- Biển số
- OF-33715
- Ngày cấp bằng
- 22/4/09
- Số km
- 32,656
- Động cơ
- 906,954 Mã lực
Để bào chữa cho việc Mỹ rải thảm Khâm Thiên và khu tập thể An Dương!Haizzz, cụ nhìn thế nào ra Khâm Thiên gần sb Bạch Mai thế ?!
Để bào chữa cho việc Mỹ rải thảm Khâm Thiên và khu tập thể An Dương!Haizzz, cụ nhìn thế nào ra Khâm Thiên gần sb Bạch Mai thế ?!
Mũ rơm là bắt buộc giống mũ bh khi đi xm bây giờ. Nhưng mũ em bé tý, không có cái vành rộng thế kia. Với lại cái nắp hố cá nhân bằng bê tông kia chỉ trên phố và thời 79 mới có chứ dưới quê em( gần trọng điểm đánh phá cầu Phú Lương) không có. Phổ biến hố đào vào đất để trống, khu gần trường học hay trạm xá, ủy ban thì có thêm cái " con cúi" rơm tết và buộc lại nhiều vòng như cái mẹt đậy lên thôi chứ không có nắp bê tông như trong ảnh.Vậy quả mũ rơm với nhảy hầm trú như này chắc cụ cũng chả care
Vâng, cho em chia sẻ điều này. Buồn thật. Nhưng ít người biết, truyền thông không hay, vì đó không phải khu vực thành thị. Mong mọi người được siêu thoát!Nhà tôi ở bát tràng trở lên. Những ngày B52 bỏ bom thì ngày nào cũng là ngày giỗ trận, nhà tôi 22/12/1972 tức ngày 17/11.
HÌnh như họ định hạ giải cái nhà này để thay vào đó cái mô hình triều đình gì đó mà không ai rõ ngang dọc như thế nào.Căn hầm mà báo viết "căn hầm chỉ huy tác chiến 12 ngày đêm đánh B52 ở Hà Nội" tên là D67 ở sát phòng họp Bộ Tổng tham mưu Quân đội NDVN, ngay trong Hoàng Thành HN.
Căn hầm này là D-67, chống bom nguyên tử do Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng, hoàn thành 1967 (xây dựng cũng hết sức bí mật)
Căn hầm này sâu 34 mét, nhưng người tham quan chỉ xuống được tầng 1, sâu 8-10 mét thôi. Do là hầm chống bom nguyên tử nên thiết kế không rộng. Nơi đây là hầm trú ẩn cho các lãnh đạo Việt Nam, và tầng 1 là Sở chỉ huy của Bộ Tổng Tham Mưu.
Tất nhiên trong chiến tranh thì Bộ Tổng tham mưu là cao nhất, nhưng đó là Sở chỉ huy chiến lược.
Sở chỉ huy tác chiến phòng không cần phải có nhiều máy móc, tiêu đồ mica theo dõi máy bay ta và địch và rất nhiều ăn ten. D-67 không có những thứ đó.
Theo tôi biết ít nhất có 2 căn hầm chỉ huy của Bộ Tư lệnh Phòng không-Không quân
1. Sở chỉ huy 1 nằm ở Sân bay Bạch Mai với những toà nhà nổi và hầm ngầm. 2. Sở chỉ huy 2 nằm ở hang đá gần Chùa Trầm, Chương Mỹ, Hà Tây cũ, gần cơ sở dự phòng của Đài phát thanh "Tiếng nói Việt Nam" (cũng trong hang đá), không chung nhau
Cả hai Sở chỉ huy phòng không hoạt động song song, nếu địch đánh chỗ này thì chỗ kia vẫn hoạt động.
Lường trước B-52 sẽ nhắm vào Sở chỉ huy chính ở Bạch Mai, nên đêm 18/12/1972, Sở chỉ huy "chùa Trầm" do một Phó Tư Lệnh trực ban (hình như Trần Phương). Rạng sáng 19/12, ông Phùng Thế Tài, Tư lệnh phòng không -không quân tới thị sát Sở chỉ huy này và buông lời chê trách vì bắn phí phạm tên lửa mà không hiệu quả. Sở chỉ huy chùa Trầm có từ 1 đến 200 người thay phiên nhau 3 ca 24/24 làm việc, không kể lực lượng hỗ trợ bên ngoài như lái xe, thợ máy...
Sở chỉ huy Bạch Mai thì chia lô xây nhà cả rồi, nên không có dấu tích
Sở chỉ huy Chùa Trầm, hy vọng còn, nhưng phục chế lại mất công
D67 thì tiện đường bà con tham quan
View attachment 7568015
Sở chỉ huy phòng không không quân ở Sân bay Bạch Mai bị B-52 ném bom
Sở chỉ huy Chùa Trầm em không có hình ảnh
Bọn em đi cưa về đục bằng cái " trạm" làm thành hình dao gọt hoa quả. Nói chung chơi thôi chứ không sắc bằng dao cau của các cụ. Các đoạn trục bằng thép trắng có các bậc đường kính trụ to nhỏ khác nhau lấy được khá nhiều. Lúc ấy chả biết nó ở bộ phận gì. Dây điện xanh đỏ cả búi với các đầu cắm nối dạng trụ có bậc côn có ngẫng lồng vào nhau mạ đồng hay hk gì đó vàng tróe chứ không như đầu cốt điện bây giờ.Ngày đó dân mình toàn gọi hợp kim xác máy bay này là "Đuy ra", nó nhẹ như nhôm nhưng cứng như thép, không han gỉ, các mối ghép nối phần lớn là đinh tán và bu long đai ốc (bold & nut)
Nay cháu vừa đưa F1 đi bảo tàng chiến thắng B52. Đây là mấy ảnh cháu chụp trong bảo tàng
Các cụ 6x-7x chắc còn nhớ đôi gò ngày xưa? Giờ cho đi thì đau chân lém em thật. Nhìn ảnh hai cậu này em lại nhớ đôi gò, mốt thời đó.
Vàng chóe đó là mạ vàng đấy. Giống như chân ram, chân chíp bây giờ.Bọn em đi cưa về đục bằng cái " trạm" làm thành hình dao gọt hoa quả. Nói chung chơi thôi chứ không sắc bằng dao cau của các cụ. Các đoạn trục bằng thép trắng có các bậc đường kính trụ to nhỏ khác nhau lấy được khá nhiều. Lúc ấy chả biết nó ở bộ phận gì. Dây điện xanh đỏ cả búi với các đầu cắm nối dạng trụ có bậc côn có ngẫng lồng vào nhau mạ đồng hay hk gì đó vàng tróe chứ không như đầu cốt điện bây giờ.
Chỗ em hố tròn nhỏ gọi là hố cá nhân. Hầm rộng có gác tre gỗ và bao cát phía trên cho bốn năm người hay hầm chữ A nổi thì gọi là hầm Tăng- xê.View attachment 7568388
View attachment 7568389
1972 - Em bè ngồi trong hấm tránh bom
View attachment 7568390
1972 - hố phòng không (hồi đó người Việt Nam gọi như thế) hãn hữu có người gọi là hầm trú ẩn
Điều khiển từ chính máy bay đang bay trên mục tiêu cụ ạNhư trên bản đồ thì đa số là bom lượn điều khiển bằng tia lazer!?
Nghi điều khiển bằng cơm quá, vì GPS phải sau 1980 mới có.