[TT Hữu ích] 65 năm Điện Biên Phủ – Điểm hẹn lịch sử

lenhhoxung1980

Xe container
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
6,926
Động cơ
957,483 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Thông tin lịch sử bổ ích , lần đầu tiên em biết .
Người Pháp cũng không sai lắm khi cọn Điện biên phủ làm quyết chiến điểm.
- Điện biên khá xa hậu phương Việt bắc hay đồng bằng Thanh-Nghệ của Việt minh
Pháp lại có ưu thế về không quân vận tải.
- Điện biên án ngữ con đường sang Bắc Lào. Có Điện biên thì Pháp giữ được Bắc Lào
- Mỗi năm 2 bên cần oánh nhau 1 trận ra trò vào mùa khô. Cần phải có 1 trận cho mùa khô 53-54. Gọi xuống Bắc bộ thì Việt minh không chịu xuống. Bảo lên Việt bắc thì Pháp chả chịu lên, nên 2 bên bèn chọn cái bãi đất có tên Điện biên ở trung gian giữa 2 bên làm đấu trường.
- Điện biên là 1 lòng chảo khá rộng và bằng phẳng để pháo binh + thiết giáp phát huy tối đa năng lực hòng nghiền sạch đối phương 1 khi có ý định tấn công quân Pháp đồn trú ở đây.
Về cơ bản cụ Thỏ nói đúng. Đến mùa khô năm 1953, 2 bên đều có dự định đánh 1 trận lớn để tạo bước chuyển mới trong chiến tranh. Ban đầu ta định đánh Nà Sản cơ, nhưng Pháp rút lui. Cụ Giáp đang chưa biết mở chiến dịch mùa khô ở đâu, thì may quá, Pháp lập cứ điểm ĐBP.
Điện Biên Phủ là vị trí quyết chiến, nhưng ngoài dự định ban đầu của cả 2 bên. Pháp ban đầu chỉ định lập 1 cứ điểm nhỏ ở đây để bảo vệ Thượng Lào. Ta điều quân định nhổ cứ điểm này. Pháp tăng quân lên, biến ĐBP thành con nhím xù lông, nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta. Cuối cùng, không hẹn mà gặp, cả 2 bên quyết định chiến ở 1 nơi không định trước.
Tháng 1/1953, Pháp chắc mẩm ta sẽ đánh nhanh thắng nhanh, mừng rơn; chứ trước đó, Pháp chỉ lo ta không đánh ĐBP. May cụ Giáp sáng suốt, chuyển sang đánh chắc thắng chắc, chứ không 3 đại đoàn chắc chỉ còn 3 tiểu đoàn
 

cụ nhớn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-342002
Ngày cấp bằng
8/11/14
Số km
806
Động cơ
282,019 Mã lực
B26 cũng chỉ là tactic bomber. B29 mới là strategic bomber. Mỹ đã chuẩn bị Operation Vulture dùng B29, nhưng cuối cùng hủy bỏ. Âu cũng là cái may cho VN.

Sau này tại Khe Sanh, các máy bay chiến thuật cũng không đủ, Mỹ phải dùng B52 là con bài mạnh nhất mới ngăn được Khe Sanh sụp đổ giống ĐBP 14 năm trước.
 

cụ nhớn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-342002
Ngày cấp bằng
8/11/14
Số km
806
Động cơ
282,019 Mã lực
Nói gì nói, sau này đọc tài liệu nhiều bên mới thấy các cuộc chiến như thế chiến 2, chiến tranh Triều tiên, chiến tranh Đông dương 1 & 2 cực kỳ ác liệt và người lính Đông Á dũng cảm vô song trong đó có người lính Đại Việt.

Nghĩ bụng tụi ĐNA cỡ như mấy thằng Thái gay hay Hồi mọi không biết có qua nổi một đợt B52 rải thảm không?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Thời này chưa có chức danh T.hủ tướng hay Phó T.hủ tướng cụ Ngao5 à. Có chức danh C.hủ tịch Chính phủ, là Bác Hồ.
Cụ Phạm Văn Đồng là Phó t.hủ tướng từ 25-6-1947 → 20-9-1955
Từ 20-9-1955 → 18-6-1987 là T.hủ tướng Chính phủ

Về chức vụ B.ộ trưởng Bộ Ngoại giao
Cụ Phạm Văn Đồng giữ từ 4-1954 → 2-1961
Từ tháng 2-1961 chức vụ B.ộ trưởng Bộ Ngoại giao chuyển cho ông Ung Văn Khiêm, sau đó là ông Xuân Thuỷ và tiếp đó là Nguyễn Duy Trinh

Cụ Hồ Chí Minh giữ chức vụ C.hủ tịch nước và C.hủ tịch Chính phủ (tức T.hủ tướng) từ 1946 cho tới hôm 20-9-1955
Năm 1954, cụ Hồ Chí Minh tiếp khách nước ngoài ở "thủ đô kháng chiến" Thái Nguyên với chức danh T.hủ tướng




Kính cụ
 

Thỏ móm

Xe điện
Biển số
OF-542866
Ngày cấp bằng
24/11/17
Số km
3,518
Động cơ
68,498 Mã lực
B26 cũng chỉ là tactic bomber. B29 mới là strategic bomber. Mỹ đã chuẩn bị Operation Vulture dùng B29, nhưng cuối cùng hủy bỏ. Âu cũng là cái may cho VN.

Sau này tại Khe Sanh, các máy bay chiến thuật cũng không đủ, Mỹ phải dùng B52 là con bài mạnh nhất mới ngăn được Khe Sanh sụp đổ giống ĐBP 14 năm trước.
Người Mỹ không có dính dáng trực tiếp vào chiến tranh Đông dương I hơn nữa lại vừa thoát khỏi cuộc chiến Triều tiên nên việc sử dụng B29 ở Điện biên phủ là hơi bị khó :D
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Người Mỹ không có dính dáng trực tiếp vào chiến tranh Đông dương I hơn nữa lại vừa thoát khỏi cuộc chiến Triều tiên nên việc sử dụng B29 ở Điện biên phủ là hơi bị khó :D
lên kế hoạch hỗ trợ 3 sư đoàn không quân rồi, nhưng chính Lục quân Mỹ lại phản đối quyết liệt!
-------------------

Nhưng theo những quan chức Mỹ, nhiệm vụ chính phải được hoàn tất với 3 sư đoàn không quân ném bom, hai ở Okinawa, một ở Clark Field, tổng cộng là 98 siêu pháo đài bay B-29, mỗi chiếc mang 14 tấn bom, phải có thêm 450 máy bay tiêm kích phản lực bảo vệ cho máy bay ném bom.

Ngày 9 tháng 4, tại Washington, Eisenhower họp với Radford, các Tham mưu trưởng ba quân chủng và nhiều sĩ quan cao cấp khác xem xét lần cuối mọi mặt tình hình. Radford là người duy nhất ủng hộ một cuộc can thiệp của Mỹ dù là đơn phương để tránh sự thất trận ở Điện Biên Phủ. Các Tham mưu trưởng Hải quân, Không quân tỏ vẻ không mặn mà. Riêng Tham mưu trưởng Lục quân Matthew Ridgway phản đối quyết liệt. Ridgway viện dẫn sự thất bại thảm hại từ cuộc hành binh "Bóp nghẹt" (Strangle) của Mỹ ở Triều Tiên, nhằm tiêu diệt con đường tiếp tế, để chứng minh sự hạn chế của những hành động bằng không quân trong loại chiến tranh này. Ridgway cho rằng những cuộc ném bom sẽ dẫn Hoa Kỳ vào một cuộc chiến tranh mới bằng bộ binh tốn kém với lối thoát không rõ ràng ở lục địa châu Á.

Ý kiến của Ridgway được nhiều người tán đồng và kế hoạch Chim kền kền bị đình chỉ.
 

meotom2010

Xe container
Biển số
OF-167449
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
5,272
Động cơ
382,758 Mã lực
Nơi ở
Khu đô thị Handiresco 17 Phạm Văn Đồng
Website
www.facebook.com
Nhờ các cụ Ngao và các cụ lý giải, hay cung cấp quan điểm, tư liệu (dù em cũng đã đọc mà chưa thông lắm), vì sao Pháp và VM buộc phải kéo nhau vào rừng xanh núi đỏ Điện Biên Phủ để nện nhau chí tử:
- Pháp có buộc phải xây dựng cứ điểm ĐBP không, ý nghĩa quân sự của ĐBP lớn đến mức nào?
- VM có thể mặc kệ cho Pháp có một cứ điểm ĐBP như thế, không thèm tấn công, có ảnh hưởng gì đến hoạt động của VM không? Thực tế là VM cũng đã chủ động thời điểm đánh, có vẻ như không ở tình thế buộc phải đánh.
- Ý nghĩa về quân sự hình như bị xếp sau ý nghĩa về tinh thần? Phải chăng hai bên thách thức nhau ở ĐBP, nên buộc phải chơi nhau ở đây để phân định thắng thua? Tức là lý do tinh thần là chính chứ không phải lý do quân sự?
Câu hỏi về phía Pháp, nhiều cụ trả lời rồi. E chỉ trả lời về phía ta ( VM): Nếu e là tướng Giáp, e cũng đánh ĐBP
Muốn thắng và buộc Pháp phải cút, chỉ có mỗi cách đánh tiêu hao sinh lực địch. Về cơ bản mục đích của chiến tranh là giành dân chiếm đất tiêu hao sinh lực địch thì
việc chiếm đất đòi hỏi phải rải quân giữ đất. Nhiều khi chiếm thành thì dễ mà giữ thành thì khó. Quân ta lúc đó chưa đủ lực để rải quân giữ đất.
Để tiêu hao sinh lực địch thì có nhiều cách, tựu trung lại hoặc xé lẻ ra tiêu diệt hoặc đợi chúng dồn lại mới đánh
Xé lẻ ra tiêu diệt phù hợp với giai đoạn đầu và giữa cuộc kháng chiến 9 năm: ta ít quân, vũ khí kém. Sau khi TQ lập nước, ta có viện trợ từ LX, TQ + quân có kinh nghiệm đánh trận, vũ khí cướp được + tự sx cũng khá khá. Nhưng Pháp có tới mấy chục tiểu đoàn cơ động, dù chỉ là lính ngồi xe tải + dăm con thiết giáp tăng nhẹ đi kèm nhưng so với xe 2 cẳng của ta thì cơ động hơn nhiều. Tiêu diệt nửa số tiểu đoàn cơ động ấy tốn bao nhiêu thời gian? Chưa kể vớ vẩn nó móc lốp, vây chặt thì toi:D
Ngoài ra sức mạnh của quân Pháp như đã nói là sự cơ động, nay nhốt vào lòng chảo ĐBP đã mất đi tới 50% thế mạnh rồi. Khác gì ba ba nhốt rọ, đóng cửa đánh chó đâu.
Đấy là chưa kể, ko nhốt nó, nó chạy lông nhông có máy bay bảo vệ trên đầu thì có oánh đc cũng trầy vẩy
Cho nên tướng Giáp mới oánh các cứ điểm con con xung quanh, để Pháp tự dồn vào hết ĐBP. Bài toán khó nhất sau đó là dân công + áp chế pháo. Còn cơ động + chi viện của không quân chả ăn thua gì. Cái lòng chảo đó chỉ cần sau khi áp chế đc pháo, đặt ít cao xạ thì không quân Pháp khóc thét
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
8,019
Động cơ
248,611 Mã lực
Tuổi
51
Tôi không đi vào chi tiết, cái tôi muốn nói là bộ đội Việt Minh cũng có dao động tinh thần trong đợt tấn công thứ 2 vào phân khu trung tâm. Dao động tinh thần này là do tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ rất mạnh, cả về vũ khí và khoa học phòng ngự, cả về tinh thần chiến đấu của quân Pháp. Cụ còn trẻ, có phần hiếu thắng, không vấn đề. Tôi tôn trọng hiểu biết và chính kiến của cụ, nhưng chúng ta hãy thảo luận một cách văn minh.

Cuốn sách về sư 304 và 308 tôi đọc từ thời bao cấp, giấy in rất xấu, chắc là xuất bản lần đầu, văn phong theo kiểu cũ (tuyên truyền nhiều, có phần một chiều), khi đó có thể cụ còn rất nhỏ, thậm chí chưa ra đời. Sử không phải là nghề của tôi, vì thế trên of đúng nghĩa là chém gió thôi, vậy nên tôi không có ý đi sâu vào chi tiết, cụ thể.

Dù sao cũng cảm ơn cụ đã còm lại theo cách lịch sự hơn!

P/s em xin lỗi cụ Ngao và các cụ khác vì đã ngắt mạch câu chuyện bằng ảnh của cụ. Năm nay cụ Ngao đã thất thập nên em thành tâm mong cụ thật khỏe ạ!
Em đọc một cuốn sách lưu hành nội bộ trong quân đội, có nhắc đến chi tiết này. Sau đợt 1 ở Điện Biên, tuy quân ta thắng lợi nhưng tinh thần cũng dao động do hy sinh khá lớn, ví dụ như tiểu đoàn đánh Him Lam có 300 người xông lên đồi nhưng chỉ có 100 trở xuống. Tướng Giáp đã chỉ thị tranh thủ lúc hai bên tạm dừng giao chiến, dùng lực lượng chính trị viên xốc lại tinh thần chiến sĩ, đồng thời yêu cầu phía hậu cần bằng mọi giá phải tiếp tế đủ vũ khí đạn dược, thuốc men và lương thực. Riêng phần lương thực, có một chi tiết là tướng Giáp yêu cầu phải phục vụ cơm nóng canh nóng cho chiến sĩ ngay trong chiến hào, đó cũng là một cách rất hay để lên giây cót tinh thần đồng thời thể hiện cho binh lính thấy sự tin tưởng của bộ chỉ huy vào thắng lợi cuối cùng.
Các biện pháp của tướng Giáp đã có tác dụng, binh sĩ được tiếp tế đầy đủ đã đứng vững trước những đợt phản kích của quân Pháp đồng thời tiến hành giai đoạn 2 của chiến dịch thành công. Sau giai đoạn 2 thì mọi người cũng biết rồi, Pháp đã thua, chỉ là cầm cự để cố tránh khỏi cảnh kéo cờ trắng đầu hàng thôi.
 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
595
Động cơ
271,642 Mã lực
Nói gì nói, sau này đọc tài liệu nhiều bên mới thấy các cuộc chiến như thế chiến 2, chiến tranh Triều tiên, chiến tranh Đông dương 1 & 2 cực kỳ ác liệt và người lính Đông Á dũng cảm vô song trong đó có người lính Đại Việt.

Nghĩ bụng tụi ĐNA cỡ như mấy thằng Thái gay hay Hồi mọi không biết có qua nổi một đợt B52 rải thảm không?
Đúng là dũng cảm vô song cụ ạ. Mãi năm 2016 em mới lên Điện Biên Phủ, thăm đồi A1, viếng nghĩa trang liệt sỹ vào lúc chạng vạng tối. Em cứ hình dung đồi A1 nó lớn lắm, nhưng không phải thế. Chiến hào ta và địch cách nhau chỉ độ một vài chục mét và chiến đấu giằng co, giành đi giật lại cả tháng trời. Theo số liệu của mình thì tại Điện Biên Phủ có hơn 4000 chiến sỹ Việt Minh hy sinh, trong đó tại đồi A1 tới hơn 1000 người. Đúng là máu trộn bùn non.

Cũng phục dân công mình. Khi chưa lên Điện Biên, em cứ nghĩ qua đèo Pha Đin là địa hình hết hiểm trở. Nhưng không, vẫn đèo dốc suốt từ Tuần Giáo đến Điện Biên và phương tiện chủ yếu để tiếp tế cho chiến trường là xe thồ. Còn một chuyện nữa cần phải điểm lại là sự đóng góp to lớn của Thanh Hóa cho chiến dịch Điện Biên Phủ, cả bộ đội chiến đấu, dân công đến gạo và thực phẩm.

Bây giờ thời gian đã lùi đủ xa thì em thấy cách tiếp cận và ứng xử của Việt Nam và người Pháp sau trận chiến này về tổng thể là ổn. Cái mà em tiếc là trong quá trình phát triển thành phố Điện Biên Phủ, mình giữ lại được ít chứng tích quá. Nếu mà nhận thức được sớm hơn thì người Việt lên Điện Biên đỡ bị hẫng hụt và có thể thu hút được nhiều hơn du lịch cho cả ta và tây.
 

NguyenMinhNgoc

Xe tăng
Biển số
OF-90161
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
1,577
Động cơ
549,934 Mã lực
Đây là cách đưa chuyện lịch sử của Ngao5 : lập lờ dối trá để đánh tráo sự thật.

Phan văn Thứ không tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Bởi vì:

chiến dịch Điện Biên Phủ là của người Việt Nam chống lại quân Pháp xâm lược.
Còn ở phía Pháp gọi là cụm cứ điểm phòng thủ ... viết tắt là GONO

Phan Văn Thứ chỉ tham gi vào đoàn quân vác cờ trắng ở ảnh dưới =))

Ngao5 cũng chỉ là loại lấy 1 phần sự thật gắn ghép để tô son trát phấn cho bọn đu càng
Cụ Ngao là người thế nào, cụ là người thế nào, anh em theo dõi lâu trong of hiểu cả, cụ vin vào vài câu chữ để nói xấu cụ Ngao, chụp mũ chính trị... theo kiểu văn tự ngục, CA trị... chỉ thêm xấu mặt cụ, chứ không thể khiến anh em hiểu sai về cụ Ngao.
Những tư liệu cụ Ngao cung cấp thật quý, tự chúng nói lên vấn đề, không cần thêm nhiều bình loạn thiếu hiểu biết.
Phải là người yêu thích lịch sử, yêu thích sự thật đến mức nào mới có thể dành tâm lực để sưu tầm tư liệu như cụ Ngao. Trong of này, người lao động miệt mài và đáng kính như cụ Ngao chắc chỉ có một.
Cụ không nên đả kích cá nhân cụ Ngao như vậy. Tranh luận,cung cấp tư liệu, cmt đàng hoàng... xin cụ cứ tiếp tục. Và nhớ là copy bài từ đâu nên dẫn nguồn, đừng làm như là bài viết của mình, cụ nhóe.
 

NguyenMinhNgoc

Xe tăng
Biển số
OF-90161
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
1,577
Động cơ
549,934 Mã lực
Em chỉ nói cho cụ 1 điều này, sau năm 1954 mặc dù trao trả quyền độc lập cho các dân tộc thuộc địa , nhưng nước Pháp vẫn bắt các nước được trao trả độc lập đấy hàng năm phải đóng cho nước Pháp 1 khoản "thuế thuộc địa" như kiểm mua quyền độc lập.

Mỗi 1 năm, nước Pháp thu khoảng 500 tỷ USD từ thuế thuộc địa từ ngày đấy đến tận bây giờ



Có thể bạn chưa biết : Hiện nay 14 nước châu phi vẫn phải đang chịu thứ thuế gọi là thuế thuộc địa, hằng năm phải cống nộp cho Pháp.

Pháp từng là một nhà nước thực dân, và đến giờ vẫn là một nhà nước Thực dân. Theo như trang Silonafriaca cho biết : Tính tới nay, 14 nước châu Phi vẫn phải tiếp tục trả thuế Thuộc địa cho Pháp. Thuế thuộc địa ? Thật không thể tin được ở thế kỷ 21 vẫn còn có thứ được gọi là « Thuế thuộc địa », mà không thấy Liên hiệp quốc hay Tòa án quốc tế can thiệp. (Có thể đọc thêm tại đây : http://www.siliconafrica.com/france-colonial-tax/ )

Như chúng ta đều biết, Pháp đã tới thiết lập chế độ thuộc địa ở châu Phi từ khá sớm, và tất nhiên, Pháp đã xây dựng nhiều công trình xã hội tại đây. Tuy nhiên giới tinh hoa châu Phi không hề muốn làm thuộc địa của Pháp mãi mà họ muốn được tự do.

Vào năm 1958, Sekou Toure tại Guine đã quyết định thoát khỏi chế độ thuộc địa của đế quốc Pháp, giới quan chức thuộc địa tại Paris vô cùng tức giận và bộ máy lãnh đạo thuộc địa tại Guinea đã phá huỷ gần hết tất cả mọi thứ mà quốc gia này có bằng cái lý đó là chúng tới từ những lợi ích của chế độ thuộc địa. Ba nghìn người Pháp rời khỏi quốc gia này, mang đi tất cả mọi tài sản của họ, phá huỷ mọi thứ có không thể di chuyển như trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, xe kéo bị đập nát, ngựa, bò bị giết, lương thực bị đốt hoặc đổ thuốc độc. Mục đích của việc này đó là gửi một lời đe doạ tới các quốc gia châu Phi khác, nếu họ cũng làm tương tự như Guinea thì cái giá phải trả rất cao ( Pháp từng muốn làm điều này với VN nhưng không thành )

Dần dần, nỗi sợ lan tràn trong giới tinh hoa châu Phi và không có một ai dám hành động dũng cảm như Sekou Toure, một người với tuyên ngôn “Chúng ta thà tự do trong nghèo đói còn hơn giàu có trong nô lệ.”

Sylvanus Olympio, vị tổng thống đầu tiên của Cộng hoà Togo, một quốc gia nhỏ bé ở tây Phi, đã tìm ra cách trung hoà cho vấn đề. Ông không muốn quốc gia của mình tiếp tục chịu sự áp bức của Pháp, do đó ông từ chối ký vào hiệp ước tiếp tuộc làm thuộc địa do De Gaule đề nghị, mà thay vào đó ông đồng ý trả một khoản nợ hàng năm cho cái gọi là lợi ích mà Togo có được từ chế độ thuộc địa. Đó chính là những điều kiện duy nhất để cho Pháp không phá huỷ quốc gia này trước khi rời đi.

Tuy nhiên, cái giá mà nước Pháp tính toán ra quá lớn (gần 40% ngân sách quốc Togo trong năm 1963). Có thể nói, đó là bước đầu tiên dẫn đến hình thức Thuế thuộc địa mà chúng ta đã biết ở trên.Tình thế tài chính của vị tổng thống Togo mới lên này quả thực rất không ổn định, cho nên để thoát ra khỏi tình trạng này, Olympio đã quyết định ra khỏi đồng tiền chung thuộc địa Pháp FCFA, và phát hành một đồng tiền cho chính Togo.Vào ngày 13 tháng 1 năm 1963, chỉ 3 ngày sau khi ông ta bắt đầu in tiền, một nhóm lính được Pháp hậu thuẫn đã giết vị tổng thống đầu tiên của nền cộng hoà Togo.Tương tự như Olympio là trường hợp của Modiba Keita, tổng thống đầu tiên của nền cộng hoà Mali.

Danh sách những vị tổng thống của châu Phi bị Pháp ám sát gồm có:
David Dacko, 1-1-1966, Cộng hoà Trung Phi
Maurice Yameogo, 3-1-1966, Cộng hoà Thượng Volta
Hubert Maga, 26-11-1972, Cộng hoà Benin
Trên thực tế, trong vòng 50 năm qua, có khoảng 67 cuộc binh biến xảy ra tại 26 quốc gia châu Phi, 16 trong đó đã từng là thuộc địa Pháp.

Người ta áng chừng Pháp đang giữ khoảng 500 tỉ đô la từ các quốc gia châu Phi tại kho bạc của Pháp, và sẽ dùng mọi giá để chống lại bất cứ ai để lộ thông tin thất thiệt này về quá khứ của thời đế quốc.

Pháp chỉ cho phép họ tiếp cận 15% số tiền mỗi năm. Nếu họ cần nhiều hơn, họ phải vay từ chính 65% tiền của họ trong Kho bạc Pháp vởi tỉ giá thương mại.

Khó khăn hơn, Pháp còn thiết lập mức trần lên số tiền mà các quốc gia châu Phi cần mượn từ dự trữ. Mức trần hiện tại là 20% thu nhập công trong năm trước đó.

Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac gần đây đã nói về đồng tiền của các quốc gia châu Phi trong các ngân hàng Pháp. Đây là một video mà ông ta đã nói về mô hình bóc lột các quốc gia châu Phi của Pháp: Chúng ta phải thành thực và thừa nhận rằng một phần lớn lượng tiền từ ngân hàng của chúng ta tới từ việc bóc lột châu Phi.

11 điểm chính trong Hiệp ước Thuộc địa kể từ những năm 1950 gồm :

1. Nợ thuộc địa để trả ơn mẫu quốc
2. Trưng dụng dự trữ quốc gia một cách tự động
3. Quyền từ chối đầu tiên đối với bất kỳ một tài nguyên thiên nhiên hay tài nguyên thô được khám phá tại châu Phi. Pháp có quyền dầu tiên mua bất kỳ một tài nguyên thiên nhiên nào được tìm thấy tại các quốc gia cựu thuộc địa của nó. Chỉ sau khi Pháp nói: « Tôi không cần, » thì các quốc gia châu Phi mới được đi tìm kiếm các đối tác khác.
4. Đấu giá công trình công được ưu tiên cho các công ty của Pháp
5. Độc quyền cung cấp vũ khí khí tài và đào tạo sĩ quan quân đội
6. Quyền can thiệp quân sự để bảo vệ lợi ích của nó.Khi Tổng thống Laurent Gbagbo của Bờ Biển Ngà cố gắng thoát ra khỏi sự bóc lột của người Pháp, Pháp đã tổ chức một cuộc binh biến. Trong một quá trình đá Gbagbo, xe tăng Pháp, trực thăng, đặc nhiệm đã can thiệp thẳng vào cuộc tranh chấp, tiêu diệt nhiều dân thường.

Không dừng lại ở đó, Pháp đã áng chừng rằng cộng đồng kinh doanh Pháp đã mất vài tỉ đô la khi vội vã rút khỏi Abidjan trong năm 2006, quân đội Pháp đã tàn sát 65 dân thường và làm bị thương 1,200 người khác.

Sau khi Pháp thực hiện đảo chính thành công, và chuyển giao chính quyền cho Alassane Outtara, Pháp yêu cầu chinh quyền của Ouattara trả nợ chi phí chiến tranh cho cộng đồng doanh nghiệp Pháp bởi những gì họ đã mất trong cuộc nội chiến.
Và thực vậy, chính quyền của Ouattara đã phải trả gấp đôi những gì Pháp nói là Pháp đã mất khi tháo chạy.

7. Bắt buộc dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính thức và là ngôn ngữ trong nhà trường
8. Bắt buộc phải dùng đồng franc thuộc địa FCFA
9. Bắt buộc gửi cho Pháp cân đối tài chính hằng năm và báo cáo dự trữ hàng năm
10. Tuyên bố không được liên minh quân sự với bất kỳ quốc gia nào trừ khi được Pháp cho phép
11. Bắt buộc đồng minh với Pháp trong thời chiến hoặc khủng hoảng
Bài viết này của cụ có phải copy từ đây không?
http://tuanbaovannghetphcm.vn/60-nam-doc-lap-chau-phi-van-la-con-bo-sua-nuoi-beo-nuoc-phap-so-514/
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Cụ Ngao là người thế nào, cụ là người thế nào, anh em theo dõi lâu trong of hiểu cả, cụ vin vào vài câu chữ để nói xấu cụ Ngao, chụp mũ chính trị... theo kiểu văn tự ngục, CA trị... chỉ thêm xấu mặt cụ, chứ không thể khiến anh em hiểu sai về cụ Ngao.
Những tư liệu cụ Ngao cung cấp thật quý, tự chúng nói lên vấn đề, không cần thêm nhiều bình loạn thiếu hiểu biết.
Phải là người yêu thích lịch sử, yêu thích sự thật đến mức nào mới có thể dành tâm lực để sưu tầm tư liệu như cụ Ngao. Trong of này, người lao động miệt mài và đáng kính như cụ Ngao chắc chỉ có một.
Cụ không nên đả kích cá nhân cụ Ngao như vậy. Tranh luận,cung cấp tư liệu, cmt đàng hoàng... xin cụ cứ tiếp tục. Và nhớ là copy bài từ đâu nên dẫn nguồn, đừng làm như là bài viết của mình, cụ nhóe.
Em trích dẫn rõ ràng, bằng chứng cụ thể từ chính bài viết trong thớt, không bịa đặt để cụ có thể bảo em là đả kích cá nhân.

Với lịch sử, cần rõ ràng minh bạch chứ không thể lập lờ theo kiểu |từng tham dự chiến dịch Điên Biên". Chiến dịch Điên Biên là tên của VNDCCH còn phía Pháp là trận phòng thủ cụm tập đoàn cứ điểm. Rõ ràng là sự lập lờ để đánh tráo khái

Ngao5 là người có tuổi chứ không phải là đứa trẻ trâu mà có thể phạm các sai lầm cơ bản như thế. Việc làm đấy chỉ chứng tỏ ông ta là người đang có tình bẻ sử.
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
8,019
Động cơ
248,611 Mã lực
Tuổi
51
Về cơ bản cụ Thỏ nói đúng. Đến mùa khô năm 1953, 2 bên đều có dự định đánh 1 trận lớn để tạo bước chuyển mới trong chiến tranh. Ban đầu ta định đánh Nà Sản cơ, nhưng Pháp rút lui. Cụ Giáp đang chưa biết mở chiến dịch mùa khô ở đâu, thì may quá, Pháp lập cứ điểm ĐBP.
Điện Biên Phủ là vị trí quyết chiến, nhưng ngoài dự định ban đầu của cả 2 bên. Pháp ban đầu chỉ định lập 1 cứ điểm nhỏ ở đây để bảo vệ Thượng Lào. Ta điều quân định nhổ cứ điểm này. Pháp tăng quân lên, biến ĐBP thành con nhím xù lông, nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta. Cuối cùng, không hẹn mà gặp, cả 2 bên quyết định chiến ở 1 nơi không định trước.
Tháng 1/1953, Pháp chắc mẩm ta sẽ đánh nhanh thắng nhanh, mừng rơn; chứ trước đó, Pháp chỉ lo ta không đánh ĐBP. May cụ Giáp sáng suốt, chuyển sang đánh chắc thắng chắc, chứ không 3 đại đoàn chắc chỉ còn 3 tiểu đoàn
Em bổ sung thêm vài chi tiết mà em đọc được trong mấy cuốn sách lưu hành nội bộ quân đội.
Theo như mấy cuốn sách đó, ban đầu Pháp định lập cứ điểm ko phải ở Điện Biên, mà là ở Nà Sản, nhưng là cứ điểm nhỏ thôi ( nguyên nhân như thế nào em quên rồi ). Tướng Giáp ngay lập tức nhận định cái kiểu cứ điểm này là một thách thức lớn cho Việt Minh, vì bộ đội ko có kinh nghiệm đánh đồn lũy kiên cố, cũng như hoàn toàn ko có kinh nghiệm hiệp đồng binh chủng ( pháo binh và bộ binh ). Nhưng ông đã lợi dụng cái bất lợi để chuyển thành cái có lợi, bằng cách điều một số đơn vị lên đánh Nà Sản.
Thực tế trận đánh cho thấy là bộ đội hoàn toàn thất bại khi đánh Nà Sản, tướng Giáp cuối cùng chỉ chiếm được Nà Sản sau khi Pháp đã rút lui ( một cách dễ dàng, êm thấm và ko thiệt hại gì đáng kể ). Nhưng tướng Giáp đã lập tức rút ra những bài học cần thiết để đánh Điện Biên sau này, và thực tế cho thấy ông đã vận dụng những bài học đó một cách triệt để và vô cùng hiệu quả.
Chủ trương đánh chắc tiến chắc được đại tướng quyết định dựa trên kết quả trinh sát và tầm nhìn xa của ông. Ban đầu, con số binh lực hỏa lực của Pháp ko quá nhiều, nên ông đề ra chủ trương đánh nhanh thắng nhanh. Nhưng khi quân ta chuẩn bị nổ súng, ông nhận được những báo cáo mới nhất cho thấy có khả năng quân Pháp đã được tăng cường lực lượng đáng kể. Các báo cáo đó ko đầy đủ, vì vậy tướng Giáp đã phải suy nghĩ rất lâu và ra quyết định dựa trên kinh nghiệm trận mạc và trực giác thiên tài là chính.
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Em bổ sung thêm vài chi tiết mà em đọc được trong mấy cuốn sách lưu hành nội bộ quân đội.
Theo như mấy cuốn sách đó, ban đầu Pháp định lập cứ điểm ko phải ở Điện Biên, mà là ở Nà Sản, nhưng là cứ điểm nhỏ thôi ( nguyên nhân như thế nào em quên rồi ). Tướng Giáp ngay lập tức nhận định cái kiểu cứ điểm này là một thách thức lớn cho Việt Minh, vì bộ đội ko có kinh nghiệm đánh đồn lũy kiên cố, cũng như hoàn toàn ko có kinh nghiệm hiệp đồng binh chủng ( pháo binh và bộ binh ). Nhưng ông đã lợi dụng cái bất lợi để chuyển thành cái có lợi, bằng cách điều một số đơn vị lên đánh Nà Sản.
Thực tế trận đánh cho thấy là bộ đội hoàn toàn thất bại khi đánh Nà Sản, tướng Giáp cuối cùng chỉ chiếm được Nà Sản sau khi Pháp đã rút lui ( một cách dễ dàng, êm thấm và ko thiệt hại gì đáng kể ). Nhưng tướng Giáp đã lập tức rút ra những bài học cần thiết để đánh Điện Biên sau này, và thực tế cho thấy ông đã vận dụng những bài học đó một cách triệt để và vô cùng hiệu quả..
Sau này đội tiền trạm nghiên cứu chiến trường ĐBP có ghé qua Nà Sản xem xét, kiểm tra lý do tại sao ta không chiếm được.

Nà Sản và ĐBP không phải là căn cứ phòng thủ như bình thường mà nó tách biệt với hậu phương, nếu thua thì toàn quân bị tiêu diệt, không có đường rút.
Tướng Giáp trước khi tấn công ĐBP cũng bảo đảm là địch không thể tháo chạy, và nhờ 2 át chủ bài có tính bất ngờ lần đầu tiên xuất hiện là trung đoàn pháo binh và trung đoàn pháo cao xạ.
 

mihkun

Xe điện
Biển số
OF-173291
Ngày cấp bằng
23/12/12
Số km
2,457
Động cơ
367,826 Mã lực
Em bổ sung thêm vài chi tiết mà em đọc được trong mấy cuốn sách lưu hành nội bộ quân đội.
Theo như mấy cuốn sách đó, ban đầu Pháp định lập cứ điểm ko phải ở Điện Biên, mà là ở Nà Sản, nhưng là cứ điểm nhỏ thôi ( nguyên nhân như thế nào em quên rồi ). Tướng Giáp ngay lập tức nhận định cái kiểu cứ điểm này là một thách thức lớn cho Việt Minh, vì bộ đội ko có kinh nghiệm đánh đồn lũy kiên cố, cũng như hoàn toàn ko có kinh nghiệm hiệp đồng binh chủng ( pháo binh và bộ binh ). Nhưng ông đã lợi dụng cái bất lợi để chuyển thành cái có lợi, bằng cách điều một số đơn vị lên đánh Nà Sản.
Thực tế trận đánh cho thấy là bộ đội hoàn toàn thất bại khi đánh Nà Sản, tướng Giáp cuối cùng chỉ chiếm được Nà Sản sau khi Pháp đã rút lui ( một cách dễ dàng, êm thấm và ko thiệt hại gì đáng kể ). Nhưng tướng Giáp đã lập tức rút ra những bài học cần thiết để đánh Điện Biên sau này, và thực tế cho thấy ông đã vận dụng những bài học đó một cách triệt để và vô cùng hiệu quả.
Chủ trương đánh chắc tiến chắc được đại tướng quyết định dựa trên kết quả trinh sát và tầm nhìn xa của ông. Ban đầu, con số binh lực hỏa lực của Pháp ko quá nhiều, nên ông đề ra chủ trương đánh nhanh thắng nhanh. Nhưng khi quân ta chuẩn bị nổ súng, ông nhận được những báo cáo mới nhất cho thấy có khả năng quân Pháp đã được tăng cường lực lượng đáng kể. Các báo cáo đó ko đầy đủ, vì vậy tướng Giáp đã phải suy nghĩ rất lâu và ra quyết định dựa trên kinh nghiệm trận mạc và trực giác thiên tài là chính.
Em nghĩ cụ nên đọc thêm các sách dịch hay có thể thì nguyên bản tiếng Pháp hoặc Anh các loại hồi ký về chiến tranh Đông Dương. Có rất nhiều tác giả: Navarre, Bigeard, Lucien Bodard... sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn. Mỗi nguồn tài liệu đều có những hạn chế nhất định bởi chủ quan của người viết, chưa kể các loại tài liệu mang tính tuyên truyền thì thường có cái nhìn coi thường đối phương và tâng bốc bản thân một cách thái quá.
Đọc nhiều tài liệu, cụ sẽ thấy sức mạnh của quân Pháp, thấy sự gay go và khó khăn thực sự mà Việt Minh phải đương đầu rồi qua đó mới thấy được cái tài giỏi của họ. Nên nhớ là quân đội chúng ta lúc đó hoàn toàn mới hình thành, để đến được Điện Biên thì đã có rất rất nhiều máu phải đổ xuống chỉ để có kinh nghiệm cho những lần sau.
 

lekimcuong

Xe tăng
Biển số
OF-199370
Ngày cấp bằng
23/6/13
Số km
1,488
Động cơ
334,284 Mã lực
Ông tướng Pháp bị các Ngài Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo của ta nhập vào xui dại mang quân lên DBP từ bỏ thế mạnh của vũ khí hiện đại khác gì đưa kị binh vào đầm lầy đánh với thuyền mủng.
Chiến thắng này thể hiện sức mạnh linh thiêng của tổ tiên Đại Việt.
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
8,019
Động cơ
248,611 Mã lực
Tuổi
51
Em nghĩ cụ nên đọc thêm các sách dịch hay có thể thì nguyên bản tiếng Pháp hoặc Anh các loại hồi ký về chiến tranh Đông Dương. Có rất nhiều tác giả: Navarre, Bigeard, Lucien Bodard... sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn. Mỗi nguồn tài liệu đều có những hạn chế nhất định bởi chủ quan của người viết, chưa kể các loại tài liệu mang tính tuyên truyền thì thường có cái nhìn coi thường đối phương và tâng bốc bản thân một cách thái quá.
Đọc nhiều tài liệu, cụ sẽ thấy sức mạnh của quân Pháp, thấy sự gay go và khó khăn thực sự mà Việt Minh phải đương đầu rồi qua đó mới thấy được cái tài giỏi của họ. Nên nhớ là quân đội chúng ta lúc đó hoàn toàn mới hình thành, để đến được Điện Biên thì đã có rất rất nhiều máu phải đổ xuống chỉ để có kinh nghiệm cho những lần sau.
Rất tiếc là bây giờ em ko có dịp đọc nữa bác ạ, cơm áo gạo tiền quay cuồng quá.
Tuy em chỉ đọc sách của một phía, nhưng em nhận thấy những sách lưu hành nội bộ quân đội cũng ít mang tính tuyên truyền như các sách xuất bản đại chúng. Khi đọc em cũng có suy luận xem chi tiết nào gần với thực tiễn hơn và chi tiết nào mang tính tuyên truyền là chính. Mấy sách đó cũng ít dùng những chữ như " thực dân ", " đế quốc ", " sự lãnh đạo của Đảng "... mà tập trung chủ yếu vào các chi tiết, diễn biến trên chiến trường.
Trong mấy sách em đọc cũng có một chi tiết mà em nghĩ ít nhất là rất gần với sự thực, là sau trận Điện Biên, quân Pháp đầu hàng, nhưng Việt Minh cũng tổn thất nặng. Tổn thất không phải chỉ ở số người đã chết mà còn là ở chỗ lương thực, thuốc men đều cạn kiệt. Người chiến thắng lẫn tù binh phải chia sẻ với nhau khẩu phần lương thực vô cùng ít ỏi và thuốc men rất hạn chế. Không ít thương binh của 2 bên đã bỏ mạng vì thiếu thuốc men, một số nữa bỏ mạng vì bị thương, nhiễm bệnh rồi không đủ lương thực để phục hồi sức lực. Dựa vào mấy chi tiết này em nghĩ mấy cuốn sách đó cũng có độ tin cậy ít nhiều.
 

cụ nhớn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-342002
Ngày cấp bằng
8/11/14
Số km
806
Động cơ
282,019 Mã lực
Đúng là dũng cảm vô song cụ ạ. Mãi năm 2016 em mới lên Điện Biên Phủ, thăm đồi A1, viếng nghĩa trang liệt sỹ vào lúc chạng vạng tối. Em cứ hình dung đồi A1 nó lớn lắm, nhưng không phải thế. Chiến hào ta và địch cách nhau chỉ độ một vài chục mét và chiến đấu giằng co, giành đi giật lại cả tháng trời. Theo số liệu của mình thì tại Điện Biên Phủ có hơn 4000 chiến sỹ Việt Minh hy sinh, trong đó tại đồi A1 tới hơn 1000 người. Đúng là máu trộn bùn non.

Cũng phục dân công mình. Khi chưa lên Điện Biên, em cứ nghĩ qua đèo Pha Đin là địa hình hết hiểm trở. Nhưng không, vẫn đèo dốc suốt từ Tuần Giáo đến Điện Biên và phương tiện chủ yếu để tiếp tế cho chiến trường là xe thồ. Còn một chuyện nữa cần phải điểm lại là sự đóng góp to lớn của Thanh Hóa cho chiến dịch Điện Biên Phủ, cả bộ đội chiến đấu, dân công đến gạo và thực phẩm.

Bây giờ thời gian đã lùi đủ xa thì em thấy cách tiếp cận và ứng xử của Việt Nam và người Pháp sau trận chiến này về tổng thể là ổn. Cái mà em tiếc là trong quá trình phát triển thành phố Điện Biên Phủ, mình giữ lại được ít chứng tích quá. Nếu mà nhận thức được sớm hơn thì người Việt lên Điện Biên đỡ bị hẫng hụt và có thể thu hút được nhiều hơn du lịch cho cả ta và tây.
Con số thương vong thực sự khó kiểm chứng nhưng tôi nghĩ phía VN rất cao vì địa thế quân Pháp trong lô cốt bắn ra. TRong khi đó chúng ta không có tăng thiết giáp chắn đạn mở đường. Toàn dùng sức người xung phong. Sau có chiến thuật đào hào dũi đất thương vong mới giảm đi. Nhưng đánh lên đồi thì vẫn phơi lưng ra. Ngoài ra còn thương vong do không quân Pháp đánh phá liên tục, đặc biệt các tuyến và các nút giao thông như ngã ba Cò Nòi.

Tôi lên ĐB 2 lần. Lần 2 đúng vào dịp báo chí đang chửi um lên về cái tượng Chiến sĩ ĐB bỉ rỉ bét. Lên tận nơi xem thì tượng bị nghiêng và rỉ, mục nhiều chỗ, nước rỉ đồng chảy ra vì đồng nhiều tạp chất quá. Đồi D1 thì nứt toác ngoằn ngoèo. Lúc đó ngán ngẩm kiểu thi công vừa làm vừa ăn cắp của bọn nào đó. Tượng thì xấu điên đảo. Chắc thằng điêu khắc đỗ vớt trường mỹ thuật Yết kiêu.
 

Realred

Xe tăng
Biển số
OF-371261
Ngày cấp bằng
23/6/15
Số km
1,107
Động cơ
250,356 Mã lực
Đúng là dũng cảm vô song cụ ạ. Mãi năm 2016 em mới lên Điện Biên Phủ, thăm đồi A1, viếng nghĩa trang liệt sỹ vào lúc chạng vạng tối. Em cứ hình dung đồi A1 nó lớn lắm, nhưng không phải thế. Chiến hào ta và địch cách nhau chỉ độ một vài chục mét và chiến đấu giằng co, giành đi giật lại cả tháng trời. Theo số liệu của mình thì tại Điện Biên Phủ có hơn 4000 chiến sỹ Việt Minh hy sinh, trong đó tại đồi A1 tới hơn 1000 người. Đúng là máu trộn bùn non.

Cũng phục dân công mình. Khi chưa lên Điện Biên, em cứ nghĩ qua đèo Pha Đin là địa hình hết hiểm trở. Nhưng không, vẫn đèo dốc suốt từ Tuần Giáo đến Điện Biên và phương tiện chủ yếu để tiếp tế cho chiến trường là xe thồ. Còn một chuyện nữa cần phải điểm lại là sự đóng góp to lớn của Thanh Hóa cho chiến dịch Điện Biên Phủ, cả bộ đội chiến đấu, dân công đến gạo và thực phẩm.

Bây giờ thời gian đã lùi đủ xa thì em thấy cách tiếp cận và ứng xử của Việt Nam và người Pháp sau trận chiến này về tổng thể là ổn. Cái mà em tiếc là trong quá trình phát triển thành phố Điện Biên Phủ, mình giữ lại được ít chứng tích quá. Nếu mà nhận thức được sớm hơn thì người Việt lên Điện Biên đỡ bị hẫng hụt và có thể thu hút được nhiều hơn du lịch cho cả ta và tây.
Ông nội em cũng tham gia dân công tải gạo từ Thanh Hoá giai đoạn này, không biết cụ đến được Điện Biên chưa. Hồi em còn nhỏ tí nghe cụ kể, tiếc là giờ cụ 101 tuổi rồi cũng không còn nhớ để kể lại nữa.
 

Xichlo0banh

Xe tăng
Biển số
OF-534086
Ngày cấp bằng
26/9/17
Số km
1,244
Động cơ
-61,242 Mã lực
Tuổi
52
Ngày xưa chẳng cần đoánh, cho dân chia lô làm nhà phút mốt hết mấy quả đồi!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top