- Biển số
- OF-211
- Ngày cấp bằng
- 9/6/06
- Số km
- 15,737
- Động cơ
- 741,027 Mã lực
- Nơi ở
- Câu chuyện các chuyến đi
Xin góp thêm với bác michaeljo:..............
.....
- Trên thực tế các nhà du hành vũ trụ phải chấp nhận rủi ro trong chuyến bay đến mặt trăng. Thậm chí trước khi tàu Apollo 11 cất cánh, một bài diễn văn đã được chuẩn bị sẵn cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon với tựa đề “Thảm họa Mặt trăng” để đề phòng trường hợp xấu xảy ra. Theo kế hoạch, nếu nỗ lực rời khỏi Mặt Trăng thất bại, trung tâm điều khiển dưới mặt đất sẽ cắt đứt mọi liên lạc với khoang đổ bộ và phó mặc mạng sống của hai phi hành gia. Tuy nhiên may mắn cả 3 phi hành gia đã trở về Trái Đất an toàn, mở ra kỷ nguyên mới cho về chinh phục vũ trụ của con người.
Thứ hai đầu tuần mà bác đi làm sớm thế?Xin góp thêm với bác michaeljo:
Nếu xẩy ra thảm họa, thì kịch bản thế này:
Sau khi cắt liên lạc với phi hành đoàn, cắt truyền hình trực tiếp, thì Tổng thống Ních-xơn sẽ đọc lời chia buồn, ý chính là:
'Các phi hành gia đã hy sinh, nhưng họ vẫn ở lại cùng chúng ta mãi mãi. Bởi vì hàng đêm, khi chúng ta ngắm nhìn mặt trăng, chúng ta luôn nhìn thấy họ.....
By the way, rất cảm ơn bài phóng sự ảnh về chuyến khảo nghiệm nước Mỹ. Ngày nào baoleo nhà cháu, cũng vào hóng bài của bác, trừ thứ 7 và CN ở nhà, ko có máy điện toán, nên đành chịu.
Cảm ơn bác michaeljo.
Theo em thì đây là hệ thống đẩy chính cho tàu con thoi, 2 cái tên lửa hai bên là động cơ tên lửa chính, cái màu đỏ ở giữa là bình nhiên liệu, tàu con thoi sẽ được gắn chặt vào hệ thống này để hệ thống này cõng lên vũ trụ.
Cụ cứ làm vài hành trình như bọn em sẽ biết giấc ngủ nó quan trọng thế nào sau những hành trình dài dằng dặc và kín đặc những kế hoạch phải làm.Món hàu sống ăn với mù tạt là sung lắm, lại cả rượu vang nữa thì làm sao các cụ ngủ được nhỉ
Sự tương tác và bổ sung thế này rất hữu ích cho bài viết. Cảm ơn cụ rất nhiều.Theo em thì đây là hệ thống đẩy chính cho tàu con thoi, 2 cái tên lửa hai bên là động cơ tên lửa chính, cái màu đỏ ở giữa là bình nhiên liệu, tàu con thoi sẽ được gắn chặt vào hệ thống này để hệ thống này cõng lên vũ trụ.
Khi đạt được độ cao và vận tốc cần thiết để thắng được lực hút của trái đất, các tên lửa đẩy này sẽ tách ra và rơi xuống biển. Khi đó tàu con thoi sẽ khởi động động cơ riêng của nó để bay trong quỹ đạo, động cơ này yếu hơn và chỉ giúp cho tàu điều chỉnh vận tốc, hướng bay...
Tàu con thoi rất hiện đại và đa năng, nó có thể bắt các vệ tinh để sửa chữa trực tiếp trên quỹ đạo bằng cánh tay robot cũng như kết nối với các trạm không gian ngoài vũ trụ, nó có các lỗ thổi phản lực quanh thân để điều chỉnh quay, nhích lên, xuống, tiến lùi...
Khi tàu muốn trở về trái đất thì nó sẽ dùng động cơ phản lực để giảm tốc độ, khi đó lực hút của trái đất thắng lực li tâm và tàu sẽ rơi trở lại trái đất theo kiểu lượn, bụng và mũi sẽ là nơi hứng chịu lực cản của không khí khi rơi và ma sát với không khí làm cho lớp vỏ phía bụng nóng đến hàng ngàn độ nên họ phải dùng các viên ngói chịu nhiệt để lợp một lớp bên ngoài.
Mỗi lần phóng tàu con thoi rất tốn kém và hiện những tàu này cũng hết hạn sử dụng rồi nên Nasa cho về hưu để phát triển hệ thống tàu mới là Orion, tàu Orion sẽ bé hơn do đó chở được ít người và hàng hóa hơn nhưng do công nghệ hiện đại hơn nên có thể đưa con người được xa hơn trong vũ trụ.
Theo hiểu biết của em là vậy có gì các cụ bổ sung thêm nhé.
Cảm ơn cụ chủ về những bức ảnh rất đẹp và sinh động, không ngờ cách đây nửa thế kỷ mà công nghệ của người ta hiện đại thế.
Thi thoảng em cũng cho mình cơ hội thức khuya dậy sớm một chút.e khâm phục bác thật ! đêm qua gần 0h bác mới rời máy tính mà sáng nay hơn 6h đã thấy bác trên này rồi, e thật ngưỡng mộ bác .
Lại oánh dấu.Cháu oánh dấu
Ks Ở DC, các cụ walk-in mà giá thế này là quá ổn nhỉ, rộng rãi, sạch sẽ lắm, 4 hay 5 sao nhỉ cụ Cồ ?