- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,512
- Động cơ
- 1,140,076 Mã lực
Những chuyến bay cảm tử của máy bay Il-14 vào Huế, Quảng Trị
Trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, thực hiện hiệp đồng chiến đấu, chi viện cho chiến trường, từ ngày 7 đến ngày 12-2-1968, Quân chủng Phòng không - không quân đã có liên tục hàng chục chuyến bay, trung bình mỗi chiếc mang hơn 2 tấn hàng từ Hà Nội vào tiếp tế cho chiến dịch Trị Thiên-Huế. Việc hiệp đồng được xác định bằng đốt lửa vào ban đêm để máy bay nhận biết địa điểm. Thực hiện nhiệm vụ này đối với các tổ bay quả là rất nguy hiểm, vì phải bay trong vùng kiểm soát của đối phương ở độ cao thấp để tránh radar phát hiện nên rất dễ xảy ra tai nạn như va vào núi hay gặp phải hoả lực phòng không, nhưng anh em tổ bay vẫn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, họ coi những chuyến bay đó như những chuyến bay cảm tử.
Ông Lê Ngọc Chuyền, nguyên là thợ cơ giới trên không của tổ bay xuất kích lúc 16 giờ 50 phút, ngày 7-2-1968, cho biết: "Ngày đó tuy là những chuyến bay cảm tử, nhưng anh em thực hiện nhiệm vụ rất bình thản, không ai suy tính gì".
Đợt xuất kích bắt đầu từ ngày 7-2 đến ngày 12-2 thì kết thúc. Riêng ngày mùng 7 có 6 chiếc IL-14 rời sân bay Gia Lâm, trong đó 3 chiếc mang vũ khí có nhiệm vụ hạ đồn Mang Cá ở Huế, còn 3 chiếc mang hàng tiếp tế cho chiến trường".
Ngày ấy tổ của ông Chuyền nằm trong nhóm đi hạ đồn Mang Cá do phi công Hoàng Liên lái chính. Theo kế hoạch, những chiếc Il-14 bay dọc biên giới Việt-Lào, đến sông Sê-pôn thọc xuống biển rồi vòng vào Huế hạ thấp độ cao. Vì thời tiết xấu, nhóm đánh đồn Mang Cá không tìm thấy mục tiêu, 2 trong 3 chiếc đã bay trở ra cửa biển Cửa Việt (Quảng Trị) và bắn chìm một tàu chiến của địch, bắn hai tàu khác bị thương rồi về sân bay Gia Lâm hạ cánh an toàn. Còn máy bay của ông Chuyền trên đường quay về thì bị bắn thủng thùng xăng, phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay Thọ Xuân - Thanh Hoá - những người trong tổ bay đều an toàn.
Những ngày sau đó còn có nhiều tổ bay Il-14 nữa cất cánh vào Trị Thiên-Huế và cũng có những tổ bay đã hy sinh… Ông Phạm Đình Đạt, nguyên là diễn viên múa đoàn văn công Quân khu Trị Thiên-Huế (nay sống tại Tây Hồ-Hà Nội) là một trong những người được giao nhiệm vụ đốt lửa làm hiệu cho máy bay ngày ấy, nhớ lại:
- Tối hôm ấy tôi và hai người nữa được cấp trên giao nhiệm vụ đốt lửa đón máy bay thả hàng. Chúng tôi đã đốt một đống lửa to, mãi không thấy máy bay đến nên lại dập đi, rồi lại đốt, rồi lại dập, tất cả đến 3 lần mà chẳng thấy máy bay đâu. Đến 23 giờ, mọi người nản quá không đốt nữa. Những người đốt lửa đâu biết những chuyến bay mà họ mỏi mắt mong chờ ấy đã không đến được điểm hẹn như kế hoạch.
Kết thúc chiến dịch Mậu Thân, tất cả có 4 chiếc IL-14 cùng 32 chiến sĩ không trở về và cũng không có tin tức gì cho đến nay.
Sau khi sự việc xảy ra, Quân chủng PK-không quân đã thông báo đi khắp các đơn vị, tỉnh, thành đề nghị phối hợp tìm kiếm và thông báo giúp, mong tìm ra tung tích những chiếc máy bay mất tích, nhưng sự việc vẫn rơi vào im lặng, không có một hồi âm. Việc phi công chiến đấu gặp tai nạn trong chiến tranh không tìm thấy xác vẫn thường xảy ra, nhưng trong sự việc này thì thật hy hữu, trong vòng 5 ngày cả 4 chiếc máy bay mất tích gồm 32 con người và gần chục tấn hàng mà không để lại một dấu vết gì. Các đồng chí tham gia các tổ bay đã được công nhận là liệt sĩ nhưng chẳng hề biết đích xác hy sinh ở đâu, một mẩu xương cho những người ở lại an lòng cũng là vô vọng. Gần 50 năm nay đơn vị, đồng đội, người thân của họ vẫn sống trong niềm khắc khoải khôn nguôi.
Kết thúc Chiến dịch Mậu Thân 1968, Quân chủng Phòng không-không quân có 4 máy bay IL-14 cùng 32 phi hành đoàn không trở về, cũng không để lại dấu vết gì.
Trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, thực hiện hiệp đồng chiến đấu, chi viện cho chiến trường, từ ngày 7 đến ngày 12-2-1968, Quân chủng Phòng không - không quân đã có liên tục hàng chục chuyến bay, trung bình mỗi chiếc mang hơn 2 tấn hàng từ Hà Nội vào tiếp tế cho chiến dịch Trị Thiên-Huế. Việc hiệp đồng được xác định bằng đốt lửa vào ban đêm để máy bay nhận biết địa điểm. Thực hiện nhiệm vụ này đối với các tổ bay quả là rất nguy hiểm, vì phải bay trong vùng kiểm soát của đối phương ở độ cao thấp để tránh radar phát hiện nên rất dễ xảy ra tai nạn như va vào núi hay gặp phải hoả lực phòng không, nhưng anh em tổ bay vẫn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, họ coi những chuyến bay đó như những chuyến bay cảm tử.
Ông Lê Ngọc Chuyền, nguyên là thợ cơ giới trên không của tổ bay xuất kích lúc 16 giờ 50 phút, ngày 7-2-1968, cho biết: "Ngày đó tuy là những chuyến bay cảm tử, nhưng anh em thực hiện nhiệm vụ rất bình thản, không ai suy tính gì".
Đợt xuất kích bắt đầu từ ngày 7-2 đến ngày 12-2 thì kết thúc. Riêng ngày mùng 7 có 6 chiếc IL-14 rời sân bay Gia Lâm, trong đó 3 chiếc mang vũ khí có nhiệm vụ hạ đồn Mang Cá ở Huế, còn 3 chiếc mang hàng tiếp tế cho chiến trường".
Ngày ấy tổ của ông Chuyền nằm trong nhóm đi hạ đồn Mang Cá do phi công Hoàng Liên lái chính. Theo kế hoạch, những chiếc Il-14 bay dọc biên giới Việt-Lào, đến sông Sê-pôn thọc xuống biển rồi vòng vào Huế hạ thấp độ cao. Vì thời tiết xấu, nhóm đánh đồn Mang Cá không tìm thấy mục tiêu, 2 trong 3 chiếc đã bay trở ra cửa biển Cửa Việt (Quảng Trị) và bắn chìm một tàu chiến của địch, bắn hai tàu khác bị thương rồi về sân bay Gia Lâm hạ cánh an toàn. Còn máy bay của ông Chuyền trên đường quay về thì bị bắn thủng thùng xăng, phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay Thọ Xuân - Thanh Hoá - những người trong tổ bay đều an toàn.
Những ngày sau đó còn có nhiều tổ bay Il-14 nữa cất cánh vào Trị Thiên-Huế và cũng có những tổ bay đã hy sinh… Ông Phạm Đình Đạt, nguyên là diễn viên múa đoàn văn công Quân khu Trị Thiên-Huế (nay sống tại Tây Hồ-Hà Nội) là một trong những người được giao nhiệm vụ đốt lửa làm hiệu cho máy bay ngày ấy, nhớ lại:
- Tối hôm ấy tôi và hai người nữa được cấp trên giao nhiệm vụ đốt lửa đón máy bay thả hàng. Chúng tôi đã đốt một đống lửa to, mãi không thấy máy bay đến nên lại dập đi, rồi lại đốt, rồi lại dập, tất cả đến 3 lần mà chẳng thấy máy bay đâu. Đến 23 giờ, mọi người nản quá không đốt nữa. Những người đốt lửa đâu biết những chuyến bay mà họ mỏi mắt mong chờ ấy đã không đến được điểm hẹn như kế hoạch.
Kết thúc chiến dịch Mậu Thân, tất cả có 4 chiếc IL-14 cùng 32 chiến sĩ không trở về và cũng không có tin tức gì cho đến nay.
Sau khi sự việc xảy ra, Quân chủng PK-không quân đã thông báo đi khắp các đơn vị, tỉnh, thành đề nghị phối hợp tìm kiếm và thông báo giúp, mong tìm ra tung tích những chiếc máy bay mất tích, nhưng sự việc vẫn rơi vào im lặng, không có một hồi âm. Việc phi công chiến đấu gặp tai nạn trong chiến tranh không tìm thấy xác vẫn thường xảy ra, nhưng trong sự việc này thì thật hy hữu, trong vòng 5 ngày cả 4 chiếc máy bay mất tích gồm 32 con người và gần chục tấn hàng mà không để lại một dấu vết gì. Các đồng chí tham gia các tổ bay đã được công nhận là liệt sĩ nhưng chẳng hề biết đích xác hy sinh ở đâu, một mẩu xương cho những người ở lại an lòng cũng là vô vọng. Gần 50 năm nay đơn vị, đồng đội, người thân của họ vẫn sống trong niềm khắc khoải khôn nguôi.
Kết thúc Chiến dịch Mậu Thân 1968, Quân chủng Phòng không-không quân có 4 máy bay IL-14 cùng 32 phi hành đoàn không trở về, cũng không để lại dấu vết gì.