núi, đỉnh đồi cao hơn khu vực xung quanh. Như vậy ko hiểu vì lý do gì người Pháp lại chọn 1 vị trí bất lợi cho chính họ như vậy?
Em nghĩ vì nó tự tin thái quá. Ko tin là ta có thể kéo và dựng lên dc 1 trận địa pháo kích trên những dãy núi cao hiểm trở như vậy
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
.


Cảm ơn các cụ đã cung cấp thêm thông tin. Em vẫn còn 1 câu hỏi từ xưa mà chưa kiếm được nguồn tin nào để giải đáp, đó là vì sao người Pháp lại chọn Điện Biên Phủ mà không phải là Yên Bái, Lào Cai ... hay các địa phương khác?

Theo em được học thì ĐBP là thung lũng lòng chảo, người Pháp lập cứ điểm ở ví trí thấp, trong khi Việt Minh kéo pháo lên cứ điểm cao hơn. Mà theo binh pháp của Tàu thì tối kị lập căn cứ ở chân núi. Bản thân tụi châu Âu cũng toàn xây pháo đài, lâu đài trên đỉnh núi, đỉnh đồi cao hơn khu vực xung quanh. Như vậy ko hiểu vì lý do gì người Pháp lại chọn 1 vị trí bất lợi cho chính họ như vậy?
Cụ đọc binh pháp nào thế, Mã Tốc đóng trên đỉnh núi bị cắt nước phát méo mồm thua thảm.
Pháp đóng giữ dòng Nậm Rốm tưới tiêu cho cả cánh đồng Mường Thanh là đúng binh pháp rồi, nắm giữ dạ dày của Tây bắc, cái nôi của các chúa Thái như Đèo Văn Long.

Pháp tự tin đóng chỗ thấp vì nghĩ cách tính phần tử bắn triệt hỏa điểm đối phương đã danh trấn giang hồ khắp châu Âu từ đời Napoleon, sợ gì mấy ông VM lấy đuôi trâu làm thước ngắm.
Đoạn này sử ta cất đâu mất, không nói cái bảng bắn cho các loại hỏa pháo loại từ thế chiến hai ra ai tính và chỉnh cho các cụ mà nện cho pháo Pháp tắt đài.
Truyền thống này, vãn còn tháy qua đợt Bắc triều tiên nện pháo tịt ngòi dàn K1 Nam Hàn.
Nghĩa là, theo em đoán, phải có yếu tố Tàu cho việc pháo-ông vua chiến trường- của ta át vía pháo Tây.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Điện Biên Phủ 1954_5_6 (1).jpg

Pháo phản lực 102mm H-6 (kiểu 506/A3) của Tiểu đoàn 224, Trung đoàn pháo binh 675 (đoàn Anh Dũng), Đại đoàn công pháo 351 tại mặt trận Điện Biên Phủ, tháng 5-1954.
H-6 là vũ khí không phổ biến. Theo một chuyên gia lịch sử vũ khí người TQ, thì chỉ có tổng cộng khoảng 50 khẩu được chế tạo, số còn sử dụng được sau chiến tranh Triều Tiên được đưa hết sang VN. Ở TQ hiện chỉ còn 1 khẩu thuộc phiên bản 505 được trưng bày ở Nam Kinh. Ở VN thì còn ít nhất 3 khẩu thuộc phiên bản 506 (dùng khung gầm của pháo chống tăng 37mm M3), trong đó 2 được trưng bày ở Bảo tàng Pháo binh ở Hà Nội và Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong Kháng chiến chống Mỹ thì Quân giải phóng sử dụng chủ yếu H-6 bằng cách bắn ứng dụng đạn với bệ đất hoặc giá tự chế.
Cho đến nay thì rất nhiều sách, báo, bảo tàng, thậm chí cả thông tin chính thức của Viện Lịch sử Quân sự vẫn cứ nhầm H-6 là Cachiusa (BM-13) của LX
Pháo phản lực Model 506, đạn 4 inch (101,5mm), do nhà máy vũ khí № 724 Thẩm Dương, Trung Quốc xuất xưởng tháng 2-1953, được sử dụng trong ngày cuối cùng Chiến dịch Điện Biên Phủ
Điện Biên Phủ 1954_5_9 (2).jpg

Pháo phản lực Model 506, đạn 4 inch (101,5mm), do nhà máy vũ khí № 724 Thẩm Dương, Trung Quốc xuất xưởng tháng 2-1953, được sử dụng trong ngày cuối cùng Chiến dịch Điện Biên Phủ
 

Haicau4x4

Xe máy
Biển số
OF-354880
Ngày cấp bằng
20/2/15
Số km
76
Động cơ
266,522 Mã lực
Nhiều cụ hỏi tại sao phải kéo nhau lên ĐBP đánh nhau, và nếu ta ko đánh có sao ko? Thì câu trả lời là ta buộc phải đánh và buộc phải đánh thắng. Lúc đó Pháp đã rất thành công khi sử dụng hệ thống đồn bốt để giữ vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng vùng núi phía Bắc và Tây Bắc thì mất kiểm soát hoàn toàn. Sau năm 49, Tàu CS đã thắng Tàu Tưởng, ồ ạt viện trợ cho Việt Minh, thì cán cân lực lượng thay đổi. Pháp ko thể đánh trực diện với VM bằng các cuộc hành quân nữa mà chỉ có thể co cụm trong các cụm cứ điểm. Âm mưu của Pháp khi xây dựng ĐBP đó là : Xây dựng 1 căn cứ quân sự khổng lồ, duy trì sự có mặt của quân đội Pháp ở Tây Bắc, Thượng Lào. Làm cột trụ cho âm mưu trao tự trị cho người Thái, người Mèo... Nếu ko nhổ đc ĐBP, người Thái và Mèo chắc chắn sẽ chọn phe Pháp, và VM đánh mất hoàn toàn vùng Tây Bắc, Thượng Lào. Có thể mất tiếp vùng Đông Bắc nếu người Nùng cũng được hứa hẹn trao quyền tự trị như thế. Lúc này VM bị cách ly với TQ, mất đi bầu sữa chính, việc bị tiêu diệt hoàn toàn là ko tránh khỏi. Tất nhiên lý do này ảnh hưởng tới khối đoàn kết dân tộc nên ta phải giấu nhẹm đi.
 

Hoang Giang91

Xe tăng
Biển số
OF-96362
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
1,287
Động cơ
421,084 Mã lực
Điện Biên Phủ 1954_5_1 (1).jpg

5-1954 – binh sĩ quân đội Quốc gia Việt Nam (Bảo Đại) bị bắt làm tù binh. Ảnh: Jean-Claude LABBE (sưu tập)
Điện Biên Phủ 1954_5_3 (1).jpg

Đại úy Jean Pouget – trợ lý của Đại tướng Navarre.
Ngày 3-5-1954, ông tình nguyện nhảy dù xuống Điện Biên Phủ và Chỉ huy cứ điềm A3, phản kích và chì huy cứ điểm A1 từ 6-5-1954. Ông bị bắt làm tù binh và dược trao trà
Ông có viết một cuôn sách "Navarre với Điện Biên Phủ" được dịch và in ra tiếng Việt
Nhà cháu thắc mắc là bị bắt làm tù binh mà không tước vũ khí nhỉ
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
877
Động cơ
476,345 Mã lực
.


Cảm ơn các cụ đã cung cấp thêm thông tin. Em vẫn còn 1 câu hỏi từ xưa mà chưa kiếm được nguồn tin nào để giải đáp, đó là vì sao người Pháp lại chọn Điện Biên Phủ mà không phải là Yên Bái, Lào Cai ... hay các địa phương khác?

Theo em được học thì ĐBP là thung lũng lòng chảo, người Pháp lập cứ điểm ở ví trí thấp, trong khi Việt Minh kéo pháo lên cứ điểm cao hơn. Mà theo binh pháp của Tàu thì tối kị lập căn cứ ở chân núi. Bản thân tụi châu Âu cũng toàn xây pháo đài, lâu đài trên đỉnh núi, đỉnh đồi cao hơn khu vực xung quanh. Như vậy ko hiểu vì lý do gì người Pháp lại chọn 1 vị trí bất lợi cho chính họ như vậy?
1. Điện Biên Phủ là Thung lũng, khá bằng phẳng, là châu thành của vùng, có cả đồng lúa, sông nước, giao thông;
2. Pháp nắm ưu thế về không quân và pháo binh, nghĩ sẽ làm thịt pháo binh ta ngay khi khai hoả;
3. Pháp không có giả thuyết: TQ đào tạo và cung cấp lựu pháo, pháo cao xạ, đạn được nhanh và nhiều như thế, cũng không nghĩ Việt Minh kéo được pháo hạng nặng vào đến Điện Biên;
4. Pháp không lượng đc khả năng làm đường, dân công hậu cần nuôi đươc cần đó quân số;
5. Vùng này là vùng tự trị người Thái, người Thái chưa bao giờ theo VM (cùng với người Hmong);
6. Nếu thành công Tây Bắc, cộng với hệ thống đồn bốt đồng bằng, Pháp sẽ nhân bản thành công mô hình tập đoàn cứ điểm này ra ở Bắc Lào, Đông Bắc Đông Triều, Cực Bắc Hà Giang...,vv thì Việt Minh bị cách ly khỏi TQ, sớm muộn sẽ buộc phải chấp nhận đàm phán trên thế thua cuộc,..

Sau 3 ngày khai hoả, ở thế Việt Minh đã kéo được lựu pháo, làm hầm cho pháo, bố trí dày đặc cao xạ và cố vấn TQ, bắn hỏng sân bay Mường Thanh. Thì Điện Biên Phủ chỉ là nồi hầm chờ ngày chết mà thôi.
Nên không có viện trợ và huấn luyện của TQ (ba đại đoàn đầu tiên của Việt Minh được huấn luyện đánh công kiên và trang bị đồng bộ vũ khí mới ở bên kia biên giới), không thể có Điện Biên Phủ là vì thế
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Điện Biên Phủ 1954_5_6 (3).jpg

6-5-1954 – bác sĩ Pháp băng bó vết thương cho binh sĩ Việt tại mặt trận Điện Biên Phủ
Điện Biên Phủ 1954_5_6 (4).jpg

6-5-1954 – bác sĩ Pháp băng bó vết thương cho binh sĩ Việt tại mặt trận Điện Biên Phủ
Em dịch theo chú thích, chứ em biết lực lượng Quốc gia Việt Nam không chiến đấu ở khu vực cứ điểm Eliane trong ngày cuối cùng cuộc chiến
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
877
Động cơ
476,345 Mã lực
Nhà cháu thắc mắc là bị bắt làm tù binh mà không tước vũ khí nhỉ
Đây là hai đại đội binh lính người Thái ở Bản Kéo (nơi bảo vệ sân bay Mường Thanh), chủ động ra hàng chiều 17/3 khi sĩ quan Pháp chỉ huy đang ngủ gật trong hầm, lính người Thái vốn chỉ dùng để dắt ngựa hoặc diễu hành cho đẹp, tinh thần cực kém sau khi chứng kiến Him Lam và Độc Lập gục nhanh quá, (bọn Pháp còn bắn pháo vào sau lưng lúc hai đại đội này ra hàng), chụp ảnh chắc diễn lại sau này thôi, súng buộc vải trắng, súng ko đạn.
Bản Kéo là điểm son chói loà của ngành binh vận.
Đồn này còn có kho gạo cực lớn, cấp luôn cho chiến dịch...
 
Chỉnh sửa cuối:

phuongmit

Xe cút kít
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
19,776
Động cơ
2,443,961 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thằng nhà e lớp 5, đợt này cũng ôn bộ câu hỏi để thi tìm hiểu về Điện Biên Phủ. Thớt nhiều tài liệu hay, thông tin quý, e sẽ lưu cho nó đọc khi đến độ tuổi phù hợp
 

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
11,931
Động cơ
395,641 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Cụ đọc binh pháp nào thế, Mã Tốc đóng trên đỉnh núi bị cắt nước phát méo mồm thua thảm.
Pháp đóng giữ dòng Nậm Rốm tưới tiêu cho cả cánh đồng Mường Thanh là đúng binh pháp rồi, nắm giữ dạ dày của Tây bắc, cái nôi của các chúa Thái như Đèo Văn Long.

Pháp tự tin đóng chỗ thấp vì nghĩ cách tính phần tử bắn triệt hỏa điểm đối phương đã danh trấn giang hồ khắp châu Âu từ đời Napoleon, sợ gì mấy ông VM lấy đuôi trâu làm thước ngắm.
Đoạn này sử ta cất đâu mất, không nói cái bảng bắn cho các loại hỏa pháo loại từ thế chiến hai ra ai tính và chỉnh cho các cụ mà nện cho pháo Pháp tắt đài.
Truyền thống này, vãn còn tháy qua đợt Bắc triều tiên nện pháo tịt ngòi dàn K1 Nam Hàn.
Nghĩa là, theo em đoán, phải có yếu tố Tàu cho việc pháo-ông vua chiến trường- của ta át vía pháo Tây.
chắc chắn roài .
lựu pháo ấy ở đâu ra ???
không mang từ cộng hoà nhân dân TRUNG HOA thì ở đâu
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Về vụ nổ Đồi A1 lúc 20 giờ ngày 6/5/1954
Khoảng 1940, có một toà nhà của Châu Ủn được xây dựng trên ngọn đồi này. Tháng 11 năm 1953, khi lính dù Pháp nhảy xuống Điện Biên Phủ thì họ cho bộc phá đánh đổ ngôi nhà này, nhưng tầng hầm (móng hầm) để lại
Ta và địch giằng co ngọn đồi này gần một tháng, trao đổi chủ mấy lần, ta yếu thế hơn vì ở dưới thấp nên thoạt đầu đánh nhau hy sinh nhiều, vì nóng lòng đánh nhanh thắng nhanh. Sau vài tuần lễ, ta nghĩ cách đào hầm hào chữ chi để tiến lại gần hơn, nhưng thật ra có gần cũng chưa đánh bật được quân pháp ở đây. Bộ chỉ huy Điện Biên Phủ quyết định sử dụng 980 kg bộc phá đánh vào quân đồn trú.
Bộ đội thay phiên nhau đào, sử dụng hương cháy là đích đào cho thẳng
Đến 20 h ngày 6/5/1954 ta quyết định khai hoả khối thuốc nổ 980 kg
Điện Biên Phủ 1954_5_6 (6).jpg

Người chui vào đốt nụ xoà là ông Nguyễn Văn Bạch, với nhiều khả năng hy sinh
Ước hẹn là "nghe thấy" quân ta xung phong thì giật nụ xoè
Tiếng nổ vang lên, nhưng không to như tưởng tượng, vì khối thuốc nổ này trong lòng đất, nghe "bục" một tiếng thôi, chứ không long trời lở đất
Tác dụng của khối thuốc nổ 989 kg gây ít chấn động cho binh sĩ Pháp ở A1 vì:
1. Đường hầm đào bị chệch hướng
2. Cách chân tầng hầm cả hai toạ độ đều xa (đường hầm quá thấp với móng nhà), và cách móng nhà cũng chừng 20-30 mét, nên không ép phê như mong đợi
Tối hôm đó ta không nhổ được A1, đến sáng trưa hôm sau thì chiếm được và tràn qua cầu sắt Mường Thanh sang khu Trung tâm chiếm Sở chỉ huy de Castries
Mặt khác, Trung tướng Cogny ở Hà Nội đã cho phép De Castríe và tàn quân chạy qua Lào, dù lúc này de Castries không biết rút chạy như thế nào nữa
De Castries đầu hàng gây sửng sốt cho cụ Giáp, vì không nghĩ nhanh thế
Theo cụ Giáp, lương thực cũng chỉ còn cho 2 ngày chiến đấu và cũng chưa biết kiếm đâu ra nếu trận chiến kéo dài thêm?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top