31-10-1968 – Chiến dịch Sấm Rền thất bại hoàn toàn

duachuot123

Xe điện
Biển số
OF-309335
Ngày cấp bằng
25/2/14
Số km
2,626
Động cơ
325,481 Mã lực
Trên thực tế, phía Việt Nam không đưa các phi công có cấp bậc Thiếu tá trở lên để tham gia không chiến. Một số người cho rằng đây là phi công Đinh Tôn hoặc Phạm Tuân, là những phi công có tên gọi gần âm với "Toon". Tuy nhiên, đây lại là những phi công được huấn luyện chuyên cho tập kích B-52 chứ không thiên về không chiến, do đó số máy bay bắn hạ được của họ cũng chưa đủ để xếp vào nhóm "Át".

Thông thường, các phi công Mỹ chỉ điều khiển riêng một máy bay, trừ trường hợp máy bay bị bắn hạ hoặc bị hỏng thì họ mới chuyển sang điều khiển máy bay khác. Ngược lại, do số lượng máy bay rất ít, các phi công Việt Nam thường thay phiên nhau sử dụng chung máy bay để chiến đấu. Hầu hết các máy bay có số lần bắn hạ đối phương cao đều là chiến công của nhiều phi công khác nhau điều khiển nó. Điều này dẫn đến sự ngộ nhận của phi công Hải quân Mỹ để hình thành nên "Đại tá Toon".

Theo một số nhà nghiên cứu, cái tên "Toon" hoặc "Tomb" không hẳn là một cái tên Việt Nam. Họ cho rằng đấy có thể chỉ là một tín hiệu nhiễu vô tuyến thường xuyên xuất hiện, do được lặp đi lặp lại nhiều lần nên các phi công Mỹ bị nhầm lẫn đấy là tên của người phi công[1]. Trên thực tế, trong trao đổi liên lạc giữa mặt đất và các phi công Việt Nam không bao giờ sử dụng tên thật mà chỉ sử dụng các bí danh để chỉ phi đội hoặc các vị trí máy bay.
 

duachuot123

Xe điện
Biển số
OF-309335
Ngày cấp bằng
25/2/14
Số km
2,626
Động cơ
325,481 Mã lực
Sự thật huyền thoại Sửa đổi

MiG-21 PF số hiệu 4324 tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam.
Mãi sau chiến tranh, một số thông tin được phía Việt Nam công bố. Theo đó, chiếc máy bay MiG-17F mang số hiệu 3020, là thuộc trung đoàn 923 Yên Thế. Chiếc máy bay này có màu sơn xanh loang lổ, được các phi công Mỹ thường gọi là Green Snake theo màu sơn của những chiếc máy bay cùng loại. Chiếc máy bay này được nhiều phi công đã thay phiên nhau điều khiển nó và họ đã bắn hạ ít nhất 8 máy bay đối phương bằng chính chiếc máy bay này.

Sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, một số cựu phi công Mỹ sang thăm Việt Nam để tìm hiểu và đã xác nhận Đại tá Toon chỉ là một nhân vật tưởng tượng của các phi công Mỹ và thường xuyên được họ đưa ra làm đề tài chuyện phiếm. Như là một sự khâm phục của các phi công Mỹ, Đại tá Toon là một sự tổng hợp của các phi công giỏi của Việt Nam, giống như những "nghệ sĩ sôlô" ném bom đơn độc ban đêm trong Thế chiến thứ hai được gọi là "máy giặt Charlie" vậy.
 

oldfashion

Xe tăng
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
1,973
Động cơ
364,471 Mã lực
Thưa cụ
Nhà Trắng có cả một đội ngũ nhiếp ảnh gia chính thức
Những tấm hình trên do họ chụp và lưu trữ. Từng tấm hình ghi rõ ràng chụp ở chỗ nào, giờ, phút... những ai có mặt ở trong hình....
Hình post, em đã resized rồi đấy ạ (1280 x700)
Để nguyên hình có kích thước chừng (5000 x3000) hoặc có tấm lên đến (8000 x500)
Dễ thường cụ Ngao làm trong Nhà Trắng?
 

Jackies

Xe điện
Biển số
OF-358381
Ngày cấp bằng
16/3/15
Số km
3,222
Động cơ
293,164 Mã lực
Nơi ở
Thiên đường
Dễ thường cụ Ngao làm trong Nhà Trắng?
Cụ Ngao5 làm trong Ngũ giác đài, bên lưu trữ hồ sơ nên có nhiều hồ sơ mật
Hôm qua có cụ gì phát hiện ra là tự diễn biến tự chuyển hóa rồi tự run sợ nên mấy chã cho tự ...biến mất luôn=))=))=))
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,283
Động cơ
1,132,313 Mã lực
Dễ thường cụ Ngao làm trong Nhà Trắng?
Không phải ạ
Em dùng bàn phím mò vào thư viện tổng thống Lyndon Johnson
Công khai mà, ai cũng vào được, không cần visa Đại sứ quán Hoa Kỳ và vé hai chiều
 

oldfashion

Xe tăng
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
1,973
Động cơ
364,471 Mã lực
Tình báo VN chỉ vào được hàng ngũ VNCH thôi cụ ơi. Leo lên đến mức cố vấn thân cận của tổng thống là quá giỏi rồi. Đội ngũ chính quyền, quân đội, kể cả lực lượng phản chiến... đều bị thâm nhập từ trên xuống dưới.

Ngược lại VNCH hầu như không có gì ngoài Bắc. Gửi được ông thám báo nào ra là đều bị đón sẵn từ trước cả.

Tham nhập CIA là ở tầm của KGB. VN không có mối ở đây.
Hình như là điệp viên VNCH cũng có xâm nhập được vào đấy cụ. Ở một tỉnh miền trung.
 

oldfashion

Xe tăng
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
1,973
Động cơ
364,471 Mã lực
Nhiếp ảnh gia Horst Faas (LIFE) chụp hình

Hoorst Faas làm cho văn phòng AP ở SG thì phải cụ ạ? VĂn phòng này sản sinh ra một loạt các nhiếp ảnh gia chiến tranh nổi tiếng trong đó có David Burnett, Nick Ut, v.v....
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Trong chiến tranh phá hoại, để chuyên chở MiG-21 và MiG-17 từ sân bay này đến sân bay kia, Liên Xô cung cấp cho Việt Nam trực thăng Mi-6, sức nâng 12 tấn





Xưa, có thời điểm nhà ta cong dùng Mi 6 cẩu pháo phòng không 100ly :D
 

thachnhung

Xe container
Biển số
OF-418083
Ngày cấp bằng
22/4/16
Số km
6,110
Động cơ
2,179,831 Mã lực
Ủng hộ khi mở lại thớt, e chả thấy cái gì gọi là có vấn đề từ đầu đến giờ! Hơn 40 năm rồi còn gì.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,283
Động cơ
1,132,313 Mã lực
Một số chú thích cần biết

Trạm Yankee: là một vị trí không xác định ở ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ (thông thường, Trạm Yankee nằm ngoài khơi, ngang Đồng Hới) nơi đó tập hợp một nhóm tàu sân bay Hải quân Mỹ để không kích Bắc Việt Nam (chủ yếu) và Nam Việt Nam. Vị trí này có thể di chuyển theo thời tiết (bão) và điều kiện tác chiến.

Vùng ném bom

Mỹ chia Việt Nam làm 7 khu vực ném bom theo thứ tự 1... 6A, 6B

Vùng 1 → 4: tương ứng Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá do Hải quân Mỹ thực hiện

Vùng 5 là Tây Bắc Việt Nam do máy bay không quân đóng ở Thái Lan đảm nhận



Vùng 6 chia làm đôi

6A do máy bay không quân đóng ở Thái Lan đảm nhận

6B do máy bay Hải quân ở “Trạm Yankee” đảm nhận

Riêng Hà Nội : cả không quân và hải quân phối hợp không kích

Bộ phim Xô viết “Toạ độ 6” chính là nói tới vùng 6, có thủ đô Hà Nội
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,283
Động cơ
1,132,313 Mã lực
Các sân bay ở Thái Lan cho Mỹ thuê để không kích Việt Nam (cả đường mòn Hồ Chí Minh)





Sân bay Utapao dùng cho B-52



Vùng trắng ở trung tâm Hà Nội, Hải Phòng là khu vực máy bay Mỹ không được ném bom, trừ khi tổng thống Lyndon Johnson cho phép
Vùng gạch ngang là vùng đệm biên giới Trung Quốc, hạn chế bay vào vùng này



 
Biển số
OF-445517
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
39
Động cơ
209,190 Mã lực
Phòng không tàu chính ra khủng ác, Mỹ, VN bay lạc vào vài km là rụng hết, Đài thì không phải bàn rụng như sung :-ss
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,283
Động cơ
1,132,313 Mã lực
Lúc mở màn Chiến dịch Sấm Rền đầu 1965, F-105 và F-4 chưa triển khai

VNCH: sử dụng A-1 Skyraider do Mỹ cung cấp từ 1961, cũng chỉ ném bom một số phi vụ ở Quảng Bình và Hà Tĩnh, từ 19-4-1965, Mỹ ngừng sử dụng không lực VNCH để ném bom Bắc Việt Nam
A-1 Skyraider là máy bay Hải quân ra đời năm 1945, được coi là máy bay cường kích tốt nhất của Hải quân cho tới 1960
Một số tàu sân bay Mỹ ở Trạm Yankee cũng sử dụng A-1 Skyraider để ném bom từ Nghệ An trở xuống













 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,283
Động cơ
1,132,313 Mã lực


 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,283
Động cơ
1,132,313 Mã lực
Hải quân Hoa Kỳ, sử dụng những máy bay sau

A-1 Skyraider



A-1 Skyraider chỉ sử dụng ném bom Bắc Việt Nam đến hết tháng 4-1965, sau đó chuyển sang ném bom Nam Việt Nam, rồi bị loại bỏ khỏi biên chế Hải quân sau khi F-4 triển khai




 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,283
Động cơ
1,132,313 Mã lực
F-8 Crusader ra đời 1957, sau đó được thay thế bởi máy bay A-7 Corsair II hiệu quả hơn nhiều (như đã nói ở trên)



Tương phản với triết ký của Không quân vốn chỉ sở hữu những chiếc máy bay tiêm kích-ném bom siêu âm như là F-105 Thunderchief và F-100 Super Sabre, Hải quân cảm thấy các thiết kế cận âm có thể mang tải trọng chiến đấu lớn nhất với tầm bay xa nhất.
Trên cơ sở F-8 Crusader, năm 1967 hãng Vought sản xuất A-7 Corsair II thay thế A-4 Skyhawk
Nó mang tên Corsair II (Kẻ cướp) để kỷ niệm chiếc máy bay trước đó cùng tên Vought F4U-4 Corsair I







 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,283
Động cơ
1,132,313 Mã lực
Hình dáng của A-7 rõ ràng không bắt mắt, có thể gọi là xấu xí, nhưng....
1) A-7 là máy bay có tốc độ cận âm thanh, chậm hơn F-4, nhưng bay trong mọi thời tiết và XÁC ĐỊNH CHÍNH XÁC ĐƯỢC VỊ TRÍ MỤC TIÊU VÀO BAN ĐÊM, độ chính xác của bom khá nể, có lúc bán kính trúng mục tiêu chỉ 20 mét. (Hơn hẳn F-105, ném bom ban ngày mà bán kính trúng mục tiêu là 300 mét)
2) A-7 xuất phát từ tàu sân bay cách mục tiêu Bắc Việt Nam chừng 300-400 km, không cần tiếp dầu, một ngày bay được hai lần và đặc biệt là ném bom chính xác về đêm, cho nên chi phí rẻ hơn F-105 và F-4 (bay cách mục tiêu Bắc Việt Nam chừng 1000-1200 km với hai lần tiếp dầu trên không).
3) A-7 là là máy bay ít rơi nhất trên tỷ lệ xuất kích, và cũng ít ai biết rằng nó là máy bay ném số lượng bom về đêm nhiều nhất ở Bắc Việt Nam.
Đó là nghịch lý về những máy bay tốc độ thấp ném bom hiệu quả hơn những máy bay tốc độ cao.
4) A-7 là một trong những máy bay chiến đấu đầu tiên được trang bị hệ thống hiển thị thông tin trước mặt HUD (Head Up Display), hệ thống dẫn đường quán tính (INS) kết hợp doppler, và một động cơ turbo quạt ép.
Em nghe nói một số xe ô tô sang có sử dụng công nghê HUD (Head Up Display),


Để đạt được tầm bay xa, A-7 được trang bị một động cơ turbo quạt ép Pratt & Whitney TF30-P-6 tạo ra lực đẩy 11.345 lbf (50,5 kN), cùng một kiểu động cơ đổi mới được sản xuất cho chiếc F-111, nhưng không có đốt sau vốn cần cho tốc độ siêu âm. Động cơ turbo quạt ép đạt được hiệu quả cao hơn nhờ đẩy một khối lượng khí lớn hơn ở một tốc độ chậm hơn.
Chiếc máy bay được trang bị radar AN/APQ-116 được tích hợp vào hệ thống dẫn đường kỹ thuật số ILAAS. Radar cũng được nạp vào một máy tính kỹ thuật số kiểm soát vũ khí để có thể ném bom chính xác từ khoảng cách xa, cải thiện đáng kể độ sống còn khi so sánh với các nền tảng khác nhanh hơn như F-4 Phantom II. Nó là máy bay Hoa Kỳ đầu tiên được trang bị hệ thống hiển thị thông tin trước mặt hiện đại (HEAD UP DISPLAY, gọi tắt là HUD), đến nay đã là thiết bị tiêu chuẩn, vốn hiển thị các thông tin như góc bổ nhào, tốc độ, độ cao, tiêu điểm ngắm. Hệ thống dẫn đường tích hợp còn cho phép một đổi mới khác, hệ thống hiển thị bản đồ chiếu (PMDS), trình bày chính xác vị trí của máy bay trên hai bản đồ thang độ khác nhau.
Những chiếc A-7D Không quân Hoa Kỳ đã thực hiện tổng cộng 12.928 phi vụ chiến đấu trong cuộc chiến, và chỉ thiệt hại sáu chiếc, tổn thất thấp nhất trong số các máy bay tiêm kích Mỹ tại chiến trường này. Chiếc máy bay này cũng chỉ đứng thứ hai sau chiếc B-52 Stratofortress về số lượng bom được ném xuống Việt Nam, và nó ném nhiều bom hơn cả trong mỗi phi vụ với độ chính xác cao hơn so với mọi máy bay tấn công Mỹ nào khác.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,283
Động cơ
1,132,313 Mã lực
A-4 Skyhawk ra đời 1956, từ 1967 bị thay thế bởi A-7 Corsair II





 
Thông tin thớt
Đang tải
Top