- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,512
- Động cơ
- 1,140,076 Mã lực
Vâng bác, mỗi khi mẹ em thồ hàng tiếp tế từ Hà Nội lên chỗ mấy chị em sơ tán thì các con bác chủ nhà đứng ở xa xa, để xem đồ tiếp tế có gì (các anh, các chị, các bạn ấy hẳn rất được muốn một chút cốm can xi chống còi xương của em, ít mỳ sợi, rồi mỳ chính nữa). Nhớ lại thấy thương lắm bác ạ!Tụi em đi sơ tán toàn được ở nhờ nhà dân. Sau này nhà trẻ cơ quan làm riêng cũng làm nhờ trong đất của dân.
Lúc ở chung, anh con trai bác chủ nhà bắt cá rất giỏi. Cứ anh ấy đi bắt cá về, nhá bác ấy kho xong đều mang cho nhà em 1 bát. Tụi em ở Hà Nội về chỉ thỉnh thoảng có mấy viên kẹo hay cái bánh mỳ!
Đấy, rõ mầu mè chưa. Mua máy bay xong cất ở Mỹ, có chuyện gì bơi qua đại dương lấy máy bay về à? Mua Bảo kê là đúng rồi, đem bảo kê đấy ra dọa, nên sợ các cụ áo xanh nhà mình là phải đạo đó.Cả ở Sin và một phần bên mẽo ạ
Em vod rồi nhưng cảm ơn cụ Ngao một lần nữa vì hôm qua em cho thằng cu cháu xem thớt này để học lịch sử, để không bao giờ được quên quá khứ, kể cả khi "lợi ích là vĩnh viễn"View attachment 7575234
26-8-1965, Chủ tịch Hố Chl Minh thăm Trung đoàn 236, Sư đoàn 361, do Đại uý Hồ Sĩ Hữu và Thiếu tá Proskunin (hàng sau) chỉ huy, bằng 3 quả đạn ngày 24-7-1965 bắn rơi 4 máy bay Mỹ trong trận đầu ra quân
Không quân Singapore chia máy bay làm nhiều phần. Bố trí ở tại Sing chỉ có phần vận tải, trực thăng chiến đấu (Apache) và khoảng 1/2 phản lực chiến đấu (F15/16). Các máy bay chiến đấu còn lại gửi ở Pháp, Mỹ, Úc và Thái.
Đất nước hẹp nó có cái bó buộc như vậy.
Đấy, rõ mầu mè chưa. Mua máy bay xong cất ở Mỹ, có chuyện gì bơi qua đại dương lấy máy bay về à? Mua Bảo kê là đúng rồi, đem bảo kê đấy ra dọa, nên sợ các cụ áo xanh nhà mình là phải đạo đó.
Còn về đầu tư, thượng tầng của Sing phần nhiều là người Hoa nên lợi ích là vĩnh viễn, chỗ nào có tiền là chơi. Mà chỗ cần tái thiết, XD đàng hoàng hơn to đẹp hơn thì nhẩy vào là đúng bài rồi, cả bài người Hoa lẫn người Bông Cầy. Mà nhẩy càng sớm càng tốt cũng chuẩn luôn. Vụ Ucraina với Nga oánh nhau chưa xong mà các Hội nghị tái thiết quốc tế đã rần rần rồi mà. Tốt đẹp gì đâu, Làm ăn cả thôi.
Em vod rồi nhưng cảm ơn cụ Ngao một lần nữa vì hôm qua em cho thằng cu cháu xem thớt này để học lịch sử, để không bao giờ được quên quá khứ, kể cả khi "lợi ích là vĩnh viễn"
Người ta tưởng niệm Thượng nghị sĩ McCain vì đóng góp của ông ấy cho BÌNH THƯỜNG HÓA quan hệ Việt - Mĩ, chứ ko phải tưởng niệm giặc lái McCain, thưa cụ.Đúng là Anh hùng lực lượng vũ trang Việt Nam, đợt trc ô giặc lái Mỹ chết có bọn nó còn ra hồ Tây tưởng niệm khóc thương đó!
Em vẫn nhớ ngày bé toàn phải dúi cái que sắt gầy bếp vào lò để nó nóng đỏ rực lên. Xong hàn quai đôi dép móng này.Đôi này thời 83-85 bọn em gọi là "móng" chứ không goih là gò. Giắt cóc balo để cn lượn ra ngoài dt ngày nghỉ. Dép HN mỏng trắng xanh, dép HP dày nặng trắng đục. Đi đất đồi nhiều nhựa ngả màu đỏ quạch thì xuống anh nuôi xin nước gạo ngâm qua đêm, tắm trắng cho đôi móng yêu diện đi tán gái.
Bom nguyên tử chỉ hơn B52 rải thảm ở chỗ sức hủy diệt nhân mạng, hủy diệt cơ sở hạ tầng cao hơn thôi cụ à.Đọc lại em chỉ không tưởng tượng được nếu Mỹ dùng bom nguyên tử tấn công Hà Nội khi đó thì sẽ thế nào. Em không rõ các cụ nhà mình có nguồn tin nào để tự tin là Mỹ sẽ không dùng vũ khí này tấn công Bắc Việt hay không?
Em có khẳng định là nếu Mỹ ném bom nguyên tử thì mình chấp nhận thua hoặc nhường nhiều hơn trên bàn đàm phán đâu nhỉ? Nhưng sức hủy diệt của bom nguyên tử cũng như ảnh hưởng lâu dài sẽ khủng khiếp hơn rất nhiều so với ném bom rải thảm như Mỹ đã làm năm 1972. Vì năm 1972 gần năm 1945 hơn rất nhiều so với bây giờ. Khả năng dùng bom nguyên tử cao hơn nhiều. Dù sao, nếu nhận định có nguy cơ như vậy thì việc phân tán dân cư ra khỏi thành phố lớn... cũng phải chuẩn bị chứ?Bom nguyên tử chỉ hơn B52 rải thảm ở chỗ sức hủy diệt nhân mạng, hủy diệt cơ sở hạ tầng cao hơn thôi cụ à.
Việt Nam khác Nhật, khác Mỹ 1 điểm: Mỹ Nhật mà hy sinh nhiều thì thui chột ý chí chiến đấu. Còn người Việt thì càng hy sinh nhiều, ý chí chiến đấu càng được nâng cao.
Cụ đừng bị tiêm nhiễm bởi cái thứ tư tưởng coi vũ khí, coi kỹ thuật là yếu tố quyết định trong chiến tranh, cụ nhé.
Yếu tố cốt lõi quyết định thắng thua vẫn là ý chí chiến đấu của con người.
Vâng, cụ ko có ý ấy thì em rút lại câu nói.Em có khẳng định là nếu Mỹ ném bom nguyên tử thì mình chấp nhận thua hoặc nhường nhiều hơn trên bàn đàm phán đâu nhỉ? Nhưng sức hủy diệt của bom nguyên tử cũng như ảnh hưởng lâu dài sẽ khủng khiếp hơn rất nhiều so với ném bom rải thảm như Mỹ đã làm năm 1972. Vì năm 1972 gần năm 1945 hơn rất nhiều so với bây giờ. Khả năng dùng bom nguyên tử cao hơn nhiều. Dù sao, nếu nhận định có nguy cơ như vậy thì việc phân tán dân cư ra khỏi thành phố lớn... cũng phải chuẩn bị chứ?
Cụ Hồ nói "Ở Việt Nam, Mỹ sẽ nhất định thua, nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội" vì cụ Hồ biết rõ bản chất Mỹ, B-52 ném bom Hà Nội để khủng bố và giết dân thường sẽ là con bài cuối cùng, chó cùng cắn giậu của Mỹ, sau đó Mỹ hết bài và phải cút. Rồi chúng ta sẽ đánh cho Nguỵ nhào.Đọc lại em chỉ không tưởng tượng được nếu Mỹ dùng bom nguyên tử tấn công Hà Nội khi đó thì sẽ thế nào. Em không rõ các cụ nhà mình có nguồn tin nào để tự tin là Mỹ sẽ không dùng vũ khí này tấn công Bắc Việt hay không?
Em đã voka cụ. Chắc xưa cụ học chuyên hóa quá.O là окислитель tiếng Nga, nghĩa là chất oxi hóa. Loại sử dụng trong S75 là AK20 = acid nitric bốc khói đỏ, với thành phần: 80% HNO3 + 20% N2O4. Theo đánh giá NFPA 704 cho 4 tiêu chí ảnh hưởng sức khỏe (0-4), khả năng cháy (0-4), độ bất ổn định (0-4), nguy hiểm đặc biệt (OX, W, SA) thì HNO3 có các giá trị là (3, 0, 2, OX), N2O4 là (3, 0, 0, OX).
Ghe là горючее tiếng Nga, nghĩa là nhiên liệu. Tên thông thường tiếng Nga của nhiên liệu lỏng này trong S75 là ТГ-02 / Топливо ГИПХ-02 / Самин. ГИПХ là viết tắt của Государственный институт прикладной химии (Viện Hóa học ứng dụng quốc gia, website http://giph.su/). Theo tiêu chuẩn ГОСТ 17147-80 (https://files.stroyinf.ru/Data/140/14006.pdf) thì nhiên liệu này là hỗn hợp 50-52% triethylamine (CH3CH2)3N kỹ thuật (trong đó có lẫn cả diethylamine (CH3CH2)2NH - do chúng cùng ethylamine CH3CH2NH2 đều được sản xuất từ ethanol (C2H5OH) và ammoniac (NH3) với xúc tác alumina (Al2O3)) + 48-50% xylidine [(CH3)2C6H3NH2 - hỗn hợp của 6 đồng phân; với 2 nhóm methyl CH3 ở các vị trí 2,3; 2,4; 2,5; 2,6; 3,4; 3,5 so với nhóm amine bậc nhất NH2]. Các giá trị NFPA 704 cho triethylamine là (3, 3, 0, ). NFPA không có dữ liệu về xylidine, mặc dù theo các thang đánh giá khác thì cả 6 đồng phân đều là chất độc hại cho sức khỏe.
Chính sách của Mỹ lúc đó là rút quân Mỹ về trong danh dự chứ không phải là giành chiến thắng nên ý tưởng dùng nuke bị loại bỏEm có khẳng định là nếu Mỹ ném bom nguyên tử thì mình chấp nhận thua hoặc nhường nhiều hơn trên bàn đàm phán đâu nhỉ? ....
À, em nói thêm một điểm là ý chí chiến đấu của Nhật trong thế chiến 2 là cực kì cao. Cụ đọc lại, xem lại sẽ thấy trận chiến ở những hòn đảo (như Okinawa chẳng hạn), người Nhật đã làm cho người Mỹ phát chán như thế nào dù ưu thế hoàn toàn về quân số và thế trận. Người Nhật (không chỉ binh lính mà cả dân thường) không hề thui chột ý chí chiến đấu dù xác định sẽ thua. Họ không đầu hàng và chấp nhận chết mới thôi. Chính vì thế, Mỹ mới quyết định dùng bom nguyên tử. Họ xác định là Nhật sẽ không đầu hàng nếu Mỹ đổ quân bộ nên đảo Nhật Bản dù người Nhật Bản biết chắc chắn là sẽ thua. Mỹ sợ thương vong quá lớn với quân Mỹ nên mới quyết định dùng bom.Bom nguyên tử chỉ hơn B52 rải thảm ở chỗ sức hủy diệt nhân mạng, hủy diệt cơ sở hạ tầng cao hơn thôi cụ à.
Việt Nam khác Nhật, khác Mỹ 1 điểm: Mỹ Nhật mà hy sinh nhiều thì thui chột ý chí chiến đấu. Còn người Việt thì càng hy sinh nhiều, ý chí chiến đấu càng được nâng cao.
Cụ đừng bị tiêm nhiễm bởi cái thứ tư tưởng coi vũ khí, coi kỹ thuật là yếu tố quyết định trong chiến tranh, cụ nhé.
Yếu tố cốt lõi quyết định thắng thua vẫn là ý chí chiến đấu của con người.
Chả có lương tri nào sất cụ ạ. Tất cả chỉ là cân nhắc thiệt hơn của Nixon thôi.Vâng, cụ ko có ý ấy thì em rút lại câu nói.
Mỹ nó ko dễ để dùng bom nguyên tử đâu cụ à. Nhiều người Mỹ cũng còn chút lương tri. Họ sẽ có tác động.
Nhưng nếu dùng bom nguyên tử, Hà Nội, Hải Phòng có thể chết hàng trăm ngàn người thì ta chấp nhận hy sinh thôi. Sơ tán mãi sẽ mất tiềm lực, dân sẽ thiếu đói quá mức dẫn tới thua trận.
Chết chóc, nghe có vẻ to chuyện, nhưng cũng chỉ là chuyện nhỏ thôi cụ à.
Có lần cháu dẫn tụi Tây về quê Cụ chạy thể thao. Có một bác nông dân vác quốc lên định đánh " tụi Mỹ" mọi người phải ôm khóa bác ấy. Trong đoàn có cậu người Nga biết tiếng Việt mới bảo Bác ấy là " đây toàn người Liên xô", lúc ấy bác ấy mới nguôiKhông biết ông Cụ nhà ta có biết gieo quẻ bấm độn, tiên đoán tương lai không nhề? Chứ từ năm 1965, Cụ đã nói Mỹ chỉ chịu thua sau khi vác B52 ném bom xuống bầu trời Hà Nội. Trời đất ơi Cụ nói như thần. Chịu Cụ thật.
Đêm 26/12/1972, quê ngoại em, Uy Nỗ, Đông Anh cũng dính trận bom. Không biết là nhầm hay chủ đích đánh nhưng chết nhiều lắm, toàn dân thường. Làng bà ngoại em ngày hôm đó giỗ cả làng, nhà nào cũng có người chết vì bom. Trẻ con người già thanh niên gì cũng chết, có nhà còn mất 3-4 người thân một lúc, đau khổ không thể chịu nổi.
Rồi bom đạn cũng lùi xa, giờ đất nước cũng khá là an ổn, chỉ cần chú tâm làm ăn nữa là từ từ khá lên thôi. Cuộc sống giờ tốt hơn xưa không biết bao nhiêu lần.
Có điều thay đổi thế nào thì cũng phải nhớ nỗi đau do chiến tranh gây ra. Để mà tìm mọi cách tránh chiến tranh, tránh bom đạn. Em sinh sau chiến tranh nhưng chỉ cần nhìn bom đạn trên ti vi thôi đã thắt lòng rồi. Quá tàn nhẫn, quá man rợ.