31-10-1968 – Chiến dịch Sấm Rền thất bại hoàn toàn

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực


 

maitrang1972

Xe điện
Biển số
OF-189866
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
2,551
Động cơ
358,225 Mã lực
Có cụ đang nghi ngờ cụ chủ thớt về tính pháp lý khi dùng ảnh có chú thích một số từ ngữ không nên dùng, các cụ nghĩ sao ?
EM thấy VN đã tham gia "Công ước Berne" , nên việc tôn trọng các chú thích đã ghi trên ảnh là việc đương nhiên. Còn ngồi mà suy luận rồi tỏ ra nguy hiểm và nâng cao quan điểm thì nó ... phong phú lắm. :P
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực


 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,910
Động cơ
605,960 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Có cụ đang nghi ngờ cụ chủ thớt về tính pháp lý khi dùng ảnh có chú thích một số từ ngữ không nên dùng, các cụ nghĩ sao ?
Chú thích đó không phải của cụ Ngao5 mà thuộc về nguồn ảnh.
 

vudinhtaybannha

Xe container
Biển số
OF-362446
Ngày cấp bằng
10/4/15
Số km
5,710
Động cơ
315,257 Mã lực
Nơi ở
Ở với chệ Hằng trên cung giăng .
Những bức ảnh cụ Ngao đưa lên cho chúng ta thấy hết sự tàn khốc của chiến tranh .Chiến tranh là đau thương ,là chết chóc ,là đói khổ ,là chia lìa ...nó công bằng chia cho cả hai bên ,nhưng đau thương mất mát thiệt thòi nhất vẫn là người dân vô tội .Nhớ lại những năm tháng ấy ,khi màn đêm đã bao phủ đưa người ta chìm vào giấc ngủ sau một ngày làm việc vất vả với cái bụng đói meo ,thì đâu đó vẫn còn những tiếng khóc nỉ non âm thầm của những người mẹ mất con ,người vợ mất chồng .Đã bao năm rồi mà em vẫn không thể quên được tiếng khóc rờn rợn giữa đêm khuya ấy .
 

NgaoDa

Xe buýt
Biển số
OF-425401
Ngày cấp bằng
27/5/16
Số km
621
Động cơ
223,110 Mã lực
Có cụ đang nghi ngờ cụ chủ thớt về tính pháp lý khi dùng ảnh có chú thích một số từ ngữ không nên dùng, các cụ nghĩ sao ?
Thưa cụ.
Tiếp cận sự kiện lịch sử qua ảnh là cách tiếp cận mang tính trung thực, cùng với đó là tư duy của người đọc. Thớt chỉ mang tính cung cấp tư liệu bằng hình ảnh.
"Nhạy cảm" hay "Không nhạy cảm" cũng chỉ là tương đối (ví dụ: nhiều sự vật, hiện tượng có khi lúc này được cho là nhạy cảm, nhưng lúc khác lại không nhạy cảm,..).
Chú thích trong các ảnh của cụ Ngao5, có lẽ thuộc chú thích của nguồn ảnh.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Giải cứu phi công bị bắn rơi

Thoạt đầu Chiến dịch Sấm Rền tháng 2-1965, Không quân Mỹ sử dụng trực thăng loại nhỏ Kaman HH-3 Huskie để cứu nạn phi công bị bắn rơi

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Luyện tập cứu nạn ở Đà Nẵng đầu năm 1965





 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
ngày 20-9-1965, Thượng sĩ William Robinson, nặng 120 kg, trong toán giải cứu trên trực thăng HH-43, bị bắn rơi ở Hương Khê khi đến cứu một phi công bị rơi trước đó. Người áp giải là "O du kích nhỏ" Phan Thị Kim Lai

 

duachuot123

Xe điện
Biển số
OF-309335
Ngày cấp bằng
25/2/14
Số km
2,626
Động cơ
325,481 Mã lực


Chiếc MiG-21 số hiệu 4324 (do nhiều phi công khác nhau lái) đã bắn hạ 14 máy bay Mỹ từ tháng 1/1967 đến tháng 5/1969. 6 phi công lái chiếc MiG-21 này đã được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Chiến_dịch_Sấm_Rền
 

spy_007

Xe tải
Biển số
OF-343222
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
451
Động cơ
277,704 Mã lực
Chú thích:
Chiến dịch Sấm Rền (Rolling Thunder) do tổng thống Johnson chấp thuận hôm 13-2-1965, ném bom Bắc Việt Nam, thường được gọi là “ném bom thời Johnson” tiến hành từ 2-3-1965 đến 0 h ngày 1-1-1968

Chiến dịch Linebacker do tổng thống Nixon phát động từ 12-5-1972 đến 30-12-1972 bao gồm 2 phần Linebacker I và Linebacker II. Trong đó Linebacker II là vụ ném bom B-52 suốt 12 ngày đêm từ 18-12 đến 29-12-1972
Em cứ thích cái chữ ký của Cụ ấy.. Mỹ sao ăn được Việt Nam ta..
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Hải quân Hoa Kỳ không dùng những máy bay cỡ nhỏ như vậy, mà dùng máy bay khoẻ hơn là HH-3 Sea King






 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Việc cứu nạn trên biển đòi hỏi máy bay phải hoạt động trên không nhiều giờ tìm kiếm, nên phải có máy bay tiếp dầu đi kèm






 

Becgie

Xe điện
Biển số
OF-66912
Ngày cấp bằng
22/6/10
Số km
4,969
Động cơ
484,830 Mã lực
Hay quá, thớt mở lại rồi :)
 

nhutinhco

Xe điện
Biển số
OF-51680
Ngày cấp bằng
27/11/09
Số km
2,159
Động cơ
22,073 Mã lực
Cảm ơn cụ chủ thớt.
Thế mới còn tý gọi là chất OF! Cái gì đúng luật, chính nghĩa thì phải được tôn trọng!
 

duachuot123

Xe điện
Biển số
OF-309335
Ngày cấp bằng
25/2/14
Số km
2,626
Động cơ
325,481 Mã lực
"Từ khi vào Việt Nam, máy bay Mig 21, số hiệu 4324 đã được 9 người lái chiến đấu, bắn rơi 14 máy bay địch. 8/9 phi công được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân khi lái chiếc máy bày này. Với thành tích đó, nhiều người gọi chiếc máy bay này là “thần chết” của bầu trời, gieo nỗi khiếp sợ cho không quân của đế quốc Mỹ trong mỗi trận không chiến.

Bí mật 14 ngôi sao trên mũi

Nói về chiếc may bay Mig 21, số hiệu 4324, một cán bộ Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tự hào, đây là chiếc máy bay nhiều sao nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam. 14 sao trên mũi là biểu tượng cho 14 chiến công oanh liệt bắn rơi máy bay Mỹ trên bầu trời Việt Nam.

Về nguồn ngốc của biểu tượng ngôi sao in trên mũi máy bay, phải kể đến thời gian khoảng 1966 – 1967 khi Bác Hồ thăm một đơn vị không quân. Trong buổi gặp gỡ thời gian đó, Bác đề nghị mỗi phi công nếu bắn rơi được 1 máy bay Mỹ thì được tặng một huy hiệu của Người và gắn 1 ngôi sao trên mũi của chiếc máy bay đó, nếu bắn rơi 2 máy bay địch thì được in 2 sao... Kể từ đó, nhiều máy bay của không quân Việt Nam đã chiến đấu dũng cảm, lập công lớn và được in hình ngôi sao trên mũi.



14 sao trên mũi là biểu tượng cho 14 chiến công oanh liệt bắn rơi máy bay Mỹ trên bầu trời Việt Nam

Hồ sơ bay của chiếc Mig 21, số hiệu 4324 ghi: “Ngày 30/4/1967, phi công Lê Trọng Huyên lái máy bay 4324 bình tĩnh, dũng cảm bắn rơi 1 chiếc F105, mệnh danh “thần sấm” trên bầu trời tỉnh Bắc Thái mang về ngôi sao đỏ đầu tiên cho máy bay Mig 4324... Đến ngày 17/12/1967, đánh dấu chiến thắng oanh liệt nhất của Mig 4324 do phi công Vũ Ngọc Đỉnh và Nguyễn Đăng Kính thay nhau lái lần lượt đối mặt với 32 chiếc F105 và F4 của địch trên đường tiến đánh Hà Nội và bắn rơi 2 chiếc “thấn sấm” F105. Hai ngày sau, tức 19/12/1967, phi công Nguyễn Đăng Kính tiếp tục đối đầu với biên đội F4 và F105 trên bầu trời Tam Đảo, bắn rơi 1 chiếc F4, đánh dấu ngôi sao thứ 14 trên mũi”."
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Trung uý Paul Alexander thuộc tàu sân bay USS Bon Homme Richard bị rơi và được cứu thoát đã kể lại câu chuyện trên tờ LIFE



 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Ở Nam Việt Nam, không quân Mỹ sử dụng một tốp máy bay cường kích hộ tống áy bay tiếp dầu và trực thăng giải cứu



 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
HH-53 đang hạ thấp để cứu phi công rơi trong rừng



 

duachuot123

Xe điện
Biển số
OF-309335
Ngày cấp bằng
25/2/14
Số km
2,626
Động cơ
325,481 Mã lực
Đại tá Toon.

Đại tá Toon, còn được viết là Colonel Toon hay Tomb, thậm chí được viết là Nguyen Toon hoặc phiên âm Việt là Nguyễn Tuân, là một huyền thoại về phi công tiêm kích của Không quân Nhân dân Việt Nam. Được cho là đã hạ 13 máy bay Mỹ, ông đã bị bắn rơi vào ngày 10 tháng 5 năm 1972, bởi Đại úy Hải quân Randy "Duke" Cunningham (phi công) và Trung úy Hải quân William "Irish" Driscoll (hoa tiêu) trên chiếc F-4 Phantom II của Hải quân Hoa Kỳ[1].

Huyền thoại ra đời

Trong thời gian diễn ra những cuộc đối đầu giữa Không quân Nhân dân Việt Nam và các phi công của Hải quân Hoa Kỳ, các phi công Mỹ thường xuyên ghi nhận hình ảnh chiếc máy bay MiG-17 mang số hiệu 3020, cũng như chiếc MiG-21 mang số hiệu 4326, với ký hiệu 13 ngôi sao đỏ trên mũi, biểu hiện cho việc đã bắn hạ 13 máy bay của đối phương. Các phi công Mỹ cho rằng những chiếc máy bay đó do một phi công của Không quân Nhân dân Việt Nam điều khiển. Trong những lần bắt được tín hiệu liên lạc trao đổi giữa mặt đất hoặc giữa các phi công với nhau, họ thường xuyên nghe thấy từ "Toon" hoặc "Tomb" thường xuyên được lặp đi lặp lại. Họ cho rằng đấy là tên của người phi công huyền thoại. Từ đó huyền thoại về người phi công siêu cấp có biệt danh là "Toon" ra đời.

Sự ám ảnh của các phi công Mỹ đối với "Toon" suốt từ năm 1967 đến 1972. Trong những cuộc trao đổi với nhau, họ liên tục thêm thắt vào cái tên huyền thoại này. "Toon" được "phong" cấp bậc "đại tá", thậm chí gán cho cái họ "Nguyen" rất đặc thù Việt Nam. Một số tài liệu còn ghi rõ tên Việt của ông là "Nguyễn Tuân". Những lời đồn đại này đã ảnh hưởng không ít đến tâm lý của các phi công Mỹ, dẫn đến việc vội vã ném bom khi chưa đến mục tiêu, hoặc lảng tránh không chiến khi thấy MiG xuất hiện.

Mãi đến ngày 10 tháng 5 năm 1972, chiếc MiG-17 mang số hiệu 3020 đã bị chiếc F-4 Phantom II của Hải quân Hoa Kỳ do Đại úy Randy "Duke" Cunningham (phi công) và Trung úy William "Irish" Driscoll (hoa tiêu) bắn hạ. Từ đó, huyền thoại về "Đại tá Toon" trong các phi công Hải quân Mỹ mới kết thúc.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top