Cụ cứ thần thánh hóa nó thế, VN đóng được cả tàu mấy chục nghìn tấn trở dầu lâu òi. Tàu trọng tải vừa và nhỏ tự thiết kế ngon.
Em BPS 500 bị lỗi thiết kế (cái này cũng mua NN) đi ở sông với ven bờ lúc biển lặng thì được, ra xa sóng nó đánh cho tùng bê luôn
Có khi vậy, vì em ko làm cái nghề tính toán, mô phỏng này gần 10 năm rồi.
Em không liên quan nhiều đến hàng hải/đóng tàu, tuy nhiên có đợt chỗ em làm cũ có exchange với mấy thằng ở dưới mấy cái nhà máy đóng tàu quân sự. Mục đích của nó là đóng tàu tàng hình, mà tàng hình thì bây giờ đa phần các bác đều biết là kết hợp giữa hình dạng + lớp sơn phủ (+ tản nhiệt).
Ngồi gần em có mấy đứa làm cái này, nhưng mà cho máy bay; một đứa làm về cái ống xả của máy bay, đứa kia làm về lớp sơn phủ,...., đâm ra em có thấy mấy cái chúng nó tính toán, mô phỏng và thử nghiệm bằng máy tính. (nhìn chung mấy cái của nợ này nó sẽ đi từ mẫu thật, mô phỏng, thử nghiệm thật, thử nghiệm mô phỏng, điều chỉnh nhiều lần,...., rồi mới đến mẫu thiết kế draft,....)
Về đóng tàu ở Vn, với quân sự em ko biết nhiều, nhưng mà dân sự em biết khá rõ.
Vì đóng tàu nó là kết hợp của thiết kế + gia công cơ khí + lắp ráp +...
Cái công ty Nhật mà nó dựng Vinashin sống dậy, nó bắt đầu làm việc với ngành đóng tàu Vn từ 1989, đến tận 1999 thì Bạch đằng mới đóng được cái tàu 7500 tấn đầu tiên. Mà lúc đó giám đốc Bạch đằng còn là đ/c Đá, rất cứng kỹ thuật. Toàn bộ thiết kế, vật liệu, động cơ, dẫn đường, bên Nhật nó đưa sang hết. Cái thiết kế của Kitada chỉ là các bản vẽ tay, được thực hiện và giám sát bởi tay giám đốc già bẩy mấy tuổi,.... Nói chung nhiều trục trặc lắm mới ra được cái tàu.
Sau thì năng lực đóng của Bạch đằng và Bến Kiền bị hạn chế do shipyard, thì Hạ long nổi lên và đóng tàu to,..., mấy cái linh tinh này em biết khá rõ.
Chỉ đơn cử với bác là thằng Nam triệu bao năm nay chưa bao giờ tự đóng nổi 1 cái tàu nào trên 7500 tấn đâu (mặc dù trên báo chí nó được mấy cái liền, chẳng qua hơn nửa công sức là người Hạ long, Bạch đằng, Bến kiền sang làm giúp).