31-10-1968 – Chiến dịch Sấm Rền thất bại hoàn toàn

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Những chuyến bay cảm tử của máy bay Il-14 vào Huế, Quảng Trị

Trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, thực hiện hiệp đồng chiến đấu, chi viện cho chiến trường, từ ngày 7 đến ngày 12-2-1968, Quân chủng Phòng không - không quân đã có liên tục hàng chục chuyến bay, trung bình mỗi chiếc mang hơn 2 tấn hàng từ Hà Nội vào tiếp tế cho chiến dịch Trị Thiên-Huế. Việc hiệp đồng được xác định bằng đốt lửa vào ban đêm để máy bay nhận biết địa điểm. Thực hiện nhiệm vụ này đối với các tổ bay quả là rất nguy hiểm, vì phải bay trong vùng kiểm soát của đối phương ở độ cao thấp để tránh radar phát hiện nên rất dễ xảy ra tai nạn như va vào núi hay gặp phải hoả lực phòng không, nhưng anh em tổ bay vẫn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, họ coi những chuyến bay đó như những chuyến bay cảm tử.
Ông Lê Ngọc Chuyền, nguyên là thợ cơ giới trên không của tổ bay xuất kích lúc 16 giờ 50 phút, ngày 7-2-1968, cho biết: "Ngày đó tuy là những chuyến bay cảm tử, nhưng anh em thực hiện nhiệm vụ rất bình thản, không ai suy tính gì".
Đợt xuất kích bắt đầu từ ngày 7-2 đến ngày 12-2 thì kết thúc. Riêng ngày mùng 7 có 6 chiếc IL-14 rời sân bay Gia Lâm, trong đó 3 chiếc mang vũ khí có nhiệm vụ hạ đồn Mang Cá ở Huế, còn 3 chiếc mang hàng tiếp tế cho chiến trường".
Ngày ấy tổ của ông Chuyền nằm trong nhóm đi hạ đồn Mang Cá do phi công Hoàng Liên lái chính. Theo kế hoạch, những chiếc Il-14 bay dọc biên giới Việt-Lào, đến sông Sê-pôn thọc xuống biển rồi vòng vào Huế hạ thấp độ cao. Vì thời tiết xấu, nhóm đánh đồn Mang Cá không tìm thấy mục tiêu, 2 trong 3 chiếc đã bay trở ra cửa biển Cửa Việt (Quảng Trị) và bắn chìm một tàu chiến của địch, bắn hai tàu khác bị thương rồi về sân bay Gia Lâm hạ cánh an toàn. Còn máy bay của ông Chuyền trên đường quay về thì bị bắn thủng thùng xăng, phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay Thọ Xuân - Thanh Hoá - những người trong tổ bay đều an toàn.
Những ngày sau đó còn có nhiều tổ bay Il-14 nữa cất cánh vào Trị Thiên-Huế và cũng có những tổ bay đã hy sinh… Ông Phạm Đình Đạt, nguyên là diễn viên múa đoàn văn công Quân khu Trị Thiên-Huế (nay sống tại Tây Hồ-Hà Nội) là một trong những người được giao nhiệm vụ đốt lửa làm hiệu cho máy bay ngày ấy, nhớ lại:
- Tối hôm ấy tôi và hai người nữa được cấp trên giao nhiệm vụ đốt lửa đón máy bay thả hàng. Chúng tôi đã đốt một đống lửa to, mãi không thấy máy bay đến nên lại dập đi, rồi lại đốt, rồi lại dập, tất cả đến 3 lần mà chẳng thấy máy bay đâu. Đến 23 giờ, mọi người nản quá không đốt nữa. Những người đốt lửa đâu biết những chuyến bay mà họ mỏi mắt mong chờ ấy đã không đến được điểm hẹn như kế hoạch.
Kết thúc chiến dịch Mậu Thân, tất cả có 4 chiếc IL-14 cùng 32 chiến sĩ không trở về và cũng không có tin tức gì cho đến nay.
Sau khi sự việc xảy ra, Quân chủng PK-không quân đã thông báo đi khắp các đơn vị, tỉnh, thành đề nghị phối hợp tìm kiếm và thông báo giúp, mong tìm ra tung tích những chiếc máy bay mất tích, nhưng sự việc vẫn rơi vào im lặng, không có một hồi âm. Việc phi công chiến đấu gặp tai nạn trong chiến tranh không tìm thấy xác vẫn thường xảy ra, nhưng trong sự việc này thì thật hy hữu, trong vòng 5 ngày cả 4 chiếc máy bay mất tích gồm 32 con người và gần chục tấn hàng mà không để lại một dấu vết gì. Các đồng chí tham gia các tổ bay đã được công nhận là liệt sĩ nhưng chẳng hề biết đích xác hy sinh ở đâu, một mẩu xương cho những người ở lại an lòng cũng là vô vọng. Gần 50 năm nay đơn vị, đồng đội, người thân của họ vẫn sống trong niềm khắc khoải khôn nguôi.
Kết thúc Chiến dịch Mậu Thân 1968, Quân chủng Phòng không-không quân có 4 máy bay IL-14 cùng 32 phi hành đoàn không trở về, cũng không để lại dấu vết gì.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
19-4-1972, MiG 17 ném bom khu trục hạm Mỹ
Hôm 19-4-1972, hai MiG-17 mang bom ném xuống hai khu trục hạm Mỹ ngoài khơi Quảng Binh

Đại tá Lưu Huy Chao, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, kể:
“Sau khi mọi người đã góp ý đầy đủ, tranh thủ thêm ý kiến của các bạn và các chuyên gia kỹ thuật tính toán, tôi tóm lược lại yếu lĩnh ném bom là: Bay bằng trên tầng cấp cực thẩp… mét, tốc độ… km, hướng thẳng góc với thân tàu, đưa vòng sáng ngắm vào nửa trên phía mũi để ném bom ở cự ly… mét vào kéo máy bay lên 400 mét để tránh mảnh bom văng lên. Chúng tôi đặt cho kiểu ném bom này là kiểu ném “thia lia”. (Những chỗ có dấu chấm lửng là chi tiết không thể công bố - Tác giả).
Trong kho bom của ban viện trợ là loại bom thông thường, thuốc nổ không phải cực mạnh. Sợ rằng với vỏ thép dày trên 15 ly và kết cấu nhiều khoang nhỏ trong thân, bom ném có chạm đúng thành tàu cũng khó làm chìm tàu. Chúng tôi đề nghị cho nhồi thêm thuốc nổ đặc hiệu cực mạnh vào quả bom 250 kg để tăng sức công phá. Nhưng trung đoàn trưởng không dám quả quyết vì thời gian rất gấp không đủ để nghiên cứu kỹ thuật bảo đảm an toàn. Thực lòng, tôi và một số anh em ấm ức chưa chịu trước đề nghị đó, định bụng xin gặp “ông tổ quân giới” Việt nam Trần Đại Nghĩa. Do bận quá đành phải để đấy vậy. Nhưng với điều thứ hai thì chúng tôi nghĩ là nó ở trong tầm tay đơn vị: phải làm chậm thời gian phát nổ của bom, tức là phải hãm bớt tốc độ cánh quạt xoay mở chốt an toàn, để quả bom có động năng lớn khoan vỡ được vỏ thép dày, xuyên vào trong thân tàu mới phát nổ, sức công phá ắt mạnh hơn gấp bội. Các chuyên gia kỹ thuật vũ khí lập tức tính toàn lại và bỏ bớt một số cánh quạt tự quay của bộ phận mở chốt an toàn lắp ở đầu quả bom.
Không để mất thời gian anh em trong phi đội rất nhất trí với kế hoạch là “luyện khan” thật kỹ dưới đất. Hễ bay ra bán đảo là tập ném bom thật luôn. Tôi đặt trạm chỉ huy và quan sát ngay trên mỏm núi cạnh đảo bia. Mỗi lần anh em ném bom xong là chúng tôi lại đến tận đảo bia đo đạc, khảo sát từng vết bom nổ. Toàn phi đội không một ai ném chệch. Tôi nhìn từng quả bom rẽ sóng như con cá kình trên biển rồi vọt lên khoan phá vào vách đảo với tiếng nổ sấm sét bụng vui mở cờ.
Sau cuộc tập ném bom, tôi được vào Quảng Bình để làm phương án tác chiến. Các đơn vị hải đội, pháo bờ biển, trạm ra đa hải quân và bà con cô bác các làng vạn chài ven biển Quảng Bình đã cho tôi biết tình hình hoạt động của tàu khu trục địch rất tỉ mỉ và cung cấp cho số liệu chính xác. Tôi tranh thủ thời gian làm phương án tác chiến ngay tại chỗ rồi về trung đoàn thông qua Đảng uỷ và Ban chỉ huy. Tôi mang bản phương án lên báo cáo trực tiếp với tư lệnh Quân chủng Lê Văn Tri. Ông ký vào văn bản và nhấn mạnh 12 chữ “Bí mật, bất ngờ, táo bạo, quả đoán, hiệp đồng chặt chẽ”. Ông nói, quân chủng sẽ bí mật điều động lực lượng pháo cao xạ và tên lửa bảo vệ sân bay xuất kích và sở chỉ huy tiền tiêu của trung đoàn. Rồi ông mỉm cười: Quân chủng sẽ giăng bẫy như trận ra quân đầu tiên của tên lửa ở Hà Tây. (Trận này, vào ngày 24-7-1965, tên lửa đánh xong rút nhanh, để những bệ phóng tên lửa giả làm bằng “cót” cho pháo cao xạ phục kích quanh, bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay Mỹ).

Trung tuần tháng 4-1972, mặc dầu Nixon đã cho không quân đánh phá trở lại toàn miền Bắc, bộ phận đánh tàu khu trục của trung đoàn Yên Thế vẫn lên đường vào Quảng Bình. Tôi là trung đoàn phó được chỉ định chỉ huy trực tiếp trận đánh, lập sở chỉ huy tiền tiêu tại sân bay Đồng Hời. Anh Cao Thanh Tịnh cũng là trung đoàn phó được phân công chỉ huy hạ, cất cánh ở sân bay xuất phát. Trung đoàn chọn 3 phi công có thành tích xuất sắc trong bay biển và tập ném bom cùng với chúng tôi đi ô tô theo đường 15 vào chiến trường. Đó là Lê Xuân Dị, Nguyễn Văn Bảy B, anh em vẫn gọi là Bảy Con vì trùng cả họ lẫn tên với Anh hùng quân đội Nguyễn Văn Bảy. Người thứ ba là Nguyễn Văn Lục. Dị vốn là huấn luyện viên bay MiG 17 của Trường không quân, kỹ thuật bay rất tốt, tính tinh điềm đạm chắc chắn. Nguyễn Văn Bảy B mới tốt nghiệp Trường không quân nhưng trong đợt huấn luyện bay biển, kỹ thuật bay rất tốt. Nguyễn Văn Lục vừa qua đã bắn rơi 3 chiếc máy bay trinh sát không người lại bay thấp, chứng tỏ tài năng bay thấp của anh.





 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Ngày 18-4-1972, hai chiếc MiG 17 bay thấp bí mật chuyển sân bay từ Gia Lâm vào Vinh nạp thêm dầu rồi tiếp tục bay lách núi hạ cánh an toàn xuống sân bay dã chiến Troóc (Quảng Bình) hồi 17 giờ 30 phút. Tôi bỗng nhớ đến ngày 18-11-1967, lúc hoàng hôn đang ập xuống, cũng từ sân bay Gia Lâm, biên đội Quỳ- Hải-Phúc-Hùng cũng hạ cánh xuống sân bay Kiến An, phục kích bọn hải-không quân Mỹ theo cửa sông Văn Úc bay thấp đánh Hải phòng. Sáng ngày hôm sau, biên đội bất ngờ lao lên đánh vào đội hình 16 chiếc A4 có 6 chiếc F4, phá tan đội hình ném bom của địch. Địch phải kêu lên là MiG 17 có tài “xuất quỷ nhập thần”. Lần này hai chiếc MiG 17 cũng bay vào thời gian địch không chú ý, lại hạ cánh xuống sân bay bí mật Troóc, tôi tin chắc chắn là kẻ địch sẽ hoàn toàn bị bất ngờ.
Sân bay Troóc, còn gọi là Gát (nay nằm trên đường Hồ Chí Minh, cách Phong Nha Kẻ Bàng chừng 10 km về phía bắc), là một trong những sân bay dã chiến do bộ đội công binh Phòng không - không quân phối hợp với địa phương xây dựng từ sau cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968. Để sẵn sàng đón thời cơ chiến lược mới, Tổng tư lệnh chỉ đạo cho Quân chủng Phòng không - không quân xây dựng một loạt sân bay dã chiến bí mật. Sân bay còn có cả hầm kiên cố giấu máy bay. Troóc được xây dựng trên nền một đoạn thẳng nhất dài gần 2.000 mét nằm cheo leo một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Đầu tiên, công binh và dân công phải bí mật làm một con đường vòng tránh thay thế cho đoạn đường cũ. Sau đó, tìm cách mở rộng mặt đường ra cho đủ 30 mét và kéo dài cho được 2.300 mét trở lên. Hàng năm trời phải làm hoàn toàn trong đêm, dùng phương tiện thủ công là chính, làm đến đâu nguỵ trang luôn đến đấy. Luôn luôn có 3 xe GAZ đi lấy lá nguỵ trang và chở các vầng cỏ về lát xuống chỗ vừa làm. Những đống đất đá mới đào xong phải đem đổ thật xa. Sao cho cảnh vật cũ không có gì thay đổi và máy bay trinh sát của địch không thể phát hiện ra đoạn đường đang mở rộng và kéo dài. Đây là một kỳ công về bí mật xây dựng sân bay trong chiến tranh. Bởi vậy, cho dù không lực Mỹ có đủ khả năng phương tiện trinh sát tối tân hiện đại đến phút cuối trước trận đánh, địch vẫn không hay biết có một sân bay dã chiến cho máy bay phản lực chiến đấu nằm ngay trên đoạn đường giao thông chiến lược.
Sân bay Troóc chỉ có thể hạ cánh và cất cánh một đầu, còn một đầu vướng núi cao. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho máy bay hạ cánh. Huỳnh Ngọc Ẩn, cán bộ kỹ thuật của xưởng sửa chữa máy bay A33 đã nghiên cứu sáng chế lắp đặt cho máy bay MiG 17 chiếc dù giảm tốc hạ cánh.
Để giữ hoàn toàn yếu tổ bí mật bất ngờ, chúng tôi thống nhất quy định với nhau là tuyệt đối không dùng đường dây hữu tuyến và sóng vô tuyến điện liên lạc giữa Sở chỉ huy tiền tiêu và sân bay Troóc. Nếu cần thiết mới liên lạc, phải dùng cơ yếu tổ chức nghe, canh liên tục 24/24 giờ từ khi máy bay vào trực ban chiến đấu ở Troóc.
Đêm đầu tiên đến sân bay Đồng Hới, chúng tôi đào hầm, lập Sở chỉ huy tiền tiêu cách đường băng 100 mét, ở ngoài phạm vi góc hẹp 30 độ so với đường băng. Vì đây là hướng tiến - nhập lý tưởng để mọi máy bay vào ném bom đánh phá đường băng sân bay.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Rà soát lại phương án tác chiến, tôi phát hiện một điều sơ suất. Quy định hai chiếc nối đuôi nhau ném bom với cự ly 5 đến 8 giây. Như vậy, chiếc thứ hai, bay theo sau, có thể dính mảnh bom nổ của chiếc đầu bắn văng lên. Hôm ấy, Phó tư lệnh đi kiểm tra tình hình đơn vị ghé qua sân bay Đồng Hới. Tôi báo cáo ông, xin được thay đổi một điều trong phương án đã duyệt. Dùng biên đội ném bom, thay vì quy định hai chiếc nối đuôi nhau ném bom với cự ly 5 đến 8 giây. Vì thời gian ấy trùng vào đúng thời điểm phát nổ của bom do chiếc máy bay thứ nhất ném xuống. Ông tán thành nhưng không ký duyệt vào phương án vì tư lệnh đã ký duyệt rồi không tiện. Tôi thấy không còn cách nào khác là phải tự quyết định lấy và dám chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu có sự cố xảy ra.

Không phải chờ đợi lâu.
15 giờ ngày 19-4-1972, 4 chiếc khu trục hạm nối đuôi nhau vào pháo kích ven biển từ cửa Nhật Lệ đến Bố Trạch. Tin tức từ trạm radar và các vọng quan sát liên tục báo cáo về sở chỉ huy. Bằng mật hiệu, tôi báo động sẵn sàng chiến đấu cho sân bay Troóc.
Trong hầm chỉ huy, tôi trao đổi với Chính uỷ Hoàng Đức Lộc:
- Tầm nhìn xuôi theo ánh sáng mặt trời chắc chắn quan sát xa hơn nhiều. Vậy ý kiến anh thế nào? Đánh hay không?
Ông thẳng thừng trả lời:
- Thấy chắc thắng thì đánh.
Tôi nghĩ thầm, nói chung chung chiến lược thế này không được. Phải hạ quyết tâm đánh hay không. Tôi tỏ thái độ kiên quyết:
- Tôi quyết định cho xuất kích!
Ông cũng gật đầu.
Thế là tôi liền bấm hai lần vào nút máy bộ đàm như tín hiệu quy ước sẵn sàng với trung đoàn phó Cao Thanh Tịnh cho biên đội Lê Xuân Dị - Nguyễn Văn Bảy B cất cánh ngay.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Lúc đó là 16 giờ 05 phút. Troóc cách sân bay Đồng Hới 40 km. Mấy phút sau, đã nghe thấy động cơ phản lực quen thuộc dội tới. Vừa vặn, trạm radar và các vọng quan sát đều báo cáo về biên đội: khu trục hạm… đã đến gần cửa Lý Hoà. Lúc này tôi mới lệnh cho Tiêu, trợ lý tác chiến và Thạnh dẫn đường bật đài đối không chỉ thị mục tiêu và dẫn dắt biên đội.
16 giờ 13 phút, biên đội trưởng Dị báo cáo phát hiện mục tiêu.
Tôi ra lệnh:
- Hướng công kích từ đất liền ra biển. Nhằm hai chiếc đi đầu!
- Rõ! Xin phép công kích!
Tôi phấn khởi nghe rõ từng tiếng một chắc nịch của Dị, nhảy lên khỏi hạm chỉ huy, chĩa ống nhòm về phía Lý Hoà. Quả thật là từ trong bờ nhìn ra biển theo ánh mặt trời, nhìn rất xa và rất rõ. Bỗng hai chấm đen tách khỏi máy bay đi đầu. Dị chắc đã cắt bom. Mặt biển bỗng nhiên cuồn cuộn lên hai vệt nước trắng xoá hướng hơi chếch vào mạn tàu phía trước của chiến hạm đi đầu. Đó là chiếc tuần dương hạm Oklahoma City. Một quả bom vọt lên nổ trúng mặt boong trên lắp dàn ăngten đồ sộ.
Bảy bay sau, không nhìn rõ mục tiêu, khi nhìn được rõ thì cự ly đã quá gần không kịp công kích. Anh bay sát sàn sạt qua nóc boong chiếc khu trục hạm Higbee, vừa được tổng thống Mỹ Nixon tuyên dương vì đã có công cứu nhiều giặc lái Mỹ ở sát cửa biển Hải Phòng trong trận không quân Mỹ đánh phá Hải phòng ngày 16-4-1972.
Hai quả bom như hai quả ngư lôi siêu tốc rẽ sóng nổ trúng boong tàu và hông trái của chiếc khu trục hạm Higbee, phá bung một mảng lớn vỏ thép dày làm nổ tung một kho chứa đầy đạn khiến nó bốc cháy.
Cả hai hạm tàu đều trở tay không kịp, không bắn trả được phát đạn nào mặc dù chúng được trang bị khá đầy đủ pháo và tên lửa đối không cực mạnh và chuẩn xác. Xin dẫn ra đây tin của Hãng AP (Mỹ) ngày 20-4-1972: “Higbee đang pháo kích thì MiG bay tới, một quả bom 250 bảng lao xuống, boong của hạm bốc cháy, một đoạn lớn của hông trái bị phá toang, ụ súng chứa đầy đạn nổ tung. Tiếng la hét, kêu cứu thất thanh, quang cảnh thật buồn thảm, các khẩu pháo bị vỡ toác như loa kèn… Cuộc tiến công này thật nghiêm trọng vì đây là lần đầu tiên Bắc VN dùng MiG đánh hạm đội 7 Mỹ!”.
Cần phải nói rõ là đã hai lần, quân đội ta tổ chức lực lượng tiến công chúng vào Hạm đội 7 Mỹ. Lần thứ nhất. ngày 2-8-1964, hải quân ta đã cho một đội tàu phóng ngư lôi xông ra đánh chiếc khu trục hạm Maddox xâm phạm hải phận miền Bắc VN. Rất tiếc là hồi ấy không quân tiêm kích của ta chưa về được sân bay căn cứ để phối hợp tác chiến. Cuộc tiến công lần này vào các khu trục hạm của Hạm đội 7 Mỹ là lần thứ hai. Chắc chắn, Hạm đội 7 Mỹ rút ra được bài học: “Vùng biển của Việt nam đâu có phải là ao nhà của chúng!”.
Đúng như phán đoán của tư lệnh quân chủng. Chưa đầy 30 phút sau, tàu sân bay của Mỹ neo đậu tại trạm Yankeei (cách Đồng Hới 60- 80 hải lý về phía đông bắc) liên tiếp phóng 12 chiếc A4D, và F4D vào trả đũa, chúng nhằm đầu tiên vào sân bay Đồng Hới. Một trung đoàn pháo cao xạ và 1 tiểu đoàn tên lửa ém sẵn quanh sân bay từ tuần trước lập tức bắn rơi một chiếc tại chỗ, bắt sống 2 giặc lái.
Mãi 3 ngày sau. chúng mới vào đánh phá sân bay Troóc, phản ứng chậm trễ ấy của địch đã cho ta thời gian điểu động thêm và triển khai lực lượng phòng không tên lửa tập trung quanh sân bay Troóc. Các đơn vị pháo cao xạ tên lửa đã đánh một trận hả hê: bắn rơi tại chỗ 6 chiếc F4D và F8.
____________________
Chú thích: Trận không chiến ngày 6-5-1972, Nguyễn Văn Bảy B và biên đội tả xung hữu đột chiến đấu với 24 máy bay cường kích Mỹ (A6, A7, F4) nhằm ngăn chặn không quân Mỹ bắn phá miền Bắc. Trước khi hy sinh trên bầu trời tỉnh Thanh Hóa, Bảy đã kịp bắn rơi 1 chiếc A6.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Hình ảnh báo Mỹ mô phỏng



 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực




 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực




 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực






 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
USS Oklahoma City từng bắn phá Nam Việt Nam trước đó 7 năm

 

duachuot123

Xe điện
Biển số
OF-309335
Ngày cấp bằng
25/2/14
Số km
2,626
Động cơ
325,481 Mã lực
Tổng chỉ huy của VNDCCH trong Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất

1. Tướng Phùng Thế Tài (Phòng không)
2. Tướng Nguyễn Văn Tiên (Không quân)

(Các cụ lưu ý có hai mặt trận là Phòng không và Không quân. Khi đọc để phân biệt cái nào đang nói về Pk cái nào là về Kq.)

Ngày truyền thống lực lượng Không quân tiêm kích Việt nam 3/4/1965 (ngày hạ máy bay đầu tiên ở cầu Hàm rồng sông Mã)

Ngày truyền thống lực lượng Tên lửa Phòng không VN 24/7/1965 (ngày hạ máy bay đầu tiên bằng tên lửa ở Sơn tây Sông đà)
 

duachuot123

Xe điện
Biển số
OF-309335
Ngày cấp bằng
25/2/14
Số km
2,626
Động cơ
325,481 Mã lực
Phù hiệu Binh chủng Không quân tiêm kích và tiêm kích bom VN

 

duachuot123

Xe điện
Biển số
OF-309335
Ngày cấp bằng
25/2/14
Số km
2,626
Động cơ
325,481 Mã lực
"Công trường 100"

Ngày 10 tháng 7 năm 1963, một đơn vị đặc biệt mang phiên hiệu Trung đoàn 228B (trùng tên với trung đoàn cao xạ 228 để giữ bí mật) được thành lập. Cán bộ, chiến sĩ được lựa chọn kỹ từ khắp các đơn vị trong toàn quân, một số đông kỹ sư vô tuyến điện, hoá học, cán bộ kỹ thuật từ Trường đại học Bách khoa, các trường trung cấp kỹ thuật và rất nhiều học sinh phổ thông cấp III được điều động về xây dựng trung đoàn.

Ngày 7 tháng 1 năm 1965, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 03/QĐ-QP thành lập Trung đoàn 236 là trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên thuộc Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân (Để giữ bí mật, trong quyết định ghi: Trung đoàn cao xạ 236).

Từ giữa tháng 3 năm 1965, phần đông cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 228B, những cán bộ từ Liên Xô trở về, hàng trăm chiến sĩ được lựa chọn kỹ với chất lượng cao được tập trung về xây dựng Trung đoàn tên lửa 236. Trong biên chế của trung đoàn có các cơ quan, bốn tiểu đoàn hoả lực (61, 62, 63, 64) và một tiểu đoàn kỹ thuật (65). Trung đoàn được huấn luyện tại căn cứ Mỏ Chén (Sơn Tây) dưới mật danh "Công trường 100".
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Trước khi xảy ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ 8-1965, không quân ta chủ yếu sử dụng
máy bay vận tải An-2
ra đời 8-1947, cánh kép, trọng tải 1,2 tấn (hoặc 12 người, tầm bay 845 km, nặng 3,3 tấn












Ơ.
Con này bay chụp ảnh, bay địa chất hơi bị ngon ah cụ :D
Năm ngoái, khi giời gió to, em thấy con này Bay Treo Ngược Gió bên Long biên. Hay ra phết. K khác gì heli :))
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Tổng chỉ huy của VNDCCH trong Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất

1. Tướng Phùng Thế Tài (Phòng không)
2. Tướng Nguyễn Văn Tiên (Không quân)

(Các cụ lưu ý có hai mặt trận là Phòng không và Không quân. Khi đọc để phân biệt cái nào đang nói về Pk cái nào là về Kq.)

Ngày truyền thống lực lượng Không quân tiêm kích Việt nam 3/4/1965 (ngày hạ máy bay đầu tiên ở cầu Hàm rồng sông Mã)

Ngày truyền thống lực lượng Tên lửa Phòng không VN 24/7/1965 (ngày hạ máy bay đầu tiên bằng tên lửa ở Sơn tây Sông đà)
Ông tài khi nhậm chức tư lệnh quân chủng khi đương đeo lon quan 5 (colonel) = Đại tá nha :D
 

Happy4ever

Xe điện
Biển số
OF-181462
Ngày cấp bằng
21/2/13
Số km
3,608
Động cơ
371,878 Mã lực
Nơi ở
Đâu cũng là nhà
Ngày 5-2-1966 loại máy bay MiG-21 bắt đầu tham gia trực chiến
14 giờ ngày 4-3-1966 phi công Nguyễn Hồng Nhị lái chiếc máy bay số 4024 bắn rơi một máy bay không người lái trên bầu trời Quảng Ninh, lập chiến công đầu của loại máy bay MiG-21

Em có đọc bài Thanh Kiếm Bầu Trời nói về cuộc đời của phi công Nguyễn Hồng Nhị này: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30148.0
 

Chepomdua

Xe buýt
Biển số
OF-421128
Ngày cấp bằng
7/5/16
Số km
864
Động cơ
221,534 Mã lực
MIG-21 đã hoàn thành sứ mệnh của mình và tạm lui vào viện dưỡng lão để nhường lại sân khấu cho bọn trẻ khỏe hơn!Các cụ An-2 đúng là những ông già gân,cánh áo bằng vải bạt nhưng vẫn lướt gió ầm ầm.
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,842 Mã lực
Ơ.
Con này bay chụp ảnh, bay địa chất hơi bị ngon ah cụ :D
Năm ngoái, khi giời gió to, em thấy con này Bay Treo Ngược Gió bên Long biên. Hay ra phết. K khác gì heli :))
Hi hi, em này tốc độ hình như chỉ 40km/h là bốc lên được rồi mà :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top