- Biển số
- OF-579316
- Ngày cấp bằng
- 15/7/18
- Số km
- 7,914
- Động cơ
- 384,616 Mã lực
4 tuyến đánh HN thì 1 tuyến đánh vào huyện Đông Anh (các ga Yên Viên, ..., kho Đức Giang, nhà máy Kính Nỗ, ...). Tuyến này do bọn B52 bay từ Thái sang, vòng qua Lào đi vào Yên Bái rồi vào Đông Anh. Thả bom xong thì sẽ quặt chếch lên bay ra gần Kép (Bắc Giang) rồi sau đó quặt ngang chạy ra biển.
Ngày 26, Mỹ ghi nhận rụng 3 con, và hỏng nặng 1 con tại Kính Nỗ. Ngoài ra là 1 con khi chạy lên Kép thì bị tên lửa bắn rơi tại Thái Nguyên.
P/s: tuyến đánh vào Đông Anh có vẻ sẽ do kq đóng ở sb Yên Bái đánh chặn; ko hiểu sao đêm 27, cụ PT lại bay từ sb Yên Bái xuống tuyến Sơn La là tuyến đi đánh Hòa Lạc, để tiêu diệt 1 B52 ở bên đó?
Ngày 26, Mỹ ghi nhận rụng 3 con, và hỏng nặng 1 con tại Kính Nỗ. Ngoài ra là 1 con khi chạy lên Kép thì bị tên lửa bắn rơi tại Thái Nguyên.
P/s: tuyến đánh vào Đông Anh có vẻ sẽ do kq đóng ở sb Yên Bái đánh chặn; ko hiểu sao đêm 27, cụ PT lại bay từ sb Yên Bái xuống tuyến Sơn La là tuyến đi đánh Hòa Lạc, để tiêu diệt 1 B52 ở bên đó?
Kính Nỗ là một thôn của xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh. Em đã báo cáo với bác 1 lần về chuyện này rồi ạ.
Uy Nỗ là địa phương ở Hà Nội (cũ) bị Mỹ ném bom nặng nề nhất. Trước bọn em dùng bản đồ vẽ lại từ không ảnh LX cũ chụp thì cánh đồng xã Ut Nỗ và mấy xã lân cận còn chi chít ao nước vốn là hố bom Mỹ.
Khu công nghiệp Đông Anh đình đám 1 thời, ga Đông Anh ở ngã ba đường sắt Yên Viên - Lào Cai và Yên Viên - Quán Triều gắn với một cái đề pô rất lớn, rồi kho xăng quân đội nằm ở xã Uy Nỗ. Gần đấy thì có hệ thống kho tàng lớn gắn với ga Cổ Loa. Vì thế Mỹ nó đánh vào xã Uy Nỗ rất dữ.
Trận địa tên lửa thì nằm ở Dục Tú, gần Cổ Loa và Đại Mạch, gần quốc lộ 23 từ phà Chèm đi Phúc Yên.
Bây giờ đi qua mấy địa danh này thì em thấy hầu như không còn dấu tích chiến tranh. Cũng ít người biết đến Uy Nỗ mới thực sự là cái túi bom Mỹ suốt nhiều năm và cả 12 ngày đêm cuối năm 1972. Khu vực xung quanh sân bay Nội Bài cũng thế. Chiến dịch Linebacker 2 mặc định gắn với Hà Nội, nhưng theo em thì không gian nó rộng hơn nhiều và nội thành Hà Nội khi đó chưa chắc đã là nơi bị Mỹ nó đánh phá dữ dội nhất. Nhưng đó là về mặt vật chất, về ý thức đánh thẳng vào khu vực Thủ Đô thì là đỉnh cao của sự leo thang rồi.
Chỉnh sửa cuối: