[Funland] 65 năm Điện Biên Phủ – Điểm hẹn lịch sử

Thỏ móm

Xe điện
Biển số
OF-542866
Ngày cấp bằng
24/11/17
Số km
3,124
Động cơ
368,704 Mã lực
Coi thường và không thông minh bằng đối thủ, phải nói thẳng ra là như vậy cụ ạ.
Trong hồi ký của Bigeard có kể về một chi tiết: bên Việt Minh sử dụng duy nhất một khẩu pháo của Nhật (để đánh lạc hướng) để bắn mỗi ngày vài phát vào đúng 5g chiều. Cứ dai dẳng như thế vài tuần, bên Pháp tưởng đó là Việt Minh đánh du kích và khủng bố tinh thần binh lính trong cứ điểm nhưng hoá ra là bên kia đang bắn để chỉnh pháo.
Và có những lúc, người Pháp còn sợ Việt minh bỏ Điện biên phủ, không đánh nữa kia :P:P:P:P:P:P:P
 

mihkun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173291
Ngày cấp bằng
23/12/12
Số km
1,928
Động cơ
367,826 Mã lực
Và có những lúc, người Pháp còn sợ Việt minh bỏ Điện biên phủ, không đánh nữa kia :P:P:P:P:P:P:P
Cái chết của họ chính là ở đấy: chủ quan.
Sau thành công của Nà Sản, sau cả việc Việt Minh bỏ kế hoạch tấn công Điện Biên vào tháng 1 khiến ảo tưởng của bộ chỉ huy Pháp về một cứ điểm phòng ngự như quả bóng được bơm hết cỡ.
Đấy cũng là cái giỏi của tướng Võ Nguyên Giáp trong hoàn cảnh bị sức ép tại Điện Biên nhưng ông nhất định: không chắc thắng thì không đánh.
Còn về tổng thể, nếu Pháp không có cứ điểm này thì họ cũng chẳng có một kế hoạch nào để chống lại sự lớn mạnh của Việt Minh trên toàn vùng thuợng du. Thất bại nếu không phải ở Điện Biên thì cũng sẽ ở một nơi khác.
 

Thỏ móm

Xe điện
Biển số
OF-542866
Ngày cấp bằng
24/11/17
Số km
3,124
Động cơ
368,704 Mã lực
Cái chết của họ chính là ở đấy: chủ quan.
Sau thành công của Nà Sản, sau cả việc Việt Minh bỏ kế hoạch tấn công Điện Biên vào tháng 1 khiến ảo tưởng của bộ chỉ huy Pháp về một cứ điểm phòng ngự như quả bóng được bơm hết cỡ.
Đấy cũng là cái giỏi của tướng Võ Nguyên Giáp trong hoàn cảnh bị sức ép tại Điện Biên nhưng ông nhất định: không chắc thắng thì không đánh.
Còn về tổng thể, nếu Pháp không có cứ điểm này thì họ cũng chẳng có một kế hoạch nào để chống lại sự lớn mạnh của Việt Minh trên toàn vùng thuợng du. Thất bại nếu không phải ở Điện Biên thì cũng sẽ ở một nơi khác.
Người Pháp cũng không sai lắm khi cọn Điện biên phủ làm quyết chiến điểm.
- Điện biên khá xa hậu phương Việt bắc hay đồng bằng Thanh-Nghệ của Việt minh
Pháp lại có ưu thế về không quân vận tải.
- Điện biên án ngữ con đường sang Bắc Lào. Có Điện biên thì Pháp giữ được Bắc Lào
- Mỗi năm 2 bên cần oánh nhau 1 trận ra trò vào mùa khô. Cần phải có 1 trận cho mùa khô 53-54. Gọi xuống Bắc bộ thì Việt minh không chịu xuống. Bảo lên Việt bắc thì Pháp chả chịu lên, nên 2 bên bèn chọn cái bãi đất có tên Điện biên ở trung gian giữa 2 bên làm đấu trường.
- Điện biên là 1 lòng chảo khá rộng và bằng phẳng để pháo binh + thiết giáp phát huy tối đa năng lực hòng nghiền sạch đối phương 1 khi có ý định tấn công quân Pháp đồn trú ở đây.
 

mihkun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173291
Ngày cấp bằng
23/12/12
Số km
1,928
Động cơ
367,826 Mã lực
Người Pháp cũng không sai lắm khi cọn Điện biên phủ làm quyết chiến điểm.
- Điện biên khá xa hậu phương Việt bắc hay đồng bằng Thanh-Nghệ của Việt minh
Pháp lại có ưu thế về không quân vận tải.
- Điện biên án ngữ con đường sang Bắc Lào. Có Điện biên thì Pháp giữ được Bắc Lào
- Mỗi năm 2 bên cần oánh nhau 1 trận ra trò vào mùa khô. Cần phải có 1 trận cho mùa khô 53-54. Gọi xuống Bắc bộ thì Việt minh không chịu xuống. Bảo lên Việt bắc thì Pháp chả chịu lên, nên 2 bên bèn chọn cái bãi đất có tên Điện biên ở trung gian giữa 2 bên làm đấu trường.
- Điện biên là 1 lòng chảo khá rộng và bằng phẳng để pháo binh + thiết giáp phát huy tối đa năng lực hòng nghiền sạch đối phương 1 khi có ý định tấn công quân Pháp đồn trú ở đây.
Đúng là như vậy, vấn đề là Pháp không biết xử lý thế nào với cuộc chiến ở Đông Dương. Có Điện Biên sẽ là căn cứ bảo vệ đường 41, là điểm xuất phát của các nhóm cơ động bảo vệ đồn bốt ở xứ Thái. Nhưng vẫn chỉ là chống đỡ. Kể từ giai đoạn 1950 về sau, Pháp coi như đã mất quyền chủ động ở thượng du rồi.
Bản chất đây không phải là đi bình định một cuộc nổi loạn, mà là một dân tộc đòi độc lập và dân tộc đấy đang dần dần được vũ trang tốt. Trên tổng thể Pháp đang ở thế phải chống đỡ vất vả để diện tích họ kiểm soát không bị thu hẹp ... nhanh quá.
Ps: mà thôi em trả lại thớt cho cụ Ngao5. Không lan man dài dòng mất chú ý của mọi người trong thớt ảnh.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,825
Động cơ
1,124,658 Mã lực
Chuyện thương binh sau khi Điện Biên Phủ thất thủ:
Thoạt đầu Hội nghi Geneva nhóm họp không phải là bàn về Việt Nam, mà là các bên bàn về vấn đề Triều Tiên
Tuy nhiên hội nghị dẫm chân tại chỗ vì chẳng ai chịu ai. Lúc đó, chiến sự Điện Biên Phủ đang gay go, tuy bên ta vất vả về vụ đồi A1, nhưng Pháp cũng sa lầy ở Điện Biên Phủ, theo sáng kiến của Anh và Liên Xô, họ quyết định mời ta (Việt Minh) tới dự để bàn về Đông Dương
Em phải nói lại, thời đó Pháp gọi Chính phủ Cụ Hồ là Việt Minh, người dân gọi Việt Minh với vẻ kính trọng. Cho nên em dùng từ Việt Minh với ý nghĩa đó
Phái đoàn ta do Phó T.hủ tướng kiêm B.ộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc chuẩn bị rồi sang Moscow và bay tới Geneva bằng máy bay quân sự của Liên Xô Il-14
Ngày 4-5-1954, Phó thủ tướng kiêm B.ộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu VNDCCH 5 người đến Geneva. Cuộc đàm phán ngừng bắn ở Đông Dương dự định sẽ tiến hành vào ngày 6-5-1954 khi cả 3 đoàn Việt nam, Lào và Campuchia có mặt tại Geneva.

Ảnh: Ngoại trưởng Liên Xô Andrei Gromyko và T.hủ tướng Chu Ân Lai ra đón Phạm Văn Đồng tại sân bay Geneva


Phiên họp đầu tiên về Đông Dương dự kiến sẽ khai mạc hôm 6-5-1954, nhưng do ngửi thấy mùi thất thủ Điện Biên Phủ nên phía phương Tây đề nghị hoãn thêm 2 ngày nữa để "xem ra sao"

Ngoại trưởng Pháp Georges Bidault tại Hội nghị Geneva

Hôm 8-5-1954, phiên họp đầu tiên về Đông Dương khai mạc. Đại diện Pháp là Ngoại trưởng Bidault, đã biết chắc chắn Điện Biên Phủ thất trận, đã biết chắc T.hủ tướng Pháp khóc trước Quốc hội, biết chắc còn hàng ngàn tù binh và thương binh đang nằm trong tay Việt Minh ở Điện Biên Phủ, lúc đó lương thực đã cạn kiệt, tình trạng khủng hoảng nhân đạo cần phải giải quyết trước đã và cần phải nói năng tử tế với Việt Minh. Nhưng không, Bidault vẫn nhìn người mà ông cần đối thoại bằng nửa con mắt, ăn nói cực kỳ bố láo, diễn thuyết đăng đàn mà gọi Chính phủ Cụ Hồ là "bóng ma Việt Minh".
Đến lượt phát biểu, ông Phạm Văn Đồng hỏi thẳng: "Thế ông đang nói chuyện với người hay ma đây" khiến cả hội trường bật cười. Chính phủ Bidault đổ ngay sau đó, rồi một Chính phủ khác lên thay cũng chỉ được vài ngày cũng đổ nốt và đến lúc này chính giới Pháp mới chấp nhận để một Chính phủ mới, bớt cực đoan hơn, đàm phán với ta. Đó là Chính phủ của ông Mendes-France với lời hứa sẽ kết thúc chiến tranh trong vòng hai tháng, nếu không sẽ từ chức. Theo lời hứa ông phải kết thúc chiến tranh trước ngày 20-7-1954. Cuối cùng Hiệp định Geneva được ký lúc 4 giờ sáng ngày 20-7-1954, chậm 4 tiếng theo lời hứa của ông Mendes-France. Tuy nhiên nước Thuỵ Sĩ chủ nhà đã tế nhị dừng đồng hồ trên tường lúc 0 giờ ngày 20-7-1954 để ông Mendes-France khỏi mang tiếng thất hứa
 

Dương Vô Cương

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508641
Ngày cấp bằng
6/5/17
Số km
1,754
Động cơ
200,140 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Ủy ban chăm sóc sức khỏe và bảo vệ bà mẹ trẻ em
Em nghĩ cái cụ vừa nói, có thể như người ta nói: ngụy biện. :D
Thế nhỡ thằng Đức, đến người nó còn giết cả triệu, huống chi mấy công trình nó đổi nết. Nó thụt hết thì sao ?
Cái lý do đầu hàng để bảo toàn các công trình kiến trúc là do cộng đồng, thế hệ sau nói ra mà, chứ chính quyền Pháp không đưa ra, nên không nói là họ ngụy biện được. Đến bây giờ chính phủ Pháp vẫn thừa nhận quyết định đầu hàng sớm khi đó là nỗi nhục trong lịch sử mà cụ.
Trong việc đầu hàng em đoán phải có những điều khoản liên quan đến nhân đạo, bảo tồn công trình ... chứ không thì liều chết táng bỏ cmn đi, chết thôi chứ đầu hàng vẫn chết, vẫn bị phá hoại thì đầu hàng làm gì :))
 

superPDP

Xe điện
Biển số
OF-202990
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
4,700
Động cơ
384,205 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Cái chết của họ chính là ở đấy: chủ quan.
Sau thành công của Nà Sản, sau cả việc Việt Minh bỏ kế hoạch tấn công Điện Biên vào tháng 1 khiến ảo tưởng của bộ chỉ huy Pháp về một cứ điểm phòng ngự như quả bóng được bơm hết cỡ.
Đấy cũng là cái giỏi của tướng Võ Nguyên Giáp trong hoàn cảnh bị sức ép tại Điện Biên nhưng ông nhất định: không chắc thắng thì không đánh.
Còn về tổng thể, nếu Pháp không có cứ điểm này thì họ cũng chẳng có một kế hoạch nào để chống lại sự lớn mạnh của Việt Minh trên toàn vùng thuợng du. Thất bại nếu không phải ở Điện Biên thì cũng sẽ ở một nơi khác.
Thực ra để nói thì ko thể liều vì quân địch không nhỏ lực lượng VM chính qui cũng có hạn phải đảm bảo giữ lực lượng chứ giả như nướng quân vào thì mình cũng mất hết luc lượng tinh nhuệ
 

Dao tuan Vu

Xe buýt
Biển số
OF-8930
Ngày cấp bằng
27/8/07
Số km
500
Động cơ
539,699 Mã lực
Em đánh dấu cái. mấy sự kiện lịch sử vừa rồi của đất nước, em cứ chò cụ Ngao. Bây giờ lại thấy Cụ. Thiêng thật.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
5,750
Động cơ
340,846 Mã lực
Thì đúng là tham gia nhưng ở trong quân đội Pháp , soi vãi thế =)) . Cái chú thích thế gợi mở bao nhiêu thứ ;))
Hát La marseillese cầm tiểu liên tôm xông bắn vào người Việt Nam là cách Phạm văn Thứ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ =))
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,825
Động cơ
1,124,658 Mã lực
Trở lại vấn đề thương binh: Pháp muốn đưa thương binh ra khỏi Điện Biên Phủ nhưng lại không muốn gặp ông Phạm Văn Đồng để thảo luận. Cuối cùng, họ dàn xếp được với Liên Xô để phía ta cho phép Pháp đến Điện Biên Phủ di tản thương binh bắt đầu từ 11-5-1954 với những điều kiện đi kèm do phía ta đưa ra.
Trước đây, việc di tản thương binh ra khỏi Điện Biên Phủ tiến hành bằng hai cách
1) Trực thăng nhận thương binh và đưa về Luan Prabang (Lào) cách Điện Biên Phủ chừng 100 km
2) C-47 nhận thương binh từ phi trường Mường Thanh và chuyển về Hà Nội
Từ ngày 27-3-1954, ta đã khống chế được phi trường Mường Thanh, kể từ ngày đó không còn một máy bay nào cất/hạ cánh từ phi trường này
Trong chuyến bay cuối cùng đêm 26-3-1954, chiếc máy bay tải thương C-47 dự định đón thương binh, có cô y tá Genevieve de Galard, 29 tuổi, bị kẹt lại ở Điện Biên Phủ và làm hộ lý ở bệnh viện dã chiến tại đây cho đến khi bị bắt làm tù binh
Ngày 11-5-1954, theo thoả thuận, ta cho phép trực thăng tải thương Pháp đón nhận thương binh ở Điện Biên Phủ, những tù binh từng là nhân viên y tế, bác sĩ…. được thả tự do để phục vụ công tác này, trong số đó có cô Genevieve de Galard
Genevieve de Galard đã phục vụ tải thương từ Điện Biên Phủ về Luang Prabang (Lào) và từ Luang Prabang (Lào) về Hà Nội trong hơn hai tháng trời.
Genevieve de Galard được gọi là "Thiên thần Điện Biên Phủ" và được tặng thưởng huân chương của Pháp và Mỹ



19-5-1954 – máy bay DHC-2 Beaver chuyển thương binh từ Điện Biên Phù vể Luang Prabang (Việt Minh cho phép). Ảnh: René Adrian


19-5-1954 – máy bay DHC-2 Beaver chuyển thương binh từ Điện Biên Phủ về Luang Prabang (Việt Minh cho phép). Ảnh: René Adrian


19-5-1954, trực thăng Sikorsky S-55 H-19 chuyển thương binh từ Điện Biên Phủ về Luang Prabang (Việt Minh cho phép). Ảnh: René Adrian


19-5-1954 – chuyển thương binh từ trực thăng vào bệnh viện dã chiến nằm trong sân bay Luang Prabang. Ảnh: René Adrian


19-5-1954 – C-47 Dakota nhận thương binh tại sân bay Luang Prabang để đưa về Hà Nội. Ảnh: René Adrian


5-1954 - thương binh Pháp được đưa về bệnh viện dã chiến trong phi trường Luang Prabang (Lào)


5-1954 - thương binh Pháp được đưa về bệnh viện dã chiến trong phi trường Luang Prabang (Lào)


30-5-1954 - nữ tiếp viên Genevieve de Galard phục vụ tải thương từ Điện Biên Phủ về Luang Prabang và Hà Nội


25-5-1954 - nữ y tá-tiếp viên Genevieve de Galard phục vụ tải thương từ Điện Biên Phủ về Luang Prabang


25-5-1954 - nữ y tá-tiếp viên Genevieve de Galard phục vụ tải thương từ Điện Biên Phủ về Luang Prabang


25-5-1954 - nữ y tá-tiếp viên Genevieve de Galard phục vụ tải thương từ Điện Biên Phủ về Luang Prabang


25-5-1954 – nữ y tá Genevieve de Galard tại phi trường Luang Prabang (Lào)


9-7-1954, Genevieve de Galard, 29 tuổi, chăm sóc thương binh Louis René trên chuyến bay cuối cùng từ Điện Biên Phủ về Hà Nội
 

MinhNam_1805

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-123850
Ngày cấp bằng
12/12/11
Số km
178
Động cơ
381,596 Mã lực
Website
www.kyvatkhangchien.com
Chuyện thương binh sau khi Điện Biên Phủ thất thủ:
Thoạt đầu Hội nghi Geneva nhóm họp không phải là bàn về Việt Nam, mà là các bên bàn về vấn đề Triều Tiên
Tuy nhiên hội nghị dẫm chân tại chỗ vì chẳng ai chịu ai. Lúc đó, chiến sự Điện Biên Phủ đang gay go, tuy bên ta vất vả về vụ đồi A1, nhưng Pháp cũng sa lầy ở Điện Biên Phủ, theo sáng kiến của Anh và Liên Xô, họ quyết định mời ta (Việt Minh) tới dự để bàn về Đông Dương
Em phải nói lại, thời đó Pháp gọi Chính phủ Cụ Hồ là Việt Minh, người dân gọi Việt Minh với vẻ kính trọng. Cho nên em dùng từ Việt Minh với ý nghĩa đó
Phái đoàn ta do Phó T.hủ tướng kiêm B.ộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc chuẩn bị rồi sang Moscow và bay tới Geneva bằng máy bay quân sự của Liên Xô Il-14
Ngày 4-5-1954, Phó ********* kiêm B.ộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu VNDCCH 5 người đến Geneva. Cuộc đàm phán ngừng bắn ở Đông Dương dự định sẽ tiến hành vào ngày 6-5-1954 khi cả 3 đoàn Việt nam, Lào và Campuchia có mặt tại Geneva.

Ảnh: Ngoại trưởng Liên Xô Andrei Gromyko và T.hủ tướng Chu Ân Lai ra đón Phạm Văn Đồng tại sân bay Geneva


Phiên họp đầu tiên về Đông Dương dự kiến sẽ khai mạc hôm 6-5-1954, nhưng do ngửi thấy mùi thất thủ Điện Biên Phủ nên phía phương Tây đề nghị hoãn thêm 2 ngày nữa để "xem ra sao"

Ngoại trưởng Pháp Georges Bidault tại Hội nghị Geneva

Hôm 8-5-1954, phiên họp đầu tiên về Đông Dương khai mạc. Đại diện Pháp là Ngoại trưởng Bidault, đã biết chắc chắn Điện Biên Phủ thất trận, đã biết chắc T.hủ tướng Pháp khóc trước Quốc hội, biết chắc còn hàng ngàn tù binh và thương binh đang nằm trong tay Việt Minh ở Điện Biên Phủ, lúc đó lương thực đã cạn kiệt, tình trạng khủng hoảng nhân đạo cần phải giải quyết trước đã và cần phải nói năng tử tế với Việt Minh. Nhưng không, Bidault vẫn nhìn người mà ông cần đối thoại bằng nửa con mắt, ăn nói cực kỳ bố láo, diễn thuyết đăng đàn mà gọi Chính phủ Cụ Hồ là "bóng ma Việt Minh".
Đến lượt phát biểu, ông Phạm Văn Đồng hỏi thẳng: "Thế ông đang nói chuyện với người hay ma đây" khiến cả hội trường bật cười. Chính phủ Bidault đổ ngay sau đó, rồi một Chính phủ khác lên thay cũng chỉ được vài ngày cũng đổ nốt và đến lúc này chính giới Pháp mới chấp nhận để một Chính phủ mới, bớt cực đoan hơn, đàm phán với ta. Đó là Chính phủ của ông Mendes-France với lời hứa sẽ kết thúc chiến tranh trong vòng hai tháng, nếu không sẽ từ chức. Theo lời hứa ông phải kết thúc chiến tranh trước ngày 20-7-1954. Cuối cùng Hiệp định Geneva được ký lúc 4 giờ sáng ngày 20-7-1954, chậm 4 tiếng theo lời hứa của ông Mendes-France. Tuy nhiên nước Thuỵ Sĩ chủ nhà đã tế nhị dừng đồng hồ trên tường lúc 0 giờ ngày 20-7-1954 để ông Mendes-France khỏi mang tiếng thất hứa

Thời này chưa có chức danh Thủ tướng hay Phó Thủ tướng cụ Ngao5 à. Có chức danh Chủ tịch Chính phủ, là Bác Hồ.
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,712
Động cơ
473,688 Mã lực
Vẫn là tư duy DLV muốn dạy bảo mọi người đi theo lề. Đây là quán cafe nhé.
Đã đặt chữ nếu thì nên đặt với cả 2 bên cụ ợ. Thời điểm đó Pháp đc trang bị cũng là khủng rồi và cách đánh của cụ Giáp là hợp lý với hoàn cảnh lúc đó do đó làm nên ĐBP lừng lẫy. Sau này Mỹ tham gia lại có cách đánh khác và cũng làm nên 30-4 hoành tráng đấy thôi \m/
 

Thỏ móm

Xe điện
Biển số
OF-542866
Ngày cấp bằng
24/11/17
Số km
3,124
Động cơ
368,704 Mã lực
Pháp cần B29 để đánh hủy diệt diện rộng chứ mấy cái máy bay bé tẹo đánh điểm không ăn thua.
Em đọc đâu đó thấy viết đám phi công Mỹ thuê dùng B26 đánh chủ yếu đường tiếp vận từ ngã 3 Cò nòi lên tới Điện biên
Ngoài ra người Mỹ còn giúp người Pháp bằng cách gây chiến tranh khí hậu. Họ bay tít trên cao và rải muồi AgI vào các đám mây gây mưa lớn khiến vận tải lên Điện biên bằng đường bộ gặp rất nhiều khó khăn.
 

Hải Hoà

Xe tăng
Biển số
OF-421517
Ngày cấp bằng
10/5/16
Số km
1,154
Động cơ
205,309 Mã lực
Tuổi
61
Nơi ở
thanh hoa

1994 - Tưởng Marcel Bigeard thăm chiến trường Điện Biên Phủ xưa kia

1994 - Tướng Marcel Bigeard thăm những chiến trường ông từng chiến đấu ở Việt Nam


29-6-1994 – Marcel Bigeard trước đài tưởng niện binh sĩ Pháp tử trận ở Điện Biên Phủ (dân địa phương gọi là khu mả tây)


Tổng thống Pháp Francois Mitterand trên đồi A1 Điện Biên Phủ, trong chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tới Việt Nam năm 1994. Tổng thống Pháp đă dừng tại rất lâu trên ngọn đồi này
Không thấy Tổng thống Hoa kỳ nào đến thăm Quảng trị, Khe sanh các cụ nhỉ?
 

Hải Hoà

Xe tăng
Biển số
OF-421517
Ngày cấp bằng
10/5/16
Số km
1,154
Động cơ
205,309 Mã lực
Tuổi
61
Nơi ở
thanh hoa
Sau khi nhổ rất nhiều đồn bốt của Pháp thì người Pháp rất tốt đã mời Bố E đi từ căng Máy chai ra nghỉ dưỡng tại Côn Đảo nên ko tham gia dịch này. Khi được trao trả đến lúc về hưu ở vị trí nào cũng làm cấp Phó thôi vì trong lý lịch có thời gian nghỉ dưỡng ở Côn Đảo. Sau này mỗi lần kỷ niệm chiến thắng Điện Biên là CS ko mời Ông tham gia. Lúc cầm quyết định về hưu thì Ông ngộ ra 1 điều là CS rất bạc, bởi vậy Ông xé bỏ thẻ Đỏ rồi đi ngồi vá xe nuôi đàn con nheo nhóc.
Người lính nào tham gia chiến tranh cũng là những người thiệt thòi mà cụ.
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,203 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải
Top