[TT Hữu ích] 31-10-1968 – Chiến dịch Sấm Rền thất bại hoàn toàn

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
1965 – F-105D trúng tên lửa SAM-2



Tiếp dầu trên đường bay đến Bắc Việt Nam

 

cardreamer

Xe điện
Biển số
OF-147473
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
3,851
Động cơ
393,331 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Ở MB có các sư đoàn phòng không 361 bảo vệ HN, sư 363 bảo vệ Hải phòng. Còn sư 365 vào tuyến trong Vĩnh linh, Quảng bình và đường mòn 559 bên Lào. Các trung đoàn tên lửa phòng không các sư 361, 363 này cũng chỉ bố trí quanh vòng ngoài, ngoại thành HN, HP để bảo vệ mục tiêu. Quảng ninh có bố trí trận địa của đơn vị TLPK nào đâu cụ? có thể chỉ có các đơn vị pháo phòng không thôi. Chuyện tầng đuôi SAM2 rơi ở Quảng ninh là khó xảy
Ở MB có các sư đoàn phòng không 361 bảo vệ HN, sư 363 bảo vệ Hải phòng. Còn sư 365 vào tuyến trong Vĩnh linh, Quảng bình và đường mòn 559 bên Lào. Các trung đoàn tên lửa phòng không các sư 361, 363 này cũng chỉ bố trí quanh vòng ngoài, ngoại thành HN, HP để bảo vệ mục tiêu. Quảng ninh có bố trí trận địa của đơn vị TLPK nào đâu cụ? có thể chỉ có các đơn vị pháo phòng không thôi. Chuyện tầng đuôi SAM2 rơi ở Quảng ninh là khó xảy ra.
Có tên lửa cụ ạ. PHiên hiệu thì cháu không biết, chỉ biết trận địa bố trí ở chỗ Hồng Thái Tây - Đông TRiều và Phương Nam - Uông Bí, khá gần nhau, hình như trung đoàn bộ nằm bên Thủy nguyên - Hải Phòng, đến khoảng những năm 2000 mới không thấy tên lửa đâu nữa. Khi cháu học lớp 1 vẫn còn thấy 1 cái tầng đuôi tên lửa ở sân sau trường, ra chơi trẻ con leo trèo chán đến khi phong trào sắt vụn nổi lên mới mất, chỗ ấy nay là UBND xã Hoàng Quế - Đông triều.
 

Merlot

Xe máy
Biển số
OF-442761
Ngày cấp bằng
4/8/16
Số km
81
Động cơ
210,550 Mã lực
Không quân Việt Nam năm 1965 mới được trang bị Mig 21, máy bay được cho là hiện đại và cơ động bậc nhất khi đó. Đây cũng là cơ hội đầu tiên để Mig 21 thể hiện khả năng không chiến trên chiến trường. Theo 1 số tài liệu thì từ năm 1965-68 VN chỉ có tổng cộng 26 chiếc , chủ yếu tham gia xuất kích theo chiến thuật du kích trên không. Tức là tiếp cận máy bay địch , sử dụng 2 quả tên lửa để tiêu diệt và rút nhanh. Sở dĩ phải dùng chiến thuật này vì biến thể Mig 21 của ta do Nga cung cấp có hệ thống radar rất kém, thiếu chính xác, tầm bay của nó cũng ngắn, và phi công cũng chưa có kinh nghiệm tham gia cận chiến. Thời gian đầu chiến thuật này cực kỳ hiệu quả do đối thủ chính lúc đó là F105 , máy bay ném bom khá nặng nề. F105 có thể coi là miếng mồi ngon cho các chú Mig 21 với chiến thuật đánh nhanh rút gọn. Đối phó với thất bại này , không quân Mỹ đã tung loạt F4 vào trân, đây cũng là lần đầu tiên F4 tham gia chiến trường trong biên chế KQ Mỹ. F4 vượt trội Mig 21 về mọi mặt, từ tốc độ, tính năng bay cho đến hệ thống radar, và thực sự là Mig 21 không phải là đối thủ của nó. Trong thời gian này thiệt hại về Mig 21 của ta là khá lớn, đối chọi với F4 lúc đó chỉ có hệ thống phòng không dầy đặc với Sam 2. Vì bom thông minh chưa ra đời nên F4 với ưu thế trên không đã đảm nhiệm luôn cả nhiệm vụ ném bom, và cái này đã gây ra thiệt hại nặng nề cho dòng F4 trên không chiến VN. Mãi sau 1968 các biến thể mới của Mig 21 mới được tung vào trận, các phi công của ta cũng dầy dạn kinh nghiệm hơn, và lấy lại được thế cân bằng trong cận chiến trên không với F4. Thế giới họ đánh giá rất cao khả năng của phi công VN với Mig 21 ( dù nhiều nước Arab cũng biên chế loại này) , cũng như không quân Israel với F4.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
23-4-1967 – máy bay Mỹ từ Thái Lan ném bom Khu Gang thép Thái Nguyên


Khu gang thép Thái Nguyên do Trung Quốc viện trợ, xây dựng dở dang thì nổ ra chiến tranh. Trung Quốc đề nghị đưa bộ đội tên lửa và pháo cao xạ sang bảo vệ khu gang thép. Quân đội của họ đóng rải rác quanh một số huyện ở Thái Nguyên và huyện Phú Bình, Hiệp Hoà (Bắc Giang)
Ngay sát Hiệu bộ Đại học Tổng hợp Hà Nội đóng ở xã Văn Yên, huyện Đại Từ, cũng đặt súng phòng không trên đỉnh núi Võ. Tháng 10-1967, có lần máy bay Mỹ ném bom bi vào đỉnh núi này, nhưng lại trượt suýt vào khu vực lớp em đang tập quân sự
Nói chung phòng không Trung Quốc không hiệu quả và cũng chẳng bắn được máy bay nào

tên lửa Hồng Kỳ của Trung Quốc (nhái SAM-2)


 

cardreamer

Xe điện
Biển số
OF-147473
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
3,851
Động cơ
393,331 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Ngồi tù an toàn hơn không hiểu ông phi công còn vượt ngục làm gì nhỉ, vượt ra được cũng còn lâu đến được vùng an toàn, đến cũng làm sao mà gọi máy bay cứu :-?
HÌnh như bọn nó muốn vượt ngục để chạy vào sứ quán các nước phương Tây, có vụ liên quan đến sứ quán Pháp đấy, mà cháu không nhớ rõ, cụ nào biết kể coi
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Nhân chuyện cụ Merlot còm
Em xin phép kể về "Ngày đen tối và cuộc "lật đổ" ngoạn mục của MiG-21 Việt Nam"
do phía Việt Nam cung cấp
http://soha.vn/quan-su/ngay-den-toi-va-cuoc-lat-do-ngoan-muc-cua-mig-21-viet-nam-20140418121324531.htm
Trong năm 1966, Không quân Việt Nam đã giành được những chiến công vang dội trước Không quân Mỹ. Chiến thuật sử dụng tiêm kích MiG-21 cùng kỹ năng của phi công đã dần được cải thiện. Tuy nhiên, năm 1967 lại mở đầu bằng một ngày đen tối đối với Không quân Việt Nam.
Ngày 2-1-1967, chỉ Trong vài phút 5 MiG-21 củaTrung đoàn 921 bị những chiếc F-4C thuộc Phi đoàn không quân chiến thuật số 8, Không quân Mỹ bắn rơi ngay trên khu vực sân bay Nội Bài. Các phi công MiG-21 đã bị rơi vào một cái bẫy trong trận đồ không chiến đã được Không quân Mỹ giăng sẳn trong “chiến dịch Bolo”
Những tốp F-105 từ Thái Lan bay sang Việt Nam ném bom thường có tốc độ chậm và khó cơ động. MiG-21 khai thác nhược điểm này, thường xuất kích khi toán F-105 cách sân bay Nội Bài chừng 40 km, bay lên cao chiếm thượng phong, đâm bổ vào đội hình F-105
Đại tá Robin Olds, một phi công “Át chủ bài” huyền thoại trong chiến tranh thế giới thứ 2, lúc này chỉ huy Phi đoàn Phi đoàn không quân chiến thuật số 8 biệt danh "Wolf Pack" (Đội Sói) đóng ở Thái Lan đã tổ chức Chiến dịch BOLO, giăng bẫy diệt MiG-21.
Robin Olds sử dụng những chiếc F-4C đóng giả những chiếc tiêm kích-bom F-105 để nhử những chiếc MiG-21 ra vào trận đồ không chiến mà Robin Olds giăng sẵn. Những chiếc F-4C sử dụng đúng đường bay, mật danh, tần số liên lạc thậm chí là cả hệ thống dẫn đường Doppler như những chiếc F-105 vẫn thường sử dụng.
Trưa 2-1-1967, radar của ta phát hiện toán F-105 mang bom lặc lè bay vào nước ta, nhưng không biết đó là máy bay F-4C đóng thế F-105. Khi cách Nội Bài 40 km, thì MiG-21 lao lên. Trước đó Robin Olds chỉ huy hai tốp F-4 phục kích chính xác và lao đến đúng vị trí MiG-21 vừa bay lên chiếm độ cao. Bị tấn công bất ngờ, 5 MiG của ta đã bị bắn rơi.
Từ tháng 1-67 đến ngày 23-9-1967, Robin Olds bay 152 phi vụ hạ 4 MiG của Bắc Việt Nam
Trong WW2 Robin Olds lái P-51 Mustang hạ 15 máy bay đối phương
Cả hai máy bay do Robin Olds lái được trưng bày ở Bảo tàng Không quân Hoa Kỳ

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Ngày 2-1-1967, Phi đoàn Wolf Pack chúc mừng biên đội do Robin Olds chỉ huy bắn rơi 3 MiG-21 (trong số 5 MiG bị rơi hôm đó)
Những ngôi sao chiến công được đóng lên



 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực


 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
23-9-1967 – chào đón phi vụ thứ 100 của Robin Olds ở Việt Nam (thực tế ông bay 152 phị vụ)
Từ tháng 9-1966 đến 9-1967, riêng Phi đoàn chiến thuật 8 bắn hạ 24 MiG-21 và MiG-17



 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
4-5-1967, Robin Olds hạ chiếc MiG-21, là chiếc thứ tư. Ông tự tay sơn ngôi sao lên máy bay của mình



 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Tuy là Đại tá chỉ huy Phi đoàn, nhưng ông rất thích lái máy bay, và kiểm tra cẩn thận trước khi cất cánh



 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực

Con gái ông ngắm nhìn máy bay của cha trong Bảo tàng
Vợ ông là diễn viên, nên con gái cũng rất xinh




 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Chiêc P-51D Mustang ông lái trong WW2 cũng được đặt trong bảo tàng



Trong WW2 ông là Thiếu tá chỉ huy một Phi đội không quân tiêm kích


Năm 1946 - 70 năm trước đây
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,672
Động cơ
562,768 Mã lực
phi công Lê Hải (anh hùng lực lượng vũ trang)


Lê Hải (thứ hai trái sang)


Năm năm sau, ngày 6-3-1972, Hoàng Ich (lái J-6, phiên bản MiG-19 Trung Quốc sản xuất) bay bảo vệ phi công Lê Hải (anh hùng lực lượng vũ trang) và hy sinh trên vùng trời Quỳ Hợp, Nghệ An.
(Hoàng Ich học phổ thông cùng năm với em, lớp bên cạnh. Hoàng Ich là con trai thứ của ông Hoàng Mậu, lúc đó là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Hải Phòng)









Trông anh thật kiên cường. Thật tiếc
 

Merlot

Xe máy
Biển số
OF-442761
Ngày cấp bằng
4/8/16
Số km
81
Động cơ
210,550 Mã lực
Vâng cụ chủ, cái ngày đen tối đó được nhắc nhiều trong chiến thuật không chiến. Sau này ông Robin Olds và các phi đội F4 thường xuyên áp dụng chiến thuật do ông ý khởi xướng từ War II, là để Mig 21 bám đuôi , F4 sẽ lượn 1 góc 90 độ lên trên và 45 độ sang bên phải rồi luồn ra sau Mig 21. Nhược điểm của biến thể Mig 21 hồi đó của ta là hệ thống radar và dẫn đường tên lửa kém nên phải bám sát đuôi F4 mới khai hỏa tên lửa tầm nhiệt. Vì vậy bị F4 bắt bài và luồn ra sau. Có điểm thú vị là từ kinh nghiệm chiến trường VN mà người Do Thái sử dụng triệt để lợi thế của F4, và sau này cũng chính họ lại nâng cấp Mig 21 gần như là tốt nhất có thể :)).
Quay lại chủ đề chính của cụ : đúng là chiến dịch Sấm Rền và rất nhiều các chiến dịch nhỏ hơn của không quân Mỹ sau này thực sự không hiệu quả ! Chủ yếu chỉ mang tính đe dọa chứ với những địa hình đan xen , dễ ngụy trang cơ sở hạ tầng chả có gì để tiêu diet :)) thì không quân coi như vô tác dụng !
Nhiều tài liệu sau này cũng chỉ ra là thực chất người Mỹ cũng không rõ ý định của họ là gì với VN. Chiến tranh VN xảy ra khi thế hệ người Mỹ tham gia War II trở thành các ông bố bà mẹ của các thanh niên sắp phải nhập ngũ, nên phong trào phản đối ct tại Mỹ có thể nói là đỉnh điểm. Công bằng mà nói là người Mỹ tự thua ( rút lui ) trong cuộc chiến này vì họ chả có lợi ích gì trong đó.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Cầu Hàm Rồng (cả xe lửa và ô tô) qua sông Mã được người Pháp xây dựng năm 1904 trên tuyến đường sắt xuyên Đông Dương
Năm 1947 bị đánh gãy để chặn quân Pháp
Năm 1960 Trung Quốc giúp xây dựng lại, đến 16-5-1964 khánh thành
Từ 3-4-1965 máy bay Mỹ đánh sập tất cả các cầu xe lửa từ Tam Điệp (Ninh Binh) đến Quảng Binh

Cầu Hàm Rồng thời kỳ mới xây dựng năm 1904





 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Cầu không có trụ giữa sông mà dùng vòm chịu lực
Hình ảnh cầu trước khi bị Mỹ ném bom
Trung Quốc xây dựng một trụ giữa dòng sông



13-5-65, máy bay cất cánh từ tàu sân bay ném bom cầu Hàm Rộng






Cầu đứng vững trong suốt Chiến dịch Sấm Rền
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Ngày 12-5-1972, Nixon mở Chiến dịch Linebacker ném bom trở lại Bắc Việt Nam
Trong ngày hôm đó, hai cây cầu lớn nhất Bắc Việt Nam là Long Biên và Hàm Rồng bị bom thông minh đánh gục







 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
\

\
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực











 
Thông tin thớt
Đang tải
Top