- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,221
- Động cơ
- 1,131,827 Mã lực
22-3-1954 – nhà quay phim quân đội Pierre Schoendoerffer và Jean Péraud ở Điện Biên Phủ
Thông tin của cụ thật vô cùng quý báu !Chính xác, không có Trung Quốc giúp đỡ vật chất thì....
Xe tải GAZ 63 4x4 1,5 tấn ta gọi là "Molotova", pháo Mỹ 105 mm do Mỹ viện trợ cho Tưởng Giới Thạch, lái xe Trung Quốc chở xăng dầu, trải dài từ Lạng Sơn đến Điện Biên Phủ, công binh Trung Quốc dạy ta cách phá đá, 4.000 tấn gạo từ Vân Nam vận chuyển theo sông Đà, thuốc lá, pháo phóng loạt H6, đạn dược.... Pháp mà thắng thì Trung Quốc cũng chẳng yên được, nhất là vùng Thượng Lào, lực lượng Tưởng Giới Thạch vẫn tập trung ở biên giới Lào, Myanmar, Lai Châu.
Năm 1955, sách báo cũng do Trung Quốc in ấn đưa sang Việt Nam, Tụi trẻ con chúng em thu gom cả hộp huy hiệu các loại đeo trên áo. Ngay cả huy hiệu chiến sĩ Điện Biên Phủ cũng do Trung Quốc làm
Hộ chiếu Việt Nam in ở Trung Quốc. Đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Geneva 1954 cũng được Trung Quốc tập huấn, trong phái đoàn Việt Nam có một phiên dịch Trung Quốc mang hộ chiếu Việt Nam tên là Vân Chinh do đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn
Vân Chinh là Hoa Kiều từng sống ở Hải Phòng, thông thạo Tiếng Việt, Hoa và Pháp
Phiên dịch viên Vân Chinh chụp hình với Chủ tịch Hồ Chí Minh
Em nghe nói sau trận cụ Giáp đến và đứng khóc mãi vì hy sinh nhiều.Him Lam là cuộc chiến đẫm máu nhất trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, hơn cả cuộc chiến đồi A1. Cuộc chiến đồi A1 chỉ 2.000 bộ đội ta hy sinh
Trên Wiki con số ta hy sinh 120, 200 bị thương có lẽ khá bất ngờ với em
Tại Nghĩa trang Điện Biên Phủ gần như 100% là mộ gió, kể cả những ngôi mộ khắc tên Trần Can, Phan Đình Giót....
Con số hy sinh của bộ đội ta lớn hơn nhiều con số thống kê, vì trong trận A1 nhiều người bổ xung còn không biết tên tuổi và sau đó hy sinh
Em từng ngủ ở Hotel Him Lam, cũng thấy rợn người, người ta nói em con số hy sinh nhiều hơn rất nhiều
Chỉ có cụ là lãng quên!, năm nay là năm chẵn nên tổ chức rầm rộ. Em nhớ là kỷ niệm 65 năm ở ĐBP, cũng duyệt binh như lần này. Đúng thời điểm đó có sự kiện dàn khoan 781 của TQ đi vào vùng biển của ta.Bao năm em tưởng ngày 7/5 dần bị lãng quên, sao bỗng dưng năm nay rầm rộ vậy nhỉ?
Các cụ để ý quân phục lính Pháp và lính Bảo Đại rất bùng nhùng. Quân ta có lẽ kế thừa nên quần áo cũng bùng nhùng y vậy. Quân Mỹ ở VN và quân lực VNCH lại có form đồ bó. Quân ta theo hình ảnh diễu binh ĐBP hiện nay thì đồ dã chiến đã thấy tương đối bó và một số lực lượng đã có túi hộp, mũ nồi.
16-3-1954 – Thiếu tá Marcel Bigeard gọi điện sau khi Tiểu đoàn dù thuộc địa 6 của ông nhảy xuống băi đáp Simone (Hồng Cúm) nam Điện Biên Phủ. Ảnh: Daniel Camus
Hào sâu ntn bên mình hỏa lực kém phải lấy số đông bù lại các cụ nhỉ
17-3-1954 - Tiểu đoàn Dù xung kích số 8 của Đại uý Touret củng cố công sự gần phi trường Mường Thanh. Ảnh: Jean Péraud